Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Voxpop trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.07 KB, 29 trang )

Voxpop trong chương trình phát thanh
Việt Nam hiện nay





Vũ Thị Luyến




Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Nghiên cứu những vấn đề chung về vox-pop như sự hình thành và phát triển của vox-
pop trên thế giới và ở Việt Nam, tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của vox-pop, vai trò của vox-
pop trên sóng phát thanh. Khảo sát nội dung và hình thức thể hiện của vox-pop trên các đài, chỉ
ra ưu điểm, hạn chế của vox-pop qua một số chương trình của Đài TNVN, Đài PT-TH Hà Nội và
Đài PT-TH Thanh Hóa. Từ đó, Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng vox-pop ở các chương trình mà luận văn khảo sát nói riêng và trên sóng phát thanh hiện
đại của Việt Nam nói chung.

Keywords: Thông tin đại chúng; Báo chí học; Phát thanh.

Content:




MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
6. Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài 7
7. Kết cấu luận văn 7
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ VOX-POP VÀ VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ
DỤNG VOX-POP TRÊN PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY. 9
1.1. Khái niệm về vox-pop phát thanh 9
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của vox-pop trên thế giới 12
1.3. Vai trò và vị trí của vox-pop trên sóng phát thanh hiện đại 13
1.4. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng phát thanh Đài TNVN và các đài
PT địa phương trong cả nước 28
1.5. Giới thiệu về các chương trình sử dụng vox-pop trên VOV, đài PT-TH
Hà Nội và Thanh Hóa 32
Tiểu kết chương 1 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VOX-POP TRÊN KÊNH
PHÁT THANH NƢỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 38
2.1. Tần số xuất hiện của vox-pop trên 3 đài 38
2.2. Các vấn đề mà vox-pop đề cập trong các chương trình được khảo sát 41
2.3. Các dạng vox-pop 59
2.4. Kết cấu của vox-pop trong các chương trình 65
Tiểu kết chương 2 70
Formatted: Font: Bold

Formatted: Default Paragraph Font, Font: Not
Bold
Formatted: Justified, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Justified, Line spacing: 1.5 lines
CHƢƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VOX-POP TRÊN SÓNG PHÁT THANH
VIỆT NAM HIỆN NAY 72
3.1. Thành công và hạn chế của vox-pop trong các chương trình khảo sát
trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay 72
3.2. Nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop
trong các chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay 79
3.3. Quy trình tác nghiệp và kỹ năng thực hiện vox-pop 81
3.4. Những kiến nghị 83
3.5. Những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng vox-pop trên
sóng phát thanh 85
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Formatted: Top: 0.98", Bottom: 0.98",
Different first page header
Formatted: Justified, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Justified
Formatted: Font: Bold


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THỊ LUYẾN


VOX-POP TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN
NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60.32.01






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hƣơng



Formatted: Justified
Formatted: Justified, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: Bold
Formatted: Justified
Formatted: Justified

Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Justified, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: Bold


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển chung của các phương tiện truyền thông đại chúng, công
chúng phát thanh hiện đại không chỉ mong muốn được tiếp nhận những thông tin mới một
cách kịp thời, chính xác và hấp dẫn mà còn muốn được trực tiếp tham gia vào các chương
trình phát thanh. Những người làm phát thanh phải thay đổi phương thức sản xuất chương
trình cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của
phương thức sản xuất chương trình không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật
mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới và
qua đó có thể hình thành công chúng phát thanh mới.
Sự tồn tại và phát triển của vox-pop trong các chương trình phát thanh hiện nay đã
góp phần nâng cao chất lượng chương trình và phần nào đáp ứng được nhu cầu của công
chúng trong việc trực tiếp tham gia vào các chương trình phát thanh. Vox-pop là tên của
một chương trình phát thanh nổi tiếng của Mỹ trước năm 1950. Nhưng tới năm 2003, vox-
pop mới xuất hiện ở chương trình thời sự và chương trình tọa đàm của đài TNVN. Và hiện
nay, vox-pop đã có mặt ở rất nhiều chương trình trên sóng phát thanh đài TNVN cũng như
đài phát thanh cả nước. Có thể lấy ví dụ như các chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ”, “Diễn
đàn các vấn đề xã hội”, “Lời khuyên tài chính” hay một số chương trình thời sự, chương
trình chuyên đề khác.
Vox-pop là từ viết tắt của cụm từ voice of people có nghĩa là “tiếng nói của người
dân”. Một số nhà báo phát thanh dịch là “lấy ý kiến quần chúng”. Cũng có một số tài liệu
gọi là “phỏng vấn dư luận” hoặc “phỏng vấn đường phố”. Nội dung của vox-pop là sự kết
nối những ý kiến của cộng đồng về cùng một vấn đề, một sự kiện, một quyết định hành

chính v.v… Và đây cũng là dạng thức làm phát thanh rất hiệu quả vì nó tạo được tiết tấu
nhanh, mang hơi thở đời sống, thay đổi không gian, cấu trúc âm thanh trong tổng thể
chương trình. Vox-pop trong các chương trình này có thể khác nhau về vị trí, cách thức
tiếp cận, đối tượng… Nhưng tất cả đều nhằm một mục đích đó là cung cấp cho thính giả
thông tin nhiều chiều, là đưa được tiếng nói, suy nghĩ, nguyện vọng của thính giả về một
vấn đề, sự kiện nào đó lên sóng một cách hợp lý nhất.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của vox-pop trên sóng phát thanh, các chương
trình của đài TNVN nói riêng, đài phát thanh cả nước nói chung, đặc biệt những chương
trình mang tính chất diễn đàn, giao lưu, trao đổi đã và đang ngày càng sử dụng nhiều vox-
pop. Một số chương trình vox-pop được thực hiện thành công, tuy nhiên vẫn có nhiều
chương trình bộc lộ hạn chế, và chưa thực sự hấp dẫn. Điều này đòi hỏi giới chuyên môn


2
cần nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng vox-pop trên
sóng phát thanh Việt Nam. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát nội dung và hình thức
thực hiện vox-pop trên sóng phát thanh của đài TNVN, đài PT - TH Hà Nội, đài PT - TH
Thanh Hóa để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop ở các
chương trình trên sóng phát thanh. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng vox-pop một
cách có hiệu quả nhất. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Vox-pop trong các chương trình phát
thanh Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với vox-pop trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay chúng tôi vẫn chưa tìm
thấy một công trình khoa học nào ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên
sâu về vox-pop. Có lẽ do vox-pop mới xuất hiện và phát triển ở Việt Nam chưa lâu, nên số
lượng bài viết nghiên cứu về vox-pop còn rất khiêm tốn. Cho đến thời điểm hiện tại chúng
tôi chỉ tìm thấy một bài viết được đăng tải chính thức (trên tập san nghiệp vụ) và một tài
liệu dịch có liên quan đến vox-pop như sau:
1. Bài viết “Vox-pop – Vài kinh nghiệm sản xuất” của nhà báo Thanh Huyền đài
Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai [17, tr 27-30]. Trong bài viết này tác giả Thanh

