Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ NCTN PHẠM TỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.36 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: LỜI GIỚI THIỆU 2
PHẦN 2: TÌNH HÌNH NCTN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN QUA
3
2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh
Hoá - những số liệu phản ánh tình hình thu thập thông tin.................
3
2.2. Thực trạng NCTN phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá trong thời
gian qua..................................................................................................
5
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN NCTN PHẠM TỘI.............................. 6
3.1. Kết quả xử lý thông
tin....................................................................
6
3.2. Nguyên nhân NCTN phạm
tội.........................................................
8
3.3. Đặc điểm bản chất của vấn đề........................................................ 11
PHẦN 4: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG
KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ NCTN PHẠM TỘI
14
4.1. Những tồn tại.................................................................................. 14
4.2. Giải pháp phương hướng khắc phục ............................................. 15
LỜI KẾT 20
PHẦN 1: LỜI GIỚI THIỆU
Tình hình người chưa thành niên phạm tội và các biện pháp đấu tranh,
phòng chống tội phạm này là vấn đề quan trọng của toàn xã hội, của mỗi cấp,
mỗi ngành cũng như ý thức của mỗi công dân.


1
Trẻ em hôm nay là tương lai của đất nước mai sau. Việc bồi dưỡng thế hệ
trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết, Bác Hồ đã dạy “ Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh
về chăm lo nguồn lực nhân tài cho đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng
quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Việt Nam đã ký công ước quốc
tế về quyền trẻ em. Chúng ta xác định thế hệ trẻ là lớp công dân đặc biệt mà Nhà
nước và toàn xã hội phải chăm sóc, giáo dục, bảo vệ tốt nhất, tạo những điều
kiện thuận lợi để thế hệ trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo
đức.
Trong thời gian qua tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
Thanh Hoá vẫn chưa giảm có lĩnh vực tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện có chiều hướng gia tăng và nghiêm trọng hơn. Do vậy tìm hiểu nghiên cứu
tình hình thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá
cũng như đưa ra các biện pháp phòng chống giải quyết vấn đề này đang là công
việc bức thiết. Hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của toàn xã hội
cũng như của các cấp các ngành và của mỗi người dân.
Là người con của quê hương Thanh Hoá, em rất vui mừng khi được về thực
tập tại huyện nhà, có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu về quê hương. Tuy nhiên
trong thời gian thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, em không
khởi băn khoăn suy nghĩ về tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa
bàn, các em ở độ tuổi vị thành niên là những đối tượng được nhà nước và toàn
xã hội dành cho rất nhiều sự ưu ái, bởi các em chính là những chủ nhân tương
lai, những người sẽ nắm giữ vận mệnh của quê hương đất nước trong thời gian
không xa.
Với bản thân là sinh viên thực tập trong phạm vi chuyên đề này xin được
trình bày vấn đề “ Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
Thanh Hoá và các biện pháp đấu tranh phòng chống “ Chuyên đề đi sâu vào
việc phân tích tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá
thuộc thẩm quyền xử lý cấp tỉnh.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN QUA
2
2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh
Hoá (thuộc thẩm quyền xử lý cấp tỉnh) - những số liệu phản ánh tình hình
thu thập thông tin.
Trong thời gian thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, qua
nghiên cứu hồ sơ tìm kiếm thông tin tại sổ thụ lý hồ sơ, sổ kết quả xét xử cũng
như số liệu thống kê tại phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh
Hoá về tình hình người chưa thành niên phạm tội có thể nhận thấy tình hình
người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn quả là thực tế đáng báo động. Chỉ
tính riêng các vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện ( thuộc thẩm
quyền xử lý cấp tỉnh) từ tháng 1/2003 đến 12 năm 2006 có trên 140 vụ án có
người chưa thành niên phạm tội thực hiện, tham gia :
Năm 2003 có 29 vụ
Năm 2004 có 35 vụ
Năm 2005 có 35 vụ
Năm 2006 có 41 vụ
Qua số liệu thu thập tại phòng trị an cũng như phòng thống kê Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, thông qua những hồ sơ vụ án cho thấy người
chưa thành niên phạm tội ở rất nhiều các loại tội được quy định trong bộ luật
hình sự, tính chất mức độ hậu quả do các hành vi gây ra có nhiều vụ thuộc các
trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như vụ Tạ Quang Quyên
16 tuổi phường Hàm Rồng - Thành phố Thanh Hoá khi thực hiện đã dùng dao
chém trên 30 nhát vào đầu chị Nguyễn Thị Thuỷ ( chủ tài sản) để lấy tài sản,
hành vi của Quyền thể hiện tính chất côn đồ, lì lợm, mặc dù ở độ tuổi như
Quyền chỉ là lứa tuổi của một người học sinh ( vụ án xảy ra tháng 9/2004)
Hoặc vụ Bùi Quang Trọng sinh năm 1990 ở xã Thạch Tượng - Thạch
Thành - Thanh Hoá có hành vi hiếp dâm cháu Lê Thị Tâm sinh năm 1995 rồi
giết cháu Tâm để bịt đầu mối ( tháng 10/2004)

