Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vấn đề nghèo đói ở châu Phi Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.46 KB, 11 trang )

Vấn đề nghèo đói ở châu Phi:
Thực trạng và giải pháp


Bùi Thị Thanh Thảo


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế : 60 31 02 06
Người hướng dẫn : PGS.TS. Bùi Nhật Quang
Năm bảo vệ: 2013
95 tr .

Abstract. Phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo
đói tại các quốc gia châu Phi hiện nay. Từ đó đánh giá những tác động của nó đến
châu Phi nói riêng và trong quan hệ quốc tế nói chung. Từ những phân tích đã đưa ra,
chỉ ra mục tiêu cũng như các biện pháp chủ yếu giúp các quốc gia châu Phi thực hiện
các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống lại nghèo đói.
Keywords.Quan hệ quốc tế; Phát triển kinh tế; Nghèo đói; Châu Phi
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển
cũng như tồn vong của bất kỳ một quốc gia nào. Cùng với quá trình phát triển của xã
hội, tình trạng phân hóa giàu, nghèo diễn ra thêm mạnh mẽ và trong xã hội hiện tại,
tình trạng nghèo đói đang tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững
của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân
loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển, đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh
vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà con người dường
như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ
thống thông tin nối mạng toàn cầu. Tuy nhiên, một thực trạng nhức nhối mà cả thế


giới dù có tiến bộ, hiện đại đến đâu chăng nữa vẫn phải đối mặt chính là nạn đói
nghèo. Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con
đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại.
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ ảnh hưởng tới
các nước nghèo mà còn có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng tới toàn thế giới. Do đói
nghèo diễn ra trên một quy mô lớn nên nó gây ra nhiều tác động tới xã hội như: vấn đề
về môi trường sinh thái, gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn
định về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng
chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình
giàu có. Đói nghèo và cuộc chiến chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu
của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh, ổn định gắn liền với sự hưng thịnh
của một quốc gia.
Trong thực tế, gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ số người sống trong
tình trạng đói nghèo còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những
quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, tại các quốc gia Châu Phi, vấn đề này trở nên bức
xúc hơn bao giờ hết. Nó đã trở thành một thách thức nghiêm trọng, đè nặng lên các
quốc gia châu Phi hiện nay. Chỉ cần nhắc đến tình trạng đói ăn và nghèo khổ là hầu hết
trong chúng ta đều nghĩ đến châu Phi. Từng giờ, từng ngày vẫn có những sinh linh vô
tội phải từ giã cõi đời chỉ vì một lý do: đói. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần
đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm
nghèo, thực hiện nhiều các biện pháp tích cực nhằm hạn chế cũng như rút ngắn khoảng
các đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan
trọng, Mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đưa ra. Để mọi người có một cái nhìn
toàn diện cũng như cũng cấp thêm, cập nhật những thông tin mới nhất về tình trạng đói
nghèo đang diễn ra tại các quốc gia châu Phi, chúng tôi quyết định lựa chọn tên đề tài
luận văn: “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng và giải pháp”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, trong bối cảnh có nhiều biến chuyển trong quan hệ quốc tế, cả thế giới
đang sống trong thời đại toàn cầu hóa với nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia trên thế giới không ngừng gia tăng. Bên cạnh những thành tựu tích cực mà

