Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 13 trang )

1 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÀ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong đời một con người, tuổi đẹp đẽ nhất, thơ mộng nhất, hồn nhiên nhất có lẽ là
tuổi học sinh. Được cùng bạn bè trang lứa tung tăng cắp sách tới trường là mơ ước của
hầu hết học sinh.Các em được đến trường học tập, trau dồi kiến thức kỹ năng, được
học rất nhiều điều bổ ích, rèn luyện kỹ năng sống, đạo đức, tác phong để sau này giúp
ích cho bản thân, cho gia đình cho quê hương đất nước.
Vì một lý do nào đó mà các em không được đến trường đó là một thiệt thòi rất lớn,
không gì bù đắp nổi cho bản thân em đó và cho toàn xã hội nói chung. Không được
đến trường các em không được giáo dục một cách cơ bản, không có định hướng cho
cuộc sống sau này, không có kiến thức để am hiểu pháp luật dễ sa ngã vào các tệ nạn
xã hội và vướng vào vòng pháp luật gây nhiều phiền toái cho xã hội. Đặc biệt trong
tình hình hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ
cao, kiến thức kỹ năng do đó việc giáo dục phổ thông là hết sức quan trọng. Luật giáo
dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thực tế trong các năm vừa qua trường THCS Đông Hà tỉ lệ học sinh bỏ học trong
độ tuổi đi học nói chung còn cao. Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS
Đông Hà đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học
sinh, huy động tối đa trí tuệ, nhân lực, vật lực nhằm thực hiện có hiệu quả việc giữ
chuẩn phổ cập THCS và từng bước nâng cao chuẩn phổ cập THCS của địa bàn xã
Đông Hà. Để góp phần vào việc hạn chế học sinh bỏ học trong tình trạng hiện nay.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua thực tế công tác quản lý, giảng dạy học
sinh ở trường THCS Đông Hà trong các năm qua, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ


2 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
và đề ra các giải pháp để hạn chế việc bỏ học của học sinh THCS là nhiệm vụ hết sức
quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.
II. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về thực trạng về tình hình bỏ học của học sinh trường THCS Đông Hà
từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc bỏ học của học sinh trường THCS
Đông Hà trong tình hình hiện nay.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.
- Tham khảo các tài liệu, công văn, chỉ thị liên quan đến tình hình bỏ học của học
sinh THCS .
- Thống kê tình hình bỏ học của học sinh trong các năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp và áp dụng các giải pháp trong thực tiễn trường THCS
Đông Hà.
IV. Giới hạn của đề tài.
Nghiên cứu thực trạng tình hình bỏ học của học sinh, các nguyên nhân dẫn đến bỏ
học của học sinh trường THCS Đông Hà trong các năm học 2008-2009; 2009-2010;
2010-2011 và học kỳ I năm học 2011-2012.
V. Các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các phương pháp,
quan điểm của các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý, tình cảm của học sinh.
- Các văn bản của Bộ GD&ĐT, và các ngành các cấp liên quan đến công tác giáo dục
học sinh.
- Phương pháp quan sát, điều tra, trò chuyện và nhìn nhận lại thực tế việc bỏ học của
học sinh.
- Phương pháp thống kê, đối chiếu, phân tích tổng hợp.
Từ thực tiễn bỏ học của học sinh trong các năm học 2008 - 2009 và năm học 2009-
2010 đối chiếu với năm học 2010-2011 và học kỳ I năm học 2011 - 2012.
B/ PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm cơ bản .