3
Vụ Nguyễn Thị Anh sinh năm 1991 ở thành phố Thanh Hoá do mâu thuẫn
với bố đã dùng cuốc đập vào đầu bố đến chết ( vụ án xảy ra tháng 1/2005).
Qua các vụ án nêu trên có thể nhận thấy một thực tế khá nổi cộm về tình
hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá, đó là liên tiếp
các vụ phạm tội, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tính chất mức độ các
vụ án đều rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt nhiều vụ án phạm
tội bị can là người chưa thành niên phạm tội giữ vai trò chủ mưu cầm đầu như
vụ Nguyễn Văn Thâm ( Quảng Xương - Thanh Hoá) 17 tuổi đã chủ mưu cầm
đầu dẫn dắt 3 đối tượng khác đã thành niên cùng tham gia vụ cướp giật dây
chuyền của chị Trần Thị Oanh tháng 4 năm 2006 khi chị đang tham gia giao
thông trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quảng Xương - Thanh Hoá.
Qua nghiên cứu hồ sơ tại phòng trị an Viện Kiểm sát tỉnh có thể nhận thấy
một điều khá rõ ràng là ở lứa tuổi vị thành niên một trong những đặc điểm tâm
lý rất chung của các em là tâm trạng bất thường, tính khí bồng bột, khả năng tự
kiềm chế thấp, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc và rất liều lĩnh.
Những khẳng định trên được minh hoạ bằng những vụ án điển hình mà
người chưa thành niên đã thực hiện trong 3 năm gần đây trên địa bàn Thanh
Hoá ( thuộc thẩm quyền xử lý cấp tỉnh) như vụ án giết người xảy ra ngày
15/11/2006 do Hoàng Viết Thành thôn Kim Sơn - Hà Đông - Hà Trung -
Thanh Hoá thực hiện, nạn nhân là ông Phạm Xuân Ngọc 84 tuổi cùng quê. Bản
thân là một học sinh trung học phổ thông sinh năm 1991 do chơi bời lêu lổng
cùng bạn bè không có tiền tiêu sài Thành đã nảy sinh hành vi cướp đồng hồ
đeo tay trị giá 140.000đ tại nhà ông Ngọc và để thực hiện hành vi đó Thành đã
giết chết ông Phạm Xuân Ngọc. Với hành vi này Hoàng Viết Thành đã bị khởi
tố về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự hay vụ trộm dây cáp
điện thoại tháng 10 năm 2003 do Trịnh Văn Đức sinh ngày 15/3/1991 quê Yên
Trường - Yên Định thực hiện. Với hành vi này Trịnh Văn Đức đã bị
khởi tố về tội danh phá huỷ công trình phương tiện quan trọng an ninh quốc gia
theo Điều 231 Bộ luật hình sự.

