Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV AIDS tại Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.02 KB, 31 trang )

Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn

Đặng Hồng Mạnh

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Quyết
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Phân tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn. Chỉ ra những thuận
lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất kiến nghị nhằm nâng
cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các CBO trong hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn.

Keywords: Xã hội học; Dịch vụ xã hội; AIDS; Tổ chức xã hội; Phòng
chống

Content


4

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
4
DANH MỤC BẢNG
5
DANH MỤC BIỂU
6
MỞ ĐẦU
7
1. Lý do chọn đề tài
7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
11
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
11
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
12
5. Phương pháp thu thập thông tin
15
6. Câu hỏi nghiên cứu
19
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
20
1.1. Cơ sở lý luận
20
1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng
21
1.2.1. Lý thuyết vai trò xã hội
21
1.2.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng
24

1.2.3. Áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến vai trò của các tổ chức
xã hội
25


5
1.3. Những khái niệm công cụ
29
1.3.1. Khái niệm tổ chức xã hội
29
1.3.2. Khái niệm cộng đồng
30
1.3.3. Khái niệm CBO
32
1.3.4. Thao tác hóa khái niệm vai trò của các CBO
32
1.3.5. Khái niệm người sống chung với HIV/AIDS/người có H
33
1.3.6. Khái niệm người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS/trẻ OVC
33
1.3.7. Khái niệm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao
33
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và
tổ chức dựa vào cộng đồng
34
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
34
1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
35
1.5. Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội và dịch

HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn
37
1.5.1. Điều kiện địa lý
37
1.5.2. Tình hình kinh tế, xã hội
38
1.5.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan
38
1.5.4. Tình hình HIV/AIDS
39
Chương 2. TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC
KẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
41
2.1. Đặc điểm của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoat động phòng
chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn
 41


6
2.1.1. Cơ sở hình thành
41
2.1.2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động
42
2.1.3. Hình thức, cơ cấu tổ chức
43
2.2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tổ chức dựa vào cộng đồng
46
2.2.1. Các hoạt động chính trong phòng, chống HIV/AIDS
46
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng

62
2.2.3. Tác động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người có H và
người bị ảnh hưởng bởi HIV tại cộng đồng
74
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của các
CBO tại Bắc Kạn
75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
80
1. Kết luận
80
2. Khuyến nghị và giải pháp
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
88












3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
HIV/AIDS hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. HIV/AIDS không chỉ
là một vấn đề mang tính bệnh lý mà đó còn là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. HIV/AIDS đã
và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý học, công tác xã hội, xã hội
học, y học xã hội Ngày 20/11/2012, chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã
công bố “Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2011”. Theo báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ
31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm
HIV (dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu) tử vong
do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh
này là 34 triệu (dao động từ 31,4 triệu – 35,9 triệu)[33]. Theo nhận định của Liên hiệp quốc trong
Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS – tháng 6 năm 2011, HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan, tạo ra
tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự tiến
bộ, phát triển và ổn định xã hội trên toàn thế giới Đại dịch HIV/AIDS hiện vẫn đang là một thảm
họa chưa từng có của loài người. HIV không chỉ gây ra nỗi thống khổ to lớn cho các cá nhân, gia
đình, cộng đồng mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự
và an toàn xã hội của mỗi quốc gia trên khắp hành tinh với hơn 7.000 người nhiễm mới mỗi ngày,
hơn 30 triệu người đã chết do AIDS, hơn 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống và hơn
16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi do AIDS [21, tr.2]. Do vậy phòng, chống HIV/AIDS đã, đang
và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thướng xuyên, đồng thời là lương tâm trách nhiệm của mỗi con
người đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1990 đến nay, số lượng
người nhiễm HIV được báo cáo lại đã tăng nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế đến
tháng 6 năm 2012 tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống là 204.019 người. Trong đó,
tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 58,569 người, tổng số người nhiễm HIV đã tử vong
từ trước đến nay là 61.856 người. [5, tr1]
Mặc dù dịch HIV có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm trước đây, số
người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm HIV
mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn chưa
khống chế được dịch HIV. Số lượng các năm cụ thể như sau: Năm 1990 số người nhiễm HIV là 1

người, năm 2000 số người nhiễm HIV là 8824 người, năm 2001 số người nhiễm HIV là 10.958
người, năm 2002 số người nhiễm HIV là 15.573 người, năm 2003 số người nhiễm HIV là 21.285
người, năm 2004 số người nhiễm HIV là 22.669 người, năm 2005 số người nhiễm HIV là 24.563
người, năm 2006 số người nhiễm HIV là 30387 người, năm 2007 số người nhiễm HIV là 30.846,
năm 2008 số người nhiễm HIV là 20.240, năm 2009 số người nhiễm HIV là 16.086, năm 2010 số
người nhiễm là 14.267, năm 2011 số người nhiễm là 17.780 [5, tr3]. Đây là kết quả của những nỗ


4
lực không mệt mỏi trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của không chỉ ngành y tế mà còn của
rất nhiều các ban ngành, tổ chức xã hội trong đó có các CBO.
Vậy thực trạng của các CBO ra sao? Các CBO đã có những có vai trò và đóng góp như thế
nào trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS? Với mong muốn trả lời được câu hỏi trên cùng với
sự quan tâm về mảng đề tài HIV/AIDS tác giả tiến hành đề tài nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức
dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn”
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của ngành dịch tễ học, công tác
xã hội, y tế công cộng mà nó là mối quan tâm chung của rất nhiều ngành khoa học, trong đó có xã
hội học. Việc vận dụng các kiến thức xã hội vào nghiên cứu, phân tích chủ đề trên sẽ góp phần làm
phong phú thêm lý thuyết của khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về “Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại Bắc Kạn” góp phần đưa ra một bức tranh về thực trạng của các CBO cũng như những
đóng góp của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc
Kạn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản lý có thể
quản lý và hỗ trợ phát huy những mặt tích cực của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại địa phương
góp phần vào sự phát triển của xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào
cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời đề xuất
kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các CBO trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại Bắc Kạn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu sự hình thành, mục đích hoạt động, hình thức, cơ cấu tổ chức, hoạt
động, vai trò và việc thực hiện vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn cũng
như những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tìm hiểu các giải pháp
nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại
Bắc Kạn.
4.2. Khách thể nghiên cứu


5
Tổ chức dựa vào cộng đồng của những người đang sống chung với HIV/AIDS và tổ chức
dựa vào cộng đồng của những người là bạn tình âm tính của người đang sống chung với HIV và
người tiêm chích ma túy tại tỉnh Bắc Kạn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn.
 Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012.
 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:
Vấn đề HIV/AIDS bao hàm rất nhiều khía cạnh như dịch tễ học; dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe cho người có HIV/AIDS; kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS; vấn để
về quyền của người có HIV/AIDS; tác động của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội và con người. Trong luận văn này, tác giả chọn nghiên cứu và phân tích một khía cạnh đó là vai
trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, phống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn.

4.4. Mẫu nghiên cứu
Đề tài lựa chọn 10 tổ chức dựa vào cộng đồng thuộc 05 địa bàn của tỉnh Bắc Kạn gồm Thị
xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể. Tiêu chí lựa chọn
10 tổ chức dựa vào cộng đồng là những tổ chức hiện đang hoạt động tích cực trong phòng, chống
HIV/AIDS tại 05 huyện, thị xã nơi có số người đang sống chung với HIV/AIDS cao nhất tỉnh Bắc
Kạn.
Về cơ bản, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân cụm địa lý - kinh tế - hành
chính kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích tại địa bàn thực hiện nghiên cứu.
Trong số 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn nghiên cứu thì 6 tổ chức dựa vào
cộng đồng có thành phần tham gia sinh hoạt là người sống chung với HIV, 4 tổ chức dựa cộng
đồng thành phần tham gia sinh hoạt là người bạn tình âm tính của người sống chung với HIV và
người tiêm chích ma túy. 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn tại Bắc Kạn được thành lập
từ giai đoạn tháng 7/2007 đến tháng 3/2012.
10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn tại tỉnh Bắc Kạn trong thời điểm nghiên cứu
đang được hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật bởi Trung Tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát
triển (Trung tâm COHED) thuộc Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 – Hợp phần dự án Liên Hiệp Các Hội
Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA).
5. Phương pháp thu thập thông tin
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là: Xác định được tổng quan của vấn đề
nghiên cứu và là căn cứ khoa học bổ sung cho vấn đề nghiên cứu của đề tài “Vài trò của các tổ
chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn”. Trong luận văn
này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để có một cơ sở vững chắc nhằm tiếp cận và
tìm hiểu về tổ chức dựa vào cộng đồng và vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng dưới góc độ


6
nghiên cứu của khoa học xã hội học. Các tài liệu bao gồm: Số liệu thống kê của Bộ y tế về tình
hình HIV/AIDS, báo cáo, kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo hoạt
động của 10 tổ chức dựa vào cộng đồng là nhóm Hy Vọng thị xã Bắc Kạn năm 2011 và 2012; Các

báo cáo nghiên cứu lên quan đến các CBO; Tài liệu và báo cáo từ dự án: “Tiểu dự án thành phần
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) trực thuộc Hợp phần dự án
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) – Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống
HIV/AIDS –” Dự án được triển khai tại 5 tỉnh gồm tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Bình Dương, thành phố
Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2012; Các cuốn sách liên
quan đến xã hội dân sự và tổ chức dựa vào cộng đồng đã được xuất; Các tài liệu tại các hội nghị,
hội thảo; Các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được ban hành liên quan đến các tổ chức xã
hội dân sự và lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu chủ yếu nhằm tìm hiểu vai trò và việc thực hiện
vai trò của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Đối tượng phỏng vấn sâu: Gồm 17 người đại diện cho các CBO, đại diện cơ quan quản lý
chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS, cơ quan chính quyền địa phương, người được hưởng lợi
từ các CBO bao gồm người người nhiễm và bị ảnh hưởng bơi HIV/AIDS.
5.3. Phương pháp phát phiếu khảo sát thông tin về tổ chức
10 phiếu khảo sát thông tin về tổ chức đã được gửi cho lãnh đạo của 10 CBO tại 5 huyện
của tỉnh Bắc Kạn nhằm tìm hiểu về vai trò của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại địa phương nói riêng cũng như của tỉnh Bắc Kạn nói chung.
5.4. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động, cơ cấu, tổ chức của các tổ chức dựa vào cộng đồng và những tác động của
các hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng
đồng.
5.5. Phương pháp tiếp cận cùng tham gia
Tác giả của đề tài nghiên cứu đã tham gia trong các hoạt động liên quan của các tổ chức
dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn. Sự tham gia của tác
giả đề tài tùy thuộc vào các cấp độ khác nhau như hỗ trợ thành lập hoặc hoàn thiện cơ cấu ban điều
hành của tổ chức. Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động tiếp cận mở rộng thành viên tham gia
sinh hoạt trong tổ chức đồng thời hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực hiện cung cấp các dịch vụ về dự
phòng HIV và cung cấp các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người có HIV và trẻ OVC.
6. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Hoạt động chính của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS là gì? Các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Bắc Kạn đã có những đóng góp như thế nào
vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn?


7
Câu hỏi 2: Những khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng thường gặp phải là gì? Nguyên
nhân của những khó khăn đó và phương hướng để giải quyết những khó khăn đó như thế nào?

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài
1.1.1. Lý thuyết vai trò xã hội
1.1.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng
1.1.3 Áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến vai trò của các tổ chức xã hội
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm tổ chức xã hội
1.2.2. Khái niệm cộng đồng
1.2.3. Khái niệm tổ chức dựa vào cộng đồng
1.2.4. Thao tác hóa khái niệm vai trò của các CBO
1.2.5. Khái niệm NCH hoặc người sống chung với H:
1.2.6. Khái niệm người bị ảnh hưởng bởi HIV:
1.2.7. Khái niệm người có hành vi nguy lây nhiễm HIV cao:
1.3. Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội và dịch HIV/AIDS tại tỉnh
Bắc Kạn
1.3.1. Điều kiện địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao được tái lập từ 01/1/1997 trên cơ sở tách từ 04 huyện, thị
xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng.
Là tỉnh nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc - Bắc Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp các
huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định,
Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá tỉnh Thái

Nguyên; phía Tây giáp 3 huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh gồm 8 huyện, thị xã với 122 xã phường, thị trấn, với diện tích 4868,42 km
2
, dân số
305.759 người, gồm 7 dân tộc anh em Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông trong đó dân tộc thiểu
số chiếm trên 80%. Cụ thể Tày (chiếm 60%), Kinh (19,3%), Nùng (7,4%), Dao (9,5%), Hoa,
H’Mông và Sán chay (chiếm 3,4%).
1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Sau khi tái lập tỉnh, được sự quan tâm của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành
trung ương, đồng thời với sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của tỉnh, từ năm 1997 đến nay Bắc Kạn đã có
nhiều cố gắng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục mọi khó khăn và đạt
được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng
nhanh, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt từ 9-10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Lĩnh vực văn


8
hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo. Thu kinh phí hàng năm của tỉnh đạt trung bình 100-110 tỷ đồng.
1.3.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan
Tình hình sử dụng ma túy tại tỉnh: Tính đến 31/5/2011, số người sử dụng ma tuý có hồ sơ
quản lý là 1130. Đặc điểm của người SDMT: (Nguồn: Số liệu điều tra RAR - 6/2009) Tỷ lệ chích
chiếm 97 %, tỷ lệ hít: 3 %; tỷ lệ hút, nuốt bằng 0. Người sử dụng ma tuý tại Bắc Kạn chủ yếu là
nam giới và sử dụng ma tuý khi còn trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 83.5%. Đa số người SDMT tại Bắc
Kạn đều đã học qua các cấp học, chỉ có 1% đối tượng sử dụng ma tuý là mù chữ, còn lại đều có
trình độ từ tiểu học trở lên, trong đó THCS cao nhất (46%) và 1% có trình độ cao đẳng, đại học.
Tình hình mại dâm: Số người hoạt động mại dâm trong toàn tỉnh ước tính là 200 người tuy
nhiên con số được quản lý là 10 người. (Số liệu tính đến hết ngày 31/10/2010- nguồn số liệu phòng
PCTN-Sở LĐ-TB và XH) [32, tr1, 2].
1.3.4. Tình hình HIV/AIDS

Tính đến 20/12/2012 tổng số người nhiễm HIV được phát hiện là 2203 người, số người
nhiễm HIV còn sống là 1481 người. Tổng số bệnh nhân AIDS lũy tích là 909 trong đó số bệnh
nhân AIDS còn sống là 391. Theo đánh giá của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Bắc Kạn vẫn
là một trong 10 tỉnh có số người nhiễm HIV trên 100.000 dân, cao nhất cả nước. Toàn tỉnh đã có
108/122 xã, phường, thị trấn: 8/8 huyện thị xã phát hiện có người nhiễm HIV. Sô người nhiễm
HIV/AIDS cao chủ yếu tập trung tại các huyện có tệ nạn ma túy phức tạp như: Thị xã Bắc Kạn,
huyện Chợ Mới, Bạch Thông. Dịch có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng và ở những vùng sâu xa;
Dịch HIV/AIDS vẫn xảy ra chủ yếu trong các nhóm có hành vi nguy cơ, lây truyền chủ yếu là qua
đường máu chiếm 62,48% (tiêm chích ma túy chiếm 50,63%) qua đường tình dục chiếm 5,8% và
mẹ truyền sang con là 1,07%. Tỷ lệ nhiễm ở nam vẫn chiếm tỷ lệ cao 88,21%; nữ là 11,79%. Lứa
tuổi nhiễm HIV/AIDS tập trung ở độ tuổi từ 20-39 chiếm 80,28 [28, tr 1].

Chương 2. TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC KẠN VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
2.1. Đặc điểm của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Cơ sở hình thành
Các CBO được thành lập trên cơ sở nguyện vọng của các thành viên trong nhóm và bối cảnh
chung của chương trình phòng, chống HIV cũng như chương trình hành động về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đến năm 2012 tại tỉnh Bắc Kạn. Cùng với các chương trình can
thiệp và dự phòng HIV của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại địa bàn tỉnh Bắc
Kạn. Thành phần tham gia trong các CBO là những người đang sống chung với HIV/AIDS, người
sử dụng ma túy, người bạn tình âm tính của những NCH và người tiêm chích ma túy hoặc những


9
người thân trong gia đình của người sống chung với HIV đang sinh sống tại địa bàn nhất định như
phường, xã hoặc trong cùng huyện.
Thời gian thành lập của các CBO tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn vào các thời gian khác nhau. CBO
được thành lập sớm nhất và có thời gian hoạt động lâu dài nhất tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn là nhóm tự
lực Hy Vọng Thị xã Bắc Kạn được hình thành từ tháng 7/2007. Từ một nhóm tự lực Hy Vọng hoạt

động tại thị xã Bắc Kạn đến tháng 3 năm 2012 đã có 21 các nhóm tự lực hoạt động trên trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn và một mạng lưới liên kết giữa các nhóm tự lực tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. CBO được
thành lập mới nhất tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn là nhóm Hy Vọng huyện Ba Bể được thành lập từ
tháng 3 năm 2012.
Trong quá trình hình thành và hoạt động các CBO trên địa bàn Bắc Kạn đều được hỗ trợ
nguồn ngân sách và kỹ thuật từ các dự án của tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước
nhằm thực hiện các hoạt động để đạt các mục đích mà nhóm đã đề ra.
2.1.2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động
Trước khi thành lập các CBO đều xây dựng mục đích hoạt động của nhóm. Việc xây dựng
mục đích hoạt động và nguyên tắc hoạt động của nhóm được các thành viên đóng góp xây dựng ý
kiến và thống nhất chung trong cả nhóm. Tùy thuộc vào đối tượng người tham gia trong các các
nhóm dựa vào cộng đồng khác nhau mà mỗi một CBO xây dựng mục đích và nguyên tắc hoạt
động khác nhau tuy nhiên có các CBO đều có những mục đích chung là tập hợp những người có
chung cảnh ngộ nhằm chia sẻ, động viên và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau nói lên
tiếng nói của mình, thực hiện các hoạt động nhằm giảm sự phân biệt đối xử đối với người sống
chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, dự phòng và giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng.
Các nguyên tắc hoạt động của CBO là: Tự nguyện, đoàn kết, bình đằng, tôn trọng lẫn nhau,
hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, các thành viên trong nhóm cùng chấp nhận sự khác biệt của
nhau và đặt quyền lợi chung của nhóm lên hàng đầu, không vụ lợi cá nhân, tuyệt đối không lợi
dụng danh nghĩa của nhóm cho các hành vi, vi phạm pháp luật.
Đối với các nhóm tự lực nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các dự án thì mục đích, nguyên tắc
hoạt động, nội quy sinh hoạt của các nhóm tự lực được trình bày rõ ràng, cụ thể và treo tại địa điểm
sinh hoạt của các nhóm tự lực. Các thành viên của nhóm đến tham gia sinh hoạt đều có thể đọc
được. Đối với các nhóm tự lực không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các dự án việc trình bày mục
đích, nguyên tắc hoạt động và nội quy sinh hoạt không được rõ ràng, cụ thể và không được treo tại
địa điểm sinh hoạt của nhóm.
2.1.3. Hình thức, cơ cấu tổ chức
Hình thức hình thành các CBO
Sự hình thành của các CBO tại Bắc Kạn thông qua 2 hình thức chính:
Một là: Các CBO được hình thành dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ chính quyền, các

ban ngành tại địa phương hoặc do các dự án hỗ trợ phát triển thành lập lên.


10
Hai là: Các CBO được hình thành do chính thành viên là những người có H, người có hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao như người sử dụng ma túy, người bạn tình âm tính của những người
sống chung với HIV và người tiêm chích ma túy hoặc người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hình
thành lên.
Để được phép hoạt động tại địa phương mỗi CBO khi thành lập đều phải có đơn gửi chính
quyền địa phương nơi đặt địa điểm sinh hoạt của nhóm để xin phép được hoạt động trên địa bàn.
Trong đơn gửi chính quyền địa phương xin phép hoạt động các nhóm phải trình bày mục đích hoạt
động và các thành viên nòng cốt tham gia thành lập nhóm . Khi chính quyền địa phương phê duyệt
đồng ý các nhóm tự lực mới được phép hoạt động.
Cơ cấu tổ chức của các CBO
Mỗi một CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đều có một bộ máy điều hành hoạt
động của tổ chức nhằm đảm bảo các hoạt động của tổ chức hướng đến mục đích đã đề ra. Bộ máy
điều hành hoạt động của tổ chức được gọi là ban điều hành. Điểm chung giữa các CBO được hỗ
trợ kỹ thuật và kinh phí bởi các dự án hoặc ban ngành địa phương và các CBO không được hỗ trợ
kinh phí và kỹ thuật từ các dự án hoặc các ban ngành địa phương đó là các thành viên trong ban
điều hành của tổ chức là những người có kiến thức về HIV và các kiến thức liên quan đến HIV
được các thành viên trong nhóm kính trọng và nể phục. Ban điều hành của CBO được cơ cấu bao
gồm các vị trí sau:
Trưởng nhóm: Là người có uy tín trong cộng động được các thành viên trong nhóm đề cử
làm công việc quản lý, điều hành các hoạt động chung của nhóm, cùng với các thành viên trong
nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, giám sát hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm thực
hiện các hoạt động của nhóm đã đề ra, cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ cho các thành viên trong
nhóm, tổng kết và báo cáo các nguồn thu, chi và các hoạt động của nhóm với các thành viên trong
nhóm.
Phó nhóm: Là người có uy tín trong cộng đồng của nhóm thực hiện công việc hỗ trợ cho
trưởng nhóm quản lý, điều hành các hoạt động của nhóm, hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm

thực hiện các hoạt động của nhóm, cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ cho các thành viên trong
nhóm.
Các thành viên nòng cốt hay còn gọi là tiếp cận viên/Nhân viên chăm sóc: Là những
thành viên tham gia tích cực trong các hoạt động của nhóm, có kiến thức, lòng nhiệt tình được ban
điều hành của nhóm phân công thực hiện các hoạt động tiếp cận, mở rộng thêm các thành viên mới
cho nhóm đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ cụ thể
như sau: Làm việc chặt chẽ với ban điều hành của nhóm để thực hiện các công việc của ban điều
hành giao phó. Thực hiện công việc tiếp cận các khách hàng thuộc nhóm đích theo sự phân công
của nhóm để phổ biến kiến thức liên quan đến HIV/AIDS/STIs và truyền thông hỗ trợ thay đổi
hành vi. Phân phát các vật phẩm cần thiết theo nhu cầu của khách hàng, bao gồm bao cao su, bơm


11
kim tiêm và chất bôi trơn, các tài liệu truyền thông có liên quan cho khách hàng. Giới thiệu và
chuyển gửi khách hàng đến các dịch vụ cần thiết và theo nhu cầu của khách hàng. Phối hợp với các
thành viên trong nhóm, ngoài tiếp cận cá nhân, tổ chức các hoạt động truyền thông nhóm. Tham gia
đầy đủ các buổi họp định kỳ, các cuộc tập huấn, chịu trách nhiệm ghi chép sổ sách và báo cáo kết
quả hoạt động được phân công theo biểu mẫu quy định của dự án. Thực hiện các nhiệm vụ khác
trong phạm vi chức trách theo điều lệ quy định của nhóm. Làm việc đúng với phạm vi địa bàn và
nhiệm vụ được phân công.
Ngoài ra đối với các CBO có nguồn kinh phí được hỗ trợ từ các dự án phát triển còn có thêm
vị trí thư ký, trợ lý cho ban điều hành và tư vấn viên nhằm hỗ trợ cho ban điều hành của tổ chức.
Vị trí thư ký, trợ lý cho ban điều hành thực hiện các hoạt động theo sự điều hành của ban điều hành
của tổ chức như tổng hợp, ghi chép các hoạt động của nhóm, quản lý số liệu của nhóm. Vị trí tư vấn
viên: Là người sẽ giám sát và hỗ trợ trực tiếp cho các thành viên trong ban điều hành của CBO về
kỹ thuật tiếp cận cộng đồng như xác định nhóm đích, tiến hành tư vấn, lập kế hoạch tiếp cận, tư vấn
xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ chức. Tư vấn viên sẽ báo cáo kết quả với ban quản lý của dự
án, ban ngành địa phương về các công việc hỗ trợ cho CBO . Tùy từng địa bàn và sự hỗ trợ của dự
án tư vấn viên có thể là cán bộ Trung tâm y tế xã/phường, quận/huyện hoặc các cán bộ chuyên trách
tại địa bàn. Hoặc tư vấn viên có thể là những người đã từng là thành viên sinh hoạt trong nhóm, thậm