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
3 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
- Học sinh tham gia học tập tại các trường THCS được học hỏi, trau dồi kiến thức
cơ bản, kiến thức phổ thông, kỹ năng sống và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, tác
phong để trở thành con người phát triển toàn diện .
- Học sinh bỏ học là học sinh đang tham gia học tập nhưng vì một lý do nào đó mà
các em không đến trường tham gia học tập, tu dưỡng đạo đức … Vấn đề này đã gây
ra bi
- Học sinh bỏ học sẽ không được tu dưỡng đạo đức thường xuyên, không có định
hướng cho cuộc sống, dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội và có thể phải chịu sự phán
quyết của Pháp luật. Phần lớn những tệ nạn xã hội đều xuất phát từ trình độ dân trí
thấp, kém hiểu biết Pháp luật, do đó việc hạn chế học sinh bỏ học có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng không những cho bản thân người học mà còn cho gia đình và xã hội.
2. Vị trí chức năng của công tác phổ cập THCS.
Công tác phổ cập THCS là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hạn
chế tối đa các hiện tượng bỏ học của học sinh, làm cho mọi học sinh trong độ tuổi đi
học phải được đến trường học tập trau dồi kiến thức phổ thông, học tập kỹ năng sống
và tu dưỡng đạo đức tác phong. Công tác phổ cập THCS gắn liền với nhiệm vụ của
trường phổ thông, nhằm động viên, khuyến khích kịp thời những hiện tượng, nguy cơ
bỏ học. Bộ phận phổ cập THCS của trường có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, góp ý
cho Ban giám hiệu những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh.
3. Chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong
việc vận động học sinh ra lớp.
a. Giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN):
- Làm tốt công tác quản lý học sinh của lớp mình, luôn luôn quan tâm tới lớp, đi
sâu tìm hiểu tâm sinh lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh có lực học yếu.
- Làm tốt công tác giáo dục học sinh, tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra

yêu cầu học sinh phải thực hiện. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS là thích
được khen, thích được thầy cô, bạn bè, cha mẹ…. biết đến những mặt tốt, mặt tích cực,
những thành tích của mình từ đó có động cơ thúc đẩy thực hiện những việc tốt hơn.
Nếu quá nhấn mạnh khuyết điểm của học sinh, luôn luôn nêu cái xấu, cái chưa tốt của
học sinh thì dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nán, thiếu tự tin dẫn đến bỏ
học. Để thực hiện được điều này đòi hỏi người giáo viên phải hết sức trân trọng những
tiến bộ của các em dù chỉ là rất nhỏ. Dùng những gương tốt của học sinh trong trường

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
4 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
và những tấm gương người tốt, việc tốt để giáo dục các em, động viên khuyến khích
các em.
- GVCN làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, phát hiện những học sinh có nguy
cơ bỏ học, đề xuất lên Ban giám hiệu để có biện pháp vận động các em ra lớp.
b.Giáo viên bộ môn (GVBM) :
- Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình (PPCT) của phòng Giáo dục Đức
Linh đã xây dựng cho các trường, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp,
thường xuyên học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề,
thực hiện yêu nghề, mến trẻ.
- Thực hiện đổi mới PPDH cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
nhất là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân.
4. Nhiệm vụ của Ban Giám hiệu trường và các ban ngành của trường về tình
hình bỏ học của học sinh THCS.
a/ Ban Giám hiệu (BGH) trường lên kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ từng
thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, trực tiếp theo dõi, giám sát hỗ trợ cá
thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong công tác duy trì sĩ số học sinh của
trường.
- Có kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng trong từng năm học thật cụ thể cho bộ
phận phổ cập, tổ giám thị, tổ chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn về vấn đề bỏ học

của học sinh.
b/ Các ban ngành, đoàn thể trong trường đều phải có trách nhiệm phối hợp với
nhau thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh của trường, phối hợp với GVCN, tổ
giám thị, vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp.
CHƯƠNG 2
Thực trạng tình hình bỏ học của học sinh trường THCS Đông Hà
1. Khảo sát thực trạng bỏ học của học sinh trường THCS Đông Hà trong các
năm học:
Trong các năm học gần đây: 2008-2009; 2009-2010 tình hình bỏ học của học sinh
trường THCS Đông Hà cũng như các trong huyện còn cao ( nhất là năm học 2008-

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
5 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
2009). Thông qua hồ sơ chuyên môn còn lưu trữ tại trường cho thấy học sinh bỏ học
do rất nhiều nguyên nhân, tôi tạm chia ra các nguyên nhân sau:
- Số học sinh bỏ học do học lực kém.
- Số học sinh bỏ học do điều kiện gia đình khó khăn.
- Số học sinh bỏ học do các nguyên nhân khác:
Bảng thống kê của bộ phận phổ cập còn lưu tại trường
Stt Năm học
Số học sinh
bỏ học
Trong đó
Bỏ học
trong hè
Bỏ học
trong năm
học
1 2008-2009 24 16 8
2 2009-2010 23 18 5