4
Rõ ràng những vụ án do người chưa thành niên thực hiện về tính chất,
mức độ nguyên nhân phạm tội là khác nhau nhưng đều có những điểm chung,
tương đồng, ở độ tuổi các em đó là khả năng nhận thức hiểu biết về pháp luật
còn thấp, không xác định được và lường trước được hậu quả mà mình có thể
gây nên, chỉ cần có sự tác động, kích thích từ bên ngoài là các em có thể thực
hiện ngay những hành vi đó mà hậu quả của nó các em không nhận thức được
trước như vụ án xảy ra ngày 25/6/2006 tại ngõ nhà bà Hoàng Thị Tâm ở thôn
Đông Tiến - Thiệu Tâm, Thiệu Hoá, Thanh Hoá chỉ do mâu thuẫn xích mích
giữa chị Lê Phương Thảo và chị Trần Thị Phương, Lê Trung Hiếu, là em trai
của Lê Phương Thảo đã dùng dao chém ông Trần Văn Diệp là bố chị Trần Thị
Phương dẫn tới hậu quả là ông Trần Văn Diệp bị tổn hại 58% sức khoẻ. Với
hành vi này Lê Trung Hiếu ( sinh ngày 2/12/1991) đã bị khởi tố về tội cố ý gây
thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự.
Rõ ràng vấn đề tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự an toàn, ảnh hưởng đến các
hoạt động bình thường của đời sống xã hội. Không những thế qua các vụ án do
người chưa thành niên thực hiện, tham gia có những vụ còn cho thấy sự suy
đồi về đạo đức, nhân cách biết sức nghiêm trọng, một việc làm mà từ trước tới
nay ở những vị trí đó mọi người không thực hiện được như vậy như giết bố
mẹ,t rò giết thầy, cô giáo...có thể dẫn ví dụ điển hình về vụ Lê Trọng Dũng
Thọ Xuân - Thanh Hoá con bà Lê Thị Hoa. Do mâu thuẫn xích mích giữa hai
mẹ con về quan hệ tình cảm giữa Dũng và người bạn gái cùng quê mà Dũng đã
có hành vi giết mẹ gây nên sự bức xúc, sự bất bình của xã hội. Vụ án xảy ra có
thể nói nguyên nhân của nó hết sức đơn giản nhưng trong nhận thức cũng như
hành động của Dũng quả thật hết sức côn đồ, vô đạo đức. Nội dung vụ án có
thể tóm tắt như sau: Ngày 10/3/2006 Dũng đi chơi v nhà trong khi mẹ Dũng bà
Lê Thị Hoa đang ốm nằm trong giường có mắng Dũng về việc tối hôm trước
đó bỏ nhà đi chơi qua đêm không về, mặc dù bà Hoa có biết về mối quan hệ
giữa Dũng và người bạn gái cùng làng nhưng vì độ tuổi như Dũng thì công

việc, sự nghiệp phải là trên hết, bà có khuyên giải, can ngăn nhưng Dũng
không nghe theo. Ở độ tuổi của Dũng (đã bỏ học) lại theo bè lũ bạn bè xấu ở
5
xóm chơi bời, lêu lổng thì những lời khuyên, can ngăn của mẹ quả thật khó để
Dũng tiếp thu. Nhiều lần khuyên con cái đôi khi gắt chửi Dũng cũng không
nghe. Tối ngày 11/3/2006 khoảng 11h30’ đêm Dũng đi chơi về bà Hoa lúc này
có gắt bảo “ Sao mi cứ như dứa, tau nói mi không nghe phải không...”. Quá
trình mâu thuẫn giữa hai mẹ con diễn ra được 30 phút, Dũng không chịu được
bỏ ra ngoài đi uống ruợu say về nhà khoảng 2h sáng, lúc này bà Hoa mẹ Dũng
gắt, chửi to hơn, với tính khí nóng nảy bà Hoa đã cầm gậy lia vào người Dũng,
lúc này Dũng đang trong cơn say cộng với bản chất côn đồ, lì lợm đã dùng gậy
( khúc gậy cây xoan) đập nhiều phát vào đầu và người bà Hoa dẫn đến việc bà
Hoa đã chết khi đưa đi trên đường cấp cứu. Rõ ràng hành động này của Dũng
hết sức nghiêm trọng, suy đồi về mặt đạo đức, ảnh hưởng xấu tới trật tự an
ninh, sự bình yên của xóm làng. Với hành vi này Dũng (tên đầy đủ Lê Trọng
Dũng - sinh 2/8/1991) đã bị khởi tố về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ
luật hình sự. Có thể nói đây là vụ án rất nghiêm trọng do người chưa thành
niên gây ra hoặc vụ án xảy ra ngày 31/12/2005 do Lê Huy Hoàng sinh
20/2/1991 thực hiện. Nội dung vụ án như sau:
Ngày 31/12/2005 Hoàng Đang nằm ngủ tại nhà thì cháu Lê Văn Quang 4
tuổi ( em họ Hoàng) nhà bên cạnh sang chơi. Do có bực tức với cháu Quang từ
trước về việc cháu Quang có chửi Hoàng khi Hoàng đi học về nên Hoàng đã đá
túi bụi vào bụng cháu Quang. Cháu Quang ngất xỉu, Hoàng đã bế cháu Quang
ra phía sau chuồng gà dùng gạch đá đập nhiều nhát vào đầu cháu Quang. Hậu
quả cháu Quang chết ngay tại chỗ do chấn thương sọ não. Có thể nói có rất
nhiều nguyên nhân dẫn tới con đường phạm tội và cũng có rất nhiều lý do, biện
pháp để hành vi phạm tội của một người được thực hiện nhưng có thể thấy đây
là một vụ án nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, bản thân
Hoàng là một học sinh nhưng trong việc làm của Hoàng đã thể hiện rõ bản
chất, tính cách con người Hoàng. Hoàng đang là học sinh nhưng đã rất nhiều

