ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỀ
ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Hà Nội - 2013
Lê Thị Lan Anh
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lê Thị Lan Anh
ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỀ
ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NHỮ THỊ XUÂN
Hà Nội - 2013
Chuyênngành: Bảnđồviễnthámvàhệthông tin địalý
Mãsố: 60442014
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Nhữ Thị Xuân, người đã định
hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy cô trong khoa Địa lý – Trường
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi
trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp cao học K11- Bản đồ viễn thám và hệ thông tin
địa lý đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Lê Thị Lan Anh
1
MỤC LỤC
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục tiêu của đề tài 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Các kết quả đạt được 8
6. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẤT NGẬP NƢỚC VÀ ỨNG DỤNG VIỄN
THÁM TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ 9
1.1. Tổng quan về đất ngập nước 9
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nước 9
1.1.2. Vai trò của đất ngập nước 9
1.1.3. Các đặc điểm tự nhiên chủ yếu hình thành đất ngập nước ở Việt Nam 11
1.1.4. Phân bố đất ngập nước ở Việt Nam 12
1.1.5. Các lợi ích của đất ngập nước 13
1.2. Quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước 14
1.2.1. Các mục đích của việc quản lý đất ngập nước 14
1.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý và sử dụng đất ngập nước 15
1.2.3. Quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước ở Việt Nam 16
1.3. Khái niệm về các yếu tố địa lý và biến đổi yếu tố địa lý 19
2
1.3.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên 19
1.3.2. Các yếu tố địa lý kinh tế - xã hội 22
1.3.3. Khái niệm về biến đổi yếu tố địa lý 23
1.4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ 24
1.4.1. Khái quát viễn thám 24
1.4.2. Khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý 25
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu 31
1.5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở
GIS 31
1.5.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu về đất ngập nước 33
1.5.3. Các công trình nghiên cứu về khu vực 34
1.6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 35
1.6.1. Cách tiếp cận 35
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu 37
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG
TỚI ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH 41
2.1. Đặc điểm các yếu tố hình thành đất ngập nước khu vực nghiên cứu 41
2.1.1. Vị trí địa lý 41
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 41
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu 45
2.2.1. Dân số và lao động 45
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế 47
2.2.3. Các hoạt động phát triển chính liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất
ngập nước ở địa phương 50
3
2.3. Nhận xét chung về các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới đất ngập nước thị
xã Quảng Yên 51
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ
LIỆU BẢN ĐỒ VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÝ
PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 53
3.1. Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật khu
vực nghiên cứu 53
3.1.1. Khái quát các phần mềm sử dụng 53
3.1.2. Quy trình thành lập bản đồ biến động lớp phủ mặt đất thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh 56
3.2. Thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng khu vực thị xã Quảng Yên 71
3.2.1. Lựa chọn kịch bản để thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng 71
3.2.2. Thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng 74
3.3. Tình hình biến đổi dân số giai đoạn 2000-2010 thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh 78
3.4. Đề xuất định hướng phát triển bền vững đất ngập nước thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh 83
3.4.1. Quan điểm đề xuất định hướng 83
3.4.2. Một số định hướng sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước 83
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
4
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
CSDL Cơ sở dữ liệu
DEM Digital evaluation model – Mô hình số độ cao
ĐNN Đất ngập nước
GIS Geographic Information System – Hệ thông tin địa lý
IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu
NBD Nước biển dâng
PTBV Phát triển bền vững
5
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích một số loại hình sử dụng đất qua các năm…… ……………47
Bảng 3.1: Các thông số ảnh của vệ tinh SPOT-5…………………………… … 56
Hình 3.1: Đặt hệ tọa độ địa lý trong ArcCatalog………………… …………… 59
Hình 3.2: Công cụ Georeferencing nắn ảnh vệ tinh trong ArcMap……………….59
Bảng 3.2: Một số mẫu giải đoán ảnh vệ tinh bằng mắt……………………………61
Hình 3.3: Kết quả phân mảnh đối tượng……………………… ……………… 63
Hình 3.4: Tạo lớp chú giải để phân loại………………………… ………………63
Hình 3.5: Chọn mẫu phân loại……………………………………… ………… 64
Hình 3.6: Hiển thị kết quả phân loại………………………………………………65
Hình 3.7: Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2004………………………… 66
Hình 3.8: Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2010………………………… 67
Hình 3.9: Bản đồ biến động lớp phủ mặt đất giai đoạn 2004-2010…………… 69
Bảng 3.3: Diện tích biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2004-2010… 70
Hình 3.10: Bản đồ ngập lụt khi nước biển dâng 1M………………………………75
Hình 3.11: Bản đồ ngập lụt khi nước biển dâng 2M………………………………76
Bảng 3.4: Dân số năm 2000-2010 phân theo xã, phường trong thị xã…………….78
Hình 3.12: Bản đồ dân số giai đoạn 2000-2010…………………………… ……79
Bảng 3.5: Dân số trung bình năm 2000-2010 phân theo giới tính và phân theo thành
thị, nông thôn……………………………………………………………… ……80
Hình 3.13: Biểu đồ dân số trung bình toàn thị xã năm 2000-2010 phân theo giới
tính và theo thành thị, nông thôn………………………………………… …… 80
Bảng 3.6: Dân số và lao động toàn thị xã năm 2000-2010……………………… 81
Hình 3.14: Biểu đồ dân số và lao động toàn thị xã năm 2000-2010………………81
Bảng 3.7: Định hướng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN……………… 86
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km với các đặc điểm địa lý, địa hình
khác nhau giữa các vùng đã góp phần làm cho nguồn tài nguyên đất ngập nước trở
nên phong phú và đa dạng. Đất ngập nước có vai trò quan trọng như các bể chứa
nước ngọt tại các vùng khi xảy ra hạn hán nghiêm trọng: bảo vệ hệ sinh thái và cộng
đồng ven biển khỏi thiệt hại do bão, lũ và nước biến dâng gây ra bởi biến đổi khí
hậu; và đống vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã. Hiện nay, Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới diện tích đất ngập nước đang bị suy giảm và suy
thoái ở mức độ nghiêm trọng.
Quảng Yên là khu vực ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh,
nằm trong dải hành lang kinh tế biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Thị xã có diện tích
tự nhiên: 31.919,34 ha, chiếm 5,3% diện tích toàn tỉnh. Địa hình khu vực tương đối
đa dạng gồm các kiểu địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển. Dân số năm 2009 là
129.504 người, chiếm 12,7% dân số toàn tỉnh, là nơi có địa hình thấp trũng hơn
mực nước biển, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên mức
sống của người dân còn thấp.
Với đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển tạo
cho Quảng Yên có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng tài nguyên đất nói chung, đất ngập
nước nói riêng của huyện nhiều nơi chưa hợp lý, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, đồng thời có nguy cơ làm suy
thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đất. Việc nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý,
đánh giá tài nguyên, bảo vệ môi trường và xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử
dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước là rất cần thiết.
GIS là công cụ hiện đại trong phân tích, xử lý, mô hình hóa thế giới thực,
được sử dụng một cách hiệu quả trong trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, quy
hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu bản đồ trong GIS
7
là cơ sở khoa học, tài liệu trực quan rất có giá trị khoa học đối với các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý, quy hoạch, hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội phù hợp với đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Trong xây dựng các
giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước, GIS được sử dụng
trong suốt cả quá trình nghiên cứu – từ điều tra khảo sát, nghiên cứu, hệ thống hóa
và phân tích các tài liệu, phân tích, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đề
xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước, thể hiện
kết quả nghiên cứu, theo dõi, kiểm tra thực hiện các phương án
Vì vậy, học viên chọn đề tài “ Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản
đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hƣớng sử
dụng bền vững tài nguyên đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích cực cho công tác quy
hoạch sử dụng đất khu vực ven biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục tiêu của đề tài
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ số về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa
lý, xây dựng bản đồ ngập lụt khi nước biển dâng theo kịch bản của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước và ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, biến đổi yếu tố địa lý và khu vực ven biển Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu.
Phân tích hiện trạng tài nguyên đất ngập nước khu vực nghiên cứu.
- Phân tích các nguyên nhân gây biến đổi một số yếu tố địa lý ảnh hưởng tới
tài nguyên đất ngập nước khu vực nghiên cứu.
8
- Đề xuất các định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước và ứng
phó với biến đổi khí hậu nước biển dâng khu vực nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các tài liệu: được sử dụng để thu
thập những tài liệu, số liệu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó về
khu vực, lãnh thổ để nắm rõ hơn thực trạng của khu vực.
Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa:tổng hợp lại các tài liệu, số liệu
đã thu thập được. Lập tuyến khảo sát điểm khảo sát thích hợp. Tuyến khảo sát phải
đi qua các khu vực có đặc điểm đặc trưng, điển hình của khu vực nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý:sử dụng ảnh vệ tinh
kết hợp sự hỗ trợ của GIS thành lập bản đồ biến động lớp phủ mặt đất và bản đồ
ngập lụt.
5. Các kết quả đạt đƣợc
- Thành lập Bản đồ biến động lớp phủ mặt đất giai đoạn 2004 -2010.
- Xây dựng Bản đồ ngập lụt khi mực nước biển dâng 0,8m; 1m
- Đánh giá tình hình dân số giai đoạn 2000-2010 thị xã Quảng Yên tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất một số định hướng sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước, các
giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
thành 3 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về đất ngập nước và ứng dụng viễn thám trong xây
dựng cơ sở dữ liệu bản đồ
Chương 2. Đặc điểm các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới đất ngập nước
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3. Ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc
điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững
tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN ĐẤT NGẬP NƢỚC VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ
1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nước
Hiện nay, trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN, tùy theo mỗi
quốc gia và mục đích quản lý, sử dụng ĐNN.
Định nghĩa về ĐNN ghi tại Điều 1 của Công ước Ramsar (năm 1971), được
nhiều người sử dụng trong các hoạt động liên quan đến ĐNN: “ĐNN được coi là
các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước
thường xuyên hoặc từng thời kì, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay
nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức
thấp nhất không vượt quá 6m”[4].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN nhưng nhìn chung đều thống nhất
ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái (Ecotone), những nơi mà sự ngập nước của đất
dẫn đến sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng, hay khu vực chuyển tiếp giữa
môi trường ngập nước và môi trường trên cạn. Do đó, ĐNN có đặc tính của cả hai
loại môi trường này mà thực ra rất khó có thể phân loại một cách rõ ràng.
Việt Nam tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989, cho đến nay định nghĩa
về ĐNN của Công ước Ramsar (năm 1971) đang được sử dụng như là định nghĩa
chính thống về ĐNN ở Việt Nam. Trong các văn bản pháp lí do Cục bảo vệ Môi
trường ban hành đều sử dụng định nghĩa này làm cơ sở cho các hoạt động điều tra,
nghiên cứu quản lí ĐNN của Việt Nam[2].
1.1.2. Vai trò của đất ngập nước
Vai trò của ĐNN đối với hệ sinh thái
Đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như
Lọc nước thải: một vùng đất ngập nước có diện tích khoảng vài chục hectar
sẽ có khả năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một trạm xử lý nước, ước
10
tính khoảng 70%N- NH
4
, 99% nitrir và N – NO
3
và 95% P tổng số hòa tan được
loại bỏ khi nước thải đi qua ĐNN.
Nạp và ổn định nước ngầm: nước được thấm từ các vùng đất ngập nước
xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết thành
dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.
Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như
“bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế
lũ lụt ở vùng hạ lưu.
Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, ĐNN có thể làm giảm những tác động từ biến đổi khí hậu,
mặc dù chúng chỉ chiếm 6-8% diện tích bề mặt Trái đất.
Các HST đất ngập nước ven biển: rừng ngập mặn còn có vai trò trong việc
mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới. Ví dụ trong 60 năm gần đây, vùng bán
đảo Cà Mau bồi thêm được 8300ha, với tốc độ lấn biển khá mạnh: 1930 – 1965 diên
tích tăng 3442ha, tốc độ 13,5m/năm; 1965 – 1985 diện tích tăng 1466ha, tốc độ
26,6m/năm; 1985 – 1991 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 38,2m/năm.
ĐNN còn là nơi trú chân của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các
loại chim nước, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế. Các hệ sinh
thái rừng ngập mặn và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy
trì cân bằng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho
các loài chim qúi hiếm như : Sếu đầu đỏ, cồng cộc , ô tác , giang sen
Vai trò của ĐNN đối với con người
Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con
người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn:
Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu: Ngày nay, sản lượng lương
thực và thủy sản của toàn đồng bằng đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân của cả
nước. Hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp trên 40 % tổng sản lượng
lương thực của cả nước và là nơi cư ngụ của trên 17 triệu người.
11
Nguồn lợi thuỷ hải sản: Các loài sinh vật nước như: cua, cá, tôm; cung cấp
dinh dưỡng, tài nguyên thiên nhiên cho con người Trong số 20.000 loài cá trên thế
giới, hơn 40% sống trong nước ngọt, hơn 2/3 sản lượng cá có liên quan đến sự lành
mạnh của các vùng đất ngập nước).
Các cơ hội giải trí và du lịch: Các vùng đất ngập nước còn có các đặc tính
đặc biệt về di sản văn hoá của loài người. Các hệ sinh thái ĐNN có nhiều thuận lợi
cho du lịch sinh thái, xây dựng các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia, Các
khu bảo tồn ĐNN như: Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định), nhiều
vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm
phá miền Trung,…thu hút nhiều khách du lịch tham quan, giải trí.
Giao thông thủy: Hầu hết các kênh rạch, sông, các vùng hồ chứa nước lớn,
vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,…đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu
Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như
phát triển kinh tế của các cộng đồng địa phương.
Ngoài ra ĐNN còn cung cấp các nguồn năng lượng như than bùn (rừng tràm
có khoảng 305 triệu tấn than bùn)và chất thực vật.
1.1.3. Các đặc điểm tự nhiên chủ yếu hình thành đất ngập nước ở Việt
Nam
Đặc điểm địa mạo: 3/4 diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi, có
hướng nghiêng chung từ Tây sang Đông. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những
vùng trũng, tạo nên hai vùng ĐNN tiêu biểu cho địa mạo vùng châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long.
Đặc điểm khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình hàng năm khá cao (hơn 20
o
C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm),
lượng mưa dồi dào (1500mm/năm). Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng,
đặc biệt là chế độ nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như
thời gian ngập nước, độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác
nhau giữa các loại hình ĐNN.
Đặc điểm thủy văn: hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước
ra biển khá dày. Tổng số các con sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2500, trong đó
12
những con sông dài trên 10 km là 2360 sông (Phan Nguyên Hồng, 1996). Các dòng
sông chảy ra biển đã tạo thành hệ thống cửa sông là một trong những loại hình
ĐNN quan trọng của Việt Nam.
Thổ nhưỡng: có 15 nhóm đất, trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến
các đặc trưng của các vùng ĐNN, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất glây, đất
than bùn, đất xám và đất cát. Do các đặc điểm khác nhau về địa mạo, khí hậu, thổ
nhưỡng đã hình thành các đặc trưng về thực vật của các vùng ĐNN với hai dạng
điển hình là thực vật vùng ĐNN mặn và thực vật vùng ĐNN ngọt.
Ngoài các đặc điểm tự nhiên trên, các yếu tố nhân sinh như: nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất muối, công nghiệp và đô thị hóa cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành một số loại ĐNN nhân tạo.
1.1.4. Phân bố đất ngập nước ở Việt Nam
ĐNN ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu
Long, các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông và rừng ngập mặn
phân bố dọc theo bờ biển kéo dài từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Hà Tiên (tỉnh
Kiên Giang) [4].
Các vùng ĐNN nước ngọt ở Việt Nam phân bố rộng khắp các vùng trong cả
nước, có mặt ở cả ba miền và các vùng sinh thái. ĐNN vùng đồng bằng châu thổ:
Châu thổ sông Hồng (1,29 triệu ha); châu thổ sông Cửu Long (3,9 triệu ha), trong
đó các vùng Đồng Tháp Mười, Rừng Tràm U Minh (U Minh Hạ, U Minh Thượng).
Vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhiều vùng đồng cỏ và đầm lầy ngập nước (không kể
rừng tràm).
ĐNN ven biển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam. Chiều dài bờ biển
3650km, diện tích các huyện ven biển 56 000km
2
(thuộc 125 huyện và 29 tỉnh).
Diện tích ĐNN ven bờ 1 000 000 ha.
Rừng ngập mặn và bãi sình lầy tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ, vùng
cửa sông và vùng triều. Các đầm phá cũng tập trung ở vùng bờ biển miền Trung (từ
Huế đến Ninh Thuận). Các rạn san hô và hệ rong tảo - cỏ biển phân bố nhiều ở
vùng bờ biển Nam Trung Bộ.
13
Như vậy, có thể thấy rằng, ở Việt Nam, có 5 vùng ĐNN quan trọng, đó là:
ĐNN vùng cửa sông Đồng bằng sông Hồng; ĐNN các đầm phá ở miền Trung;
ĐNN châu thổ sông Cửu Long; ĐNN các hồ và một số kiểu ĐNN khác (rừng ngập
mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển).
1.1.5. Các lợi ích của đất ngập nước
1.1.5.1. Về kinh tế
ĐNN góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy
sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thủy. Các dòng chảy thường xuyên tạo các
vùng châu thổ rộng lớn, phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ
cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư
sống xung quanh.
Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm
(1976-1988) đã trở thành nước không chỉ cung cấp đủ gạo ăn mà còn xuất khẩu,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành thủy sản liên tục tăng, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành như công
nghiệp chế biến thủy hải sản. Nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển mạnh của
ngành du lịch dựa trên các giá trị của ĐNN [2]. Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Côn
Đảo, các bãi biển nổi tiếng, các khu du lịch sinh thái như Vườn quốc gia Xuân
Thủy, Vườn quốc gia hồ Ba Bể…là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước.