3 2010-2011 19 13 6
• Nhận xét: Tình hình bỏ học năm học 2007-2008; 2008-2009 còn rất cao. Đặc
biệt là số học sinh bỏ học trong hè . Lý do trong hè các em học sinh yếu kém
phải ôn tập để thi lại, nhưng quá trình thi lại các em không đủ điều kiện lên lớp
nên chán nản và bỏ học.
• Khảo sát chất lượng giảng dạy của trường .
Tình hình chất lượng học sinh trong các năm học
Stt Năm học
HS lên lớp thẳng HS thi lại HS ở lại lớp
SL % SL % SL %
1 2008-2009 437/606 72 144/606 23.8 25/606 4.1
2 2009-2010 461/556 82.9 90/559 19.2 5/556 0.1
3 2010 - 2011 461/519 88.8 50/519 9.6 4/519 0.1
• Nhận xét : Tỉ lệ lên lớp thẳng của trường hằng năm đều được nâng lên, năm học
sau cao hơn năm học trước.
Chất lượng tay nghề giáo viên
Stt Năm học Số lượng GV Giỏi GV Khá
1 2008-2009 39 31 8
2 2009-2010 39 33 6
3 2010 - 2011 40 36 4

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
6 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
Tình hình chất lượng thi lại của học sinh
STT Năm học
Số HS được
thi lại
Số HS được lên lớp
sau thi lại
Số HS ở lại lớp sau

thi lại
1 2008-2009 144 126 18
2 2009-2010 90 76 14
3 2010 - 2011 50 44 6
• Nhận xét : Số học sinh phải thi lại trong các năm gần đây đã giảm . Đặc biệt tỉ
lệ lên lớp sau thi lại đã tăng đáng kể, chất lượng thi lại có chiều hướng tăng lên.
Số học sinh bỏ học sau thi lại
STT Năm học Số HS ở lại lớp
Số HS ở lại lớp
đi học
Số HS ở lại
không đi học
1 2008-2009 43 27 16
2 2009-2010 19 7 12
3 2010 - 2011 10 3 7
2. Khảo sát tình hình học sinh có hoàn cảnh khó khăn
STT Năm học
Số HS con gia đình
khó khăn( Sổ nghèo)
Tỉ lệ
1 2008-2009 14 1.9 %
2 2009-2010 11 1.5 %
3 2010 - 2011 14 2%
Số học sinh gia đình khó khăn bỏ học
STT Năm học Số HS khó khăn bỏ
h ọc
Số HS bỏ học vì lý do
khác
1 2008-2009 5 3
2 2009-2010 6 5

3 2010 - 2011 7 5
Nhận xét:
Thông qua các bảng kê cho thấy nguyên nhân bỏ học của học sinh chiếm phần lớn
là học sinh có lực học yếu kém, thi lại, và ở lại lớp nhiều năm dẫn đến chán nản và bỏ
học.
2Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình học sinh bỏ học:
a. Nguyên nhân từ xã hội:

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
7 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
- Địa phương xã Đông Hà là xã đặc biệt khó khăn, là vùng sâu, vùng xa cũng là xã
mới thành lập, tình hình kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Hộ gia đình được
xếp vào hộ nghèo còn cao ảnh hưởng tới tình hình học tập của con em trong xã.
- Do địa phương giáp ranh với tỉnh Đồng Nai nên tình hình an ninh trật tự của địa
bàn xã còn tồn tại một số người vi phạm pháp ở nơi khác đến cư trú do đó ảnh hưởng
không ít đến đạo đức của thanh thiếu niên trong xã cũng nhưng tình hình giáo dục của
địa phương xã.
b. Nguyên nhân từ nhà trường:
- Một số thầy cô giáo thiếu quan tâm đến học sinh, chỉ lo dạy chữ không quan tâm
đến hoàn cảnh, sở thích của từng học sinh từ đó một số em không có sự hỗ trợ của bạn
bè, của thầy cô và cảm thấy hụt hẫng, chán nản và bỏ học.
- Một số thầy cô giáo chưa đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo phương
pháp cổ, học sinh không hứng thú học tập dẫn đến không hiểu bài từ đó chất lượng học
tập sa sút.
- Một số thầy cô giáo chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến lớp chủ nhiệm, làm
đại khái, qua loa, xử lý học sinh thiếu công bằng nên học sinh chán nản không muốn
học tập, trau dồi đạo đức.
- Trường THCS Đông Hà những năm đầu mới thành lập tình hình cơ sở vật chất
còn khó khăn, thiếu thốn, sân trường mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi mù mịt do
đó phụ huynh và học sinh không thực sự yên tâm khi đến trường.

