Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về học lực ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.01 KB, 28 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển tốt phụ thuộc nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố con người có tính chất quyết định. Con người chính là sản phẩm của
giáo dục. Vì vậy trong mọi thời đại, giáo dục đều giữ vai trò rất quan trọng.
Nó luôn thúc đẩy xã hội phát triển. Đối với nước ta, trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì giáo dục có tầm quan trọng đáng
kể: “Giáo dục gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật
xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện,
thực hiện phổ cập giáo dục phù hợp với khả năng, yêu cầu của nền kinh tế
phát triển, bồi dưỡng nhân tài”. (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII).
Hiện nay nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn đồng thời đã làm
cho bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt. Trong nhiều nguồn lực khác nhau, trong
đó nguồn lực con người là quí báu nhất. Đó là những con người lao động có
trí tuệ, tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, đạo đức con người xã hội chủ
nghĩa. Vì thế, con người phải được đào tạo từ một nền giáo dục phát triển
theo xu thế thời đại con người chủ nghĩa xã hội. Văn kiện đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Coi trọng ba mặt: Mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và
phát huy hiệu quả”.
Quá trình phát triển đất nước hiện nay, mục tiêu của giáo dục tiểu học là:
“Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài của tình cảm, trí tuệ thể chất và kỹ năng cơ bản để học tiếp lên lớp trên
hoặc đi sâu vào cuộc sống.” (Điều lệ trường tiểu học).
Để đảm bảo về nhận thức và hiểu rõ điều đó. Trong thời gian qua, Đảng
và Nhà nước ta không ngừng thực hiện mọi biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển.
Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện trong sự


nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng
định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo thế hệ
trẻ cho đất nước tạo ra một lớp người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
thì việc giáo dục và nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học là nền
tảng góp phần phục vụ các mục tiêu trên.
Từ những lý do nêu trên, việc học sinh yếu, kém nhiều ở bậc tiểu học là
trái với luật phổ cập giáo dục tiểu học. Đứng về mặt xã hội, đây là vấn đề liên
Trang 1

quan đến trình độ học vấn của một dân tộc. Đứng về mặt giáo dục, đây là vấn
đề nóng bỏng, cấp bách cần phải hạn chế, khắc phục, xử lý và quan tâm của
gia đình và cả xã hội.
Đặc biệt trong năm học 2011-2012 này, năm học hưởng ứng cuộc vận
động Hai không với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục …” và phong trào “Xây dựng trường thân
thiện, học sinh tích cực”. Vì thế mà vai trò của người quản lý giáo dục càng
được nâng cao hơn, trọng trách nặng nề hơn, người quản lý phải biết mình
làm gì và làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng của học sinh, khắc
phục tình trạng học sinh yếu, kém. Đây là một vấn đề nan giải của trường tiểu
học Nghĩa Thuận.
Do vậy để quản lý khắc phục tình trạng học sinh yếu kém về học lực ở
trường tiểu học là một việc làm cần thiết và cấp bách để đáp ứng mặt bằng
kiến thức ở các vùng miền và đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Đây là vấn đề
mà bản thân tôi luôn trăn trở trong quá trình làm công tác quản lý. Một câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi và giảm tỷ lệ học sinh
yếu kém đến mức thấp nhất đối với trường tiểu học Nghĩa Thuận nói riêng và
các trường tiểu học nói chung. Câu hỏi đơn giản nhưng để giải quyết nó
không phải là đơn giản.

