Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.35 KB, 3 trang )
I. Đặt vấn đề:
Tranh chấp dân sự xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hết sức đa dạng và phức
tạp, quy phạm pháp luật dân sự vì nhiều lý do nên không thể điều chỉnh hết mọi
vấn đề nảy sinh. Ngoài luật dân sự, pháp luật Việt Nam còn cho phép áp dụng
tập quán để giải quyết các tranh chấp. Em xin được đi vào phân tích về các
nguyên nhân điều kiện áp dụng tập quán vào giải quyết tranh chấp dân sự của
các chủ thể.
II. Giải quyết vấn đề:
Trên thực tế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự không thể hoàn
chỉnh, bao quát được toàn bộ các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống hàng
ngày thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Từ nhiều nguyên nhân khác
nhau mà Bộ luật dân sự ghi nhận việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp
dân sự, cụ thể như sau:
- Luật dân sự có đặc thù là có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội hết sức
đa dạng và phức tạp về chủ thể, khách thể, nội dung,…luôn có sự phát sinh, thay
đổi những quan hệ xã hội mới mà thực tế những quan hệ xã hội này chưa có quy
phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh.
- Hoạt động lập pháp chưa thể toàn diện được mà còn nhiều hạn chế bởi trình độ
chuyên môn của các nhà lập pháp còn chưa cao và tính khách quan chưa thể
tuyệt đối nên không thể dự liệu hết được các quan hệ xã hội cần thiết phải điều
chỉnh bằng pháp luật.
1
Tập quán được định nghĩa là những quy tắc xử sự được một cộng đồng
dân cư thừa nhận như là một chuẩn mực ứng xử và được áp dụng để giải quyết
cho các tranh chấp dân sự phát sinh
1
. Việt Nam là một đất nước có đặc trưng địa
lý là lãnh thổ nằm trên một vùng đất trải dài với 54 dân tộc nên sẽ có rất nhiều
đặc trưng riêng, sự khác biệt của từng dân tộc nảy sinh từ quá trình sinh sống,
lao động sản xuất. Các nhà làm luật đã dự liệu và quy định những điều kiện để
áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự như sau: