Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.71 KB, 7 trang )

Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ
trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu

Lê Toàn Thắng

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Hải
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Trình bày tổng quan về nhãn hiệu, thông tin KH&CN, mối
liên hệ giữa thông tin KH&CN và nhãn hiệu, quản lý và bảo hộ nhãn hiệu.
Chương 2: Thực trạng việc khai thác thông tin KH&CN trong việc xác lập và thực
thi quyền đối với nhãn hiệu. Chứng minh thông tin KH&CN có vai trò quan trọng
trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu. Chương 3: Nâng cao hiệu quả khai thác
thông tin KH&CN trong việc xác lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu.

Keywords: Thông tin khoa học công nghệ; Nhãn hiệu; Bảo hộ nhãn hiệu

Content
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với việc phát triển của đầu tư và thương mại ở Việt Nam, việc xây dựng và
phát triển nhãn hiệu, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu giữ một vai trò vô cùng quan
trọng, đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư đặc biệt của mọi doanh nghiệp.
Vấn đề thông tin KH&CN, đặc biệt là thông tin SHCN với việc quản lý và bảo hộ
nhãn hiệu được chú ý nhiều từ những năm 1980, khi mà số đơn đăng ký nhãn hiệu đang
có xu hướng tăng dần lên nên vấn đề thẩm định đơn cần kịp thời và chính xác càng ngày
càng được ưu tiên quan tâm và cũng là khi tình trạng xâm phạm quyền SHTT đặc biệt là
nhãn hiệu đang ngày trở nên báo động. Bởi vậy thông tin KH&CN cho việc quản lý và
bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề bức thiết cần giải quyết.
Với mong muốn nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của


cả hệ thống nhằm chủ động đáp ứng nhanh chóng, chính xác các nhu cầu thông tin của
mọi giới dùng tin, đồng thời góp phần hạn chế những thiếu sót, những lỗi đáng tiếc hay
hạn chế những tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu cần khai thác vai trò của thông tin
KH&CN trong giai đoạn thẩm định đơn cũng như việc thực thi quyền đối với nhãn hiệu.
Do vậy tôi chọn “Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo
hộ nhãn hiệu” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên bình diện quốc tế, việc ban hành các Công ước và Hiệp ước liên quan đến
SHCN có thể kể đến: Công ước Paris về bảo hộ SHCN 1883, tiếp đến là Hiệp ước Hợp
tác về sáng chế - PCT, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá, Thỏa ước Madrid và Nghị
định thư về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, gần đây nhất là Hiệp định về các Khía
cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPS) chứa các
điều khoản về chuẩn mực liên quan đến sự sẵn sàng, phạm vi, việc sử dụng quyền sở hữu
trí tuệ, mua bán và duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục liên quan, và các
thoả thuận chuyển tiếp và thể chế.
Một số các nghiên cứu của các học giả nước ngoài có liên quan đến thông tin
KH&CN trong lĩnh vực SHCN, ví dụ tác giả Shinichiro Suzuki thuộc Viện Sáng chế và
Sáng kiến đã có nghiên cứu qua tác phẩm Mục đích sử dụng biểu đồ sáng chế - Vai trò
của thông tin sáng chế trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo. Tác giả Shahid Alikhan
với tác phẩm Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát
triển, NXB Bản đồ phát hành năm 2007. Tổ chức European Patent Office đã phát hành
tác phẩm Patent information products and services 2008 bàn về thông tin sáng chế.
Tại Việt Nam, thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN cũng được một số học giả
quan tâm, có thể điểm một số công trình, đó là Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Trung tâm
thông tin thuộc Cục Sở hữu trí tuệ với bài nghiên cứu Khai thác và ứng dụng thông tin
sáng chế.
Các Hội thảo khoa học có liên quan đến thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN,
có thể kể đến Hội thảo về “Thông tin sáng chế và hiệp ước hợp tác bằng sáng chế
(PCT)” do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học
Bách khoa Hà nội phối hợp tổ chức năm 2003.