Huyền đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các vox-pop.
Bên cạnh đó, trong chương 8 tài liệu dịch “Những kiến thức cơ bản về báo phát
thanh” của tác giả Paul Chantler và Peter Stewart (do Đinh Thu Hằng, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền dịch có phần “Những cuộc phỏng vấn đặc biệt”. Paul Chantler và Peter
Stewart đã đề cập đến vox-pop, nhưng tác giả chỉ đề cập tới vox-pop là cuộc phỏng vấn
đặc biệt, là một phần nhỏ trong thể loại phỏng vấn và cách thức lựa chọn đối tượng, địa
điểm để thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt đó như thế nào.
Hai tài liệu mà chúng tôi tìm thấy về vox-pop tuy chưa đầy đủ và chưa có tính hệ thống,
tính khoa học nhưng bước đầu giúp luận văn có được những gợi mở khi triển khai đề tài
nghiên cứu về vox-pop.
Vì vậy, có thể nói đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu sâu về
vox-pop trong chương trình phát thanh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát hiện trạng việc sử dụng vox-pop ở đài Tiếng nói Việt Nam
(TNVN), đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh Hóa luận văn đưa ra những kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vox-pop trên sóng phát thanh hiện nay, đồng thời
bước đầu góp phần xây dựng lý luận về dạng thông tin mới này. Đề tài nghiên cứu thành


3
công sẽ là tài liệu bổ ích cho phóng viên đang hoạt động nghiệp vụ phát thanh tại các đài
phát thanh trong cả nước và làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên tại các trường
đào tạo báo chí trong cả nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề chung về vox-pop như sự hình thành
và phát triển của vox-pop trên thế giới và ở Việt Nam, tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của
vox-pop, vai trò của vox-pop trên sóng phát thanh.
Luận văn khảo sát nội dung và hình thức thể hiện của vox-pop trên các đài, chỉ ra ưu
điểm, hạn chế của vox-pop qua một số chương trình của Đài TNVN, Đài PT-TH Hà Nội và

Đài PT-TH Thanh Hóa. Từ đó, luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng vox-pop ở các chương trình mà đề tài khảo sát nói riêng và trên sóng
phát thanh hiện đại của Việt Nam nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu,
khảo sát, quan sát thực tế, thu thập, nghiên cứu, phân tích các chương trình phát thanh có
sử dụng vox-pop. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích nội dung và hình thức vox-pop
trên các chương trình của kênh VOV1 và VOV2 đài TNVN (từ tháng 1/2011 đến tháng
12/2011), vox-pop trên các chương trình phát thanh của đài PT-TH Hà Nội và đài PT-TH
Thanh Hóa (từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011).
Luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các phóng viên, những người đã
thực hiện vox-pop ở các đài phát thanh để tìm hiểu quy trình thực hiện, những khó khăn và
thuận lợi khi làm vox-pop và kinh nghiệm của từng nhà báo phát thanh để có chương trình
vox-pop hiệu quả.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề vox-pop trên 2 kênh VOV1, VOV2 trên
sóng đài TNVN, kênh phát thanh đài PT-TH Hà Nội và đài PT-TH Thanh Hóa. .
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu vox-pop trên sóng đài TNVN (từ tháng
1/2011 đến tháng 12/2011), đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh hóa (từ tháng 1/2011
đến tháng 12/2011). Các chương trình được khảo sát là bốn chương trình ở đài TNVN
gồm “Diễn đàn tuổi trẻ”, “Diễn đàn các vấn đề xã hội”, “Lời khuyên tài chính”,
“Khách mời chủ nhật”. “Chương trình thời sự” của đài PT-TH Thanh Hóa và “Chương
trình 60 phút bạn và tôi” trên sóng phát thanh đài PT-TH Hà Nội.


4
6. Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học, lý luận:

Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung, và làm phong phú thêm lý
luận về báo chí phát thanh nói chung và bước đầu đưa ra những lý luận về vox-pop như:
khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, và kỹ năng khi thực hiện vox-pop
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kế t quả nghiên cứ u củ a đề tà i sẽ gó p phầ n giú p cá c đài phát thanh trung ương và địa
phương hiể u rõ hơn về vai trò , và tầm quan trọng của vox-pop, cũng như các khả năng vận
dụng vox-pop nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. Đồng thời, giúp các
phóng viên phát thanh nhận thức rõ hơn về ưu điểm và hạn chế của vox-pop trong các
chương trình phát thanh mà họ đã và đang thực hiện. Từ đó, có những giải pháp nâng cao
chất lượng của các chương trình này.
Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu
của giảng viên, sinh viên các trường đào tạo báo chí trong cả nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về vox-pop và vài nét về việc sử dụng vox-pop
trên phát thanh Việt Nam
- Chương 2. Khảo sát thực trạng sử dụng vox-pop trên kênh phát thanh nước ta
những năm gần đây.
- Chương 3. Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng vox-pop trên
sóng phát thanh Việt Nam hiện nay.














5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN LÝ LUẬN VỀ VOXPOP VÀ VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ
DỤNG VOXPOP TRÊN PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1.Khái niệm về voxpop phát thanh
- Một số quan niệm về voxpop trên thế giới
Một số tài liệu (trang web) tiếng anh The News Manual online.
www.mediacollege.com,, Vox populi a Latin phrase that
literally means voice of the people, is a term often used in broadcasting for interviews
with members of the "general public". Có nghĩa “Vox populi là cụm từ La tinh có nghĩa
“tiếng nói của người dân” – là thuật ngữ hay được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn
người dân trong cộng đồng.
định nghĩa từ www.allwords.com thì định nghĩa voxpop là một danh từ, với những
cách hiểu sau:
“Popular opinion derived from com-ments given informally menber of the public” có
nghĩa là nhiều ý kiến, quan điểm được rút ra những ý kiến về cùng một vấn đề, một nội
dung thông tin của những thành viên
“An interview in which such opinions are expressed”. Những ý kiến cuốn hút nhất của
một cuộc phỏng vấn. Là một cuộc phỏng vấn mà trong đó trình bày các ý kiến được khác
nhau.
- Theo cách hiểu của các phóng viên Việt Nam:
Phóng viên Chu Hiền (Đài TNVN) cho rằng: “Vox-pop là một thể loại báo chí phát thanh
đưa ra các ý kiến liên tục về một vấn đề nào đó”.
Phóng viên Hằng Nga (Đài TNVN) cho rằng: “Vox-pop là ý kiến của người dân về một
vấn đề nào đó”.
Phóng viên Thanh Mai (Đài TPTH Thanh Hóa) thì nói: “Vox-pop theo cách hiểu và cách
làm hiện nay mà đài chúng tôi đang áp dụng là một dạng phỏng vấn vỉa hè hay còn gọi là
phỏng vấn đường phố”.

