Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.54 KB, 13 trang )

Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực
hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay

Đỗ Thị Ngọc

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thanh Khôi
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Làm rõ những vấn đề nhận thức chung về giáo dục và đào tạo; về bình
đẳng dân tộc. Phân tích mối quan hệ qua lại giữa giáo dục và đào tạo với thực hiện
bình đẳng dân tộc ở nước ta. Phân tích thực trạng vai trò của giáo dục và đào tạo
trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta. Đề ra những giải pháp phát huy
tốt hơn vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở
nước ta hiện nay.
Keywords: Giáo dục; Đào tạo; Bình đẳng dân tộc

Content
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn trong việc tạo ra những con người có tài năng, trí
tuệ, là nguồn lực quyết định đến thịnh suy của một đất nước. Sự lạc hậu và kém phát
triển của một dân tộc, một quốc gia có nguyên nhân trực tiếp từ giáo dục và đào tạo. Đặc
biệt là trong thời đại khoa học và công nghệ hiện nay, khi hàm lượng chất xám chiếm tỷ
lệ ngày càng cao trong các sản phẩm lao động, thì dân tộc nào, quốc gia nào coi trọng
phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài sẽ
tận dụng được cơ hội, điều kiện để vươn lên kịp với đà tiến chung của thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tới
86,2%, còn lại là các dân tộc thiểu số, chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Phần lớn, các
dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các vùng miền núi, nơi có điều kiện sinh sống còn gặp


nhiều khó khăn; đồng thời đây cũng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an
ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, sự thông thương với nước ngoài…, kẻ thù hay
tìm cách lợi dụng để phá hoại cách mạng nước ta ở những nơi này.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng, tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Đến nay, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước vẫn nhất quán với nguyên
tắc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thực tiễn cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh tính đúng đắn và khoa học của chính sách dân tộc ở
nước ta. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện nay, giữa các
dân tộc trong nước còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển trên các lĩnh vực.
Điều này đã tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Vì vậy, cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục thực hiện
tốt hơn chính sách bình đẳng dân tộc ở nước ta.
Xuất phát từ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong
những năm qua, giáo dục và đào tạo nước ta đã có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
thực hiện bình đẳng dân tộc. Giáo dục và đào tạo có vai trò nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cần phải đi trước một bước mới tạo được sự bình
đẳng thật sự về cơ hội phát triển cho các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Có như vậy,
khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc sẽ dần được xoá bỏ, dân tộc
thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, miền núi tiến kịp miền xuôi, bình đẳng dân tộc được thực
hiện trên thực tế. Đến lượt nó, khi bình đẳng dân tộc được thực hiện lại trở thành một trong
những yếu tố tạo động lực phát triển cho giáo dục và đào tạo nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không
có kiến thức thì không thể bình đẳng với các dân tộc khác được. Như vậy, giữa giáo dục
và đào tạo với việc thực hiện bình đẳng dân tộc là có mối quan hệ tác động qua lại, trong
đó, phát triển giáo dục và đào tạo cả nước nói chung, phát triển giáo dục và đào tạo vùng
dân tộc thiểu số nói riêng là cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng dân tộc.
Do đó, tác giả chọn vấn đề: “Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực
hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài, đã có nhều công trình nghiên cứu. Xét theo phạm
vi và đối tượng nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm như sau:
2.1. Nhóm nghiên cứu về giáo dục và đào tạo.
2.1.1. Các văn kiện của Đảng cộng sản và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào
tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu rõ
thực trạng giáo dục và đào tạo; định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và
đào tạo từ nay đến năm 2000; những giải pháp chủ yếu; tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với giáo dục. Về giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, trong Nghị quyết
nêu rõ: “Đối với miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, xoá “điểm trắng” về giáo dục ở ấp,
bản. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú ở cụm xã, các huyện, tạo
nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước
hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý” [19, tr. 35 ].
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
trung ương khoá IX có Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá
VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010. Phần
kiểm điểm, đánh giá, nguyên nhân tập trung vào 5 nội dung lớn: quy mô giáo dục; chất
lượng giáo dục; quản lý giáo dục; phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó
khăn; giải quyết các điều kiện phát triển. Báo cáo đã nêu ra các chỉ tiêu cụ thể đối với các
cấp, bậc học, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục… Liên quan tới giáo dục và đào tạo
vùng dân tộc thiểu số có chính sách ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân
tộc thiểu số. Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc
thiểu số… Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với các vùng này.
- Chính phủ, số: 201/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”, ngày 28/12/2001, đã nêu rõ các
vấn đề: tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay; bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với
giáo dục nước ta trong vài thập kỷ tới; các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục; mục

tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010; các giải pháp phát triển giáo dục; tổ chức thực
hiện chiến lược. Liên quan tới phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, trong
Chiến lược đã nêu rõ: ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở những vùng còn đặc biệt
khó khăn
- Quốc hội, luật số: 38/2005/QH11, Luật Giáo dục (2005) đã khẳng định giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của cả toàn dân. Luật nêu
rõ mục đích, vai trò và căn cứ xây dựng luật, phạm vi điều chỉnh, quy định về tổ chức và
hoạt động giáo dục, những quy định chung về giáo dục… Liên quan tới chính sách ưu
tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số , trong Luật Giáo dục
đã có qui định rõ tại Điều 82, Mục 3, Chương IV về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, có điều kiện kinh tế – xã hội còn đặc
biệt khó khăn; Điều 89, 90 trong Mục 2, Chương V về chính sách đối với người học, chế
độ cử tuyển…
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tập văn bản các chế độ chính sách có liên quan
tới học sinh, sinh viên (lưu hành nội bộ), tổng hợp các Quyết định, Nghị định của Chính
Phủ, các Thông tư liên tịch của các Bộ liên ngành về chế độ chính sách có liên quan đến
học sinh, sinh viên.
- Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005),
Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, nêu tổng luận lịch sử
phát triển giáo dục Việt Nam qua từng thời kỳ: 1945 – 1986; 1986 – 1990; 1990 – 1995;
1995 – 2000; 2000 - 2003; 2003 – 2005. Trong mỗi thời kỳ, các tác giả đưa ra số liệu cụ
thể về số lượng trường, lớp, giáo viên ở từng cấp bậc học.
- GS,TS. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên) (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu
thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, làm rõ một số vấn đề chung của giáo dục Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XXI: tình hình, phương hướng phát triển giáo dục Việt Nam; hệ
thống giáo dục quốc dân: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.
- Tác giả Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoa (Chủ biên) (2008), Giáo dục và đào tạo –
chìa khoá của sự phát triển, Nxb Tài chính, làm rõ về vai trò của giáo dục và đào tạo

trong tư duy và thực tiễn phát triển hiện đại; những thành tựu và yếu kém của hệ thống
giáo dục; nguyên nhân của những yếu kém trong giáo dục và đào tạo; phát huy tác dụng
của giáo dục và đào tạo trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Nhóm nghiên cứu về vấn đề dân tộc (có đề cập đến bình đẳng dân tộc) ở
nước ta.
2.2.1. Các văn kiện của Đảng Cộng sản và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
khẳng định: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược. Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ”
giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX về công tác dân tộc phân tích rõ những thành tựu đã đạt được,
những mặt thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, đưa ra quan
điểm chỉ đạo phát triển nguồn cán bộ trong tình hình hiện nay. Dựa trên những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã
đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với nguyên tắc cơ bản là: “bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ,
đã có sự điều chỉnh về nguyên tắc trong chính sách dân tộc của nước ta phù hợp với đặc
điểm tình hình mới là: các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
34/2006/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án đào tạo bồi dưỡng cán bộ. công chức xã, phường, thị trấn dân tộc thiểu số giai đoạn
2006 -2010 xác định rõ mục tiêu: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã người
dân tộc thiểu số, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm
chất và năng lực, đảm bảo về tiêu chuẩn, cơ cấu dân tộc, trình độ…thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.
- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số

07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II ).
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc (có liên quan đến bình đẳng dân
tộc) ở nước ta.
- GS.TS Trịnh Quốc Tuấn (Chủ biên) (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện
nay - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày nội
dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc,
phản ánh thực trạng tình hình các dân tộc ở nước ta, sự phát triển không đồng đều, tình
trạng chênh lệch lớn trên nhiều lĩnh vực giữa các dân tộc, nguyên nhân của sự chênh
lệch, các giải pháp khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc.
- GS.TS Phan Hữu Dật (Chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
liên quan đến quan hệ dân tộc hiện nay (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học KX 04 - 05 thuộc chương trình khoa học và
công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 1996 – 2000. Nội dung chương I của đề tài trình bày:
khái niệm dân tộc, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
Trong chương III của đề tài bàn đến chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và
quan hệ dân tộc ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương với chuyên đề Vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chuyên
đề phân tích tình hình, đặc điểm mối quan hệ giữa các dân tộc, tộc người trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
xây dựng chính sách dân tộc của Đảng, nội dung và những phương hướng, giải pháp
nhằm thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc.
- Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ Khoa học và Công nghệ (2006),
Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu giải pháp đảm bảo bình đẳng và tăng cường
hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đa dân tộc ở miền
núi”, chủ nhiệm đề tài GS,TS. Hoàng Chí Bảo. Đề tài đưa ra giải pháp: đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ hệ thống các
trường DTNT, các trường đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng.