chí là nhóm trưởng của nhóm tiếp cận cộng đồng. Tư vấn viên là người có những tiêu chuẩn như: Có
nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thông thay đổi hành vi và phòng, chống HIV/AIDS, đặc
biệt với nhóm có nguy cơ cao. Có năng lực đánh giá, giám sát và hỗ trợ. Có kỹ năng truyền đạt kiến
thức cho những người khác. Có kỹ năng đào tạo “cầm tay chỉ việc” cho các thành viên nòng cốt
hoặc tiếp cận viên. Tư vấn tại chỗ về kỹ năng tiếp cận và kiến thức về dự phòng HIV, về kỹ năng
tiếp cận cho tiếp cận viên, và phát triển nhóm.
Đối với các CBO không được hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ các dự án hoặc các ban ngành
địa phương thì sự phân công vai trò và trách nhiệm giữa các thành viên trong ban điều hành của
các CBO không thực sự rõ ràng và cụ thể như trong các nhóm tự lực được hỗ trợ kinh phí và kỹ
thuật bởi các dự án hoặc ban ngành địa phương. Cụ thể các thành viên trong nhóm chỉ bầu trưởng
nhóm là người chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan đến ban điều hành. Sự phân công
giữa các thành viên trong nhóm là không rõ ràng và thường mang tính tự phát.
Trình độ học vấn của các thành viên trong ban điều hành CBO
Trình độ học vấn của các thành viên trong ban điều hành của các CBO nhìn chung đều rất
thấp, hầu hết đều chưa học hết phổ thông trung học. 10 CBO trong nghiên cứu chỉ có duy nhất 1
CBO là nhóm Hy Vọng thị xã Bắc Kạn là có 01 thành viên trong ban điều hành nhóm có trình độ
đại học – Tốt nghiệp hệ đại học tại chức.
2.2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của CBO
2.2.1. Các hoạt động chính trong phòng, chống HIV/AIDS


12
 Hoạt động tiếp cận, mở rộng thêm thành viên mới
Ngay từ khi bắt đầu được hình thành tất cả các tổ chức dựa vào cộng đồng đều thực hiện
các hoạt động này. Hoạt động mở rộng thêm thành viên mới được thực hiện bởi các thành viên
trong ban điều hành của tổ chức thông qua việc tìm kiếm và tiếp cận những người có H trong cộng
đồng cũng như người bạn tình âm tính của người có H và người tiêm chích ma túy đồng thời vận
động họ tham gia sinh hoạt trong tổ chức
Đối với những CBO được hỗ trợ kinh phí bởi dự án Tiểu dự án thành phần Trung tâm
Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) trực thuộc Hợp phần dự án Liên hiệp các

hội khoa học kỹ thuật việt nam (VUSTA) – Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS thì những
thành viên trong ban điều hành của CBO được dự án hỗ trợ kinh phí để thực hiện hoạt động này.
Các thành viên mới được tiếp cận thông qua phương pháp quả tuyết lăn hoặc được giới thiệu bởi
các nhân viên y tế.
Mỗi thành viên mới tham gia được các nhân viên tiếp cận ghi lại các thông tin với sự đồng
ý của người tham gia và được lưu trữ tại tủ có khóa tại văn phòng của tổ chức nhằm đẩm bảo tính
bí mật thông tin của người tham gia. Chỉ những thành viên trong ban điều hành của của CBO hoặc
người giám sát hoạt động tiếp cận mới được quyền xem thông tin của các thành viên mới.
 Hoạt động giáo dục, truyền thông nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng, chống
HIV/AIDS cho các thành viên tham gia nhóm và người dân tại cộng đồng
Hoạt động giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng, chống
HIV/AIDS được thực hiện bởi chính các thành viên của CBO hoặc là những cán bộ thuộc các ban
ngành, đơn vị có chuyên môn tại địa phương được các CBO mời đến để thực hiện các nội dung cần
truyền thông. Những nội dung của hoạt động giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao kiến thức về
phòng, chống HIV/AIDS gồm:
- Thông tin, kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng chống HIV/AIDS
- Kiến thức và kỹ năng chăm sóc tại nhà cho NCH
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
- Kiến thức về hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV cho người nhiễm HIV
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
- Giới và bình đẳng giới
Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng, chống
HIV/AIDS thường được thực hiện thông qua việc tổ chức các sự kiện truyền thông tại cộng đồng,
các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc sinh hoạt nhóm hàng tháng. Địa điểm của các buổi truyền
thông tại cộng đồng thường được các CBO lựa chọn là các nhà văn hóa của thôn, hội trường của ủy
ban nhân dân xã/phường hoặc tại địa điểm sinh hoạt của CBO.
 Hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho NCH và trẻ OVC



13
Hàng tháng các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc của các CBO là những
người đã được đào tạo những kiến thức và kỹ năng về chăm sóc hỗ trợ đến tại nhà để thực hiện
hoạt động này. Dịch vụ chăm sóc tại nhà được cung cấp cho các khách hàng dựa trên nhu cầu thực
tế của khách hàng, mức độ ưu tiên và khả năng đáp ứng của thành viên nòng cốt /Nhân viên viên
chăm sóc của CBO. Các khách hàng nhận dịch vụ chăm sóc hỗ trợ tại nhà được chia làm 2 nhóm
đối tượng chính gồm: NCH và trẻ OVC.
Dịch vụ chăm sóc tại nhà dành cho NCH gồm:
Chăm sóc y tế: Các thành viên nòng cốt/nhân viên chăm sóc của các CBO tập trung vào
cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến HIV; Hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc triệu chứng tại nhà;
Hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc triệu chứng cho người nhiễm tại nhà; Trong giai đoạn cuối
đời, đánh giá các triệu chứng triệu chứng đau, lở loét, thực hiện chăm sóc điều dưỡng để hỗ trợ
người nhiễm HIV ra đi nhẹ nhàng và thanh thản; Tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị dự phòng và
ARV; Tư vấn, cung cấp thông tin và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu; Kết
nối với các phòng khám ngoại trú và các cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để xác định tình trạng
của người nhiễm HIV và theo dõi bệnh nhân được chuyển gửi.
Hỗ trợ tâm lý và tâm thần: Các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc của các
CBO tập trung vào: giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ khách hàng vượt qua khủng hoảng;
Hỗ trợ chăm sóc cuối đời, hỗ trợ tang ma và hỗ trợ cho gia đình người mất về tâm lý.
Hỗ trợ về kinh tế xã hội: Các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc của CBO tập
trung vào: Hỗ trợ về dinh dưỡng bao gồm hỗ trợ cả kiến thức và thực phẩm dinh dưỡng; Hỗ trợ tiếp
cận các dịch vụ giáo dục (hướng nghiệp), tạo việc làm, tạo thu nhập hoặc hỗ trợ vốn vay để phát
triển kinh tế hộ gia đình.
Hỗ trợ pháp lý và nhân quyền: Các thành viên nòng cốt – tiếp cận viên của các CBO tập
trung vào tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội và pháp lý; Hỗ trợ giảm kỳ thị và
phân biệt đối xử với NCH.
Ngoài ra các tiếp cận viên/nhân viên chăm sóc còn cung cấp dự phòng lồng ghép trong
dịch vụ chăm sóc như: Đánh giá nhanh các nguy cơ lây nhiễm HIV của người nhiễm HIV và bạn
tình, hoặc con của họ. Cung cấp kiến thức về các đường lây truyền HIV cho người có HIV và
những đường không lây truyền HIV. Cung cấp kiến thức, kỹ năng và các vật dụng cần thiết phòng

tránh lây HIV cho mình và cho người xung quanh và phòng tái nhiễm thông qua đường máu. Cung
cấp kiến thức, kỹ năng và các vật dụng cần thiết phòng tránh lây HIV cho người xung quanh và
phòng tái nhiễm thông qua đường tình dục. Tư vấn hỗ trợ tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con. Tư vấn hỗ trợ dự phòng tái nghiện.
Dịch vụ dành cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV (trẻ OVC) và người chăm sóc trẻ gồm:
Chăm sóc y tế: Các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc các CBO tập trung vào
các hoạt động như cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến HIV cho trẻ và gia đình trẻ. Đối với trẻ