lần bị nhà trường xử lý kỷ luật, chơi bời cùng bạn bè xấu, đặc biệt môi trường
gia đình Hoàng có thể nói không thể là nơi có thể toạ cho Hoàng môi trường
tốt ( bố mẹ đã ly hôn, Hoàng sống với bà Ngoại). Tuy nhiên trong hành động
này của Hoàng có thể thấy rõ tính cách bồng bột, hiếu động của con người
6
trong độ tuổi mới lớn nói chung mà quan trọng còn có thể thấy môi trường gia
đình, nhà trường - xã hội quan trọng như thế nào đối với các em. Với hành vi
này Hoàng đã bị truy tố về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự.
Có thể nói trong tổng số trên 140 vụ phạm tội do người chưa thành niên
thực hiện, tham gia từ 1/2003 đến tháng 12/2006 thì tập trung nổi cộm nhất vẫn
là các tội danh xâm phạm quyền sở hữu đặc biệt như tội cướp tài sản (trên 60
vụ). Có thể dẫn chứng một vài ví dụ điển hình như vụ án Nguyễn Anh Tuấn ở
thành phố Thanh Hoá sinh 20/3/1992 đã chủ mưu cầm đầu 3 tên khác gọi điện
cho taxi đến và điều đi đến đoạn đường vắng rồi thực hiện hành vi phạm tội
cướp tiền, tài sản của lái xe, với thủ đoạn này chúng đã bị khởi tố về tội cướp
tài sản (vụ án xảy ra ngày 20/8/2006. Đây là vụ án thể hiện tính chuyên nghiệp,
có sự tính toán, thăm dò nắm tình hình trước. Mặt khác đây là các đối tượng
tuy học sinh nhưng thường xuyên bỏ học, chơi bời, tụ tập do hết tiền tiêu sài
chúng đã thực hiện hành vi này. Có thể nói nguyên nhân hết sức đơn giản của
vụ án phạm tội nhưng hành động, thủ đoạn việc làm của chúng quả thật rất có
tính chuyên nghiệp. Hay vụ trộm cắp tài sản do 3 tên Nguyễn Văn An, Nguyễn
Văn Bình, Hoàng Văn Hùng đều sinh năm 1991 thực hiện. Ba đối tượng này
đã gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố Thanh Hoá từ
suốt tháng 1 năm 2006 đến tháng 12/2006. Khi bị bắt các đối tượng này đã
khai nhận tổng cộng đã thực hiện chót lọt tám vụ trộm cắp tài sản xe máy, đem
đi tiêu thụ được 24 triệu đồng và đều đã dùng vào việc đánh bạc, nghiện hút
ma tuý( Nguyễn Văn Bình) một trong ba đối tượng là con nghiện. Có thể nói
đây là vụ án điển hình xảy ra trên địa bàn thành phố Thanh Hoá( các đối tượng
bị bắt cùng ngày 20/12/2006 khi đang trộm cắp xe máy tại chợ vườn hoa). Các
đối tượng đều ở độ tuổi vị thành niên ( cả ba đối tượng đã nghỉ học)