Phóng viên Thanh Huyền (Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai): “Vox-pop được xem
như một thể loại, hoặc một dạng thức chương trình phát thanh, có thể đứng độc lập hoặc
nằm trong tổng thể một chương trình lớn. Nội dung và cấu trúc của vox-pop là sự kết nối,
chắt lọc, sắp xếp những ý kiến, thái độ, suy nghĩ có thể giống nhau nhưng cũng có thể trái
ngược nhau) của cộng đồng (đã được ghi âm trước đó) về cùng một vấn đề, một hiện
tượng, một nhân vật , một sự kiện, một quyết định hành chính”[17, tr 27-30].
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau trên thế giới và cách hiểu về vox-pop ở Việt
Nam, tác giả luận văn xin đề xuất khái niệm “Vox-pop trong chương trình phát thanh”
như sau: “Vox-pop trong chương trình phát thanh là sự kết nối, sắp xếp, chọn lọc các ý
kiến của quần chúng nhân dân về cùng một vấn đề, sự kiện, nhân vật, hiện tượng nào đó để


6
tạo thành một chỉnh thể có cấu trúc nội dung và hình thức chặt chẽ, được chuyển tới thính
giả qua sóng phát thanh”.
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của vox-pop trên thế giới.
Vox-pop là một chương trình có phát sóng lần đầu tiên trên đài phát thanh KTRH
(Houston, Mỹ) vào ngày 11 tháng 1 năm 1935.
Tuy nhiên, “vox-pop chính thức được đặt tên và được sử dụng trong một chương trình phát
thanh nổi tiếng của Mỹ trước năm 1950 - .chương trình “The tonight show” của Steve
Allen. Các phóng viên đã tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn “những người trên phố”.
Chương trình hài kịch này có sự tham gia của thính giả và các phóng viên đã biến chúng
thành chương trình đêm khuya ăn khách lúc bấy giờ”. [45]
Có thể kết luận rằng vox-pop ra đời ở Mỹ và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Anh từ năm 1950
và cho tới thời điểm hiện tại thì vox-pop đã là một dạng thông tin khá phổ biến trên thế
giới.
1.3. Vai trò và vị trí của vox-pop trên sóng phát thanh hiện đại
1.3.1. Tăng thêm tính cạnh tranh cho phát thanh, tạo âm thanh sống động, tăng
tính hấp dẫn cho phát thanh.
Trong các chương trình phát thanh hiện đại vox-pop rất cần vì nó tạo nên sự sinh động, hấp

dẫn.
Vox-pop cung cấp thông tin, định hướng dư luận, nâng cao vai trò của thính giả trên sóng
phát thanh, đồng thời vox-pop còn góp phần tạo nên màu sắc âm thanh sống động, phong
phú trên sóng.
Vox-pop không chỉ làm cho âm thanh trong chương trình đa dạng hơn mà còn góp phần
tạo nên thông tin thiết thực, sống động, mang hơi thở cuộc sống đến với bạn nghe đài.
Tiếng nói của thính giả trong chương trình đã đem lại sự tin tưởng, cảm giác gần gũi, tăng
sự gắn bó giữa chương trình và thính giả, tạo được nhiều cung bậc âm thanh trên sóng phát
thanh.
Tác phẩm vox-pop tương đối khách quan, tạo sự tin tưởng cao trong thính giả và quan
trọng hơn cả là vox-pop có ngữ điệu, tiết tấu của đời sống, bởi đây là một tác phẩm phát
thanh được tạo ra từ những ý kiến của người dân, không thấy bóng dáng “ông nhà báo”
trong tác phẩm.
Vox-pop thường có sự xuất hiện cùng một lúc các giọng nam, nữ, già, trẻ, các tầng lớp xã
hội, các vùng miền… Các giọng nói lại có tiết tấu khác nhau, tạo nên sự sống động về âm
thanh.


7
Vox-pop đem lại những thông tin khách quan, chân thực cho công chúng, từ nội dung đến
hình thức thông tin, sự tham gia của thính giả vào chương trình tạo ra sự tương tác, sinh
động tính thiết thực và hấp dẫn, thu hút bạn nghe đài đến với chương trình.
1.3.2. Vox-pop có vai trò cung cấp thông tin đa chiều, đa dạng trên sóng phát
thanh
Vox-pop không đi sâu phân tích, đánh giá về vấn đề cho thính giả mà vox-pop cung cấp
những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của người dân.
Những ý kiến được đưa ra trong vox-pop phải là suy nghĩ thật của công chúng về vấn đề,
sự kiện, nhà báo không được định hướng trước, không được ép buộc câu trả lời, như thế
mới đảm bảo tính chân thực của thông tin.
Thông tin ý kiến mà vox-pop cung cấp tồn tại ở 2 dạng sau:

Thứ nhất: Vox-pop cung cấp thông tin nhưng là thông tin đa chiều.
Thứ hai là: Vox-pop chỉ đơn giản là cung cấp thông tin ý kiến hoàn toàn giống nhau (một
chiều), tức là câu trả lời cùng một hướng. Ở dạng này thì lại có 2 dạng nhỏ đó là: Thông tin
cùng chiều theo hướng ca ngợi và thông tin cùng chiều nhưng theo hướng phản đối.
1.3.3. Vox-pop gia tăng sự tham gia của thính giả vào các chƣơng trình phát thanh.
Sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí chính là một trong những thước đo
sự tiến bộ hiện đại của báo chí nói chung và báo phát thanh Việt Nam nói riêng.
Vox-pop được thực hiện càng góp phần giúp sự tham gia, cộng tác của thính giả vào
chương trình phát thanh được trực tiếp hơn.
Thính giả được trực tiếp đưa ý kiến của chính mình về bất cứ vấn đề nào mà thính giả quan
tâm. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn (1-2 phút) có thể có tới 5-7 thính giả tham gia vào
chương trình.
Ý kiến của thính giả có khi là một ô thông tin riêng biệt nhưng có khi nó lại là cơ sở để
phát thanh viên đặt câu hỏi giải đáp những ý kiến đó, hay đặt vấn đề để cùng bàn luận, thảo
luận.
Thông qua vox-pop thính giả sẽ có cơ hội nhiều hơn bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
tới mọi người và tới các cấp chính quyền và đặc biệt các cấp chính quyền, lãnh đạo cũng
nắm được các ý kiến, quan điểm đa chiều của người dân về các vấn đề, sự kiện của đất
nước.
1.3.4. Vox-pop góp phần vào việc giảm chi phí sản xuất các chƣơng trình phát
thanh
Thính giả tham gia trả lời cho câu hỏi của phóng viên không đưa ra yêu cầu hay bất kì
một đòi hỏi nào về mặt vật chất


8
Phía đài phát thanh cũng không phải tốn kém kinh phí, thời gian để đưa đón đối tượng trả
lời phỏng vấn, đặc biệt không phải lệ thuộc vào ekip mà phóng viên có thể chủ động tác
nghiệp trong mọi thời gian.
1.3.5. Vox-pop còn có vai trò định hƣớng dƣ luận xã hội