14
nhỏ, tư vấn và hỗ trợ người chăm sóc trẻ đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vac-xin theo hướng
dẫn của Bộ Y tế. Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ và người chăm sóc trẻ về chăm sóc một số triệu chứng
thông thường tại nhà. Đối với trẻ phơi nhiễm (trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa
xác định tình trạng nhiễm HIV), chăm sóc dự phòng lây nhiễm cho trẻ. Dự phòng cho trẻ sống với
người có HIV/AIDS.
Hỗ trợ tâm lý, tinh thần: Các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc của các CBO tập
trung vào các hoạt động như hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng kỹ năng sống cơ bản cho trẻ em. Hỗ trợ tâm lý,
giúp trẻ chấp nhận tình trạng HIV của cha mẹ trẻ. Hỗ trợ tinh thần và lập kế hoạch tương lai cho trẻ khi
người chăm sóc qua đời. Tư vấn cho trẻ và gia đình trẻ hiểu biết về quyền trẻ em và sự tham gia của trẻ.
Hỗ trợ kinh tế, xã hội: Các thành viên nòng cốt /Nhân viên viên chăm sóc của các CBO tập trung
vào các hoạt động như tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ bảo trợ xã hội. Hỗ trợ trẻ và người
chăm sóc trẻ tiếp cận các dịch vụ học nghề, tạo việc làm, tạo thu nhập. Hỗ trợ dinh dưỡng bao gồm tư vấn
kiến thức dinh dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Hỗ trợ giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ. Trong
trường hợp phát hiện trẻ bị xâm hại (xâm hại tình dục, lạm dụng sức lao động…), hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia
đình; và hỗ trợ trẻ/gia đình trẻ tiếp cận cơ sở pháp lý và các dịch vụ cần thiết.
Hỗ trợ giáo dục: Các thành viên nòng cốt – tiếp cận viên của các CBO tập trung vào các
hoạt động như hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho trẻ, bảo vệ quyền học tập của trẻ. Hỗ trợ gia đình trẻ
tiếp cận các nguồn vật chất cần thiết cho trẻ nghèo đi học.
Hỗ trợ pháp lý và nhân quyền: Các thành viên nòng cốt – tiếp cận viên của các CBO tập trung
vào tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội và pháp lý; Hỗ trợ giảm kỳ thị và phân biệt

đối xử với trẻ OVC.
Ngoài ra còn có dịch vụ cho nhóm người thân – người lớn/ người chăm sóc trẻ: Các thành
viên nòng cốt – tiếp cận viên của các CBO tập trung vào các hoạt động như cung cấp kiến thức cơ
bản về HIV, các yếu tố lây truyền và không lây truyền, cách dự phòng và tránh kỳ thị trong gia
đình. Tư vấn và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, sức khỏe sinh sản (kế hoạch
hóa gia đình, mang thai an toàn, xét nghiệm và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Cung cấp kỹ năng tự chăm sóc và chăm sóc cho người thân có HIV (chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm
lý, phòng lây nhiễm…). Hỗ trợ tâm lý cho người thân; động viên, an ủi, tư vấn chấp nhận tình trạng
nhiễm HIV của người có HIV trong gia đình. Hỗ trợ gia đình tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý
(nếu có). Hỗ trợ tiếp cận việc làm, phát triển sinh kế, và các dịch vụ tạo thu nhập. Hỗ trợ giảm kỳ
thị và phân biệt đối xử đối với người nhà của người có HIV. Cung cấp kiến thức cơ bản về quyền
trẻ em. Hỗ trợ ông bà, bố mẹ các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc trẻ.
 Hoạt động cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi
nguy cơ cao là PSP.
Hoạt động cung cấp dịch vụ dự phòng cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao là bạn
tình âm tính của người có HIV và người tiêm chích ma túy được thực hiện bởi các thành viên nòng


15
cốt – Tiếp cận viên của ban điều hành của CBO nhằm giúp hạn chế lây nhiễm HIV trong các nhóm
cơ nguy cơ cao, vừa hạn chế sự lây truyền của HIV ra cộng đồng dân cư chung. Có 4 dịch vụ dự
phòng chính được thực hiện gồm dịch vụ cung cấp vật phẩm y tế, dịch vụ chuyển gửi đến các cơ sở
dịch vụ sẵn có tại cộng đồng và dịch vụ truyền thông, tư vấn trực tiếp tại nhà và tại cộng đồng.
Dịch vụ cung cấp tài liệu truyền thông thay đổi hành vi với các nội dung chính là thông
tin về kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm HIV tự
nguyện, kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, quyền sinh sản và quyền tình
dục, kiến thức cơ bản về giới, bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực tình dục, hướng dẫn sử dụng bao
cao su và chất bôi trơn, dự phòng lây nhiễm trong các đôi trái dấu, kiến thức cơ bản về ma túy và
điều trị nghiện ma túy, dự phòng và xử trí sốc thuốc.
Các tài liệu truyền thông được các CBO nhóm tự lực cung cấp cho các thành viên trong tổ

chức cũng như người dân cộng đồng gồm những nội dung:
Thông tin và kiến thức cơ bản về HIV như HIV, các đường lây truyền HIV, cách phòng
tránh HIV/AIDS, kỹ năng chăm sóc cho người có HIV tại cộng đồng, thông tin về các dịch vụ
chăm sóc hỗ trợ cho người có HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV có sẵn tại cộng đồng như sơ sở
chăm sóc về y tế, cơ sở hỗ trợ về tinh thần và xã hội, cơ sở hỗ trợ về pháp lý và quyền của người có
H, cơ sở xét nghiệm tự nguyện HIV.
Thông tin và kiến thức cơ bản về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thông tin về
sức khoẻ tình dục, tình dục an toàn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách thực hành tình
dục ít nguy cơ, kỹ năng thương thuyết sử dụng bao cao su, Khuyến khích sử dụng bao cao su và
chất bôi trơn và các dịch vụ, thông tin về khám và chăm sóc về các bệnh lây truyền qua đường tình
dục sẵn có tại địa phương.
Thông tin và kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản như thông tin về sức khỏe sinh sản,
kiến thức cơ bản về các bệnh lây truyền qua đường tình dục; kiến thức cơ bản về kế hoạch hoá gia
đình, thông tin về mang thai an toàn cho cặp đôi trái dấu.
Thông tin và kiến thức cơ bản về giới, kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV trong
cộng đồng, dự phòng và đối phó với bạo lực giới/tình dục, thông tin về quyền con người.
Dịch vụ cung cấp vật phẩm y tế bao gồm cung cấp bao cao su, chất bôi trơn.
Dịch vụ truyền thông tư vấn trực tiếp bao gồm truyền thông hỗ trợ thay đổi hành vi,
cung cấp thông tin và tư vấn về sức khỏe sinh sản, tư vấn và hỗ trợ về tâm lý, cung cấp thông tin và
tư vấn về ma túy.
Đối với dịch vụ truyền thông hỗ trợ thay đổi hành vi các CBO tập trung vào: Nâng cao
nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B và viêm gan C của người tiêm chích ma tuý.
Tiêm chích an toàn. Khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch. Hướng dẫn làm sạch
bơm kim tiêm. Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị thay thế Methadone. Tư vấn hỗ trợ tuân thủ