Khi phân tích đánh giá về các vụ án do người chưa thành niên thực hiện
tham gia trong các vụ án về xâm phạm quyền sở hữu dù nhận thấy một điều cơ
bản về tính chất, phương thức hoạt động của các đối tượng trong các vụ án đều
mang những nét tương đồng chung so với các vụ án do người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn cả nước nhưng có một điều cần nhận thấy mà đặc biệt đã
biểu hiện rõ trong các vụ án khi nghiên cứu, xem xét xảy ra trên địa bàn Thanh
7
Hoá là bên cạnh nguyên nhân cũng như giải pháp cần đưa ra nhằm khắc phục
tình hình người chưa thành niên phạm tội nói chung trên địa bàn cả nước thì
mỗi địa phương nói riêng ( bao gồm cả Thanh Hoá) cần phải đưa ra những giải
pháp riêng cụ thể phù hợp với từng địa phương trên cơ sở đường lối chung của
cả nước bởi điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống mỗi địa phương (bao gồm cả
Thanh Hoá) là khác nhau. Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong công
tác phòng ngừa, đấu tranh người chưa thành niên phạm tội.
Qua một vài số liệu và ví dụ minh hoạ trên đây cho thấy tình hình người
chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá quả là một thực trạng đáng
báo động. Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, đặc biệt là các cơ quan
bảo vệ pháp luật hơn lúc nào hết cần có những biện pháp, chủ trương đúng đắn
nhằm hạn chế, ngăn chặn tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa
bàn.
2.2. Thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh
Hoá trong thời gian qua.
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cũng như quá trình thu thập thông tin tại
phòng thống kê Viện Kiểm sát tỉnh, có thể thấy một thực trạng đáng lo ngại về
người chưa thành niên phạm tội xảy ra trên địa bàn Thanh Hoá tính từ tháng
1/2003 đến tháng 12/2006. Trên địa bàn Thanh Hoá đã xảy ra trên 140 vụ
phạm tội do người chưa thành niên thực hiện tham gia ( thuộc thẩm quyền xử
lý cấp tỉnh)
Trong tổng số 140 vụ phạm tội xảy ra thì chủ yếu tập trung vào một số
loại tội như: Cướp tài sản (60 vụ) tội cố ý gây thương tích (10 vụ), tội hiếp

dâm (7 vụ), tội vi phạm quy định điều khiển giao thông đường bộ (4 vụ) tội
phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng an ninh quốc gia (3 vụ), tội mua
bán trái phép chất ma tuý (5 vụ), tội trộm cắp tài sản (14 vụ)...
8
Trong tổng số trên 140 vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện từ
tháng 1/2003 đến tháng 12/ 2006 thì tổng số vụ án đã xét xử là 105 vụ.
Với những số liệu thống kê trên, rõ ràng Thanh Hoá đang đứng trước một
thực trạng đáng lo ngại về tình hình người chưa thành niên phạm tội, những
vụ phạm tội này đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây nên sự lo ngại cũng như
sự bất bình trong nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên cũng như đưa ra
những biện pháp đấu tranh, phòng chống hữu hiệu nhất, chúng ta cần tìm hiểu
nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình hình trên.
9
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI - ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI.
3.1. Kết quả xử lý thông tin:
Theo thống kê sổ thụ lý và sổ theo dõi kết quả xét xử cũng như công tác
thống kê tại phòng thống kê Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trong 4 năm trở lại
đây ( từ 1/2003 đến 12/2006) tổng số vụ án do người chưa thành niên thực hiện
tham gia bị khởi tố là trên 140 vụ. Tổng số này từ năm 2003 đến 2006 là khác
nhau trong từng năm.
Năm 2003 là 29 vụ,
Năm 2004 là 35 vụ;
Năm 2005 là 37 vụ;
Năm 2006 là 41 vụ.
Khi xem xét về nhân thân, điều kiện hoàn cảnh, gia đình các em trong 140
vụ án cho thấy 39 bị can đang là học sinh có độ tuổi từ 15 đến 17, 10 bị can do
mâu thuẫn gia đình bỏ đi lang thang; 20 bị can do gia đình vì điều kiện hoàn
cảnh kinh tế phải bỏ học đi làm thêm để nuôi gia đình và bản thân.

Khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án do người chưa thành niên thực hiện
cho thấy độ tuổi người chưa thành niên phạm tội, mức độ phạm pháp là khác
nhau, bên cạnh đó trình độ văn hoá của các em cũng khác nhau. Có thể dẫn
chứng ví dụ điển hình trong bảng thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người
chưa thành niên phạm tội từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006 để khẳng định
cho sự nhận định trên.
10

×