Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

giáo trình mô đun công tác thủy thủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 106 trang )




0

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CÔNG TÁC THUỶ THỦ
Mã số: MĐ 01
NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
BẰNG LƢỚI KÉO

Trình độ: Sơ cấp nghề






Hà Nội, năm 2012







TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 01






LỜI GIỚI THIỆU

Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá xa bờ rất phát triển một trong những
nghề đó là nghề đánh bắt hải sản xa bờ bằng lƣới kéo.
Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tƣớng Chính phủ”. Chƣơng trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản
xa bờ bằng lưới kéo”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản
thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc
biên soạn. Chƣơng trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có
của nghề thành 5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ
phiếu phân tích công việc.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề,
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại

các địa phƣơng. Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Thực hiện công tác thuỷ thủ
2) Giáo trình mô đun Sửa chữa vàng lƣới kéo
3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo đơn
4) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lƣới kéo đôi
5) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản
Giáo trình mô đun Thực hiện công tác thuỷ thủ. Nội dung đƣợc phân bổ
giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 6 bài:
Bài 1: Buộc tàu
Bài 2: Lái tàu
Bài 3: Thực hiện công tác thả, thu neo
Bài 4: Thực hiện công tác chữa cháy, cứu thủng, vớt ngƣời rơi xuống biển
Bài 5: Bảo quản tàu
Bài 6: Vệ sinh tàu
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục
dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của
Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải
phòng, Viện nghiên cứu Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng
thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các
thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin đƣợc
gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng
cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều
ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.






Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là
tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản xa
bờ bằng lưới kéo”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hƣớng dẫn
giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo
viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá
trình dạy học.
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm
và các tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:

1. Đỗ Ngọc Thắng ( Chủ biên)
2. Phạm Văn Khoát
3. Đỗ Văn Nhuận
4. Trần Ngọc Sơn
5. Lê Trung Kiên







MỤC LỤC

MÔ ĐUN CÔNG TÁC THUỶ THỦ 7
Bài 1. Buộc tàu 10

1. Các loại dây, cách sử dụng, bảo quản 11
1.1. Giới thiệu chung 11
2. Các mối nút dây, đấu dây 13
2.1. Các mối nút đơn giản 13
2.2. Các mối nút dùng để nối dây 14
2.3. Nút ghế, nút thuỷ thủ trƣởng 15
2.4. Các nút buộc móc 16
2.5. Nút khoá chụm đầu 17
2.6. Các nút cứu sinh 17
2.7.Tết quả ném 18
3. Buộc tàu và an toàn buộc tàu 19
3.1. Khái niệm về buộc tàu 19
3.2. Tên gọi, vị trí và tác dụng của dây buộc tàu 21
3.3. An toàn khi buộc tàu vào cầu 23
3.4. An toàn khi rời cầu 26
- Phƣơng pháp làm dây khi tàu cập và ra cầu. 27
Bài 2. Lái tàu 28
1.Giới thiệu về hệ thống lái tàu 28
1.1.Bánh lái 28
1.2. Máy lái 28
1.3.Hệ thống truyền động lái 30
1.4. Hệ thống chỉ báo trong hệ thống lái 30
2.Các hệ thống, thiết bị khác có liên quan tới việc điều khiển con tàu 30
2.1. La bàn 30
2.2. Tay chuông truyền lệnh 32
2.3. Hệ thống chỉ báo trên tàu 33
3. Kỹ thuật lái tàu 35
3.1. Lái theo la bàn 35
3.2. Lái theo khẩu lệnh 36
3.3. Lái theo mục tiêu, chập tiêu 37

Bài 3: Thực hiện công tác thả, thu neo 40
1.Giới thiệu về hệ thống neo tàu 40
1.1. Tác dụng của hệ thống neo 40
1.2. Yêu cầu của hệ thống neo. 40
1.3. Hệ thống neo 41
1.4. Tời neo 44
2. Kỹ thuật thả neo 44
2.1. Công tác chuẩn bị 45





3.1. Công tác chuẩn bị 46
3.2. Công tác thu neo 46
4. Bảo quản, bảo dƣỡng hệ thống neo. 47
Bài 4. Thực hiện công tác cứu hoả, cứu thủng 49
và vớt ngƣời rơi xuốngbiển 49
1.Công tác chữa cháy 49
1.1.Khái niệm, phân loại 49
1.2. Các thiết bị, dụng cụ chữa cháy thƣờng sử dụng trên tàu 49
1.3. Công tác phòng cháy trên tàu 54
1.4. Thao tác chữa cháy trên tàu 57
2. Công tác cứu thủng 65
2.1. Nguyên nhân và hậu quả khi tàu bị thủng 65
2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng 65
2.3. Thao tác cứu thủng trên tàu 69
3. Công tác cứu ngƣời rơi xuống biển 69
3.1. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu 70
3.2.Thao tác cứu ngƣời rơi xuống biển trên tàu 72