quá trình toàn cầu hóa đem lại thì vẫn còn tồn tại không ít những thách thức, trở thành
những trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế cũng như hợp tác quốc tế đối với các
quốc gia. Trong đó, những vấn đề nổi cộm, có tác động to lớn và ảnh hưởng sâu sắc,
trở thành những thách thức cơ bản của một quốc gia chính là đói nghèo, chậm phát
triển, xung đột, chiến tranh, mất an ninh trật tự…Và tất cả những vấn đề đang nhức
nhối, trở thành niềm trăn trở của các quốc gia trên thế giới đều hội tụ trong khu vực
châu Phi, biến nó thành điểm nóng, nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính vì lẽ đó mà
đã có không ít các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau tập trung
đi sâu phân tích, khắc họa rõ nét về thực trạng chính trị - xã hội của châu Phi.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, xem xét nguồn tư liệu và học hỏi, chúng tôi
đã tìm hiểu nhiều cuốn sách, tạp chí trong nước cũng như trên thế giới phân tích khá
sâu sắc về tình trạng nghèo đói đang diễn ra trên lãnh thổ châu Phi. Dưới đây là một số
công trình nghiên cứu về tình trạng nghèo đói tại châu Phi của các nhà nghiên cứu
trong nước và trên thế giới:
PGS.TS. Đỗ Đức Định, Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội 2006. Nội dung cuốn sách tập trung tìm hiểu những vấn đề
chính trị - kinh tế cơ bản khu vực châu Phi và mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực đó.
TS. Nguyễn Thanh Hiền, Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu của châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. Công trình nghiên cứu này
tập trung vào các vấn đề nổi cộm nhất của riêng châu Phi hiện nay song lại mang tính
toàn cầu và những nỗ lực của châu lục này cũng như sự trợ giúp và hợp tác giải quyết
các vấn đề đó từ phía cộng đồng quốc tế.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, Châu Phi: một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật
từ sau Chiến tranh Lạnh và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2012. Tìm hiểu
và nghiên cứu châu Phi để chỉ ra và đánh giá một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh
tế, chính trị là mục tiêu của công trình khoa học này. Ở cuốn sách này tác giả đã đưa ra
một cái nhìn tổng hợp xuyên suốt, khách quan và liên tục toàn bộ bối cảnh mới của
châu Phi hiện nay và trong tương lai gần dựa trên những phân tích về tình hình chính
trị, kinh tế nổi bật của châu lục này.

Augustin Kwasi Fosu, Germano Mwabu với cuốn“Poverty in Africa - Analytical
and Policy Perspectives”, các nhà kinh tế học nổi tiếng đã vẽ ra một bức tranh toàn
diện về mức độ nghèo đói tại châu Phi. Trong cuốn sách phân tích khá kỹ về nghèo
đói, phân phối thu nhập và thị trường lao động, đưa ra một số công cụ nhằm theo dõi,
đánh giá tác động của các chương trình giảm nghèo.
Moeletsi Mbeki trong cuốn sách “Architects of Poverty: Why Africa’s Capitalism
needs Changing” đã phân tích hoàn cảnh xã hội của châu Phi và đưa ra kết luận rằng
chính những người lãnh đạo mải mê làm giàu cho bản thân là nguyên nhân đẩy người
dân vào tình trạng nghèo đói triền miên.
Bên cạnh đó, những báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế như: WB,
WHO, IMF phân tích tình trạng nghèo đói dựa trên tình hình thực tế cũng là một phần
tài liệu tham khảo quý báu, cung cấp những kiến thức cũng như số liệu thiết thực nhất
cho tôi hoàn thành được đề tài luận văn này.
Một số bài tạp chí như: Cơ chế khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
của châu Phi: hiện trạng, xu hướng, cải cách và triển vọng – Tạp chí nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông, số 2/2005. Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn trong
những năm đầu thế kỷ XXI – Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10(50)
tháng 10/2009. Nông nghiệp châu Phi: những điểm mạnh và hạn chế – Tạp chí nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông, số 05 (69) tháng 5/2011…
Mặc dù những cuốn sách, các bài tạp chí và những bản báo cáo đứng trên góc độ
nghiên cứu khác nhau nhưng đã vẽ lên toàn cảnh kinh tế, chính trị của châu Phi. Đặc
biệt nó cũng đã khắc họa rõ nét những biểu hiện nhiều chiều, đan xen, cả tác động tích
cực cũng như tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với các quốc gia châu Phi. Bởi
vậy, từ góc độ lịch sử, kế thừa những công trình đã nghiên cứu, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng
và giải pháp”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tại châu Phi hiện nay, từ đó