1.1.5.2. Về văn hóa
ĐNN có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối
với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia. ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền
văn minh lúa nước. ĐNN và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng của nhiều
sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam. Những biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia
có liên quan đến ĐNN như: Hoa Sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các
điệu múa, bài ca dao, và được bình chọn là Quốc hoa Việt Nam; Chim Hạc (Sếu) và
14
Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống liên quan đến ĐNN,
còn là vật thờ thiêng liêng.
ĐNN là nơi lưu giữ những chứng tích của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân
tộc (cửa sông Bạch Đằng,…), là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (đền Bà ở cửa
Lân thuộc cửa sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thượng, bãi Nhà Mạc,…).
Thêm vào đó, các khu ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục môi trường, lịch
sử văn hóa, nghiên cứu khoa học.
1.1.5.3. Về đa dạng sinh học
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, được coi là một trong những trung tâm
có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn, là
cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật; cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực
phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, cho
xây dựng;
Các vùng ĐNN nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống sông
suối là nơi chứa nhiều loài động thực vật đặc hữu. Các hệ sinh thái ĐNN ven biển
(rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông) là nơi cư trú của nhiều loài
cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo,… ĐNN vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các
loài chim định cư, di cư, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ
biển và tảo. Các đầm phá miền Trung là nơi cư trú của nhiều loài cá và chim di cư,
có nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học lớn [2].
Tuy nhiên, sự mất mát và suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam có chiều
hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây.
1.2. Quản lý và phát triển bền vững đất ngập nƣớc
1.2.1. Các mục đích của việc quản lý đất ngập nước
Khái niệm quản lý ĐNN có các nghĩa khác nhau vào thời gian khác nhau và
đối với những nguyên tắc khác nhau. Cho đến giữa thế kỉ XX, quản lý ĐNN thường
có nghĩa là tiêu nước ĐNN để sử dụng vào mục đích nông nghiệp và các mục đích
khác. Hiện nay, quản lý ĐNN bao gồm nhiều phương án phụ thuộc vào các mục
đích của các nhà quản lý ĐNN.
15
ĐNN bị biến đổi hoặc tàn phá thông qua việc tiêu thoát nước, lấp đất, quai
đê, chuyển đổi thành đất nông nghiệp, làm ô nhiễm nước và khai thác khoáng sản.
Do đó, ĐNN hiện đang được quan tâm bảo vệ thông qua việc nghiên cứu, đề xuất
và thực hiện các chính sách, văn bản pháp lý khác nhau tại mỗi quốc gia. Các vùng
đồng bằng có ĐNN dần được quản lý và phân vùng nhằm giảm thiểu sự xâm lấn
của con người và đa dạng hóa mức nước được giữ lại. ĐNN ven biển có các chương
trình bảo vệ vùng để chống gió bão và bảo vệ nơi ẩn náu cho các sinh vật vùng cửa
sông ven biển.
Vì vậy, hiện nay, hầu hết những mục tiêu quản lý được ấn định rộng để đạt
nhiều mục đích. Việc quản lý đa mục đích tập trung hỗ trợ mức hệ thống hơn là đối
với từng loại riêng biệt (theo Weller, năm 1978).
1.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý và sử dụng đất ngập nước
1.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
- Quá trình mặn hóa: Sự xâm nhập mặn của nước biển sẽ ảnh hưởng các hệ
sinh thái, làm mất cân bằng môi trường sống của nhiều loại thủy sinh nước ngọt.
Ðiều đó có thể dẫn đến diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn thức ăn thực vật và
dinh dưỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm. Bên cạnh đó, diện
tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn cũng sẽ không thể canh tác được.
Việc khoanh đầm nuôi dọc bờ biển, cửa sông và ven sông với diện tích lớn
đã làm giảm đáng kể diện tích phân phối nước triều, đặc biệt khi triều cường, điều
này kéo theo sự xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa (trùng với mùa khô).
- Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu và ĐNN có sự tương tác mật thiết với nhau. Dưới tác động
của biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái ĐNN chịu những rủi ro nặng nề nhất, so với
các hệ sinh thái trên cạn và biển; nhưng nếu được quản lý tốt, các hệ sinh thái ĐNN
và đa dạng sinh học của nó sẽ có vai trò lớn trong giảm nhẹ và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu tác động tới các hệ sinh thái ĐNN theo nhiều cách khác
nhau. Nhiệt độ tăng sẽ tác động tới các loài động, thực vật nhạy cảm với nhiệt độ;
16
lượng mưa giảm sẽ thu hẹp diện tích ĐNN, làm tăng phát thải khí nhà kính vào khí
quyển do sự phân hủy của các chất hữu cơ, nhất là than bùn. Biến đổi khí hậu/nước
biển dâng dẫn tới sự thu hẹp diện phân bố địa lý của ĐNN. Do đó, biến đổi khí hậu
là một yếu tố quan trọng trong quản lý ĐNN. Bảo tồn và sử dụng một cách khôn
khéo ĐNN chắc chắn là sẽ không thể đạt được nếu không tính tới yếu tố biến đổi
khí hậu.