Bài 5. Bảo quản tàu 77
1.Các loại sơn sử dụng trên tàu biển 77
1.1 Sơn chống rỉ 77
1.2. Sơn chống hà 78
1.3. Sơn lót 78
1.4. Sơn màu 78
1.5. Các loại sơn khác 79
2.Chuẩn bị bề mặt trƣớc khi sơn 79
2.1. Các dụng cụ làm sạch bề mặt 79
2.2. Làm sạch bề mặt trƣớc khi sơn 83
3. Các dụng cụ sơn 84
3.1. Dụng cụ sơn thủ công 84
3.2. Dụng cụ sơn cơ khí 85
4.Trang bị bảo hộ lao động cho thuỷ thủ sơn tàu 87
5. Kỹ thuật sơn tàu 89
5.1. Công tác chuẩn bị 89
4.2. Thao tác sơn tàu 90
Bài 6. Vệ sinh tàu 94
1.Tầm quan trọng của công việc vệ sinh tàu 95
2.1. Máy bơm 95
2.2. Các dụng cụ khác 96
3. Tiến hành vệ sinh tàu 99
3.1. Làm vệ sinh boong chính 99
3.2. Làm vệ sinh thƣợng tầng 100
3.3. Làm vệ sinh ba lát và két nƣớc 101







HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 103
I. Vị trí, tính chất mô đun: 103
II. Mục tiêu mô đun: 103
III. Nội dung chính của mô đun: 103
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 104
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 104
5.1. Bài 1: 105
5.2. Bài 2: 105
5.3. Bài 3: 105
5.4. Bài 4: 105
5.5. Bài 5: 106
5.6. Bài 6: 106
VI. Tài liệu tham khảo 106
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 107
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 108





MÔ ĐUN CÔNG TÁC THUỶ THỦ
Mã số mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun:
- Kiến thức:
+ Nắm đƣợc các loại dây dùng để buộc tàu;
+ Hiểu đƣợc kỹ thuật lái tàu;

+ Hiểu đƣợc neo và kỹ thuật thả, thu neo;
+ Nắm đƣợc công tác chữa cháy, cứu thủng, vớt ngƣời rơi xuống biển;
+ Hiểu đƣợc công tác bảo quản tàu;
+ Nắm đƣợc công tác vệ sinh trên tàu.

- Kỹ năng :
+ Sử dụng đƣợc dây buộc tàu;
+ Lái đƣợc tàu;
+ Thực hiện đƣợc công tác chữa cháy, cứu thủng, vớt ngƣời rơi xuống
biển;
+ Thực hiện đƣợc công tác bảo quản tàu;
+ Thực hiện đƣợc công tác vệ sinh trên tàu.

- Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực, sáng tạo, tuân thủ
theo quy định.











Bài 1. Buộc tàu
Mã bài: MĐ 01 - 01
Mục tiêu:

- Hiểu và sử dụng đƣợc các dây buộc tàu
- Thái độ: Tuân thủ các nguyên tắc, sáng tạo, linh hoạt.
A. Nội dung:
1. Các loại dây, cách sử dụng, bảo quản
1.1. Giới thiệu chung
Dây đƣợc trang bị trên tàu biển với chủng loại phong phú và đa dạng.
Dây sử dung trên tàu biển với rất nhiều chức năng, đảm bảo khai thác con
tàu hiệu quả và an toàn. Vì vậy vai trò của dây trên tàu biển nói chung và
trên tàu đánh cá nói riêng là hết sức to lớn. Tuỳ theo cỡ và chủng loại tàu mà
trên tàu đƣợc trang bị số lƣợng và các loại dây phù hợp nhằm thích ứng với
nhiệm vụ của tàu.
Dây sử dụng trên tàu biển thƣờng đƣợc chia làm các loại sau:

1.2. Dây thực vật
Dây thực vật đƣợc chế tạo từ sợi thiên nhiên và đƣợc sử dụng nhiều
trong ngành hàng hải. Kích cỡ của dây thực vật cũng rất đa dạng loại nhỏ
nhất là chỉ khâu, loại dây trung bìnhcó chu vi từ 25mm đến 100mm, loại dây
cỡ lớn có chu vi từ 150mm đến 350mm. mỗi loại dây đều có đặc điểm riêng
nhƣng đều có các tính chất chung nhƣ:

- Độ bền không cao
- Tính hút ẩm cao dễ bị nấm mốc
- Dễ bị mục nát do ẩm
- Khi ngấm nƣớc độ bền giảm 30%.