Vox-pop rất cần cho phát thanh hiện đại vì nó tương đối khách quan, tạo sự tin tưởng
cao trong thính giả và nó có ngữ điệu, tiết tấu của đời sống. Vox-pop là một tác phẩm phát
thanh được tạo ra từ những ý kiến của người dân, không có bóng dáng của nhà báo trong
tác phẩm.
Vox-pop thường đề cập đến những vấn đề có nhiều luồng dư luận (phản đối hay đồng
tình), và trong nhiều luồng tư tưởng ấy luôn có những ý kiến đúng đắn.
Nếu nhà báo không có bản lĩnh, có quan điểm, chính kiến để lựa chọn nguồn tin thì vox-
pop sẽ gây nên tác động ngược đối với toàn thể dư luận xã hội. Đây không chỉ là yêu cầu
của riêng vox-pop mà là yêu cầu chung của tất cả các dạng thông tin trên báo chí nói chung
và báo phát thanh nói riêng, góp phần làm cho thính giả tin tưởng nhiều hơn ở phát thanh.
1.3.6. Vox-pop còn là cái cớ để phóng viên đặt câu hỏi cho khách mời
Vox-pop giúp cho phóng viên, biên tập viên vào đề một cách tự nhiên và hấp dẫn.
Vox-pop không những thu hút thính giả mà còn là điểm tựa cho cả phóng viên, biên tập
viên và khách mời để cùng bàn luận về chủ đề của chương trình.
Câu trả lời trong các vox-pop chính là cái cớ để giúp người dẫn chương trình đặt câu hỏi
cho khách mời trong các chương trình tọa đàm ở một số chương trình diễn đàn các vấn đề
xã hội và khách mời chủ nhật.
1.4. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng phát thanh Đài TNVN và các đài PT địa
phƣơng trong cả nƣớc
1.4.1. Giới thiệu sơ lƣợc về ba đài đƣợc khảo sát
Đài Tiếng nói Việt Nam: Ở Việt Nam, đài TNVN có một vai trò vô cùng quan trọng đối
với ngành phát thanh. Đài TNVN chính là cánh chim đầu đàn, quyết định hướng đi cho
phát thanh Việt Nam hiện đại.
Đến thời điểm hiện đại, đài TNVN đã thành lập được 6 hệ phát sóng với đối tượng
phản ánh, đối tượng phục vụ khác nhau:
Hệ VOV1: Hệ thời sự chính trị tổng hợp.
Hệ VOV2: Hệ văn hóa và đời sống xã hội
Hệ VOV3: Hệ âm nhạc thông tin giải trí
Hệ VOV4: Hệ phát thanh dành cho đồng bào dân tộc



9
Hệ VOV5: Hệ phát thanh đối ngoại dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt
Nam phát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật…
Hệ VOV6: Hệ phát thanh đối ngoại dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở
các nước trên thế giới phát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha,
Thái Lan, tiếng Lào…
Ngoài ra, đài TNVN còn có thêm kênh VOV giao thông là hệ phát thanh chuyên cung
cấp các tin tức giao thông, VOV Ad (Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh),
VOVTV (Hệ phát thanh có hình), báo Tiếng nói Việt Nam và báo điện tử đài Tiếng nói
Việt Nam.
Bên cạnh đó, đài TNVN còn có 5 cơ quan thường trú trong nước (Tây Bắc, Miền
trung, Tây Nguyên, TP. HCM, Tây Nam Bộ) và 6 cơ quan thường trú tại nước ngoài (
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Nga, Pháp, Ai Cập).
Đài PT-TH Hà Nội: Là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội. Đài được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954, sau ngày Hà Nội được
chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, khi đó chỉ có chức năng phát thanh.
Hiện nay, truyền hình Hà Nội có 6 bản tin thời sự về thành phố và 4 bản tin thế giới trong
ngày. Hệ thống Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phát sóng liên tục trên 18 giờ 30 mỗi
ngày với trên 100 chuyên đề, chuyên mục. Ngoài hai lĩnh vực chính là truyền
thanh và truyền hình, đài còn thành lập báo điện tử Hà Nội vào ngày 14 tháng
10 năm 2002.
Từ tháng 4 năm 2002, mạng truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV) đã chính thức đi vào
hoạt động. Đến tháng 9 năm 2005, truyền hình cáp Hà Nội có 22 kênh chương trình, bao
gồm 8 kênh tiếng Việt và 14 kênh truyền hình quốc tế. Vào năm 2010, kênh Animax được
phát sóng trên HCaTV trong 2 tháng nhưng rồi bị cắt mà không hề có thông báo tới khách
hàng. Tạp chí truyền hình Hà Nội chính thức phát hành từ tháng 5 năm 2005 với các
chuyên đề, chuyên mục của tạp chí tập trung giới thiệu về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
* Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hoá
Được thành lập ngày 26-09-1956, có trụ sở tại Số 8 đường Hạc Thành, Phường Tân

Sơn, thành phố Thanh Hóa, đài là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có
chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản tỉnh Thanh
Hóa, pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh
và truyền hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


10
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo và quản lý trực
tiếp, toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Đài TNVN và Đài Truyền hình Việt Nam.
1.4.2. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng đài TNVN và trong chƣơng trình phát
thanh cả nƣớc
Vox-pop vào Việt Nam từ năm 2003. Lúc đó chỉ được sử dụng ở một số chương trình
của đài TNVN như: Các chương trình tọa đàm, chương trình thời sự Tuy nhiên, lúc đó
mật độ sử dụng là rất ít, một tháng chỉ có vài chương trình vox-pop phải đến năm 2006
vox-pop mới được sử dụng nhiều hơn ở các chương trình của đài TNVN. Bên cạnh đó thì
vox-pop cũng được sử dụng ở một số đài phát thanh địa phương như: Đài PT-TH Đồng
Nai, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM
Khi mới vào Việt Nam, vox-pop chưa phải là vox-pop phát thanh theo đúng nghĩa của
nó, bởi lúc đó vox-pop chỉ được sử dụng theo dạng là tập hợp nhiều ý kiến của công chúng
và được đưa lên sóng thông qua giọng đọc của phát thanh viên. Dần dần từ năm 2005, vox-
pop mới được sử dụng theo dạng ý kiến của công chúng nhưng đã được thu âm trước và
phát trực tiếp giọng nói của thính giả trên sóng. Như vậy, phải mất 2 năm (từ 2003 đến
2005) vox-pop phát thanh mới thực sự được sử dụng đúng theo bản chất của nó.
Sau 9 năm hình thành và phát triển, vox-pop cũng đã bước đầu khẳng định được vị trí
của mình trên sóng.
Chƣơng trình “60 phút bạn và tôi”: Vox-pop xuất hiện trên sóng phát thanh của đài
PT-TH Hà Nội từ năm 2005 trong một chương trình thể thao và được phát triển mạnh ở
các chương trình chuyên đề. Thời gian đầu đài PT-TH Hà Nội sử dụng vox-pop rất ít,
không thường xuyên, chỉ xuất hiện trong một vài chương trình phát thanh trực tiếp vào các

buổi phát thanh chiều thứ 7 và chủ nhật.
Từ năm 2007, đài PT-TH Hà Nội vox-pop được sử dụng nhiều hơn: Vox-pop được sử
dụng trong chương trình thời sự trực tiếp trưa, chiều hàng ngày, một vài chuyên đề như:
Chuyên đề kinh tế, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề Hà Nội với biển đảo quê
hương, Đặc biệt là chương trình “60 Phút bạn và tôi” phát sóng trực tiếp vào sáng chiều
thứ 7 và sáng chủ nhật.
Vox-pop xuất hiện trên sóng phát thanh đài TNVN từ năm 2003 và xuất hiện trên
sóng đài PT-TH Hà Nội từ năm 2005.
Chƣơng trình thời sự đài PT-TH Thanh Hóa
Qua khảo sát chương trình thời sự phát thanh (đài PT-TH Thanh Hóa), sự xuất hiện
của vox-pop trên sóng phát thanh đài Thanh Hóa là rất muộn. Vox-pop đầu tiên xuất hiện