1.2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hóa: Khi dân số và mức sống tăng,
nhu cầu lương thực sẽ ngày càng tăng lên, đòi hỏi các sản phẩm cây trồng tăng lên,
kéo theo đó là nhu cầu về nước và đất ở tăng.
- Nhu cầu nước cho các ngành không giống nhau: Trên thế giới, nhu cầu về
nước cho các mục đích sử dụng chiếm tỉ lệ khác nhau như: cho sản xuất nông
nghiệp chiếm 80%, sinh hoạt chiếm 15% và nước dùng cho công nghiệp chiếm 5%.
Do sự bành trướng và ưu tiên nước cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp đã làm
ảnh hưởng đến khả năng sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
- Sự ô nhiễm nước: Ô nhiễm nguồn nước ngọt là một trong những nguyên
nhân gây xung đột trong khai thác nguồn nước trên thế giới. Do đẩy nhanh thâm
canh trong nông nghiệp, việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng tăng lên, đó là
nguyên nhân làm cho đất và nguồn nước bị ô nhiễm bởi nitrat và phốtphat. Chúng
gây nên sự mất cân bằng chức năng của các hệ sinh thái thủy vực dẫn tới sự nghèo
nàn đáng kể của các hệ động thực vật dưới nước.
1.2.3. Quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước ở Việt Nam
1.2.3.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất ngập nướcở Việt Nam
a. Quản lý đất ngập nước ở các cấp
Cho đến trước năm 2003, Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào chịu trách
nhiệm duy nhất về quản lý ĐNN ở cấp trung ương. Mỗi bộ, ngành tùy theo chức
năng được Chính phủ phân công thực hiện việc quản lý theo lĩnh vực từng ngành
bao gồm các đối tượng ĐNN.
17
Đến năm 2003, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP
ngày 23 tháng 9 năm 2003, đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa
phương trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN.
Tình hình quản lý ĐNN ở cấp tỉnh cũng tương tự như ở cấp Trung ương,
nghĩa là mỗi sở, ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực của mình
trong đó có vấn đề liên quan ĐNN theo quy định của pháp luật và sự phân công của
Ủy ban Nhân dân tỉnh.
b. Việc sử dụng đất ngập nước
Theo thống kê sơ bộ, có khoảng trên 50% tổng diện tích ĐNN được sử dụng
cho gieo trồng (chủ yếu là lúa) với sự quay vòng sử dụng rất cao (2-3 vụ); 25% tổng
diện tích ĐNN được sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản; 10% sông suối,
10% là hồ chứa nước nhân tạo (thủy lợi, thủy điện) và trong xu thế ngày càng gia
tăng [2].
Hầu hết, diện tích của loại ĐNN trồng lúa và nuôi trồng thủy sản do các hộ
gia đình sử dụng theo kinh nghiệm sản xuất và tập quán canh tác của từng địa
phương. Phần diện tích ĐNN còn lại do nhà nước quản lý và thường được sử dụng
thông qua một dự án đầu tư hay kế hoạch quản lý được nhà nước phê duyệt và cấp
kinh phí. Việc sử dụng ĐNN bắt đầu bằng việc quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp tỉnh và các cấp thấp hơn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã
hội và các mục tiêu phát triển mà Chính phủ đề ra cho từng vùng và từng tỉnh.
Số lượng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN (những khu
ĐNN có tầm quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác lập) cũng tăng
lên. Diện tích ĐNN phục vụ nuôi trồng thủy sản tăng, trong khi diện tích rừng ngập
mặn ven biển giảm đi. Điều này gây bất lợi về môi trường và sinh thái, nhưng lại
góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đồng thời,
loại ĐNN canh tác lúa nước cũng tăng lên phục vụ cho mục tiêu phát triển nông
nghiệp và an ninh lương thực quốc gia.
