Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vấn đề nước sạch ở Hưng Yên, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.05 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. Lời mở đầu
B. NỘI DUNG:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH HIỆN NAY.
1. Khái niệm tài nguyên nước, nước sạch.
2. Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
3. Sự cần thiết khách quan về Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch ở một số Tỉnh, Thành phố khác.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH CỦA HƯNG YÊN HIỆN NAY.
1.Cơ sở pháp lý:
2. Thực trạng chung về vấn đề nước sạch ở nước ta.
3. Thực trạng vấn đề nước sạch tại Tỉnh hưng Yên hiện nay.
4. Nguyên nhân của những thực trạng trên.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Một số giải pháp chung.
2. Một số kiến nghị cụ thể dối với tỉnh Hưng Yên.
C.KẾT LUẬN
A.LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về lĩnh vực kinh tế. Phải kể tới
đó là sự đi lên không ngừng của Việt Nam, tỷ trọng GDP không ngừng tăng (cho dù trong năm qua nền
kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng thì nền kinh tế nước ta vẫn tự hào là ít có biến động, và
có sự ổn định khá lớn so với các nước trên thế giới), đời sống của người dân được nâng cao đáng kể so
với trước đây ( thu nhập quốc dân với hơn 800USD/người)…Với những thành tựu đó chúng ta tự hào vì
những gì mà chúng ta đạt được dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước ta, sự
nghiệp đổi mới đã thành công rực rỡ. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây lại là, chính do sự phát triển kinh tế do
con người dựng nên lại vô hình dung đang làm cạn kiệt tài nguyên nước sạch của chúng ta. Nước từ xưa
tới nay luôn luôn là một phần tất yếu của cuộc sống, nó dường như có sẵn trong tự nhiên nhưng hiện nay
nó càng ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt là nước sạch cung cấp cho con người. Tỉnh Hưng Yên là
một tỉnh có chỉ số phát triển kinh tế rất cao do có nhiều những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên và con người, nhưng hiện nay Nước là một vấn đề nhức nhối của Hưng Yên. Làm thế
nào để bảo vệ được tài nguyên nước trước vấn đề ô nhiễm? làm thế nào để có trữ lượng nước đáp ứng nhu


cầu của người dân trong tỉnh? Đây luôn là câu hỏi làm trăn trở không chỉ lãnh đạo chính quyền tỉnh mà
còn là mong mỏi của người dân Hưng Yên. Đề tài của chúng em tập trung vào luận điểm “ Vấn đề nước
sạch ở Hưng Yên, thực trạng và giải pháp”. Do kiến thức chuyên sâu còn có hạn, thời gian nghiên cứu
hạn hẹp nên cho dù rất cố gắng nhưng bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót,
chúng em rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến từ cô, để chúng em có thể hoàn thiện được bài viết của
mình hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
B. NỘI DUNG:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH HIỆN NAY.
1. Khái niệm tài nguyên nước, nước sạch.
a. Khái niệm tài nguyên nước.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể
thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi
trường. Tài nguyên nước vừa là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô hạn.
Nước là một tài nguyên vô hạn. Nước trên Trái đất có số lượng rất lớn, với trữ lượng nước là 1,45 tỷ km3
bao phủ 71% diện tích trên Trái đất tương đương với một lớp nước dày 2700m khi trải ra trên toàn bộ bề
mặt trái đất. Tổng sản lượng nước trên Trái đất gồm 97,5% nước biển và chỉ có 2,5% nước ngọt. Trong
2,5% nước ngọt đó, có: 0,4% nước mặt gồm sông ngòi (1,6%), ao hồ (67,4%), và hơi nước trong không
khí (9,5%); 30,1% nước ngầm; phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực.
Hiện nay, sự suy thoái của các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến nguồn nước sạch
ngày càng giảm sút nhanh chóng tại nhiều nơi, đẫn đến tài nguyên nước trở nên hữu hạn và cần phải sử
dụng một cách tiết kiệm.
Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.
b. Khái niệm nước sạch.
Theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 1998:
" Nước sạch" là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam.
c. Vai trò của nước sạch.
Nước sạch có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, với môi trường và với sự phát triển của kinh tế
xã hội. Như vậy, nguồn nước mà đặc biệt là tài nguyên nước sạch có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển bền vững của mỗi quốc gia.
- Nước sạch có vai trò quan trọng đến sự sống của con người. 70% cơ thể người là nước, nếu không có đủ
lượng nước sạch cung cấp thì con người khó có thể duy trì được sự sống.
- Đối với phát triển kinh tế, nước sạch là người bạn không thể thiếu của nông nghiệp nông thôn. Những
cây trồng lương thực thực phẩm khi không được cung cấp nguồn nước sạch thì khó có thể đảm bảo được
chất lượng cây trồng, không thể có sản phẩm an toàn phục vụ cho người dân và để xuất khẩu ra thị trường
thế giới.
Ngoài ra, nguồn nước sạch còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động y tế và nhiều hoạt động
khác như các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch dịch vụ,...
- Đối với môi trường, nước là một phần tất yếu của môi trường. Bởi vậy, môi trường tự nhiên chỉ có thể
được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch. Nguồn nước được đảm bảo trong sạch chính là các dòng
sông, ao hồ...không bị ô nhiễm, khiến cho không khí, đất đai không bị ảnh hưởng, các loài sinh vật có thể
sinh sống bình thường...
2. Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
Quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên nước sạch là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, đoàn thể , tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền, thay mặt
nhà nước để tiến hành hoạt động quản lý về tài nguyên nước.
Theo đó, chúng ta có các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương và địa phương để quản lý tài nguyên nước.
Ở Trung ương, Bộ tài nguyên và môi trường thay mặt Nhà nước quản lý những vấn đề liên quan tới tài
nguyên và môi trường, trong đó có tài nguyên nước.
Ở Cấp tỉnh có sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Ở huyện có phòng tài nguyên và môi trường.
Ở cấp xã có cán bộ phụ trách vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn xã.
3. Sự cần thiết khách quan về Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước sạch trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên.
a. Sự cần thiết khách quan phải quản lý vấn đề nước sạch.
- Quản lý Nhà nước về mọi mặt là một chức năng quan trọng của Nhà nước, trong đó có quản lý nguồn tài
nguyên nước sạch. Các bộ phận, cơ quan chuyên trách Quản lý Nhà nước về nước sạch trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên cũng cần phải thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

- Nước sạch có vai trò quan trọng không chỉ với con người mà còn quan trọng đối với toàn bộ hệ thống
sinh thái tự nhiên và sự phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ và
hợp lý để đảm bào phát huy hiệu quả vai trò của nguồn nước sạch đối với sự phát triển bền vững của đất
nước cũng như để bảo vệ nguồn nước sạch hữu hạn. Trên thực tế, đây là vấn đề cần thiết không chỉ ở tầm
vĩ mô cả nước mà còn cấp thiết ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Hưng Yên.
- Tài nguyên nước vừa là vô hạn nhưng cũng là hữu hạn nếu chúng ta không biết khai thác và sử dụng
hợp lý.
Tỉnh Hưng Yên được bao bọc bởi sông Hồng (64km) và sông Luộc (28km) nên có nguồn nước ngọt dồi
dào, nguồn nước mặt phong phú, chưa kể đến các sông địa phương do Đoạn đường sông Hung Yên quản
lý và hệ thống ao hồ, kênh rạch chằng chịt. Trên địa bàn tỉnh cũng có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất
là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công
nghiệp, đô thị và đời sống nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp khối lượng lớn cho các địa phương lân
cận.
Nguồn tài nguyên nước của Tỉnh có thể thấy là rất phong phú nhưng nếu không biết khai thác, sử dụng
hợp lý thì nước sạch sẽ mau chóng trở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn trong quản
lý của các cơ quan tỉnh Hưng Yên.