11
trong chương trình thời sự buổi trưa lúc 11h30 ngày 15/12/2011 của phóng viên Hoàng
Mai và Hương Giang về vấn đề phản ánh kì vọng của người dân trong kỳ họp thứ 3 hội
đồng nhân dân tỉnh khóa 16.
1.5. Giới thiệu về các chƣơng trình sử dụng vox-pop trên VOV, đài PT-TH Hà
Nội và Thanh Hóa
Chƣơng trình Diễn đàn tuổi trẻ
Chương trình Diễn đàn tuổi trẻ có thời lượng 30 phút, được phát sóng từ 16h05 đến
16h35 phút ngày thứ 7, phát lại vào chủ nhật hàng tuần trên VOV1.
Chương trình phát sóng số đầu tiên ngày 1/5/2011 với mục đích đem đến cho bạn trẻ
trong nước những thông tin thời sự mà họ quan tâm, đồng thời đây cũng là chương trình để
giới trẻ bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
Mỗi chương trình là một chủ đề riêng. Nội dung chính của chương trình là tất cả các
vân đề có liên quan đến giới trẻ như tình nguyện, các hình thức thi cử, phong trào đoàn,
giải trí của giới trẻ, lối sống của giới trẻ, nhịp sống của giới trẻ…
Chƣơng trình Diễn đàn các vấn đề xã hội
Chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội thành lập được hơn 15 năm (từ 1996), đến

nay chương trình đã qua nhiều lần đổi mới cả về giờ phát sóng, tên chương trình, nội dung
chương trình và hình thức chương trình. Và chương trình hiện nay được coi là hấp dẫn hơn
cả.
Chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội có thời lượng 30 phút, được phát sóng vào
lúc 11h trưa và phát lại vào lúc 21h tất cả các ngày trong tuần hệ VOV2.
Chƣơng trình Khách mời chủ nhật
Chương trình Khách mời chủ nhật ra đời vào 1994, qua nhiều lần đổi mới hiện nay
chương trình Khách mời chủ nhật có thời lượng phát sóng 30 phút và được thực hiện dưới
hình thức một cuộc tọa đàm.
Chương trình được phát lúc 10h30 và phát lại vào lúc 16h30 chủ nhật hàng tuần trên
kênh VOV1. Nội dung chính của chương trình là những vấn đề được thính giả quan tâm,
những vấn đề có tính thời sự cấp bách như an toàn giao thông, vấn đề thương hiệu, thi cử,
tiền lương… Những vấn đề này sẽ được giải đáp bởi những người có chức năng (là khách
mời của chương trình).
Chƣơng trình Lời khuyên tài chính
Chương trình Lời khuyên tài chính ra đời và phát sóng số đầu tiên vào tháng 9/2005.
Chương trình có thời lượng 15 phút và được phát sóng trên hệ VOV3 từ 7h00 đến 7h15
chủ nhật và phát lại cùng ngày từ 12h05 đến 12h20.


12
Chương trình ra đời nhằm mục đích cung cấp những thông tin mới nhất về lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là vấn đề tài chính và thị trường
Chƣơng trình 60 phút bạn và tôi (đài PT-TH Hà Nội)
Chương trình 60 phút bạn và tôi của đài PT-TH Hà Nội ra đời và chính thức phát
sóng số đầu tiên vào năm 2007. Với hình thức là diễn đàn phát thanh điện thoại trực tiếp
dành cho giới trẻ. Đây là một chương trình được làm trực tiếp hoàn toàn có sự giao lưu,
trao đổi trên sóng phát thanh về một chủ đề cụ thể giữa phóng viên, biên tập viên và thính
giả qua sự kết nối điện thoại.
Chƣơng trình thời sự (đài PT-TH Thanh Hóa)

Chương trình thời sự trên kênh phát thanh đài PT-TH Thanh Hóa ra đời và chính thức
phát sóng năm 1977, chương trình thời sự được phát sóng vào 6h sáng và 4h chiều tất cả
các ngày trong tuần. Chương trình phát thanh thời sự là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, chương trình chuyển tải những thông tin thời sự, các vấn đề xã
hội, các chính sách, nghị định, nghị quyết của Đảng bộ và UBND tỉnh Thanh Hóa tới
người dân và cũng là nơi để chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của người dân tới các cấp
chính quyền.
 Tiểu kết chƣơng 1
Chương này giới thiệu những nội dung cơ bản của lý luận về vox-pop, cách hiểu và
thực hiện vox-pop của các nhà báo trên thế giới và Việt Nam hiện nay, sự xuất hiện và vai
trò của vox-pop trong chương trình phát thanh Việt Nam. Điểm mấu chốt của chương này
và cũng là điểm quyết định hướng khảo sát cho luận văn là phương pháp sử dụng vox-pop
để xây dựng chương trình phát thanh hiện đại, chương trình sử dụng vox-pop hình thành
một trao đổi hai chiều, giữa các nhà lãnh đạo với người dân và ngược lại, giữa các nhà báo
và người dân. Vox-pop là dạng thức làm phát thanh rất hiệu quả vì nó tạo được tiết tấu
nhanh, mang hơi thở đời sống và thay đổi không gian cấu trúc âm thanh trong một tổng thể
chương trình.










13
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VOX-POP TRÊN KÊNH PHÁT THANH
NƢỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1. Tần số xuất hiện của vox-pop trên 3 đài
Có mặt ở Việt Nam vào 2003, nhưng tới thời điểm hiện nay (tháng 10/2012 là được 9
năm) vox-pop trong chương trình phát thanh Việt Nam nói chung và vox-pop trên 3 Đài
khảo sát nói riêng (đài TNVN, đài PT-TH Thanh Hóa, đài PT-TH Hà Nội) vẫn chưa sử
dụng vox-pop một cách phổ biến.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng các thể loại báo chí được sử dụng trong các chương
trình phát thanh Đài TNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa (6 tháng năm
2011)

ST
T

Tên chƣơng
trình

Số lƣợng các thể loại báo chí


Vox-pop


Phóng sự

Phỏng vấn

Phản ánh

Thể loại khác

1

Chương trình
thời sự (đài PT-
TH Thanh Hóa)

3

180

136

101

172

2
Bạn hãy nói với
chúng tôi (đài
PT-TH Hà Nội)

24

24

27

0

4

3

Diễn đàn các
vấn đề xã hội
(đài TNVN)

31

300

26

32

52

4
Diễn đàn tuổi trẻ
(đài TNVN)

28

30

25

0

4

5
Khách mời chủ

nhật (đài TNVN)

7

45

0

4

12

6
Lời khuyên tài
chính (đài
TNVN)

8

37

0

0

12

Với những con số cụ thể vừa khảo sát ở trên cho thấy vox-pop được sử dụng trong hệ
thống chương trình phát thanh ở Việt Nam nói chung và trong chương trình phát thanh trên
các kênh của 3 đài khảo sát nói trên là còn rất thấp, ít. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

thì tần số cũng xuất hiện nhiều hơn trước như ở đài TNVN, đài PT-TH Hà Nội số lượng
vox-pop trong chương trình được sử dụng tăng gấp đôi năm 2009, đặc biệt là ở đài PT-TH
Thanh Hóa cũng xuất hiện vox-pop vào ngày 15/12/2011, đánh dấu sự xuất hiện và phát
triển của vox-pop trong hệ thống Đài phát thanh tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ.
2.2. Các vấn đề mà vox-pop đề cập trong các chƣơng trình đƣợc khảo sát