đưa ra các giải pháp chủ yếu góp phần xóa đói giảm nghèo tại khu vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng nghèo đói tại các quốc gia châu Phi hiện nay. Từ đó đánh giá những tác động
của nó đến châu Phi nói riêng và trong quan hệ quốc tế nói chung. Từ những phân tích đã
đưa ra, chỉ ra mục tiêu cũng như các biện pháp chủ yếu giúp các quốc gia châu Phi thực
hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống lại nghèo đói.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là một khu vực có tình trạng phát triển kinh tế chậm và chịu tác động mạnh mẽ
của nạn đói nên đời sống của cư dân trong khu vực vô cùng khốn khó. Hơn nữa, nạn
đói diễn ra đã khiến cho khu vực này trở thành điểm đen của đói nghèo thế giới. Chính
vì vậy mà luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình nghèo đói tại khu vực châu Phi,
những hệ lụy của vấn đề này đặt ra cho các quốc gia trong khu vực. Từ đó, đưa ra
những biện pháp nhằm giảm thiểu nạn đói đang hoành hành tại khu vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: các quốc gia nằm trong khu vực châu Phi, tập trung vào những
nơi có nạn đói xảy ra ác liệt nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới đời sống của người
dân cũng như quan hệ quốc tế.
Về thời gian: Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia tiến hành cải cách
kinh tế nhưng có nhiều xung đột, chiến tranh và những tác động của cả yếu tố chủ
quan và khách quan dẫn đến tình trạng nghèo trở nên phổ biến tại các quốc gia trong
khu vực.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu:
Luận văn dựa trên những tài liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế về đói nghèo,
các sách báo, tạp chí và các website viết về nạn đói ở châu phi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng phương duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương
pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và kết hợp các phương pháp nghiên cứu của xã

hội học như thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống, phân tích để làm sáng
tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về mặt khoa học, đồng thời cũng mang ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc. Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên
quan như: vấn đề phát triển kinh tế, quan hệ hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề
mang tính cấp bách của các quốc gia châu Phi và các nước trên thế giới.
7. Bố cục của luận văn
Sau một thời gian dài tập hợp và hệ thống hóa tư liệu, luận văn của tôi ngoài phần
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói tại châu Phi
Chương 2. Thực trạng Nghèo đói tại châu Phi và những hệ lụy đặt ra
Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo tại châu Phi
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Sách
1. PGS.TS. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. PGS.TS. Đỗ Đức Định – Giang Thiệu Thanh (2010), Cẩm nâng các nước châu
Phi, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
3. PGS.TS. Đỗ Đức Định (2012), Châu Phi – Trung Đông: Những vấn đề chính trị
và kinh tế nổi bật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
4. PGS.TS. Đỗ Đức Định và Greg Mill (2007), Việt Nam – châu Phi: Nghiên cứu
so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. PGS.TS. Đỗ Đức Định - Nguyễn Thanh Hiền (2009), Châu Phi và Trung Đông
năm 2008, những vấn đề và sự kiện nổi bật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền (2008), Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề
mang tính toàn cầu của châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền (2010), Châu Phi: Những đặc điểm chính trị chủ

yếu hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền (2012) , Châu Phi: Một số vấn đề kinh tế, chính
trị nổi bật từ sau Chiến tranh Lạnh và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
9. Trần Thị Lan Hương (2009), Hợp tác phát triển nông nghiệp ở châu phi: Đặc
điểm và xu hướng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Th.S Kiều Thanh Nga (2012), Một số sự kiện kinh tế - chính trị nổi bật của châu
Phi và Trung Đông năm 2012, NXB Từ điển Bách khoa.
11. PGS.TS Cao Văn Liên (2011), Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, NXB Thời đại, Hà Nội.
12. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội (2002), Toàn cầu hóa tăng trưởng và nghèo
đói.
13. Nguyễn Hồng Sơn (Đồng tác giả), (2004), Kinh tế thế giới năm 2003: Đặc điểm
và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Tạp chí
14. Phạm Thị Thanh Bình (2005), Thị trường chung Đông và Nam Phi, Tạp chí
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10/2005.
15. Nguyễn Văn Dũng (2010), Về cuộc xung đột sắc tốc ở Nigiêria hiện nay, Tạp
chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 5/2010.
16. Nguyễn Đình Đang (1998), Một số nét về châu Phi và xu hướng phát triển, Tạp
chí nghiên cứu quốc tế, số 23 (4/1998).
17. Đỗ Đức Định (2005), Tình hình chính trị - kinh tế châu Phi thời kỳ 2001 – 2004
và triển vọng 2005 – 2010, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số
1/2005.
18. Đỗ Đức Định (2006), Cộng đồng Đông Phi, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông, số 3/2006.
19. Phạm Thanh Hà – Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Châu Phi trong chiến lược của
các nước lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông, số 10 (50) tháng 10/2009.
20. Phillipe Hugon (2001), Khía cạnh kinh tế của các cuộc xung đột ở châu Phi –