Dây thực vật hiện nay không đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ các loại dây
tổng hợp. Trong số các loại dây thực vật, dây Manila ( làm từ sợi của dây
chuối rừng có nhiều ở Phi lippin, loại này thƣờng đƣợc xuất khẩu qua cảng
manila nên đợc gọi là dây Manila) đƣợc sử dụng nhiều nhất làm dây buộc
tàu, ngoài ra còn có dây Sidal (đƣợc làm từ xơ của một loại cây xƣơng rồng

nhiệt đới )dùng làm dây đƣa ngƣời lên cao, dây sợi dừa làm từ sợi vỏ quả
dừa làm dây lai kéo, dây gai, dây sợi bông (cotton ) dùng làm chỉ khâu.






Hình 1.1. Dây Manila
1.3. Dây tổng hợp
Dây tổng hợp đƣợc chế tạo từ các loại sợi tổng hợp nhân tạo.hiện nay
đƣợc sử dụng rất rộng rãi trên tàu. dây tổng hợp có một số đặc điểm ƣu việt
hơn hẳn dây thực vật nhƣ:
- Độ bền chắc cao
- Tính đàn hồi tốt
- Không bị nấm mốc, mục nát
- Phần lớn chịu đƣợc hoá chất.
Tuy nhiên dây tổng hợp cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ:
- Không chịu đƣợc nhiệt độ cao
- Tính trơn trƣợt lớn
- Dễ bị lão hoá dƣới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Dây tổng hợp trên tàu thƣờng có một số loại sau:
- Dây Nilon: là loại dây có tính đàn hồi và chịu lực tốt nhất thƣờng đƣợc
dùng làm dây buộc tàu
- Dây Terylen: là loại dây có nhiệt độ nóng chảy cao, chịu đƣợc axit.
dầu, chất ăn mòn hữu cơ, không bị mục nát.
- Dây Polypropylen: trọng lƣợng nhẹ, tính nổi cao, chốn axit, kiềm,
dầu
- Dây Polythene: nhiệt độ nóng chảy thấp



Hình 1.2. Dây tổng hợp





1.4. Dây kim loại
Dây kim loại (còn gọi là dây cáp) sử dụng trên tàu đƣợc chế tạo từ
những sợi thép giàu Cacbon. sợi thép dùng để chế tạo dây thƣờng có đƣờng
kính từ 0,2 mm đến 5 mm phần lớn đƣợc tráng kẽm hoặc nhôm để chống rỉ.



Hình 1.3. Dây kim loại

Dây kim loại thƣờng có thêm một lõi dây thực vật có tẩm dầu để cho
dây có độ mềm, khi dây hoạt động các tao dây ép lên lõi làm dầu ngấm vào
các tao dây làm cho dây không bị rỉ.




Hình 1.4. Kết cấu dây kim loại


2. Các mối nút dây, đấu dây
2.1. Các mối nút đơn giản
Các mối nút đơn giản bao gồm: nút thút nút , nút số 8







Hình 1.5. Nút thút nút


Hình 1.6. Nút số 8
Tác dụng của các mối nút này là tạo thành các gút dây chặn đầu dây tại
các khe hoăc lỗ nhỏ. Trong nhiều trƣờng hợp khi dây bị sờn hay đứt một số
sợi , sử dụng nút thút nút hoặc nút số 8 tại vị trí đó có thể tránh phải bỏ đi cả
đoạn dây.
2.2. Các mối nút dùng để nối dây
Các mối nút dùng để nối dây bao gồm nhiều nút khác nhau tuỳ trong
trƣờng hợp sử dụng cụ thể:
a. Nút lèo: sử dụng phổ biến bao gồm nút lèo đơn và nút lèo kép. Nút
lèo đƣợc sử dụng để nối hai đầu dây mềm có cỡ tƣơng đƣơng hoặc không
quá chênh lệch.




Hình 1.7. Nút lèo đơn


b. Nút dẹt: là mối nối đƣợc dùng đẻ nối hai đầu dây cùng cỡ, có khả
năng chịu lực tốt








Hình 1.8. Nút dẹt


2.3. Nút ghế, nút thuỷ thủ trƣởng
Các nút ghế và nút thuỷ thủ trƣởng đều có tác dụng chung là tạo thành
các ghế tạm thời để đƣa ngƣời lên cao hoặc ra ngoài mạn tàu làm việc.