14
2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị
Trong lĩnh vực chính trị vox-pop có vai trò, trực tiếp phản ánh nguyện vọng, tâm tư,
tình cảm của người dân tới các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, để từ những ý
kiến của nhân dân các cơ quan chức năng có sự điều chỉnh chính sách phù hợp với đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tuy nhiên cũng có những vox-pop mà tác giả không thể hiện quan điểm, thái độ chính
trị của phóng viên về những vấn đề chính trị.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính trị vox-pop ít được sử dụng trong các chương trình
phát thanh, bởi sự e dè của phóng viên và cơ quan báo chí.
Đối tượng trong tác phẩm vox-pop phải đa dạng, phong phú. Nhiều lứa tuổi, nghề
nghiệp, chức vụ. Có sự tham gia đầy đủ của nhiều đối tượng của cả nam, nữ. Có thể là
thanh niên, sinh viên, cũng có thể là người cao tuổi, tùy thuộc vào vấn đề tiếp cận mà
phóng viên lựa chọn để thực hiện vox-pop. Như vậy, mọi lứa tuổi, mọi thành phần nghề
nghiệp trong xã hội đều có quyền được tham vào các vấn đề chính trị của đất nước.
2.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Thông thường các vox-pop được thực hiện trong lĩnh vực này dùng để bày tỏ thái độ,
chính kiến khi có một vấn đề thời sự diễn ra với nhiều luồng dư luận trái chiều nhau ví dụ
như sự biến động về giá cả, các cơn sốt giá cả trên thị trường như sốt giá gạo, sốt giá xăng,
dầu, sốt giá vàng, chính sách kinh tế mới…
Những vấn đề mang tính thời sự như giải tỏa đất đai, thay đổi về kinh tế, chính sách
kinh tế mới, thuế má, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tiến trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, sự biến động giá cả, những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực kinh tế, như vấn đề

lạm phát, vấn đề sản xuất, kinh doanh trên thị trường… Lúc này vox-pop sẽ góp phần tạo
sức hấp dẫn cho thông tin thời sự, nhờ sự chuyển tải được bức tranh dư luận. Thái độ đối
với nguy cơ dịch cúm gia cầm, với việc nuôi gia cầm…
2.2.3. Trong lĩnh vực giáo dục
Vox-pop được đề cập trong lĩnh vực giáo dục là những vấn đề mang tính cấp bách, ảnh
hưởng trực tiếp đến vấn đề hoàn thiện chính sách giáo dục trong nước như các vấn đề đào
tạo, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho học sinh, sinh viên, vấn đề tăng học phí đại học, cao
đẳng… Vox-pop nêu lên những ý kiến trái chiều nhau về các vấn đề giáo dục một cách
khách quan, cẩn trọng để làm căn cứ xây dựng và triển khai đề án đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục, tránh được những đánh giá cực đoan về giáo dục.


15
Ngoài ra, vox-pop cũng được ứng dụng trong các chương trình tọa đàm về các vấn đề về
giáo dục. Chẳng hạn, khi cần chứng minh cho một kết luận, một luận điểm hoặc khi cần
tăng tính chất hấp dẫn cho các chương trình chỉ thuần túy thực hiện ở phòng thu.
2.2.4. Trong lĩnh vực xã hội
Vox-pop được đề cập trong lĩnh vực này vô cùng đa dạng, phong phú, thường được sử
dụng trong chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội vì nội dung chính của chương trình là
những vấn đề xã hội tồn tại, không chỉ là vấn đề của người dân mà còn là vấn đề của các
cấp chính quyền, lãnh đạo của toàn đất nước như là quá trình xóa đói giảm nghèo, HIV, ma
túy, các vấn đề về lao động, việc làm, hạnh phúc gia đình…
Vox-pop cũng rất hiệu quả khi được dùng để đặt vấn đề cho một chương trình mang đậm
tính chính luận ví dụ khi tọa đàm về vấn đề tranh chấp đất đai, cải cách hành chính, an toàn
giao thông, nhà trọ cho công nhân, vấn đề y tế, sức khỏe cộng đồng…
Vox-pop cũng thật sự “lợi hại” khi sử dụng để kết thúc vấn đề đang còn tranh cãi ví
dụ vấn đề đình công, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, vấn đề đảng viên, cán bộ công
chức nhà nước sinh con thứ 3…
Ngoài ra vox-pop còn được sử dụng phổ biến ở các chương trình phát thanh trực tiếp
về chủ đề đời sống, hôn nhân, tình yêu, những chương trình có sự tương tác trực tiếp với

thính giả trên sóng, tạo sự định hướng cho công chúng về mặt nội dung thông tin, tạo ra
những ý kiến trái chiều, giúp chương trình trở nên sinh động. Các quan điểm, ý kiến ở vox-
pop trên ngược nhau, trái chiều nhau để từ đó tạo ra được sức gợi, một sự liên tưởng, làm
cho vấn đề được đề cập ở nhiều góc độ.
Thông qua khảo sát vox-pop ở các chương trình trên chúng tôi nhận thấy các chủ đề
thuộc lĩnh vực đời sống xã hội là “sở trường” của vox-pop trong các chương trình phát
thanh Việt Nam hiện nay. Không chỉ có tần số xuất hiện nhiều mà nội dung của các vox-
pop cũng phong phú đa dạng
2.2.5. Trong lĩnh vực văn hóa – giải trí
Vox-pop vừa có vai trò đề cập vừa phản ánh những hoạt động văn hóa, tinh thần như
suy nghĩ của giới trẻ trước những vấn đề tác động mạnh đến cuộc sống vật chất cũng như
tinh thần của họ như sống thử trước hôn nhân, các vấn đề của đời sống sinh viên, văn hóa
ứng xử trên giảng đường, vấn đề y tế, sức khỏe cộng đồng
Vox-pop trong lĩnh vực này có thể chỉ đơn giản như là những nhận xét về một bộ
phim nào đó, cảm nhận về một lễ hội, cảm nhận về một tác phẩm văn học mới ra đời…
Cũng như các thể loại báo chí khác vox-pop có thể đề cập đến mọi lĩnh vực của cuộc sống,