Tạp chí Quốc tế và Chiến lược, số 43, Paris
21. Nguyễn Thanh Hiền, Hà Thị Phượng (2007), Tăng cường quan hệ Trung Quốc
– châu Phi trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 8/2007.
22. Trần Thị Lan Hương (2009), Cơ hội và thách thức trong hợp tác phát triển
nông nghiệp ở châu Phi trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI – Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 7 (47), tháng 7/2009
23. Trần Thị Lan Hương (2009), Đánh giá chung về thực trạng và khả năng hợp tác
trong nông nghiệp ở 1 số nước châu Phi, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, số 8(48) tháng 8/2009.
24. Lê Bích Ngọc (2011), Người Tutsi, Zulu, Wodaale, Yoruba và một số tộc người
khác ở châu Phi, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 02, tháng
2/2011.
25. Ngô Chí Nguyện (2007), Quan hệ Trung Quốc – châu Phi cuối thế kỷ XX – đầu
thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 5/2007.
26. Đào Phương Thảo – Vũ Thị Thanh (2009), Tầm quan trọng và thách thức trong
phát triển nông nghiệp ở châu Phi, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, số 8 (48) tháng 8/2009.
27. Lương Thị Thoa (2006), Sự truyền bá đạo Hồi từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII,
Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 8, tháng 8/2006.
28. Đức Thọ, Mỹ hướng tới châu Phi – Một chính sách ngoại giao mới?, Báo sức
khỏe đời sống, 8/8/2009.
29. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12/02/2008.
30. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Trung Quốc và châu Phi: Sức mạnh mềm, kết
quả cứng, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 23/11/2009.
31. Ngô Thị Trinh (2005), Cơ chế khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
của châu Phi: hiện trạng, xu hướng, cải cách và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 2/2005.
32. Nguyễn Trần Bảo Uyên (2011), Nông nghiệp châu Phi: Những điểm mạnh và
hạn chế, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 05 (69), tháng 5/2011.

Tiếng Anh
33. African Languages: an Introduction - Cambridge University Press.
34. African Development Bank and the African Union (2009), Oil and gas in
African, Oxford University Press.
35. David Coltartb, A Decade of Suffering in Zimbabwe: Economic Collapse and
Political Repression under Robert Mugabe, CATO Institute, NO 5, 24/3/2008
36. Leon Louw, Making Priviatization Work in South Africa and Africa, Economic
Reform Today, Number 2, 1999.
37. Ben Mollow (19/5/2009), Religion is Part of the Solution in Middle East,
Common Ground News Service
38. Alex Thomson (2004), An Introduction to Africa, Ruotledge, London and New
York
39. The World Bank (2004), African Development Report
40. The World Bank (2004), African Development Indicator
41. The World Bank (2006), African Development Indicator 2006
42. The World Bank (Oct, 2006), A call for action for Africa
Website
Tiếng Việt
43. Cộng đồng Đông Phi: Tham vọng cao hơn trình độ phát triển, Hà Nội mới
Online, 29/6/2007,
44.
45.
46. Nigiêria sống chung với bạo lực ,
47.
48.
49.
Tiếng Anh
50. Africa Policy Outlook 2010,

51.

52.
53.
54. FAO Corporate document repository, Reducing poverty and hunger: The critical
role of financing for food, agriculture…,
55. Globally almost 870 million chronically undernourished – new hunger report,

56. Pew Forum on Religion and Public Life ,
57.
58. Báo cáo PEW, http:// religions.pewforum.org
59.
60.
61.
62.
63. The Whitehouse, Africa education intiative,
64. The World Bank and Agriculture in Africa,
65. 2012 World hunger and poverty facts and statistics,
66. Support to NEPAD Period 2003 – 2004,
67.

×