Chính vì vậy khi được học tập, lĩnh hội các kiến thức và lý luận ở khoa
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc tiểu học khoá XVIII của trường đại
học Phạm Văn Đồng thành phố Quảng Ngãi, bản thân tôi cố gắng học tập và
nghiên cứu, tìm các biện pháp tích cực nhất nâng cao hiệu quả giáo dục, tăng
tỉ lệ học sinh khá, giỏi, khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém.
Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý khắc phục tình
trạng học sinh yếu, kém về học lực ở trường tiểu học…………… ”.
II. MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài hướng đến mục tiêu điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng
học sinh yếu kém về học lực ở trường tiểu học Nghĩa Thuận, từ đó tìm hiểu
các nguyên nhân dẫn đến thực trạng và xây dựng các biện pháp quản lý nhằm
khắc phục thực trạng đã xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Để nghiên cứu Đề tài tôi phải giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản:
Một là: Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề học sinh tiểu học
học yếu, kém và cách khắc phục.
Hai là: Khảo sát đánh giá thực trạng về tình hình học sinh trường tiểu
học Nghĩa Thuận học yếu, kém; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó:
Trang 2

Ba là: Kết hợp giưũa cơ sở lý luận đã tìm hiểu và các nguên nhân đã
được phát hiện để xây dựng nên các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình
trạng yếu, kém về học lực của học sinh trường Tiểu học ………… góp phần
thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học, mục tiêu đào tạo của nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là biện pháp quản lý khắc phục tình
trạng yếu, kém về học lực của học sinh ở trường tiểu học.

2. Khách thể nghiên cứu:
- Hiệu trưởng, hiệu phó, khối trưởng, giáo viên, học sinh và các cá nhân,
tổ chức có liên quan.
- Hoạt động dạy - học và các vấn đề liên quan đến việc khắc phục học
sinh học yếu, kém.
- Tài liệu, hồ sơ, các văn bản hướng dẫn chuyên môn, các loại kế hoạch.
- Bài thi, bài kiểm tra, vở tập của học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vị nghiên cứu của Đề tài là vấn đề các biện pháp quản lý nhằm
khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém. Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại
trường Tiểu học ………… , huyện ………… trong hai năm học: 2006 –
2007 và 2007 – 2008.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tôi đã sử dụng các phương pháp sau khi tổ chức nghiên cứu khoá luận.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Trên cơ sở sưu tầm, tuyển chọn và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
hoạt động dạy học, đến chất lượng học tập của học sinh tiểu học để từ đó tìm
ra cơ sở lý lụân liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tìm ra biện pháp hạn chế
tình trạng học sinh yếu, kém về học lực của học sinh tiểu học.
2. Phương pháp thống kê toán học:
- Thu thập các số liệu, tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu
trưởng để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Sử dụng các biểu mẫu thống kê về thực trạng học sinh học tập yếu với
tỷ lệ phần trăm.
3. Phương pháp quan sát:
- Quan sát tập trung chú ý vào hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt
động của học sinh, sự chỉ đạo quản lý của hiệu trưởng.
Trang 3

- Quan sát việc tổ chức kiểm tra, kiểm tra định kỳ, cách đánh giá chất

lượng học tập của giáo viên đối với học sinh. Qua đó nắm bắt chất lượng học
tập của học sinh.
4. Phương pháp điều tra phỏng vấn, đàm thoại:
- Xâm nhập thực tế, dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn giáo viên,
học sinh, phụ huynh và ban giám hiệu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất
lượng học tập yếu, kém của học sinh.
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến chất
lượng học sinh yếu, kém.
5. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Từ các thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích để rút ra
nhận định, đánh giá và đề xuất biện pháp trước thực trạng học sinh yếu, kém
hiện nay.
V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Phần 1: Những vấn đề chung.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương I: Những vấn đề lý luận của đề tài.
Chương II: Thực trạng tình hình yếu, kém của học sinh ở trường tiểu học
Nghĩa Thuận.
Chương III: Những biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng yếu,
kém về học lực của học sinh trường tiểu học …………
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị.
Phần 4:Tài liệu tham khảo.
Trang 4

PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ YẾU, KÉM
TRONG HỌC LỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Ngay sau khi đất nước độc lập, Bác Hồ kêu gọi và khẳng định: “Học

tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi người dân”. Trong thời đại hiện
nay, điều đó được khẳng định chỉ có học tập thì con người mới có khả năng
hoà nhập với cuộc sống cộng đồng xã hội và góp phần đưa đất nước ngày
càng giàu mạnh. Nhà trường phổ thông mà trước tiên là ở bậc tiểu học là nền
móng cho trình độ học vấn là phát triển ở mỗi con người.
Trong hệ thống giáo dục thống nhất và hoàn chỉnh đất nước, vị trí và vai
trò phổ thông là: “Nền tảng văn hoá đất nước là sức mạnh tương lai dân tộc.
Nó đặc cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn
tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp nền kinh
tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng”.
(Nghị quyết Bộ chính trị Ban chấp hành TW về cải cách giáo dục).
Trong tình hình kinh tế, xã hội còn khó khăn thì việc mục tiêu giáo dục
được Đảng và Nhà nước, ngành liên tục bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với
hoàn cảnh đất nước. Từ khi có Nghị quyết thứ 14 của Bộ chính trị về cải cách
được đánh giá hàng năm, nhận định những chuyển biến cùng với các thiếu sót
và nhược điểm đã nêu. Trong Nghị quyết TW2 khoá VIII “Nâng cao chất
lượng đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với
đường lối giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Như chúng ta đã biết rằng chất lượng giáo dục học tập tác động trực tiếp
đến mục tiêu giáo dục nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng học lực yếu
kém của học sinh có nghĩa là bước đầu tạo ra con người hoà nhập với cuộc
sống đổi mới kinh tế - văn hoá đất nước. Chất lượng học tập của học sinh
được nâng cao thì sẽ tác động trở lại đến việc phát triển kinh tế - văn hoá ở
địa phương hiện nay.
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao chất lượng học
tập là quá trình vận động thuận nghịch. Các yếu tố tạo thành chất lượng học
tập quan hệ với nhau tạo thành một thể thống nhất.
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI:

1.1.1 Khái niệm học sinh yếu, kém về học lực:
Trang 5

Theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh yếu kém về học lực là những học
sinh có điểm kiểm tra định kỳ cuối kỳ II dưới 5 theo đánh giá bằng điểm số.
1.1.2 Khái niệm quản lý, biện pháp quản lý:
- Quản lý: là tổ chức điều hành các hoạt động theo yêu cầu nhất định để
đạt được mục tiêu đề ra (từ điển Tiếng Việt), là hệ thống khoa học và nghệ
thuật tác động vào nhiều đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu theo mục
tiêu đề ra.
- Biện pháp quản lý: Là cách làm, cách giải quyết những vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nói cách khác, biện
pháp quản lý là cách thức , là con đường tổ chức, là phương pháp điều khiển
các hoạt động đi theo con đường, đi theo yêu cầu nhất định và đúng hướng.
1.1.3 Biện pháp sư phạm, biện pháp giáo dục:
- Biện pháp sư phạm: Để khắc phục tình trạng yếu, kém về học lực của
học sinh đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hoạt động
học tậo của học sinh. Đó chính là biện pháp tổ chức và điều khiển hoạt động
giáo dục theo yêu cầu nhất định để thực hiện mục tiêu. Nâng cao chất lượng
học tập của học sinh hiện nay.
- Biện pháp giáo dục: Trong hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục phổ
thông bậc tiểu học là cơ sở xây dựng ban đầu của nghành học phổ thông. Đó
là hoạt động học tập, coi việc học tập là hoạt động chủ đạo để thông qua đó
mà hình thành nhân cách trẻ về các nhu cầu: tình cảm, ý thức, thói quen và
hành vi đạo đức, kiến thức ban đầu về các môn học như: Toán, Tiếng việt và
các môn học khác.
1.2 CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH HỌC SINH YẾU, KÉM:
1.2.1 Quy định đánh giá, xếp loại học sinh học yếu, kém:
1.2.2Các dấu hiệu học sinh yếu, kém biểu lộ qua hoạt động học tập:

- Lơ là trong học tập, hay chơi, ít tập trung chú ý nghe giảng.
1.3 CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỌC
SINH YẾU, KÉM VỀ HỌC LỰC:
1.3.1 Học yếu, kém do có những lỗ hổng lớn về kiến thức cơ bản và về
phương pháp nhận thức:
1.3.2 Học yếu, kém do sức khoẻ, thiểu năng về trí tuệ:
-Sức khoẻ không đảm bảo, đau ốm thường xuyên dẫn đến không theo dõi
và tiếp thu được bài học.
-Trí tuệ chậm phát triển, kết quả học tập kém, tiếp thu bài giảng rất vất
vả, chậm. Khi hiểu bài, trẻ cũng không tự chuyển tải kiến thức đã tiếp thu
được để thực hiện đúng các dạng bài tập có tình huống khác nhau.
Trang 6

1.3.3 Học yếu do các nguyên nhân phức hợp khác nhau, nguyên nhân
thuộc về giáo viên, thuộc về gia đình, thuộc về xã hội, thuộc về tâm lý
của học sinh trong tập thể.
Khi học sinh gặp một trong những nguyên nhân này sẽ dễ bị sa ngã, lôi
kéo vào những thói hư ,tật xấu.
1.4 MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC:
1.4.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học:
- Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Trong tình hình thực tế, kinh tế - xã hội còn khó khăn thì việc thực hiện
mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước, ngành giáo dục liên tục bổ sung,
điều chỉnh cho phù hợp bằng nhiều quyết định, chỉ thị … Từ khi có Nghị
quyết XIV của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đến Nghị quyết TW – khoá
VIII, nghị quyết TW khoá VI – Khoá XI , việc thực hiện mục tiêu giáo dục
được đánh giá hàng năm để nhận định những chuyển biến cùng với các thiếu
sót và nhược điểm đã nêu.

1.4.2 Nhiệm vụ của trường tiểu học:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu,chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
ban
1.5 VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG YẾU, KÉM VỀ
HỌC LỰC Ở HỌC SINH TIỂU HỌC:
- Người hiệu trưởng là người đứng đầu trong tập thể sư phạm nhà trường,
phải là người có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn cao và phải có uy
tín được mọi thành viên trong nhà trường tin yêu.
- Có khả năng đoàn kết tập thể giáo viên, học sinh, tập hợp họ xung
quanh mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, chi bộ
Đảng trong và ngoài nhà trường, phấn đấu cho mục tiêu chung là xây dựng
trường vững mạnh.
- Tổ chức và hướng dẫn giáo viên, tạo điều kiện và phát huy mạnh mẽ
tinh thần làm chủ của từng người đồng thời để phát huy tính sáng tạo và năng
lực tạo ra những biện pháp thích hợp nhất để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
của trường là đào tạo con người toàn diện, có trách nhiệm với cộng đồng giáo
viên, thường xuyên phối hợp với công đoàn, đoàn thể khác trong nhà trường
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, giúp tập thể vượt qua mọi
khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc.
- Hiệu trưởng phải là người gương mẫu về mọi mặt sinh hoạt và nhạy
bén trong mọi tình huống. Người quản lý là người chăm lo công việc để biết
rõ đã làm được gì, làm như thế nào, có gì cần sửa đổi, bổ khuyết và phải biết
Trang 7

người được giao công việc đã làm được đến đâu, ở mức độ nào (Số lượng,
chất lượng, phương pháp). Cần uốn nắn, cần đánh giá như thế nào cho đúng
(chỉ đạo và quản lý chất lượng giảng dạy trong nhà trường – Nguyễn Trung
Hàm).