Trong nhiều năm trở lại đây, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên
ĐNN đang diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch. Khai hoang để trồng lúa, nuôi
18
trồng thủy sản, mở rộng các khu dân cư, đô thị hóa, khu công nghiệp, phát triển
giao thông, chặt phá rừng ngập mặn,… làm cho diện tích ĐNN tự nhiên bị thu hẹp,
tài nguyên suy giảm, tăng cường các tai biến xói lở, bồi tụ, môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng (ô nhiễm dầu, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm các
vi sinh vật gây bệnh), tổn thất về đa dạng sinh học. Nếu không có các giải pháp hữu
hiệu, xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.
Có thể nói, sự bất cập trong quản lý và sử dụng ĐNN xuất phát từ nhận thức
chưa đầy đủ về giá trị, chức năng và phương pháp sử dụng ĐNN hợp lý; công tác
điều tra, nghiên cứu về các chính sách liên quan đến ĐNN còn thiếu đồng bộ, chồng
chéo, đôi khi còn hạn chế lẫn nhau.
1.2.3.2. Các phương thức, phương pháp quản lý đất ngập nước ở Việt Nam
Do việc quản lý ĐNN ở Việt Nam còn mang tính chuyên ngành nên chưa có
một hệ thống công cụ kĩ thuật tổng hợp trong quản lý ĐNN. Một số giải pháp kĩ
thuật đã được đề xuất liên quan đến các khía cạnh của ĐNN thuộc các ngành: Nông
nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi
Bên cạnh đó, một số cơ quan khoa học, đào tạo và quản lý ở một số vùng
ĐNN đã áp dụng các phương pháp tiếp cận và công cụ kĩ thuật mới trong việc quản
lí tài nguyên ĐNN. Các phương pháp tiếp cận quản lí tài nguyên ĐNN đã và đang
được áp dụng ở các mức độ khác nhau bao gồm:
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng.
- Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Dự án bảo tồn và phát triển tổng hợp.
- Cách tiếp cận quản lý liên ngành.
- Quản lý dựa trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái.
Ngoài ra, các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, lượng giá kinh tế, hệ
thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám, công nghệ thông tin, mô hình hóa bản đồ
cũng bắt đầu được sử dụng trong quản lý.
19
1.2.3.3. Phát triển bền vững đất ngập nước
Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển đã đưa ra định nghĩa về phát
triển bền vững là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm
tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của
chính họ”. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ở Việt Nam đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện trong “Kế hoạch hành động về
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước” nhằm đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường và đa dạng sinh học. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng
vùng đất ngập nước, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát
triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng đất ngập nước; xác định nội
dung bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước; xác định các biện pháp chính về
bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước; dự báo, cảnh báo về môi trường
và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường. Đánh giá tác
động môi trường của các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên các vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia.
Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN cần có sự tham gia của các ngành, các
cấp, cần có chiến lược quản lý tổng hợp lâu dài. Việc bảo tồn và phát triển bền vững
ĐNN ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu và rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và
trong nước.
1.3. Khái niệm về các yếu tố địa lý và biến đổi yếu tố địa lý
1.3.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên
1.3.1.1. Yếu tố địa hình
Địa hình là một trong những hợp phần quan trọng nhất của môi trường địa lý
tự nhiên, đây là nơi diễn ra sự tương tác giữa các hợp phần khác của môi trường
như nham thạch, không khí, nước, sinh vật, bức xạ mặt trời. Địa hình là sản phẩm
20
tác động tương hỗ giữa quá trình xảy ra trong lòng Trái đất và các quá trình tự nhiên
khác. Địa hình là hình dạng bề mặt Trái đất nói chung hay của một khu vực nói
riêng. Địa hình được phân biệt bởi các yếu tố địa hình đặc trưng như: hình thái, trắc
lượng hình thái, nguồn gốc và tuổi.
- Hình thái: là dạng bề ngoài của các yếu tố địa hình, có thể dương (núi) hay
âm (bồn địa), dạng lòng chảo hay dạng thung lũng sông hướng về phía biển.
- Trắc lượng hình thái: là hình thái biểu thị bằng các kích thước chính xác
các yếu tố địa hình. Nó được biểu thị bằng các yếu tố định lượng như: diện tích, độ
dài, độ cao tuyệt đối, độ sâu trung bình.
- Nguồn gốc hình thái địa hình: địa hình trên bề mặt Trái đất lyuôn biến đổi
do những lực có nguồn gốc ở trong lòng đất sinh ra (nội lực), do những lực ở bên
ngoài sinh ra (ngoại lực).
- Tuổi địa hình: chỉ mức độ cổ hay trẻ của địa hình.
Các dạng địa hình: địa hình kiến tạo; địa hình lục địa (địa hình miền núi, địa
hình đồng bằng, cao nguyên, đồi); địa hình bóc mòn- bồi tụ (địa hình do dòng chảy
tạo thành, các quá trình sườn, địa hình karst); địa hình miền bờ biển.