16
điều trị Methadone. Cung cấp kiến thức cơ bản về các đường lây truyền, dự phòng và chăm sóc
HIV. Cung cấp thông tin và khuyến khích sử dụng dịch vụ VCT.
Đối với dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn về ma túy các CBO tập trung vào cung cấp

thông tin cơ bản về ma tuý và nghiện ma tuý. Cung cấp thông tin và tư vấn về điều trị nghiện ma
tuý. Dự phòng tái nghiện. Hướng dẫn dự phòng và xử trí sốc thuốc.
Đối với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tâm lý các CBO tập trung vào tư vấn, hỗ trợ bạn tình âm
tính của người có H và người tiêm chích ma túy đối phó với tự kỳ thị và kỳ thị. Nâng cao nhận thức
về giới. Cung cấp thông tin về quyền liên quan đến bạn tình âm tính của người có H và người tiêm
chích ma túy. Khuyến khích, hỗ trợ người tiêm chích ma túy tham gia các CBO đặc biệt đối với
những nữ tiêm chích ma túy tập trung vào nâng cao nhận thức về giới, chia sẻ, hỗ trợ dự phòng và
đối phó với bạo lực giới và bạo lực tình dục.
Đối với dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn về SKSS các CBO tập trung vào cung cấp
kiến thức cơ bản về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cung cấp kiến thức cơ bản về kế
hoạch hoá gia đình. Cung cấp thông tin về mang thai an toàn cho cặp đôi trái dấu.
 Hoạt động hỗ trợ vốn vay tạo thu nhập cho người có H và gia đình
Tâm lý chung của NCH hiện nay là làm sao để có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, và bắt
đầu lo cho tương lai, cho con cái họ. Bên cạnh nhu cầu được chăm sóc về thể chất, hỗ trợ về tinh
thần, một nhu cầu quan trọng khác nữa là nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm để có thu
nhập ổn định. Dựa trên nhu cầu của các thành viên tham gia CBO đã triển khai và thực hiện các các
hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, tạo thu nhập ổn định cho NCH thông qua việc hỗ trợ vốn vay
để triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh, cá nhân và tập thể.
Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình sống chung với HIV và hộ gia đình bị ảnh
hưởng bởi HIV của các CBO tại địa bàn Bắc Kạn tập trung vào xây dựng mới hoặc phát triển mở
rộng các mô hình chăn nuôi (lợn, gà, châu, bỏ, thả cá), buôn bán hoặc mở rộng cơ sở sản xuất của
gia đình.
 Hoạt động kết nối với các cơ sở dịch vụ sẵn có tại địa phương và chuyển gửi khách
hàng tiếp cận với các dịch vụ sẵn có tại địa phương
Kết nối là việc thiết lập mối quan hệ giữa CBO với các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan,
nhằm giúp cho việc chuyển gửi khách hàng khi có nhu cầu diễn ra một cách thuận tiện và hiệu quả.
Tùy theo mức độ cần thiết và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đó, CBO có thể thực hiện việc
kết nối ở các mức độ khác nhau. Đối với các CBO nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và ngân sách từ
các dự án thì việc kết nối với các cơ sở dịch vụ liên quan được dự án hỗ trợ thông báo và giới thiệu
hoạt động của CBO tới cơ sở dịch vụ trong địa bàn về việc thành lập nhóm, các dịch vụ mà CBO

cung cấp, đối tượng và địa bàn hoạt động.Trong đó đề xuất việc hỗ trợ và hợp tác từ phía cơ sở
cung cấp dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu tự tiếp cận hoặc được CBO chuyển gửi tới.


17
Để chuyển gửi được khách hàng đến các cơ sở dịch vụ có sẵn các CBO đã lập danh sách
các cơ sở dịch vụ sẵn có tại địa phương trong trường hợp khách hàng cần được chuyển gửi hoặc
trong trường hợp CBO không có khả năng cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Với những dịch vụ quan trọng và thường xuyên được chuyển gửi như trung tâm xét nghiệm
HIV tự nguyện (VCT) hoặc cơ sở dịch vụ khám và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (STDs). Với sự hỗ trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Sức Khỏe Cộng Đồng và Phát Triển (Trung
tâm COHED) thuộc dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 – Hợp phần dự án Liên Hiệp Các Hội Khoa Học
Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA), các CBO đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ để tạo điều kiện
thuận lợi cho các thành viên nòng cốt và khách hàng tiếp cận các dịch vụ. Việc chuyển gửi khách
hàng tới các cơ sở cung cấp dịch vụ được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế, mức độ khẩn cấp,
mức độ ưu tiên và do chính khách hàng quyết định. Tùy theo khả năng của CBO và hoàn cảnh của
khách hàng các CBO thực hiện việc chuyển gửi ở mức độ khác nhau như:
Tư vấn cho khách hàng về tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ, đồng thời cung cấp
thông tin về cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm giúp khách hàng đưa ra lựa chọn về sử dụng dịch vụ. Ví
dụ trong trường hợp khách hàng có hành vi nguy cơ cao tại thời điểm tiếp cận nhưng khách hàng
chưa sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các tiếp cận viên đồng đẳng khuyến khích
khách hàng tới các cơ sở cung cấp dịch vụ VCT miễn phí và cung cấp thông tin về các cơ sở dịch
vụ này để khách hàng lựa chọn và quyết định sử dụng dịch vụ.
Hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ, như đi cùng khách hàng, hỗ trợ chi phí hoặc
phương tiện đi lại, hướng dẫn hoặc giúp khách hàng làm các thủ tục đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Các dịch vụ chuyển gửi đã được thực hiện gồm dịch vụ VCT, dịch vụ khám và chữa STDs, dịch
vụ khám và chữa STI, dịch vụ theo dõi điều trị HIV/AIDS, dịch vụ hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ khác
như dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ và điều trị tâm lý, điều trị Methadone.
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của các CBO tại Bắc Kạn
 Hiệu quả trong việc tiếp cận, cung cấp các dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng

lây nhiễm HIV cho NCH và người có nguy cơ cao tại cộng đồng.
Các CBO trong thời kỳ bắt đầu hình thành số lượng người tham gia sinh hoạt thường chưa
có nhiều trung bình khoảng 4 – 10 người tham gia. Thông qua hoạt động tiếp cận cộng đồng từ các
thành viên nòng cốt, số lượng các thành viên tham gia được tăng lên.
Tổng số người NCH được tiếp cận và tham gia sinh hoạt trong CBO là 394 người trong
đó có 276 nam và 118 nữ. Độ tuổi từ 0 -17 tuổi có 14 người , độ tuổi từ 18-24 tuổi có 17 người, độ
tuổi từ 25 tuổi trở lên có 363 người.
Tổng số trẻ OVC được tiếp cận và cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại cộng đồng là 266
trẻ trong đó có 126 nữ và 140 nam.


18
Tổng số bạn tình của NCH và người tiêm chích ma túy được tiếp cận và tham gia vào các
CBO là 459 người. Trong đó có 424 nữ và 35 nam. Độ tuổi tử 18-24 có 16 người, độ tuổi từ 25 trở
lên là 443 người.
Tổng số bạn tình âm tính của người có H và người tiêm chích ma túy được cung cấp ít nhất một
dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS năm 2012 là 369 người.
Tổng số bạn tình âm tính của người có H và người tiêm chích ma túy được cung cấp đầy đủ 3
đến 4 dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS bao gồm: Truyền thông tư vấn trực tiếp, nhận vật phẩm y
tế (Bao cao su, chất bôi trơn) tài liệu truyền thông và chuyển gửi đến các dịch vụ khám xét nghiệm liên
quan đến HIV/AIDS là 351 người.
Số liệu 13,834 bao cao su được cung cấp cho PSP cho thấy các CBO của PSP đã rất thành
công trong việc cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục cho PSP.
 Các CBO đã góp phần nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS cho người dân
tại cộng đồng.
Các hoạt động truyền thông, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS được thực
hiện bởi chính các thành viên trong ban điều hành của CBO đã thu hút được sự tham gia của các
đối tượng đích và người dân cộng đồng rất lớn. Trung bình mỗi buổi truyền thông lớn tại cộng
đồng có khoảng 50 người dân tại cộng đồng tham gia và một buổi nói chuyện chuyên đề về phòng,
chống HIV có sự tham gia của 25-35 người là đối tượng đích tham gia. Chủ đề và nội dung của các

buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề hoặc sinh hoạt nhóm về phòng, chống HIV/AIDS rất đa
dạng như: Kiến thức về HIV, kiến thức và kỹ năng chăm sóc tại nhà cho NCH, giảm kỳ thị và phân
biết đối xử với người nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dự phòng lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con, hỗ trợ và tuân thủ điều trị ARV, giới và bình đẳng giới, ma túy và tác hại của
ma túy đối với sức khỏe… Địa điểm của các buổi truyền thông phòng, chống HIV/AIDS được các
CBO thực hiện tại những nới khác nhau và chủ yếu tập trung vào những khu vực kiến thức của
người dân còn hạn chế và sự kỳ thị của người dân đối với HIV còn xảy ra phổ biến.
Với tổng số 8 buổi sự kiện truyền thông được tổ chức tại cộng đồng. 10 CBO đã huy động
được 1,189 lượt người tham gia.
Với tổng số 69 buổi nói chuyện chuyên đề được tổ chức tại địa điểm sinh hoạt của nhóm tự
lực. 10 CBO đã huy động được 1.414 lượt thành viên của nhóm tham gia.
Với tổng số 110 buổi sinh hoạt nhóm nhỏ được tổ chức tại địa điểm sinh hoạt của nhóm .
10 CBO đã huy động được 2.333 lượt thành viên của nhóm tự lực tham gia.
Theo nhận xét của các thành viên trong ban điều hành của các CBO các buổi truyền thông
và nói chuyện chuyên đề do các nhóm tự lực thực hiện tại cộng đồng đã tạo được tính hiệu quả cao
và được người dân trong cộng đồng rất thích thú