1.6 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH:
Để khắc phục tình trạng yếu, kém về học lực của học sinh tiểu học cần có
những điều kiện sau:
1.6.1 Đội ngũ giáo viên:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh, đồng bộ, đủ năng lực, đoàn
kết, nhất trí, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn.
- Đội ngũ giáo viên có số lượng và chất lượng.
+ Số lượng: cần đảm bảo về số lượng theo yêu cầu và tỷ lệ 1,5 theo qui
định đứng lớp.
+ Chất lượng: cần đảm bảo đội ngũ giáo viên có chất lượng chuyên môn
cao. Đây là yêu cầu hàng đầu trong nhà trường, vì đội ngũ giáo viên sẽ quyết
định chất lượng giáo dục.
Do vậy việc xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ, đoàn kết, nhất trí thông
suốt đường lối, quan điểm giáo dục, có kiến thức, nắm vững phương pháp
giáo dục, nhiệt tình và quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục.
Đây là mục tiêu quản lý chủ yếu, vừa là biện pháp quản lý quan trọng
hàng đầu của người hiệu trưởng.
1.6.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
Từ nhiều năm qua, khẩu hiệu mà các trường đang phấn đấu là: “Thầy ra
thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp”. Suy luận một cách đơn giản nhất
cũng thấy ra rằng: “Ba yếu tố quan trọng của một nhà trường là thầy giáo, học
trò và nhà trường, sở” (hiểu với nghĩa là điều kiện vật chất của một nhà
trường- Chỉ đạo quản lý dạy và học trong nhà trường của Nguyễn Trung
Hàm). Bởi thế điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh
là cơ sở vật chất phải tương đối đầy đủ và hợp lý.
Thực trạng hiện nay các trường tiểu học hầu như (đa số) nhiều cơ sở vật
chất như: bàn ghế của học sinh, bàn ghế của giáo viên, phòng học, phòng
chức năng, thiết bị dạy học … không đúng qui cách hoặc còn thiếu.
Do đó hiệu trưởng cần chỉ đạo, quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất thiết

bị đầy đủ và đúng qui cách, phục vụ cho yêu cầu giáo dục toàn diện: phòng
học, phòng chức năng, thiết bị dạy học, bàn ghế của học sinh, bàn ghế của
giáo viên, tủ sách, cơ sở cho học sinh thực hành, lao động, cây che bóng mát,
tường rào, cổng ngõ, khu vệ sinh, hố rác …
1.6.3. Mơi trường xã hội, cộng đồng :
Trang 8

- Vận động tuyên truyền toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hiểu sâu vào sự
phát triển giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và
phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Đối với xây dựng và phát
triển bền vững giáo dục tiểu học.
- Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát
triển giáo dục, tạo cơ hội học tập cho toàn học sinh tiến tới một xã hội học
tập.
1.7 Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHẮC PHỤC HIỆN TIƯỢNG YẾU, KÉM
VỀ HỌC LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HCỌ TẬP CỦA
HỌC SINH:
- Nói đến chất lượng học tập là nói đến hiệu qủa trong quá trình dạy học
của giáo viện và học tập của học sinh, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng
học tập là khắc phục học sinh yếu, kém, góp phần vào công tác phổ cập giáo
dục đúng độ tuổi. Trên cơ sở đó hình thành nhân cách cho học sinh.
Chúng ta biết rằng chất lượng giáo dục tác động trực tiếp đến mục tiêu
giáo dục. Nâng cao chất lượng của học sinh cũng có ý nghĩa bước đầu tạo ra
con người có khả năng hội nhập với công cuộc đổi mới kinh tế – văn hoá đất
nước. Theo một nghĩa khác thì nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu
học là bước đầu “Nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Chính vì thế nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học có ý
nghĩa rất lớn với việc phát triển giáo dục nước nhà. Vì vậy, việc khắc phục
hiện tượng yếu, kém về học lực chúng ta bắt vị trí, vai trò, nội dung của giáo
dục tiểu học “Thế kỷ 21 mà nhân loại sắp đi tới sẽ được đặt trưng bằng sự

phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Trong sự phát triển đó, giáo
dục vừa phải đáp ứng nó một cách có hiệu quả nhất, vừa phải làm sao để giữ
được truyền thống nhân văn và tư tưởng văn hoá cao đẹp của mỗi dân tộc, của
khu vực và toàn nhân loại. Sứ mệnh cao cả đó xã hội đặt lên vai các nhà giáo
dục và bắt đầu từ giáo dục tiểu học …” (Nền giáo dục Việt Nam trước thềm
thế kỷ 21). Việc khắc phục học sinh yếu, kém chúng ta giáo dục cho các em
yêu cầu cần thiết trong học tập.
- Những kiến thức mới, viết, tính toán, có sự hiểu biết về thiên nhiên, xã
hội, con người để có hướng vươn lên học các lớp trên được tốt.
- Có ý thức tự giác, siêng năng, chăm chỉ và có phương pháp học tập tốt,
phải tự tin, tự lực trong các kỳ thi …
Tóm lại: Muốn nâng cao chất lượng học sinh và khắc phục tình trạng
yếu, kém về học lực trước hết chúng ta cần nắm bắt về vị trí, vai trò, nội dung
của giáo dục tiểu học. “Thế kỷ 21 mà nhân loại sắp đi tới sẽ được đặt trưng
bằng sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Trong sự phát triển
đó, giáo dục vừa phải đáp ứng nó một cách có hiệu quả nhất, vừa phải làm sao
để giữ được truyền thống nhân văn và tư tưởng văn hoá cao đẹp của mỗi dân
tộc, của khu vực và toàn nhân loại. Sứ mệnh cao cả đó xã hội đặt lên vai các
nhà giáo dục và bắt đầu từ giáo dục tiểu học …”
Trang 9

Như vậy, việc khắc phục tình trạng yếu, kém của học sinh trong nhà
trường là tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học. Đặc biệt ở bậc tiểu học
tạo được niềm tin và sự ham thích học tập ở các em giúp các em hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản dể tiếp tục học trung học cơ sơ
và các lớp trên.
1.8 NHỮNG CON ĐƯỜNG, CÁCH THỨC KHẮC PHỤC HIỆN
TƯỢNG HỌC SINH HỌC YẾU KÉM:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề khắc phục tình trạng học

sinh yếu kém, tôi rút ra một số kết luận sau:
Một là: Muốn khắc phục hiện tượng học sinh học yếu kém thì phải tìm
hiểu đối tượng học sinh, tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém để
từ đó tìm cách loại trừ các nguyên nhân mới khắc phục được hiện trạng
Hai là: Hiện tượng học sinh học yếu kém thường do nhiều nguyên nhân,
do đó phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân
mới giải quyết dứt điểm hiện tượng học yếu kém.
Ba là: Ngoài nguyên nhân cơ bản dẫn đến học kém thì còn một số
nguyên nhân khác tác động đến học sinh làm gia tăng học yếu kém. Như vậy
cùng với việc giải quyết nguyên nhân cơ bản phải giải quyết những nguyên
nhân phụ khác.
Bốn là: Phân nhóm đối tượng. Biện pháp khắc phục áp dụng theo từng
nhóm đối tượng.

Trang 10

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA THUẬN, HUYỆN TƯ
NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG X NGHĨA THUẬN HUYỆN
TƯ NGHĨA:
Xã Nghĩa Thuận là một xã được tách ra từ xã Nghĩa Thắng năm 1990.Xã
Nghĩa Thuận có diện tích 1250 ha, Đơng giáp xã Nghĩa Kỳ, Tây giáp xã
Nghĩa Thắng, Nam giáp núi Hòn Gai và xã Nghĩa Thọ, Bắc giáp với sơng Trà
Khúc. Xã Nghĩa Thuận cách trung tâm thành phố Qng Ngãi 10 km, cách
trung tâm huyện 15 km về hướng Tây. Tồn xã có 1602 hộ với 7500 khẩu.
90% người dân sống bằng nghề nơng, số còn lại sống bằng nhiều nghề khác
nhau: làm th, bn bán nhỏ, nhặt ve chai, bán vé số,… Đời sống ở một số
nơi trong xã còn nghèo và gặp nhiều khó khăn. Một số đơng gia đình để lại