16
chỉ cần vấn đề ấy có tính thời sự và tác động đến đời sống xã hội theo xu hướng tích cực
hay tiêu cực vox-pop đều có thể đề cập
Chủ đề cho vox-pop rất rộng, rất đa dạng, không chỉ những vấn đề về kinh tế, chính
trị, giáo dục, khoa học, xã hội mà cả những vấn đề văn hóa, giải trí, nghệ thuật… cũng đem
lại hiệu quả thông tin cao khi được phóng viên đài phát thanh lựa chọn thực hiện vox-pop.
2.3. Các dạng vox-pop
2.3.1. Vox-pop đƣợc sử dụng nhƣ một tác phẩm báo chí độc lập
Ở dạng này tác phẩm vox-pop thường có lời dẫn của phát thanh viên như là sapo hay lời
mở đầu của tác phẩm phóng sự hay tác phẩm ghi nhanh, phóng viên có thể đọc lời dẫn cho
vox-pop về chủ đề trong phòng thu, sau đó là những ý kiến về chủ đề đó
2.3.2. Vox-pop nằm trong kết cấu chƣơng trình tọa đàm hoặc bài phỏng vấn,

hay trong bài phóng sự, bài phản ánh…
Ở dạng này thì vox-pop được phát cho khách mời cùng nghe và vox-pop chính là cái
cớ để cho người dẫn chương trình đặt câu hỏi, là những dẫn chứng sinh động cho bài viết.
Mặc dù cả hai dạng vox-pop trên đều được các chương trình của đài TNVN sử dụng nhưng
dạng thứ nhất (vox-pop được sử dụng như tác phẩm độc lập) vẫn được sử dụng, tần số xuất
hiện ít hơn và không phổ biến như dạng thứ hai (vox-pop nằm trong các thể loại báo chí
khác). Vì bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn xuất hiện dày đặc trên sóng phát thanh với tất
cả các chương trình.
2.4. Kết cấu của vox-pop trong các chƣơng trình
2.4.1. Lời dẫn vào vox-pop
Đối với mỗi thể loại báo chí đều có sự ổn định về mặt cấu trúc hình thức, vox-pop cũng
vậy. Nếu ở tin có phần mào đầu, ở phóng sự có sapo… thì vox-pop phải có lời dẫn. Lời
dẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với vox-pop, lời dẫn cho thính giả, khách mời biết họ
sắp được nghe những ý kiến khác nhau về một vấn đề, sự kiện nào đấy. Tuy nhiên, điểm
khác ở đây là lời dẫn không giới thiệu sau đây là tác phẩm gì? Của ai? Mà chỉ đơn giản là
giới thiệu sau đây là chùm ý kiến, không nêu tác giả thực hiện nó.
Lời dẫn vào vox-pop có thể rất ngắn gọn.
Bên cạnh những lời dẫn ngắn gọn còn có nhiều vox-pop có lời dẫn dài hơn, tóm tắt được
phần nào nội dung của vox-pop
Trong nhiều trường hợp thì lời dẫn vào vox-pop chỉ là một câu hỏi:
2.4.2. Câu trả lời
Câu trả lời của mỗi vox-pop chính là ý kiến của mỗi người trong từng vox-pop. Câu
trả lời ở đây chỉ là ý kiến riêng của cá nhân người trả lời. Không phải trích dẫn ý kiến của


17
ai, hay của một tờ báo nào. Câu trả lời cũng không có sự can thiệp của phóng viên, phóng
viên không có quyền áp đặt hay can thiệp vào câu trả lời. Người trả lời có quyền nói lên
suy nghĩ hoàn toàn là của mình, dù nó đúng hay sai.
Một đặc điểm quan trọng của vox-pop là câu hỏi chung của mỗi vox-pop thường là những

dạng câu hỏi mở, cần phải ngắn gọn, có sức gợi, tạo được tâm lý tốt cho người trả lời.
Muốn có được câu trả lời tốt, ngắn gọn, xúc tích cần phải có phương pháp đặt câu hỏi cho
câu trả lời vox-pop. Câu trả lời thường ngắn gọn, đi trực tiếp vào vấn đề, không phân tích
vòng vo, dài dòng. Người trả lời nghĩ gì có thể nói, không sợ sai vì đó là chính kiến, quan
điểm của mình
Tuy nhiên dù ngắn dài thì câu trả lời cũng được ghi lại một cách chính xác và chỉ đơn
giản là nêu lên ý kiến của quan điểm của công chúng. Những câu trả lời trong vox-pop
được các nhà báo giữ nguyên, không có sự can thiệp, có chăng chỉ là sự sắp xếp lại cho
hợp lý, lôgic để người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt mà thôi. Đa phần các câu trả lời có dung
lượng khoảng 30 đến 40s. Câu trả lời trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã nêu bật
được quan điểm của người được phỏng vấn.
Như vậy, xét về mặt nội dung, vox-pop trong 6 chương trình khảo sát đã mang đầy
đủ đặc điểm của một vox-pop nói chung, ngoài ra nó còn là những đặc điểm riêng để phù
hợp với nội dung của từng chương trình.
 Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 này chúng tôi đã đi vào khảo sát chi tiết, phân tích và miêu tả một
cách tỉ mỉ các dạng vox-pop trong chương trình phát thanh hiện nay, phân tích các dạng đề
tài để thực hiện vox-pop theo đó xác định được vai trò của vox-pop trong các chương trình
của phát thanh Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là vox-pop được sử dụng trong chương trình
phát thanh của đài TNVN, đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh Hóa như thế nào. Sự phân
tích các vox-pop trong các chương trình đương nhiên là được đặt trong việc nghiên cứu
tổng thể của vấn đề của “Vox-pop trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay”.
CHƢƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG VOX-POP TRÊN SÓNG PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thành công và hạn chế của vox-pop trong các chƣơng trình khảo sát trên sóng
phát thanh Việt Nam hiện nay
3.1.1. Thành công


18

Về đối tượng phản ánh vox-pop của 6 chương trình Chương trình Diễn đàn tuổi trẻ, Diễn
đàn các vấn đề xã hội, Khách mời chủ nhật, Lời khuyên tài chính, 60 phút bạn và tôi
(đài PT-TH Hà Nội), Chương trình phát thanh thời sự ( đài PT-TH Thanh Hóa) tương đối
phong phú: Từ các vấn đề tuổi trẻ đến các vấn đề “nóng” mang tính thời sự cao của xã hội,
từ những vấn đề tài chính kinh tế là tiền bạc đến những vấn đề tình cảm, đời sống văn hóa,
tinh thần của xã hội. Câu trả lời của vox-pop (ý kiến) được thể hiện dưới nhiều góc độ khác
nhau, thể hiện đúng suy nghĩ của người đặt câu hỏi nên không cảm thấy sự can thiệp của
nhà báo. Qua các vox-pop thính giả thấy được ý kiến khác nhau của mọi người, từ đó rút ra
những cách hiểu đúng đắn về vấn đề, hiện tượng, sự kiện để định hướng hành vi, thay đổi
nhận thức, dẫn tới thay đổi hành vi.
Vox-pop trong 6 chương trình khảo sát bên cạnh việc góp phần làm phong phú âm thanh
trên sóng, còn cung cấp cho thính giả những suy nghĩ, những thông tin đa chiều về các vấn
đề của xã hội
Vox-pop cung cấp thông tin một cách trung thực nhất, khách quan nhất tới thính giả
vì đó là ý kiến chủ quan của công chúng không có bất cứ một sự áp đặt, sự can thiệp nào
của nhà báo.
Bên cạnh đó sự đa dạng về màu sắc âm thanh của vox-pop làm nội dung chương trình
thêm phong phú, từ đó thu hút sự chú ý của thính giả, của khách mời được tham gia vào
chương trình bởi sự đa dạng các giọng nói của công chúng.
Trong những năm qua vox-pop đã hình thành và phát triển trên sóng phát thanh Việt
Nam tương đối ổn định về mặt hình thức. Vox-pop trong các chương trình phát thanh đã
góp phần rất lớn tạo nên màu sắc âm thanh sống động trên sóng phát thanh vì có sự tham
gia của rất nhiều giọng nói.
Về mặt thời lượng của một vox-pop cũng ổn định, dao động trong khoảng thời gian
ngắn (khoảng từ 1 phút 30 giây- 2 phút) nên thính giả dễ dàng tiếp nhận, không mất nhiều
thời gian.Vox-pop có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong chương trình mà không làm ảnh
hưởng đến nội dung, không phá vỡ kết cấu của chương trình.
Về mặt kết cấu: Kết cấu đơn giản chỉ gồm lời dẫn và các ý kiến của thính giả được
phát liên tục. Tất cả mọi người đều có quyền tham gia vox-pop. Từ người già đến người
trẻ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền, tất cả đếu có thể tham gia vox-pop.