- Chất lượng học sinh của trường so với các trường khác trong huyện còn thấp, tỉ lệ
học sinh thi lại nhiều, vả lại học sinh không có điều kiện ôn tập trước khi thi lại nên ở
lại lớp nhiều năm nên bỏ học.
c. Nguyên nhân trực tiếp từ gia đình
- Một số gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn, lo mưu sinh trong cuộc sống,
không quan tâm đến việc học của học sinh, bắt học sinh phải phụ giúp việc nhà nhiều,
chểnh mảng đến việc học do đó không có thời gian học bài khi đến lớp, lâu dần sẽ
không có kiến thức trở thành học sinh yếu kém, từ đó chán nản và bỏ học.
- Một số gia đình khá giả nhưng không có thời gian chăm sóc con cái, nuông chiều
con, cho con nhiều tiền nhưng không quản lý, từ đó các em có tiền dẫn đến đua đòi
tham gia các cuộc ăn chơi như: chơi game, cá độ, đua xe…. Không chú tâm đến việc
học , lâu dần trở thành học sinh yếu kém, chán nản và bỏ học.

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
8 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
- Một số gia đình từ nơi khác chuyển đến, kinh tế rất khó khăn ở trong rẫy sâu (gần
khu vực Z30D) việc đến trường của con em hết sức khó khăn nên bỏ học.
CHƯƠNG III.
Một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình bỏ học
của học sinh trường THCS Đông Hà.
I. Cơ sở của giải pháp.
Từ những thực trạng về tình hình bỏ học của học sinh các năm qua cũng như các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh và việc nắm vững những văn bản
chỉ đạo của cấp trên về hạn chế việc bỏ học của học sinh. Tôi mạnh dạn đưa ra các giải
pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh trường THCS Đông Hà như sau:
II. Các giải pháp chủ yếu.
1. Xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học .
- Đầu năm học BGH trường, bộ phận phổ cập THCS của trường và các ban ngành,
tổ trưởng chuyên môn của trường họp và xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh
trong từng năm học. Trong khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa nhiệm vụ của các

thành viên trong công tác duy trì sĩ số học sinh.
- Ban giám hiệu trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ cho các bộ phận,
các thành viên của mình làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp.
2. Thực hiện đẩy mạnh việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực, làm cho học sinh hứng thú mỗi khi đến trường bằng các việc làm cụ thể sau:
Xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt ngoài giờ tạo sân chơi lành mạnh cho giáo viên
và học sinh.
a.Câu lạc bộ sinh học và môi trường.
Thành lập 9/2012 thành viên gồm: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Đội TNTP, Tổ giám thị, giáo viên bộ môn và học sinh.
• Nhiệm vụ chính:
- Trang trí lớp học, phòng học phù hợp với yêu cầu dạy học và tâm sinh lý lứa tuổi
học sinh.
- Xây dựng và củng cố cảnh quan sư phạm như trồng cây xanh, bóng mát, chăm
sóc cây kiểng.

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
9 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
- Xây dựng và chăm sóc vườn “ Sinh địa” trong đó trồng các cây thuốc nam, cây
kiểng tăng vẻ đẹp của trường.
- Tổ chức sinh hoạt theo từng tháng và chủ điểm
b.Câu lạc bộ “ văn học’ được thành lập tháng 9/2010 thành viên gồm BGH,
Đội TNTP, giáo viên bộ môn và học sinh.
• Nhiệm vụ chính:
- Khuyến khích khả năng sáng tác thơ văn của học sinh.
- Đóng góp vào thư viện văn học của Đội TNTP.
- Phát bản tin văn nghệ vào lúc sinh hoạt đầu giờ học và giờ ra chơi.
Các câu lạc bộ này thực hiện và duy trì trong các năm học gần đây tạo ra không khí
thoải mái trong học tập của học sinh làm cho học sinh yêu trường lớp nhiều hơn,
hạn chế bỏ học.