19
Bản thân những người tham gia thực hiện các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề và
người đến tham dự các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề hoặc sinh hoạt nhóm cũng đã thay
đổi về kiến thức và tinh thần.
 Tính chủ động của các CBO nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS thông
qua hoạt động tín dụng tự quản, phát triển kinh kế tạo việc làm cho các thành viên là người
có H và người bị ảnh hưởng bởi HIV.
Việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng để phát triển kinh tế hộ gia đình tại Bắc Kạn
đối với những hộ gia đình bình thường đã là một việc khó khăn. Đối với những hộ gia đình người
nhiễm HIV và những gia đinh bị ảnh hưởng bởi HIV lại càng khó khăn hơn trong khi nhu cầu được
vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình của những hộ gia đình có người nhiễm HIV là rất lớn. Hầu
hết các hộ gia đình của người sống chung với HIV có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn do phải

tiêu tơ’\\ốn các chi phí vào việc khám và điều trị HIV/AIDS. Để hỗ trợ cho các hộ gia đình có nhu
cầu vay vốn phát triển kinh tế các tổ chức đã thực hiện các mô hình tín dụng tự quản nhằm hỗ trợ
vốn vay để phát triển kinh tế cho các hộ gia đình cầu. Cụ thể:
Từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2012 đã có 96 hộ gia đình được vay vốn để phát triển kinh
tế hộ gia đình từ 5 mô hình tín dụng tự quản của 4 CBO và 1 mạng lưới các nhóm tự lực Hy Vọng
với tổng số vốn vay ban đầu là 341.850.000 vnd.
Trong số 96 hộ gia đình được vay vốn phát triển kinh tế có 56 hộ gia đình được vay vốn từ
nguồn vốn ban đầu, 38 hộ gia đình được vay vốn từ nguồn vốn quay vòng.
Mức vay vốn bình quân thực tế của các hộ gia đình từ 5 đến 10 triệu đồng/1 hộ. Hoạt động
hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình sống chung với HIV và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV của
các CBO tại địa bàn Bắc Kạn tập trung vào xây dựng mới hoặc phát triển mở rộng các mô hình
chăn nuôi (lợn, gà, châu, bỏ, thả cá), buôn bán hoặc mở rộng cơ sở sản xuất của gia đình. Số liệu
trên đã cho thấy tính hiệu quả của các CBO trong việc hỗ trợ việc làm và phát triển kinh tế cho các
thành viên của các CBO tại Bắc Kạn.
 Hỗ trợ người có HIV hòa nhập vào lực lượng xã hội thông qua việc tự làm, làm việc
tập trung tại các cơ sở sản xuất tại địa phương.
Bên cạnh việc thực hiện mô hình tín dụng tự quản nhằm hỗ trợ các hộ gia đình của những
NCH và những người bị ảnh hưởng bởi HIV có vốn vay để làm mới và phát triển mở rộng các mô
hình kinh tế của hộ gia đình các CBO tại Bắc Kạn còn triển khai và thực hiện các mô hình kinh tế
tập thể nhằm tạo việc làm cho những người sống chung với HIV có việc làm tăng thêm thu nhập.
Hai mô hình kinh tế tập thể của nhóm Hy Vọng Chợ Mới và Hy Vọng Thị xã Bắc Kạn là ví dụ
chứng minh CBO đã chủ động hỗ trợ NCH hòa nhập vào lực lượng xã hộ thông qua việc tự làm và
làm việc tập trung tại các cơ sở sản xuất tại địa phương.


20
Mô hình tổ hợp tác Bình Minh sản xuất gạch silicat, đóng than tổ ong và cung cấp dịch vụ
hiếu hỉ của nhóm Hy Vọng Thị xã Bắc Kạn thường xuyên tạo việc làm cho 8-10 thành viên của
nhóm với mức thu nhập trung bình 100.000 đồng/ngày.
Mô hình xưởng mộc của nhóm tự lực Hy Vọng huyện Chợ Mới đã tạo việc làm cho 8

thành viên của nhóm là NCH và người bị ảnh hưởng bởi HIV/IDS có thu nhập trung bình 100.000
đồng/ngày.
 Nâng cao vị thế của NCH và nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao
trong cộng đồng thông qua việc chủ động tự liên kết (networking) tạo thành mạng lưới ở cấp
tỉnh.
Để nâng cao vị thế và tiếng nói của NCH, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có
hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng, các nhóm tự lực dựa vào cộng đồng tại Bắc
Kạn đã chủ động liên kết thành mạng lưới các nhóm tự lực tỉnh Bắc Kạn. Mạng lưới tự lực tỉnh Bắc
Kạn được hình thành từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2012 gồm 11 nhóm tự lực là những người
sống chung với HIV, người bạn tình âm tính của những NCH và người tiêm chích ma túy tại cộng
đồng: Hy Vọng thị xã Bắc Kạn, Ban Mai Xanh thị xã Bắc Kạn, Hy Vọng xã Xuất Hóa thị xã Bắc
Kạn, Hy Vọng huyện Chợ Mới, Ban Mai Xanh huyện Chợ Mới, Hy Vọng huyện Bạch Thông, Ban
Mai Xanh huyện Bạch Thông, Hy Vọng huyện Chợ Đồn, Ban Mai Xanh huyện Chợ Đồn, Hy Vọng
huyện Ngân Sơn.
Mạng lưới các nhóm tự lực được được họp 1 quý 1 lần nhằm trao đổi, chia sẻ, thông tin và
kinh nghiệm trong việc phát triển nhóm và cung cấp các dịch vụ hỗ cho cho đối tượng đích của
nhóm. Đồng thời tham gia vào các diễn đàn xã hội dân sự của những người sống chung với HIV
toàn quốc để đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp lý về HIV/AIDS, xây dựng chương trình
mục tiêu quốc phòng, chống HIV/AIDS từ đó nâng cao vị thế của người sống chung với HIV trong
cộng đồng.
 Các CBO góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.
Thông qua việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho các đối tượng có
hành vi nguy cơ cao là PSP, cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho NCH và trẻ OVC tại
cộng đồng các CBO đã góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng. Số liệu
báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn năm 2012 so với năm 2011 cho thấy
số người nhiễm HIV mới giảm 49 người, số bệnh nhân AIDS giảm 58 người, số HIV?AIDS tử
vong giảm 16 người. Đây là kết quả của những nỗ lực của không chỉ của riêng ngành Y tế mà còn
có sự đóng góp của rất nhiều các ban ngành trong đó có sự đóng góp của các CBO.
 Góp phần làm giảm bớt sự quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế và tăng cường khả
năng tiếp cận của NCH, trẻ OVC tới các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thân thiện.