- Tô Văn Vỹ (2009), Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số cơ sở quan trọng để
thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, Tạp chí Mặt trận Tổ quốc số 59. Trong bài viết,
tác giả đã nêu khái quát những thành tựu và hạn chế của giáo dục và đào tạo vùng dân
tộc thiểu số, tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế, từ đó nêu ra những vấn đề
cần quan tâm trong sự nghiệp giáo dục của vùng. Bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa
phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số với việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu trên đây đều trực tiếp (hay gián tiếp) có liên quan đến
giáo dục và đào tạo, bình đẳng dân tộc và mối quan hệ giữa hai vấn đến này ở nước ta,
song vẫn còn thiếu những công trình lý luận phân tích một cách toàn diện, có hệ thống
mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo với việc thực hiện bình đẳng dân tộc theo góc độ
duy vật biện chứng để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm phát huy tốt vai trò của
giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận về giáo dục và đào tạo, về bình đẳng dân tộc và mối quan hệ giữa
hai vấn đề này, luận văn phân tích vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện
bình đẳng dân tộc, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò quan
trọng này của giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề nhận thức chung về giáo dục và đào tạo; về bình đẳng
dân tộc .
- Phân tích mối quan hệ qua lại giữa giáo dục và đào tạo với thực hiện bình đẳng
dân tộc ở nước ta.
- Phân tích thực trạng vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện bình
đẳng dân tộc ở nước ta.
- Đề ra những giải pháp phát huy tốt hơn vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc
thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về vai trò của giáo dục và đào tạo với việc thực thực hiện bình đẳng dân

tộc ở nước ta từ khi có Văn kiện chuyên đề của Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII (1997) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua ở nước ta có liên
quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã đứng vững trên cơ sở phương
pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời vận dụng đồng bộ các phương
pháp chuyên ngành và phương pháp liên ngành:
- Phương pháp lôgíc - lịch sử.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, hệ thống hoá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về những vấn đề liên quan đến đề tài.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 4 tiết.
Chương 1: Nhận thức chung về giáo dục và đào tạo, về bình đẳng dân tộc và mối
quan hệ giữa hai vấn đề này ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo trong
việc thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay.

References
1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách bình
đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chế
độ cử tuyển 1900 – 2005, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tập văn bản các chế độ chính sách có liên
quan tới học sinh, sinh viên, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2003 –
2004, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2006 –
2007, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2007 –
2008, Hà Nội.
11. Bộ Quốc phòng (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo, đại đoàn
kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
12. Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số Việt Nam trong
công cuộc đổi mới, Luận án TS Triết học, Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
13. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên) – Đỗ Thị Bích Loan – Vũ Trọng Rỹ (2007),
Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Châu và nhóm nghiên cứu (2009), Một số vấn đề lí luận và thực

tiễn về hệ thống giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục, (44), tr 6 – 11.
15. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo
dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách có liên quan
tới mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi
phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phan Bá Đạt (2005), Luật Giáo dục và các quy định pháp luật mới nhất đối với
ngành giáo dục và đào tạo, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
23. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Văn Đồng (1999), Về giáo dục – đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Hiệp (2003), Những thách thức cần vượt qua để miền núi phát triển, Tạp
chí Cộng sản, (2), tr 34 – 37.
27. Đỗ Thanh Hà (2004), Bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trong
giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản, (8), tr 49 – 52.
28. Nguyễn Hữu Hải (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tạp chí
Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, (5), tr 9 - 11.
29. Trương Mỹ Hoa (2003), Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng

phát triển giữa các dân tộc, Tạp chí Cộng sản, (5), tr 12 – 15
30. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Tập bài giảng lý luận dân
tộc và chính sách dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển
(2005), Giáo dục Việt Nam từ 1945 - 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào
tạo: kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.
37. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.
38. Mác – Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Mác – Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Tráng A Pao (2005), Thực hiện chế độ cử tuyển trong đào tạo cán bộ vùng dân
tộc thiểu số, miền núi, Tạp chí Cộng sản, (6), tr 3 – 6.
41. Nguyễn Quốc Phẩm (1996), Trình độ phát triển không đồng đều giữa các dân
tộc ở nước ta – nguyên nhân và hướng giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Phạm Đình Thái (1996), Nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
43. Lê Phương Thảo (Chủ biên) (2006), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - luận cứ và giải pháp, Nxb
Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
44. Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề dân tộc và phát triển, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
45. Đặng Đình Tiến (Chủ biên) (2006), Cẩm nang chính sách Nhà nước đối với
vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
46. Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên) (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay,
vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội.

48. Từ điển Triết học (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội.
49. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển Bách
Khoa Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
50. Uỷ ban dân tộc (2003), Kỷ yếu diễn đàn phát triển bền vững miền núi Việt
Nam, Nxb Nông Nghiệp.
51. Uỷ ban dân tộc (2002), Miền núi Việt Nam – Thành tựu và phát triển những
năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Uỷ ban dân tộc và miền núi (2001), 55 năm công tác dân tộc và miền núi
(1946 – 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Uỷ ban dân tộc và miền núi (2001), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước
ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Uỷ ban dân tộc và miền núi (2001), Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Phạm Viết Vượng (2003), Giáo dục học, giáo trình dành cho các trường đại
học và cao đẳng sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.


×