BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***********
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
Môn: Luật dân sự Việt Nam, module 2
Đề bài: M t s v n v b i th ngộ ố ấ đề ề ồ ườ
thi t h i do làm ô nhi m môi tr ng.ệ ạ ễ ườ
1
M c l c:ụ ụ
I. Đặt vấn
đề………………………………………………………………2
II. Giải quyết vấn
đề……………………………………………………….2
1. Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường…….2
2. Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành..5
3. Thực trạng việc áp dụng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường…………………………………………………………….……..16
4. Phương hướng hoàn thiện về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường……………………………………………………………………18
III. Kết thúc vấn
đề………………………………………………………..20
Danh mục tài liệu tham
khảo………………………………………………..21
2
I. Đặt vấn đề:
Đã từ lâu, ô nhiễm môi trường là cụm từ được người dân quan tâm như một
vấn đề trọng điểm. Càng ngày càng có nhiều vụ việc liên quan đến việc làm ô
nhiễm môi trường được người dân tố cáo, báo đài phanh phui. Song song với việc
phát hiện ra thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng rất được chú ý. Bài viết sau xin trình bày
một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, qua đó giúp
người đọc hiểu hơn về những quy phạm pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường và thực tế áp dụng những quy phạm này ở Việt
Nam.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Môi trường, theo Luật bảo vệ môi trường 2005 “bao gồm các yếu tố tự nhiên
và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Cũng theo khoản 6 điều 3 luật này,
“ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.”
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường. Quan niệm thứ nhất là thiệt hại về môi trường có thể được nhận dạng theo
nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từ
môi trường chung đến từng thành phần môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận
ở góc độ và cấp độ nào thì thiệt hại về môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối
với con người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại
về môi trường. Quan niệm thứ hai là thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm
3
các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của
cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật bảo
vệ môi trường 2005 được ban hành, thiệt hại do ô nhiễm môi trường được xác
định theo quan niệm thứ hai. Theo quy định tại Điều 131 Luật bảo vệ môi trường
2005, có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường được
thể hiện qua ba phương diện chính: môi trường là không gian sinh tồn của con
người; môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng
sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động của con người); môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con
người thải ra trong các hoạt động của mình. Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môi
trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai
là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi
phục (đối với tài nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên
không tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự
phân hủy, tự làm sạch của chúng.
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể
hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị
mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thiệt
hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản
chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây nên. Còn thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu
nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường.
4
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được
xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) -
thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa
thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt. Trong một số
trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng
thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví
dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là
sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này dễ dẫn đến sự trùng
lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên.
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giản ngay cả ở
những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố
môi trường đã được định hình và củng cố. Theo các nghiên cứu chung của Chương trình môi
trường Liên Hợp quốc năm 2000(UNEP), các cách thức xác định thiệt hại môi trường hiện được
chia thành các nhóm sau: Một là, việc xác định giá trị tổn thất với môi trường được thực hiện bởi
tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Hai là, xác định thiệt hại theo phương thức
quy ra một khoản tiền cố định. Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa
phương xác định thiệt hại. Bốn là, các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch
(được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc xác định những tổn thất được bồi
hoàn đối với cây cối bị hủy hoại).
Tại Việt Nam, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự mờ nhạt về mảng kiến
thức này. Hiện tại, chúng ta mới chỉ đúc rút được đôi chút kinh nghiệm từ thực tiễn tự phát giải
quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.
Việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên trong một số lần sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ
đến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế. Để Việt Nam có thể tự chủ trong việc xác định
được thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự
nhiên, những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các văn bản pháp luật hướng dẫn
việc xác định thiệt hại về môi trường: Một là, thành phần môi trường được xác định thiệt hại. Hai
là, mức độ thiệt hại được xác định. Ba là, các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại. Bốn là, các căn
cứ để tính toán thiệt hại.
2. Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành:
5
Cho đến nay, có khoảng vài chục văn bản pháp luật qui định về bảo vệ môi trường:
Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn(Nghị định số 80/2006/NĐ -CP
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường), Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009(chương XVII, từ điều 182
đến điều 191a), Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 624), Luật Tài nguyên nước 1998, chưa kể các đề
án bảo vệ môi trường.
Trong Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 624 với quy định: “Cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô
nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại điều 263 cũng có quy định: “Khi sử dụng, bảo
quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô
nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ
luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996, sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật Tài
nguyên nước 1998… Đặc biệt, với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ điều 131 đến điều 135, mục
2), Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình
thực hiện hóa việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm
ô nhiễm môi trường.
Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ
thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay
quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo
vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại
trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà
6
không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung
có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay
cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường theo luật định. Ta có thể tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường:
Căn cứ vào khoản 5 điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ
luật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là
pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là
pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ
thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài
sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản
riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
7
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các
doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị
xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng”
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong
lĩnh vực môi trường. Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có
nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ
trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại
đến môi trường của từng đối tượng. Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là
giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để
đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường, có lẽ nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt
hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo
phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng
gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi
trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra,
cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng
tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác
động không quá mức giới hạn tới môi trường.
Thứ ba là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô mhiễm
môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Môi trường có thể bị xâm hại từ 2
nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường
8