- Tài nguyên nước là tài sản thuộc sỏ hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Bởi vậy các cơ
quan quản lý của Hưng Yên cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để đảm bảo nguồn nước không bị ô
nhiễm và người dân có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cũng như để phát triển sản xuất.
- Công tác bảo vệ tài nguyên nước sạch là sự nghiệp của toàn dân, mang tính toàn diện và lâu dài, cần sự
tham gia phối hợp của nhiều Bộ, Ngành, của các Cấp và các thế hệ. Vậy nên cần có Nhà nước đứng ra tổ
chức, quản lý và điều hành những hoạt động to lớn đó.
b. Vai trò của quản lý Nhà nước về vấn đề nước sạch.
- Quản lý Nhà nước đối với nước sạch là biện pháp chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên nước, đặc biệt là nước sạch thông qua những việc làm sau:
Xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về tài nguyên nước, các tiêu chuẩn về chất lượng nước.
Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nước, nâng cao ý thức trong khai thác và sử dụng nguồn
nước sạch; đồng thời hướng dẫn mọi người dân thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ nguồn tài
nguyên nước.
Các cơ quan nhà nước còn có vai trò quan trọng trong định hướng và điều tiết quá trình khai thác và sử

dụng tài nguyên nước nói chung và nguồn nước sạch nói riêng.
- Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước sạch hiệu quả còn góp phần quan trọng vào sử dụng
và khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nước mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hoạt động quản lý
Nhà nước giúp huy động nguồn nước đúng mức và hiệu quả; giúp huy động được các nguồn lực khác vào
các hoạt động nhằm duy trì và phát triển, phục hồi hoặc cải thiện nguồn tài nguyên nước.
- Quản lý nhà nước với nguồn nước là một cách thức quan trọng nhằm phân phối nguồn tài sản chung của
toàn dân tới cho mọi người dân, đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền được hưởng những lợi ích chung
từ nguồn tài nguyên chung mà không gây hại cho người khác hay cho các thế hệ sau.
- Hiện nay, vấn đề nước sạch là vấn đề được mọi địa phương trên cả nước quan tâm. không chỉ bởi vai trò
quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người, mà còn vì thực trạng khai thác và sử dụng tài
nguyên nước của chúng ta hiện nay còn nhiều bất cập và lãng phí. Quản lý của các cơ quan nhà nước là
để bảo vệ nguồn tài nguyên nước vừa vô hạn vừa hữu hạn của cả nước và của từng địa phương.
- Vấn đề về tài nguyên nước không chỉ là vấn đề mà các địa phương có thể giải quyết một mình, riêng lẻ.
Để quản lý hiệu quả, cần sự bắt tay của người dân và chính quyền của nhiều địa phương. Quản lý nhà
nước về tài nguyên nước, nguồn nước sạch vì vậy có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động
giữa các điạ phương, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng nhau tiếp thu những kinh nghiệm hay trên thế
giới.
c. Nội dung quản lý Nhà nước về nước sạch.
Thực hiện các nội dung của quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật nói chung
chính là việc cơ quan quản lý của tỉnh Hung Yên thực hiện công tác quản lý về nước sạch trên địa bàn
tỉnh.
Theo quy định tại điều 57 Luật tài nguyên nước thì “Nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên nước” bao
gồm:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
- Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức về bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn
hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; lưu trữ
tài liệu về tài nguyên nước;

- Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng để xử lý, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, sự cố công trình
thủy lợi và các tác hại khác do nước gây ra;
- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết
tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài ngyên nước.
4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch ở một số Tỉnh, Thành phố khác.