Ngày 2 tháng 2 năm 2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất Dự án "Ứng dụng thông
tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam". Lần đầu tiên, thư viện điện tử về sở hữu công nghiệp
(IPLib) đã được giới thiệu. Thư viện này bao gồm tất cả các đơn sở hữu công nghiệp
được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 1982 đến nay đã được công bố trên Công báo Sở
hữu công nghiệp (vào khoảng 130.000 đơn các loại và hơn 90.000 văn bằng bảo hộ) và
theo dự kiến được cập nhật thường xuyên. Thư viện điện tử IPLib này là nguồn thông tin
pháp lý đầy đủ nhất và là nguồn thông tin khoa học công nghệ có giá trị về tình trạng bảo
hộ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2009 Cục SHTT phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tổ chức
Hội thảo Phát triển và ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong khuôn khổ
Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản. Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật
Bản do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, đã được triển khai tại SHTT từ 01/01/2005, và sẽ kết
thúc vào 31/03/2009. Trong hơn bốn năm qua, Dự án đã phát triển và đưa vào ứng dụng
Hệ thống thông tin SHTT tại Việt Nam, bao gồm hệ thống máy tính cùng các phần mềm
ứng dụng như Hệ thống tra cứu thông tin dùng cho thẩm định đơn sở hữu công nghiệp,
Hệ thống thư viện điện tử để cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã công bố cho công
chúng, Hệ thống nộp và nhận đơn sở hữu công nghiệp điện tử.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN Vai trò của thông tin khoa học và
công nghệ đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội của
học viên Nguyễn Thị Hương đã đề cập đến vai trò của thông tin KH&CN đối với việc
bảo hộ quyền SHCN trên địa bàn TP Hà Nội, Luận văn này đã phân tích các tác động tích
cực và chưa tích cực của thông tin KH&CN đến đối tượng khảo sát là bảo hộ và thực thi
quyền đối với các đối tượng nói chung của quyền SHCN, Luận văn cũng đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường vai trò của thông tin KH&CN đối với quyền SHCN nói chung. Do
đối tượng khảo sát của Luận văn này khá rộng, nên các giải pháp mà Luận văn đề ra chưa
có tác dụng chuyên sâu đối với từng đối tượng có tính đặc thù riêng của quyền SHCN.
Tại Cục SHTT đã có một số nghiên cứu về vai trò của thông tin sáng chế trong
việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo; thông tin SHCN đối với hoạt động nghiên cứu - triển
khai hoặc có một số bài viết trên các Tạp chí về thông tin SHTT… nhưng mới chỉ đề cập

đến việc khai thác nguồn dữ liệu, phục vụ tra cứu thông tin hoặc là các mẫu hướng dẫn
đơn giản phục vụ cho người nộp đơn yêu cầu đăng ký mà chưa có nghiên cứu nào đến vai
trò hay việc ứng dụng thông tin KH&CN trong giai đoạn thẩm định đơn cũng như trong
thực thi việc bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào đề
cập đến vai trò của thông tin KH&CN đối với việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh thông tin KH&CN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo hộ
nhãn hiệu.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu vai trò của thông tin KH&CN trong giai đoạn thẩm định hình thức
và thẩm định nội dung để cấp GCNĐKNH.
- Nghiên cứu vai trò của thông tin KH&CN trong giai đoạn thực thi việc bảo hộ
nhãn hiệu.
- Luận văn sử dụng các số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn
2003-2008
5. Đối tượng khảo sát
- Các chuyên gia, thẩm định viên.
- Khảo sát 20 doanh nghiệp (lớn, nhỏ và vừa) thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các cán bộ, chuyên gia tại cơ quan Thanh tra KH&CN.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thông tin KH&CN có vai trò gì trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau đây:
- Thông tin KH&CN là yếu tố không thể thiếu đối với cơ quan có trách nhiệm cấp
GCNĐKNH thẩm định hình thức và thẩm định nội dung để quyết định bảo hộ hay từ chối
bảo hộ nhãn hiệu (nhất là các nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài);
- Thông tin KH&CN có liên quan đến nhãn hiệu là yếu tố quan trọng đối với các
doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường;

