Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.05 KB, 21 trang )

Đề bài 26: Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
MỤC LỤC
Lời mở đầu …………………………………………………………………………………1
Nội dung ……………………………………………………………………………………1
I – Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………..1
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…………………….1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…………..2
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại…………………………………………………….3
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân……………………………....4
II – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra……………..5
1. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra…………………………………………………………………...5
2. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ………………………………………………...5
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra …………..7
4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra. ……………………………………………………………7
5. Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra……………………………10
6. Xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…………………………………………………….12
7. Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………14
8. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra……………………………………….17
Kết luận …………………………………………………………………………………….19
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………………...20
1
Lời mở đầu
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người đã tạo ra nhiều loại
sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích của mình. Tuy nhiên có những sự vật bản
thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro nhất định cho môi trường xung
quanh, con người dù có ý thức phòng ngừa đến mấy cũng không hoàn toàn kiểm soát được.


Xuất phát từ lý do này, dưới góc độ khoa học pháp lý, nguồn nguy hiểm cao độ đã được biết
đến với nhận định là sự tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại. Trên cơ sở đánh giá sự tiềm ẩn nguy
cơ này với sự nhận định mối liên quan giữa hành vi của con người với thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một loại “trách nhiệm dân sự nâng cao” nó phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp không có lỗi. Vậy nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra
được xác định như thế nào. Tất cả những vấn đề trên sẽ được làm rõ trong phạm vi đề tài
“Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”.
Nội dung
I – Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 307 BLDS về trách nhiệm
BTTH nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả
hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mà chỉ nêu lên
căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm…Qua việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể
hiểu “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa
trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi
ích được pháp luật bảo vệ”.
1
1
Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục, Tr. 191
2
Cần phân biệt trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng với trách nhiệm BTTH theo hợp
đồng: Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh dựa trên cơ sở một
hợp đồng có trước khi một bên chủ thể của hợp đồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp
đồng gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Còn
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định

đối với người có hành vi vi phạm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a/ Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của trách nhiệm BTTH
là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không
có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Như vậy thiệt hại được xác
định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Khi xác định thiệt hại làm căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu ý:
- Thiệt hại phải được tính toán một cách cụ thể, chi tiết.
- Thiệt hại phải được đánh giá một cách khách quan, không được suy diễn chủ quan.
- Thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại trực tiếp nhưng cũng có thể có thiệt hại gián tiếp.
b/ Có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm BTTH được hiểu là
những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Khi một người thực hiện hành
vi trái pháp luật xâm phạm tới các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ thì người xâm
phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra. Như vậy, đối với những
hành vi được pháp luật cho phép gây thiệt hại thì người thực hiện hành vi đó không phải
chịu trách nhiệm bồi thường.
3
c/ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là
nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Như vậy hành vi trái pháp luật phải có trước
và thiệt hại có sau. Xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất
phức tạp do đó cần sự lưu ý đặc biệt tránh sự suy diễn chủ quan, phiến diện.
d/ Có lỗi của người gây thiệt hại.

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói
riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Khi xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng cần lưu ý:
- Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại
có lỗi, bất kể là lỗi cố ý hay vô ý.
- Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có ý nghĩa
trong một số trường hợp: Để giảm mức bồi thường (khoản 2 Điêu 605 BLDS), là
điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường (khoản 2 Điều 615)…
- Trong một số trường hợp, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi
người gây thiệt hại không có lỗi (khoản 3 Điều 623, Điều 624 BLDS).
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 605 BLDS 2005 thì việc BTTH phải tuân theo những nguyên
tắc sau:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
4
.- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân.
Theo quy định tại Điều 606 BLDS thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân được xác định:
- Người từ đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để
bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để

bồi thường phần còn thiếu
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản
của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha,mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình.
- Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian
trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì các tổ chức này phải bồi
thường thiệt hại. Nếu các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì cha mẹ
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phài bồi thường thiệt
hại.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người
giám hộ thì người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì
người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng
minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình
để bồi thường.
5
II – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có cơ sở pháp lý từ những quy
định chung thuộc chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và được quy định chi
tiết, cụ thể tại Điều 623 BLDS 2005 về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra còn được quy định tại mục III
nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 3/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn
áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng.
2. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
Điều 623 BLDS quy định “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông
vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy
định”.
Như vậy Điều 623 BLDS cũng như nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP không đưa ra

khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy
hiểm cao độ. Qua sự liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ trong BLDS
cũng như các văn bản hướng dẫn, có thể đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ như sau:
“Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn
nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một các tuyệt đối”
2
.
Theo quy định tại Điều 623 BLDS thì có các loại nguồn nguy hiểm cao độ sau đây:
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Hiện nay chưa có khái niệm “phương tiện
giao thông vận tải cơ giới” trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Theo Luật giao thông
đường bộ thì “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới)
gồm xe ôtô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe
mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xa gắn máy (kể cả xe đạp điện) và các loại xe
tương tự”. Ngoài phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn có phương tiện giao
2
Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục, Tr. 208
6
thông cơ giới đường sắt, phương tiện giao thông cơ giới đường thủy và phương tiện
giao thông cơ giới đường hàng không.
- Hệ thống tải điện: được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao…
- Nhà máy công nghiệp bao gồm nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy công nghiệp
nhẹ…
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp chỉ được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”. Tất cả các tài sản trên nếu đang
trong trạng thái tĩnh thì không gây thiệt hại cho những người xung quanh.
- Vũ khí là những vật dụng có thể dùng vào chiến đấu, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ
khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
- Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất rắn, chất khí dễ dàng gây cháy nổ. Chất cháy có
đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động
của những yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng dầu…).

Chất nổ là những chất có khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc
pháo, thuốc súng…)
- Chất độc là nhưng chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của
con người, động vật, cũng như môi trường xung quanh.
- Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn
70 KBO/Kg.
- Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to lớn, rất
dữ, có thể làm hại người ví dụ: hổ, báo, gấu, sư tử…
Điều 623 BLDS không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ chỉ liật kê
nguồn nguy hiểm cao độ do đó điều luật cũng đề cập đến “nguồn nguy hiểm cao độ khác” do
pháp luật quy định. Đây là quy định mang tính “mở”, nếu có văn bản pháp luật khác quy
định bổ sung về nguồn nguy hiểm cao độ thì nguồn nguy hiểm cao độ còn được xác định
theo văn bản này.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
7
Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Theo đó, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả
trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ
không có lỗi
3
. Tuy nhiên đây là một trong những trường hợp đặc biệt của trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng :
- Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp BTTH do
tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có nguyên nhân chính được xuất phát từ tài
sản mà không phải là hành vi của con người.
- Thứ hai, với BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người
khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.

4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.
a/ Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Chúng ta chỉ có thể áp dụng trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi
thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Thứ nhất, những sự vật chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi “đang hoạt
động” – có sự vận hành của những loại tài sản này. Cụ thể: Đối với phương tiện giao
thông vận tải cơ giới phải đang di chuyển hoặc không di chuyển nhưng thiết bị đang
được vận hành; đối với hệ thống tải điện phải có dòng điện chạy qua; đối với nhà
máy công nghiệp phải đang trong quá trình vận hành, sản xuất… Tất cả những loại
tài sản trên nếu đang ở trong trạng thái tĩnh thì không gây thiệt hại cho những người
xung quanh do đó nếu có thiệt hại xảy ra thì không thể xác định là thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
3
Theo T.S Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe, tính mạng, NXB. Hà Nội, Hà
Nội, 2009, Tr 259.
8

×