3. Nâng cao chất lượng học tập đại trà, củng cố kiến thức cho học sinh giảm
dần tỉ lệ thi lại, ở lại lớp.
- Động viên giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và dạy theo chuẩn
kiến thức kỹ năng, thực hiện giảm tải .
- Tổ chức dạy tăng tiết cho học sinh (năm học: 2011-2012 trường tổ chức dạy tăng
tiết cho học sinh các bộ môn Toán, Văn, Anh văn mỗi bộ môn 1 tiết/1 tuần thực hiện
trong 2 tháng /1 học kỳ) nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho các em.
- Tăng cường thao giảng dự giờ, đánh giá tiết dạy. Thực hiện các tiết dạy tốt, học
tốt chào mừng các ngày lễ lớn ( Cụ thể ngày nhà giáo Việt Nam 20/11) nhằm gây
hứng thú giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh nhằm hạn chế bỏ học của học
sinh.
4. Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm lớp .
- Mỗi GVCN lớp là một anh chị phụ trách, sinh hoạt cùng với học sinh, đi sâu tìm
hiểu tâm sinh lý học sinh, hỗ trợ học sinh khi các em bị lệch lạc trong suy nghĩ và
hành động.
- Gắn việc duy trì sĩ số học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn
của trường, cùng nhau phối hợp vận động các em có nguy cơ bỏ học ra lớp. Trong
giáo dục các em giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng đến danh dự và nhân phẩm học
sinh. Không được có những lời lẽ khiếm nhã và hành động không phù hợp với nguyên

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
10 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
tắc giáo dục học sinh. Cần động viên khuyến khích các em, thường xuyên nêu gương
người tốt, việc tốt và tôn trọng sự tiến bộ của các em dù tiến bộ đó là rất nhỏ.
- Nắm bắt kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, có tư tưởng muốn bỏ học.
Phối hợp với các ban ngành nhất là bộ phận phổ cập của trường về tình hình bỏ học
và nguy cơ bỏ học của học sinh trong lớp để có sự vận động kịp thời.
5. Nâng cao vai trò của bộ phận phổ cập của trường trong việc duy trì sĩ số
học sinh.
- Bộ phận phổ cập có trách nhiệm chính trong việc duy trì sĩ số học sinh của các

lớp cũng như giữ vững chuẩn phổ cập THCS của trường.
- Nắm vững các đối tượng có nguy cơ bỏ học, chủ động lên kế hoạch vận động học
sinh bỏ học ra lớp.
- Phối hợp với GVCN trong công tác duy trì sĩ số học sinh. Vận động giáo viên và
phân công giáo viên trực tiếp xuống gia đình học sinh của những em bỏ học và có
nguy cơ bỏ học để vận động ra lớp.
- Thường xuyên nắm sĩ số từng lớp, học sinh của từng địa bàn trong xã để thực
hiện tốt vai trò vận động học sinh ra lớp.
- Bộ phận phổ cập phối hợp cùng với các ban ngành đoàn thể trong trường, trong
xã để vận động học sinh ra lớp.
6. Các ban ngành đoàn thể trong trường như Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP
thực hiện tính xung kích trong các hoạt động của trường nhất là việc vận động
học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp.
C/ PHẦN KẾT LUẬN
I. Thực nghiệm khoa học
Kết thúc năm học 2010-2011 qua sự thống kê của bộ phận phổ cập THCS cho
thấy:
• Số học sinh bỏ học (tính cả bỏ học trong hè ) : 19 em
• Số học sinh bỏ học do học lực kém: 7em
• Số học sinh bỏ học do điều kiện gia đình khó khăn: 7 em
• Số học sinh bỏ học vì lý do khác: 5 em

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
11 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
So với năm học 2009-2010 bỏ học đã giảm 4 em , so với năm học 2008-20069 bỏ
học đã giảm 5 em . Đặc biệt trong học kỳ I năm học 2011-2012 số học sinh bỏ học
(tính cả trong hè ) là 9 em . Trong đó bỏ học do học lực yếu trong hè là 6 em và bỏ
học trong năm học là 3em .
Như vậy tỉ lệ duy trì sĩ số của trường trong năm học đã tăng lên đáng kể , giảm bớt
một cách tối đa học sinh bỏ học.

II. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện việc hạn chế học sinh bỏ học một cách hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý
giáo dục của trường cần phải:
- Có kế hoạch thật cụ thể, được sự đồng thuận của ngành giáo dục cũng như địa
phương xã và thực hiện xuyên suốt từ Ban Giám hiệu đến các ban ngành đoàn thể
trong trường và được sự nhất trí cao của tập thể đội ngũ giáo viên cùng xắn tay vào
thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện phải có sự gắn bó từ GV bộ môn, GVCN lớp, Đoàn
TNCSHCM, Đội TNTP, tổ giám thị. Mỗi thành viên phải có thực hiện đều tay, nhiệt
tình bên cạnh có sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu trường và địa phương xã.
- Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong đội ngũ giáo viên, tổ chức xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh, gắn chặt với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực làm cho học sinh thoải mái trong học tập và thích đến trường.
III. Kết luận chung
Giữ vững chuẩn phổ cập và ngày càng nâng cao tỉ lệ phổ cập của các trường THCS
là một yêu cầu mà mọi trường THCS phải thực hiện. Trong đó việc duy trì sĩ số học
sinh và hạn chế học sinh bỏ học là một trong những yêu cầu quan trọng mà mọi
trường, mọi thành viên trong nhà trường phải thực hiện cho được, làm sao cho mỗi
học sinh trong độ tuổi đến trường phải được đi học. Điều này phù hợp với truyền
thống hiếu học của dân tộc Việt Nam cũng như mong muốn của Bác Hồ muôn vàn
kính yêu của chúng ta đã từng nói: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc của tôi
là ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành”.
Việc thực hiện hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh cần phải tiến hành thường
xuyên, liên tục, có hệ thống làm cho mọi người đều thấy nghĩa vụ của chúng ta là thực
hiện Quyền trẻ em theo Công ước Quốc tế.

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
12 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
Qua các phân tích và nhận định ở trên tôi thấy rằng việc hạn chế học sinh bỏ học
cần thực hiện ngay ở các trường THCS. Vì mỗi học sinh được đến trường học tập, tu

dưỡng đạo đức sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân người học, cho gia đình người
học và cho toàn xã hội, từ đó tội phạm xã hội do trình độ dân trí thấp sẽ giảm hẳn. Ông
bà ta ngày xưa đã từng nói: “Xây một trường học là bớt một nhà tù”.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trường
THCS Đông Hà và đã áp dụng thực tế vào trường THCS Đông Hà năm học 2010-2011
và đặc biệt là học kỳ I năm học 2011-2012 có kết quả.
Tuy nhiên do điều kiện thực tế khó khăn của trường THCS Đông Hà cũng như
năng lực cá nhân của cá nhân tôi có hạn. Thực hiện đề tài này chắc không thể tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi và góp ý
để đề tài này được hoàn thiện hơn có thế tiếp tục áp dụng ở những năm tiếp theo.
Trân trọng cám ơn.
Đông Hà, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện
Tô Văn Kỳ

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ
13 Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận về cải cách giáo dục – Viên Chấn Quốc – Nhà xuất bản giáo dục – 2011.
2. Một số vấn đề cơ bản về Giáo dục Trung Học Cơ Sở - Nguyễn Sinh Huy – Nhà
xuất bản Giáo dục năm 1999.
3. Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Nguyễn Dục
Quang – Nhà xuất bản Đại học Sự phạm – năm 2003.
4. Sổ tay phổ cập giáo dục THCS và bậc trung học – Ban chỉ đạo phổ cập Quốc
gia 2005.
5. Nghị Quyết 41/2000/QH 10 về thực hiện phổ cập GD THCS của quốc hội khóa
10.
6. Nghị định 88/2001/NĐ – CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ
cập GDTHCS.
7. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Phạm Viết Vượng – Nhà xuất

bản Giáo dục năm 1997.
8. Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
9. Tài liệu lưu trữ chuyên môn trường THCS Đông Hà các năm 2008-2009; 2009-
2010; 2010-2011.
10.Hồ sơ phổ cập THCS trường THCS Đông Hà các năm: 2008; 2009; 2010;
2011.
11.Hồ sơ hoạt động ngoài giờ trường THCS Đông Hà.

Người thực hiện : Tô Văn Kỳ

×