Vox-pop trên 3 đài trong 6 chương trình được khảo sát đã đảm bảo được thời lượng
của một vox-pop phát thanh mà lý luận về vox-pop phát thanh yêu cầu
3.1.2. Hạn chế


19
Vox-pop chưa phát triển phổ biến và rộng rãi trong các chương trình phát thanh như các
thể loại báo chí truyền thống. Vox-pop trong các chương trình đã khảo sát ở phần trên về
cơ bản là đạt yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vox-pop trong các chương trình không
được tác giả biên tập. Câu trả lời là phần quan trọng nhất của một vox-pop, thế nhưng
nhiều vox-pop trong các chương trình dường như không được chỉnh sửa nên ý kiến của
công chúng quá dài, rườm rà, nhiều lỗi
Nhiều khi người làm vox-pop không nghe lại, sắp xếp, biên tập lại các ý kiến cắt bỏ từ
thừa, nên làm cho ý kiến khó hiểu
Mức độ sử dụng vox-pop trong các chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay nói
chung còn ít, trên sóng ĐTNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa nói riêng và
trong 6 chương trình khảo sát ở chương 2 nói riêng.
Tâm lí e ngại của phóng viên khi đi thu thập ý kiến. Làm vox-pop phải đi hỏi nhiều,
hơn nữa với mỗi người được hỏi lại chỉ chọn vài chục giây trả lời nên các phóng viên
không thích làm vox-pop.
Ở nhiều chương trình vox-pop vẫn chưa được tính là tác phẩm báo chí độc lập vì vậy
sử dụng vox-pop trong chương trình không được tính nhuận bút riêng cũng là nhân tố
không khuyến khích được các phóng viên đi thực hiện vox-pop.
Vì vox-pop là hình thức mới nên các phóng viên cũng chưa có kinh nghiệm thực tế
nhiều vì vậy chất lượng vox-pop còn chưa cao. Mặt khác sự am hiểu về kĩ thuật phát thanh
của phóng viên còn nhiều hạn chế nên khâu chỉnh sửa âm thanh của vox-pop còn chưa
được tốt.
Một thực tế nữa là vox-pop dễ làm nhưng để có được một vox-pop hay thì khó, cơ chế
trả nhuận bút cho phóng viên không được ưu đãi hơn, khoản nhuận bút mà phóng viên
nhận được của một vox-pop cũng không cao

3.2. Nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop trong các
chƣơng trình phát thanh Việt Nam hiện nay
3.3. Quy trình tác nghiệp và kỹ năng thực hiện vox-pop
Kỹ năng lựa chọn đề tài cho vox-pop
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng tiếp xúc và lựa chọn đối tượng
Kỹ năng cầm mic, sự quyết đoán
3.4. Những kiến nghị
3.4.1. Vox-pop - Một hình thức cần được phát huy sử dụng trên sóng phát thanh
3.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vox-pop trên sóng phát thanh


20
3.5. Những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng vox-pop trên sóng phát thanh
2.5.1. Những giải pháp về nội dung
3.5.2. Những giải pháp về hình thức
3.5.3. Các giải pháp khác
Thứ nhất phóng viên cần phải được trang bị những kỹ năng để làm vox-pop
Về phía những người chịu trách nhiệm làm chương trình
Thứ hai giải pháp đào tạo về vox-pop trong các trường ĐH đào tạo báo chí, và đào tạo tại
các đài phát thanh, từ trung ương đến địa phương
 Tiểu kết chƣơng 3
Ở chương 3 này chúng tôi đưa ra thực trạng sử dụng vox-pop trong các chương trình
phát thanh, tìm ra những nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khắc phục những hạn chế, tồn tại
trong phương pháp thực hiện vox-pop trong các chương trình phát thanh Việt Nam hiện
nay. Khi sử dụng vox-pop, những người làm chương trình phải tìm hiểu xem vox-pop này
mang nội dung như thế nào? Liệu thính giả có quan tâm không? Dùng như thế này đã hợp
lí chưa… Nếu thấy không hiệu quả thì không nên dùng. Như vậy thì những vox-pop được
dùng mới chất lượng. Số lượng là quan trọng nhưng chất lượng còn quan trọng hơn vì chất
lượng của vox-pop đồng thời cũng là chất lượng của chương trình. Hơn nữa chất lượng

vox-pop không tốt dẫn tới chất lượng chương trình không tốt cũng sẽ làm thính giả chán
chương trình và từ bỏ không nghe chương trình.







21
KẾT LUẬN
Như đã trình bày nhiều ở những phần trên thì vox-pop là hình thức tạo được hiệu quả
thông tin cũng như cung bậc âm thanh trên sóng, làm cho chương trình phát thanh phong
phú, sinh động, làm cho nội dung thông tin hấp dẫn. Chính vì thế mà nhều chương trình
hiện nay ở ĐTNVN và hệ thống đài phát thanh trên cả nước quan tâm đến vox-popVox-
pop cũng đã bước đầu có những thành công nhất định. Đó là thành công cả về nội dung
thông tin cũng như hình thức của chương trình. Vox-pop đã thực sự làm cho thính giả đến
gần với chương trình phát thanh hơn, nó tạo được không khí chân thực, thoải mái ở thông
tin nên việc tiếp nhận thông tin cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên bên cạnh những thành công
vẫn còn tồn tại những yếu kém cần phải khắc phục. Vì là dạng thức mới nên vox-pop ít
được quan tâm, ít được sử dụng dẫn tới số lượng cũng như chất lượng một số vox-pop còn
kém chất lượng. Nhiều vox-pop không đưa được tâm tư nguyện vọng của người dân lên
sóng, vẫn còn nhiều vox-pop không được thực hiện giống như đặc điểm, quy trình của nó,
nhiều phóng viên còn không hiểu vox-pop sử dụng để làm gì… Vì vậy tác giả thực hiện
luận văn này đã tiến hành khảo sát 6 chương trình có sử dụng vox-pop trên sóng ĐTNVN,
Đài PT-TH Hà Nội và Đài PT-TH Thanh Hóa. Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế của
vox-pop trong các chương trình đã được phát sóng, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để
khắc phục.
Những vấn đề đặt ra và giải quyết trong luận văn này chỉ là kết quả của một quá trình
nghiên cứu bước đầu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu

nâng cao chất lượng vox-pop trên sóng phát thanh Việt Nam mà luận văn chưa đề cập tới.
Kính mong hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp chỉ dẫn thêm. Một lần nữa xin chân thành
cảm ơn Tiến sĩ, cô giáo hướng dẫn Đặng Thị Thu Hương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn, các thầy cô giáo trong khoa Báo chí và Truyền thông và các anh
chị phóng viên, biên tập ĐTNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa đã giúp đỡ
tôi trong vấn đề khảo sát tài liệu để hoàn thành luận văn này.


×