Hình 1.9. Nút ghế đơn

Hình 1.10. Nút ghế dây đôi







Hình 1.11. Nút ghế kép


Hình 1.12. Nút thuỷ thủ trƣởng
2.4. Các nút buộc móc

Hình 1.13. Nút móc đơn







Hình 1.14. Nút móc siết
Đƣợc sử dụng để móc dây vào móc cẩu
2.5. Nút khoá chụm đầu
dùng để cố định một đầu dây vào cọc bích, xà, cột…



Hình1.15. Nút khoá chụm đầu
2.6. Các nút cứu sinh
a. Nút cứu sinh : Thực chất là một nút ghế đơn đƣợc tạo thành quanh
bụng của ngƣời làm nút . Khi một ngƣời rơi xuống nƣớc, một dây sẽ đƣợc
ném cho ngƣời đó. Ngƣời bị rơi khi bắt đƣợc dây phải thực hiện nút buộc
này để ngƣời trên tàu kéo lên.

b. Dây cứu sinh





Thực chất là phƣơng pháp tạo nhanh các gút thắt với khoảng cách giữa
các gút tƣơng đối đồng đều trên một đoạn dây. Dây này đƣợc ném cho ngƣời
rơi xuống nƣớc để ngƣời đó bám theo các gút trên dây để di chuyển lại gần
mạn tàu trƣớc khi đƣợc đƣa lên tàu.




Hình 1.16. Nút cứu sinh
2.7.Tết quả ném
Đây là phƣơng pháp tết dây xung quanh một lõi nặng tạo thành một quả
nặng . Quả nặng đƣợc buộc vào đầu dây ném và khi ném lên bờ hoặc
sang tàu khác nó sẽ mang một đầu dây ném.


Hình 1.17. Quả ném








3. Buộc tàu và an toàn buộc tàu
3.1. Khái niệm về buộc tàu
Qúa trình điều động buộc dây điều động buộc dây tàu vào cầu là
một quá trình điều động hết sức phức tạp thƣờng xảy ra va chạm giữa
tàu với cầu cảng, giữa tàu với cầu, giữa tàu với công trình cảng.Vì vậy
thiết bị buộc tàu phải đảm bảo làm việc chắc chắn nhanh chóng và
thông suốt.
Thiết bị buộc tàu phải đảm bảo chắc chắn và giữ cho tàu nằm cố
định, tàu nằm trong cầu cảng trong xuốt quá trình tàu nằm trong cầu.
− Thiết bị buộc tàu có 2 nhiệm vụ chủ yếu sau.
+ Buộc tàu vào cầu phao cầu mạn

+ Dịch chuyển tàu dọc theo cầu cảng khi không sử dụng máy chính
− Thiết bị buộc tàu bao gồm:
+ Dây buộc tàu


+ Máy tời dây





Hình 1.18. Máy tời dây




+ Cọc bích






Hình 1.19. Cọc bích

+ Dây ném
+ Khung quấn dây
+ Đệm va



Hình 1.20. Đệm va








3.2. Tên gọi, vị trí và tác dụng của dây buộc tàu
a. dây buộc tàu
− Trên tàu biển thƣờng sử dụng các loại dây sau làm dây buộc tàu:
+ Dây thực vật

Hình 1.21. Dây thực vật

+ Dây tổng hợp

Hình 1.22. Dây tổng hợp

+ Dây kim loại

Hình 1.23. Dây kim loại


− Dây thực vật đƣợc làm bằng các sợi từ cây chuối rừng, dây đay,
gai, dừa, dứa. Các loại dây này có đặc điểm ngấm nƣớc và tƣơng






đối nặng. Trên các tàu chở hàng rời và tàu chở hàng khô ngƣời ta
thƣờng sử dụng dây tổng hợp làm dây buộc tàu vì loại dây này
tƣơng đối nhẹ và nổi trên mặt nƣớc có sức đàn hồi cao và chịu sức
căng lớn.
− Trên những tàu cỡ trung bình nếu sử dụng dây cáp làm dây buộc
tàu thì thƣờng dùng dây có đƣờng kính từ 19÷32mm. nếu dùng dây
thực vật thì dùng loại dây có chu vi từ 100÷300mm. một dây dọc từ
110÷200m, chiếu dài của một dây chèo 70÷140m.

b. Vị trí và tác dụng của dây buộc tàu
Trên tàu thƣờng dùng các dây sau:
Dây chéo mũi (1); dây ngang mũi (2); Dây dọc mũi (3)
Dây dọc lái (4); dây ngang lái (5); dây chéo lái (6).