- Phú Thọ là một trỉnh miền núi, có diện tích 3.857,2 km2 với số dân một triệu 288 nghìn người, nối liền
thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc. Nhiều năm qua, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước tăng trưởng
khá, năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được
nâng lên rõ rệt. Song, bên cạnh đó, tình trạng nhân dân sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
chăn nuôi gia súc, gia cầm,cùng với một số nhà máy sản xuất xả nước thải trái phép ra sông hồ dẫn đến
các chất thải chưa được xử lý triệt để, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, ảnh hưởng xấu đối với cuộc
sống, sinh hoạt của nhân dân.
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong
tỉnh thực hiện tốt các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Được Nhà nước đầu tư, sự trợ giúp
của tổ chức UNICEF và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, bốn năm qua (2000-2003) tỉnh Phú Thọ đã
khoan, đào hàng nghìn giếng, xây dựng hàng trăm bể chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt, hơn
300 công trình cấp nước sạch được tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng đã hoàn thành và phát
huy tác dụng, trong đó có 20 công trình cấp nước tập trung, năm công trình nước tự chảy cho các thôn,
bản vùng cao thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, 300 công trình cấp nước nhỏ phục vụ nhu cầu cho
hơn 50 nghìn người dân có nước sạch sinh hoạt, xây dựng thí điểm 90 nhà xí hợp vệ sinh. Vấn đề đáp ứng
nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp nhân dân thấy rõ hiệu quả của chương
trình. Họ đã có nước sạch sinh hoạt, phục vụ sản xuất, làm kinh tế VAC, từ đó đã thay đổi nhận thức và
nếp sống trong sinh hoạt nông thôn. Năm 2003 cũng là năm có nhiều dự án được đầu tư, xây dựng hệ
thống cấp nước, các công trình đã và đang thi công ở một số xã vùng cao, vùng có môi trường ô niễm
nặng thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Lâm Thao, Hạ Hoà...
Nhằm nâng cao kiến thức và trách nhiệm cho toàn dân trong việc phòng, chống bảo vệ và giữ gìn cảnh

quan môi trường, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương phối hợp
chặt chẽ các ban, ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình tiên
tiến, gắn tiêu chuẩn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào tiêu chuẩn xây dựng làng, xã văn
hoá. Đồng thời, thông qua các đội chiếu bóng miền núi, thông tin lưu động tổ chức tuyên truyền dưới
nhiều hình thức như pa-nô, áp phích, tranh ảnh cổ động... Đến nay, hơn 300 cán bộ cơ sở được tập huấn
nâng cao nghiệp vụ, ở một số xã như Xuân Đài, Tân Lập (Thanh Sơn); Cao Xá, Thạch Sơn (Lâm Thao)
với các tiết mục kịch ngắn, kịch vui, hỏi đáp đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người.
Để tiếp tục triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững, tỉnh Phú Thọ
chỉ đạo thực hiện ba giải pháp sau: Thường xuyên phối hợp các cơ quan chuyên môn trung ương, các nhà
máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tìm giải pháp tối ưu nhất, từng bước xử lý triệt để các chất thải, khí thải
gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước; kết hợp chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn với các chương trình 135, định canh, định cư, trồng 5 triệu ha rừng, xoá đói giảm
nghèo, xây dựng hạ tầng nông thôn; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để tháo gỡ những bất hợp lý
trong quản lý, điều hành; phát huy kết quả các mô hình thí điểm phù hợp phong tục tập quán, nếp sống
của từng vùng, để nhân ra diện rộng, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng có môi trường ô nhiềm nặng;
tăng cường công tác tuyên truyền dưới mọi hình thức để dân biết, dân bàn, dân làm, dân quản lý, bảo vệ
và khai thác có hiệu quả các công trình đang sử dụng, đồng thời làm rõ trách nhiệm giữa Nhà nước và
nhân dân để chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn miền núi được tốt hơn.
- Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng
Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh
Hải Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Uớc
điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người.
Trong nhiều năm qua, cùng với việc phát triển các làng nghề như bánh đa Trũ, Làng Vân với nghề nấu

×