1.3.1.2. Yếu tố khí hậu
Theo quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của một nơi nào đó là chế độ
thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc
tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu.
Các nhân tố hình thành khí hậu: bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng
bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất- khí quyển, cân bằng nhiệt Trái đất.
Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian
dài, thông thường 30 năm bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện
tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác.
1.3.1.3. Yếu tố thủy văn
Thủy văn là một trong các thành phần của cảnh quan địa lý, nằm trong mối
quan hệ tương tác với các thành phần cảnh quan khác. Sự phân chia theo thời gian
và không gian có những nét tương đồng với những phân hóa của địa lý tự nhiên. Do
21
có những đặc điểm riêng dưới tác động tổng hợp của các yếu tốcảnh quan, sự phân
hóa của thủy văn có những nét đặc thù, riêng biệt. Phân vùng thủy văn cho biết quy
luật phân hóa của những đặc trưng quan trọng trên không gian địa lý, làm sáng tỏ
quy luật phân hóa của tự nhiên.
1.3.1.4. Yếu tố thổ nhưỡng
Theo V.V.Dokutraev: “Đất là một thực thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và
độc lập, có những quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng được hình thành do tác
động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và tuổi địa
phương”.
Theo quan điểm nông học của V.R.Wiliam: “Thổ nhưỡng là lớp đất xốp trên
bề mặt lục địa có khả năng cho thu hoạch thực vật, tức là có độ phì. Độ phì là một
tính chất hết sức quan trọng của thổ nhưỡng, là đặc trưng cơ bản của thổ nhưỡng”.
Độ phì là khả năng của đất đảm bảo cho cây về nước và thức ăn. Đất gồm các chất
khoáng và chất hữu cơ, chất khoáng là thành phần chủ yếu của đất và chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ, chất hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với chất khoáng trừ đất đầm lầy -
than bùn.
1.3.1.5. Yếu tố sinh vật
Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên, thông qua hình
thái, cấu trúc cũng như số lượng và chất lượng của các quần xã sinh vật, có sự thống
nhất giữa thực vật và động vật với nhau và với môi trường. Sự tuần hoàn sinh vật
đóng vai trò to lớn trong vỏ cảnh quan Trái Đất. Sự sống hiện nay tồn tại dưới
dạngtuần hoàn sinh vật, nó xuất hiện không phải dưới hình thức cơ thể nguyên sinh
riêng biệt, mà dưới hình thức tuần hoàn của vật chất hữu cơ, dựa vào các quá trình
tổng hợp và phân hủy vật chất hữu cơ. Nhịp điệu của tuần hoàn sinh vật qui định
những nét quan trọng về di chuyển của các thành phần hóa học và về đặc tính của
các mối liên hệ giữa khí quyển, thủy quyển và thạch quyển.
22
1.3.2. Các yếu tố địa lý kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Công nghiệp
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp được định nghĩa là một
tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá
trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại
hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản
xuất theo sau nó. Công nghiệp có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh
tế, quốc phòng và đời sống của toàn xã hội.
1.3.2.2. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Từ
xa xưa con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang, trồng các loại cây dại dần
biến chúng thành vật nuôi và cây trồng. Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật,
nông nghiệp ngày càng được mở rộng; các giống cây trồng, vật nuôi ngày cành đa
dạng và phong phú. Trong bất cứ xã hội nào, lương thực của con người luôn được
đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa rất quan trọng.
1.3.2.3. Dân cư
Dân cư là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi kết cấu, mối
quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động
và cư trú theo lãnh thổ. Trong xã hội, dân cư vừa là người sản xuất ra giá trị vật chất
và tinh thần, đồng thời lại vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động
của mình làm nên. Về phương diện kinh tế, dân cư vừa với tư cách là người sản
xuất, vừa với tư cách là người tiêu thụ.
1.3.2.4. Dịch vụ - Thương mại - Du lịch
Dịch vụ là một ngành rất đa dạng và phức tạp, dịch vụ tuy không trực tiếp
tạo ra của cải vật chất, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt nhờ việc làm tăng thêm giá trị
hàng hóa được sản xuất. Dịch vụ là một tổng thể bao gồm nhiều ngành: Ngành giao
thông vận tải, ngành thông tin liên lạc, ngành du lịch, ngành giáo dục, ngành y tế,…
Trong đời sống và sản xuất nhu cầu trao đổi về hàng hóa, dịch vụ giữa các cá
nhân với nhau, giữa các tập thể và giữa quốc gia này với quốc gia khác dựa trên cơ