Hình 1. 24. Các dây buộc tàu
Trong điều kiện bình thƣờng, mỗi đầu Mũi-Lái chỉ cần mắc dây dọc và
dây chéo là đủ. Ít khi dùng dây ngang, trừ khi nƣớc cạn hay gió thổi từ
cầu ra rất mạnh.







3.3. An toàn khi buộc tàu vào cầu
Tàu đang tiếp cận cầu. Nó cần mắc dây lên bờ ngay. Nếu chậm trễ, tàu có thể
lao lên và va vào tàu phía trƣớc. Nếu không giữ lại, tàu có thể trôi xuống và

chạm vào tàu phía sau.

a. Bố trí nhân lực làm dây
Thuyền viên làm dây ở boong mũi gồm có: Đại phó, Thủy thủ trƣởng và tối
thiểu 2 thủy thủ
Thuyền viên làm dây ở boong lái gồm có : Phó 2 và tối thiểu 2 thủy thủ

b. Chuẩn bị:
- Thuỷ thủ nhận thông báo và ra vị trí làm dây trƣớc khi cập cầu 30 phút
- Thử thông tin liên lạc giữa buồng lái-boong mũi và boong lái tàu
- Cấp điện cho tời mũi và tời lái. Khởi động máy tời
- Chuẩn bị dây ném, đệm va và dây buộc tàu. Phải thả dây ném xuống
nƣớc, kéo cho thẳng dây. Khoanh dây ném thành nhiều vòng nhỏ trƣớc
khi sử dụng
- Ở boong mũi, chọn sẵn một dây để làm dây chéo mũi. Ở boong lái, chọn
sẵn một dây để làm dây chéo lái. Rải dây ra mặt boong theo thuận chiều
kéo của dây
- Nếu mặt bằng rộng rãi, rải thêm một dây dọc mũi và một dây dọc lái
- Nhận phân công điều khiển tời, ném dây, phụ trách từng dây…

c. Đƣa dây lên bờ






Hình 1.25. Kéo dây buộc tàu vào bờ

Hình 1.26. Đƣa dây buộc tàu lên cầu tàu


Mũi và Lái đƣa dây chéo lên bờ trƣớc. Thu ngay phần chùng của dây.
Nhớ là chỉ thu phần chùng.






Hình 1.27. Cô dây buộc tàu đƣa tàu vào gần bờ
Dây đƣa tiếp theo là dây dọc mũi và dây dọc lái
Điều chỉnh vị trí tàu bằng dọc mũi và dây dọc lái
Sau khi ổn định vị trí tàu, mới đƣa thêm các dây khác lên bờ theo yêu cầu

Hình 1.28. Tàu đã đƣợc cố định vào bờ
d. Thông báo cho buồng lái về tình trạng của tàu
- Thuỷ thủ làm dây phải báo liên tục và kịp thời cho buồng lái biết về
trớn tàu và khoảng cách tàu mình tới các chƣớng ngại… Bao gồm:





-Trớn tàu
-Khoảng cách tới tàu phía trƣớc
-Khoảng cách tới tàu phía sau
-Khoảng cách tới cầu
-Mũi hay lái tàu đã thoát khỏi chƣớng ngại chƣa
3.4. An toàn khi rời cầu
a. Chuẩn bị

- Thuỷ thủ nhận thông báo ra vị trí làm dây trƣớc khi tàu rời cầu 30 phút
- Thử thông tin liên lạc giữa Buồng Lái-Boong Mũi và Boong Lái tàu
- Cấp điện cho tời Mũi và tời Lái. Khởi động máy tời
- Sẵn sàng dây ném, đệm va
- Phân công ngƣời điều khiển tời, ngƣời ném dây, ngƣời phụ trách từng
dây…
b. Làm dây
- Mũi-Lái để lại một dây dọc và một dây chéo. Thu các dây còn lại về tàu
- Cởi tiếp dây dọc mũi và lái
- Cởi dây chéo mũi và sau cùng là chéo lái
c. Những sai sót thƣờng gặp:
- Dây để nguyên trong trống, không rải ra mặt boong vì thế không thể
xông dây kịp thời
- Dây ném bị rối do không chuẩn bị trƣớc
- Cùng một lúc đƣa quá nhiều dây lên bờ, gây lúng túng và thiếu an toàn
khi thao tác
- Không thu phần dây chùng kịp thời nên dây bị cuốn vào chân vịt

×