Tình trạng quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế đang diễn ra một cách phổ biến tại các
bệnh viên tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải


21
trong đó nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải này là số bệnh nhân đến điều trị tại các cơ sở y tế
tuyến tỉnh tăng đột biến do tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh. Thông qua hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại
nhà, tại cộng đồng cho NCH và trẻ OVC, các CBO đã góp phần giảm bớt sự quá tải bệnh nhân
AIDS tại các cơ sở y tế.
Trong năm 2012, đã có 394 NCH và 266 trẻ OVC được các CBO cung cấp dịch vụ chăm
sóc và hỗ trợ tại nhà và tại cộng đồng với các nội dung như chăm sóc triệu chứng, hướng dẫn xử lý
các triệu chứng, hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV, hướng dẫn và chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý và
hỗ trợ giáo dục.
Bên cạnh việc góp phần làm giảm sự quá tải trong các cơ sở y tế các tổ chức tại cộng đồng
còn góp phần tăng cường khả năng tiếp cận của NCH, trẻ OVC cũng như PSP tới các dịch vụ chăm
sóc và hỗ trợ thân thiện thông qua hoạt động chuyển gửi họ đến các cơ sở dịch vụ có sẵn tại cộng
đồng như phòng khám và xét nghiệm HIV tự nguyện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục, sức
khỏe sinh sản, phòng khám ngoại trú, cơ sở theo dõi điều trị HIV/AIDS, các nhóm tự lực dựa vào
cộng đồng.
2.2.3. Tác động của các CBO đối với người sống chung với HIV và người bị ảnh hưởng bởi
HIV tại cộng đồng
Các hoạt động của các CBO đã tác động tích cực đến những NCH và những người bị ảnh
hưởng bởi HIV không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần, giúp họ thay đổi suy nghĩ
từ tiêu cực chuyển sang tích cực và có những hành động cụ thể tham gia vào hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại địa phương. Có rất nhiều những câu chuyện điển hình về sự thay đổi tích cực
của các thành viên tham gia trong các CBO trong nghiên cứu này được chỉ ra
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của các CBO tại Bắc Kạn
 Hệ thống chính sách pháp luật đối với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Các CBO tại tỉnh Bắc Kạn ra đời từ năm 2007 đến năm 2011 và hoạt động trong bối cảnh
dịch HIV/AIDS đang lan rộng ra cộng đồng. Đại dịch HIV/AIDS trở thành một vấn đề trọng tâm

được Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều các văn bản pháp lý ra đời
nhằm khuyến khích các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như Chỉ thị số : 54 – CT/TƯ, từ ngày
30/11/2005 của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống AIDS trong tình hình mới. Luật phòng, chống HIV/AIDS (Quốc hội thông qua ngày
29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007), chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS tới
năm 2020 và tâm tầm nhìn 2030, chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 đến
năm 2012 của bộ y tế… Tất cả những văn bản pháp lý trên là điều kiện thuận lợi để cho 10 CBO có
thể hoạt động và phát triển một cách thuận lợi và hiệu quả.
Bên cạnh đó 10 CBO trong quá trình thành lập và hoạt động luôn được sự ủng hộ của các
ban ngành và chính quyền địa phương với các hình thức khác nhau như tạo điều kiện và hỗ trợ cho


22
các CBO mượn địa điểm sinh hoạt, tổ chức các sự kiện tại cộng đồng, hỗ trợ một phần kinh phí cho
các hoạt động của nhóm, phân công cán bộ chuyên trách hỗ trợ kỹ thuật cho các CBO khi cần thiết.
Tại Bắc Kạn 10 CBO trong đề tài nghiên cứu đều nhận được sự hỗ trợ cả về kinh phí và kỹ
thuật từ các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vì vậy khi nguồn tài trợ và sự hỗ trợ về
mặt kỹ thuật từ các dự án kết thúc các CBO tại tỉnh Bắc Kạn sẽ găp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt
đến năm 2013 Việt Nam trở thành một nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình so
với thế giới, các nguồn lực hỗ trợ từ các dự án sẽ rút dần. Đây cũng là một khó khăn ảnh hưởng đến
tính bền vững của các CBO tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Mặc dù những văn bản trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động phòng chống
HIV/AIDS của nhà nước đã tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy việc thực hiện vai trò của các
CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Những văn bản pháp luật đó đã tạo điều kiện hỗ
trợ cho các nhóm được thành lập và hoạt động tuy nhiên toàn bộ 10 CBO tại Bắc Kạn trong đề tài
nghiên cứu vẫn chưa có một CBO nào có đủ năng lực và nguồn lực để xác định được các loại hình
pháp lý phù hợp, đảm bảo sự hoạt động bền vững của mình. Đây cũng là một trong những khó
khăn mà các CBO gặp phải trong quá trình hoạt động và phát triển.
 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Bắc Kạn
Như đã trình bày trong phần đặc điểm địa lý kinh tế, văn hóa và xã hội tại địa bàn tỉnh Bắc

Kạn. Bên cạnh sự đổi mới về chính sách kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của du lịch và công
nghiệp. Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian gần đây đã làm bùng nổ nhiều loại
dịch vụ đáp ứng nhu cầu gia tăng lao động nhập cư. Điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng đáng
kể các tệ nạn xã hội, như tệ nạn ma túy, mại dâm và đặc biệt tệ nạn ma túy là yếu tố chủ yếu dẫn
đến tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao.
Tại một số địa phương đặc biệt ở những địa bàn vùng sâu và vùng xa nơi mà kiến thức về
HIV/AIDS của người dân cộng đồng còn thấp, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sử
dụng ma túy và người sống chung với HIV còn lớn. Đây cũng là một khó khăn ảnh hưởng đến các
hoạt động tiếp cận, cung cấp dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của
các CBO tại Bắc Kạn.
 Đặc điểm của các thành viên tham gia trong các CBO tại tỉnh Bắc Kạn
Trình độ, năng lực, kỹ năng lãnh đạo của hầu hết các các nhóm tự lực dựa vào cộng đồng
còn hạn chế do trình độ học vấn của các thành viên trong ban điều hành của CBO còn thấp. Trong
số 10 nhóm tự lực dựa vào cộng đồng trong đề tài nghiên cứu chỉ có duy nhất có 01 thành viên
trong ban điều hành của nhóm Hy Vọng thị xã Bắc Kạn là có bằng đại học tại chức còn lại đều
chưa học hết Trung học phổ thông. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các hoạt động
cung cấp dịch vụ về chăm sóc hỗ trợ và dự phòng HIV/AIDS của các CBO cũng như việc xây dựng
một chiến lược phát triển tổ chức một cách lâu dài.


23
Rất nhiều các thành viên tham gia trong các CBO còn có hành vi vi phạm pháp luật đặc
biệt đối với những CBO có người còn sử dụng ma túy tham gia dẫn đến việc thay đổi nhân sự trong
quản lý nhóm. Sự không ổn định của các lãnh đạo nhóm và tiếp cận viên trong các CBO gây tính
bất ổn trong điều hành và quản lý nhóm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp cận và hỗ trợ trực tiếp
tại cộng đồng.
Các thành viên tham gia trong các CBO là những người đến từ những hoàn cảnh khác
nhau, sự khác biệt của các thành viên tham gia trong các CBO có thể dẫn đến những mâu thuẫn
trong nội bộ tổ chức cũng là yếu tố dẫn đến khả năng các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng bị tan
rã nhanh chóng.

Các thành viên của các CBO hay khách hàng thường xuyên di chuyển cũng làm ảnh hưởng
đến việc duy trì cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng cũng như việc hỗ trợ sinh kế cho
các hộ gia đình sẽ khó thu hồi và quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả hoạt động của các CBO tại tỉnh Bắc Kạn trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS chúng ta có thể kết luận: Các CBO có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng
đồng. Cụ thể:
1.1. Các CBO tại Bắc Kạn cũng đã góp phần làm thay đổi hình ảnh của người nhiễm HIV trong
cộng đồng thông qua việc chủ động giảm kỳ thị phân biệt đối xử
1.2. Các CBO đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đối
tượng người nhiễm HIV và những nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhằm
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng.
1.3. Hoạt động của các CBO đã góp phần tích cực làm thay về mặt thể chất và tinh thần đối với
những NCH trong cộng đồng giúp họ hiểu được nhiễm HIV không phải là hết mà họ vẫn có thể lao
động và cống hiến cho xã hội như những người bình thường.
1.4. Các CBO tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã góp phần làm giảm bớt sự quá tải bệnh nhân tại các cơ
sở y tế và tăng cường khả năng tiếp cận của NCH và trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ OVC tới các
dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thân thiện
1.5. Các CBO tại tỉnh Bắc Kạn đã thành công trong việc tiếp cận, cung cấp các dịch vụ về chăm
sóc, hỗ trợ và dự phòng lây nhiễm HIV cho người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao tại cộng
đồng. Đặc biệt là đối với những đối tượng chưa công khai tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng.
1.6. CBO đã góp phần nâng cao vị thế của những người sống chung với HIV trong cộng đồng.
1.7. Các CBO tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ những người có HIV hòa nhập vào lực lượng lao
động của xã hội thông qua việc tự làm, làm việc tập trung tại các cơ sở sản xuất tại địa phương.

×