- Thông tin KH&CN là yếu tố bắt buộc phải có đối với các cơ quan thực thi quyền
đối với nhãn hiệu trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN.
8. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Ngoài việc nghiên cứu các tài liệu sẵn có từ
nguồn các văn bản Pháp luật liên quan đến đề tài như Luật SHTT 2005, các nghị định,
thông tư, tạp chí và báo cáo chuyên ngành để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu; đề tài đã phân tích, tổng hợp các thông tin qua một số nguồn
tài liệu: sách tham khảo, tạp chí ngoài ngành, số liệu thống kê, thông tin đại chúng: báo
chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, bài viết trên các trang Web để phản ánh thực trạng
vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn cuộc sống.
Thu thập, thống kê số liệu sẵn có: tận dụng các loại số liệu có sẵn, tồn tại trong
lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT, số liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa (thông tin định lượng)
2) Phương pháp thực nghiệm:
- Thu thập các thông tin định tính thông qua các phương pháp phỏng vấn sâu để
thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học, hoạch
định chính sách: tham khảo ý kiến của chuyên gia nhãn hiệu về một số giải pháp đưa ra
nhằm đóng góp thông tin KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát
triển nhãn hiệu.
- Thu thập các thông tin định lượng qua kháo sát 20 doanh nghiệp (lớn, nhỏ và
vừa) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích số liệu: Sắp xếp, tổ chức những số liệu này để có thể thấy được diễn
biến của tập hợp số liệu nhằm đánh giá thực trạng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Việc khó khăn của bảo hộ nhãn hiệu cũng như sự vi phạm quyền SHCN
3) Phương pháp logic - lịch sử: thu thập thông tin về các chuỗi sự việc trong quá
khứ, sắp xếp các sự việc theo diễn biến, quan hệ nhân quả giữa các sự việc để nhận biết
được logic của quá trình phát triển sự việc.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm 3 Chương (không kể phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Danh
mục tài liệu tham khảo):

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc khai thác thông tin KH&CN trong việc xác lập và thực
thi quyền đối với nhãn hiệu
Chương 3: Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin KH&CN trong việc xác lập và
thực thi quyền đối với nhãn hiệu
References

1. Phạm Phi Anh (2004), Chính sách thông tin SHCN tại Vệêt Nam, Cục SHTT.
2. Michael Blakeney (2006), Intellectual Property, Queen Mary Intellectual Property
Research Institute, University of London.
3. Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, bản dịch do Cục SHTT phát hành, 2009
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày
17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
KH&CN.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày
31/08/2004 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin KH&CN
6. Phạm Đình Chướng, Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam trên đường hội nhập.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 518 (2002)
7. Phạm Đình Chướng (2003), Bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ số 524 (2003)
8. Cục SHTT (2007), Báo cáo Dự án “Ứng dụng thông tin SHTT tại Việt Nam”
tháng 1 năm 2007.
9. Cục SHTT (2009) Báo cáo hoạt động SHTT năm 2009
10. Cục SHTT, JPO (2008), Tài liệu “Hội thảo về quyền SHTT trong các trường đại
học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ” do cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO), Cục
SHTT thực hiện ngày 19/11/2008.
11. Cục SHTT, USPTO (2010), Tài liệu “Chương trình đào tạo về thẩm định nhãn
hiệu” do cơ quan sáng chế nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Cục SHTT (23-24/09/2010).
12. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá Nghiên cứu khoa học, Nhà Xuất bản Khoa học và
kỹ thuật.

13. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà Xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
14. Nguyễn Thanh Hồng (2003), Thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Cục SHCN
15. Nguyễn Thị Hương (2009), Vai trò của thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ
SHCN, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
16. Nguyễn Văn Khanh (2003), Thông tin khoa học và công nghệ: hiện trạng và
trọng tâm phát triển, theo Website

17. Trần Việt Hùng (2006), Chuyên đề:Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu trong
nền kinh tế thị trường và trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế quốc tế.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Khoa học và Công nghệ 2000
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật SHTT 2005, sửa đổi 2009
20. Trường Nghiệp vụ Quản lý: Tập bài giảng tổ chức khoa học và công nghệ, Hà
Nội, 2005.
21. Website
22. Website
23. Website

×