con mình cho người già chăm sóc hoặc đứa lớn chăm sóc đứa nhỏ để có điều
kiện đi làm ăn xa (vào thành phố Hồ Chí Minh).
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ………….
2.2.1 Đặc điểm chung:
Trường tiểu học …………… đđược đặt ngay trung tâm xã ………… và có 1
điểm trường. Trường được thành lập ngày 19/8/1992 với diện tích 5.516m
2
,
có 15 phòng học và 08 phòng chức năng. Cơ sở vật chất được ngành, địa
phương và phụ huynh đầu tư xây dựng.
2.2.2 Thuận lợi:
-Đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn, có
kinh nghiệm trong giảng dạy, có năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức tốt,
tâm huyết với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao.
- Có sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm
đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện nhiệm vụ do ngành
giao phó.
- Các tổ chức đồn thể, ban ngành, hội cha mẹ học sinh đồng tình ủng
hộ nhà trường trong cơng tác giáo dục.
- Tổ chức Đảng, tổ chức cơng đồn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh hoạt động tích cực hỗ trợ cho việc dạy và học đạt nhiều thành quả.
- Cơ sở vật chất vừa được đầu tư 10 phòng học mới, có thư viện chuẩn
theo quyết định 01 để phục vụ cho hoạt động dạy và học.
2.2.3 Khó khăn:
- Mặc dù cơ sở vật chất đầy đủ nhưng vẫn chưa đảm bảo theo các tiêu
chuẩn của một trường chuẩn Quốc gia- Trường vẫn còn 5 phòng học cấp 4 bị
Trang 11

xuống cấp. Đồ dùng dạy hoc vừa thiếu lại vừa thừa ảnh hưởng đến việc dạy
học theo phương pháp mới.

- Phụ huynh còn một số chưa quan tâm đúng mức, nhiều em còn thiếu
sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ của gia đình.
- Số học sinh yếu tỷ lệ còn cao, phụ huynh chưa tích cực phối hợp với
thầy cô giáo để có kế hoạch, biện pháp giáo dục đồng bộ.
- Tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa sâu sát với thực
tế.
- Một số giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học mang tính truyền
thống khi lên lớp, việc áp dụng phương pháp dạy học mới còn hạn chế.
- Năng lực giảng dạy của giáo viên không đồng đều, nhiều giáo viên
chưa kinh qua giảng dạy toàn cấp.
- Nhà trường chưa có biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng học tập
của học sinh.
2.2.4 Tình hình phát triển giáo dục ở trường:
2.2.4.1. Qui mô trường, lớp, học sinh:
Năm học 2006-2007, trường tiểu học ………. có 15 lớp, tổng số học sinh
là 540 em.
Năm học 2007-2008, trường tiểu học …………. có 16 lớp, tổng số học
sinh là 550 em.
BẢNG 1: THỐNG KÊ VỀ HỌC SINH NĂM HỌC 2006-2007 và 2007-2008
Đơn vị tính: học sinh
Năm học
Tổng số
học sinh
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
2006 - 2007 540 101 98 110 113 118
2007 - 2008 550 128 101 98 110 113
2.2.4.2. Đội ngũ giáo viên:
Năm học 2007-2008 toàn trường có 29 cán bộ công nhân viên gồm: cán
bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên.
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 02

+ Tổng phụ trách đội : 01
+ Thư viện: 01
+ Kế toán: 01
+ Giáo viên: 23
+ Bảo vệ: 01
Trang 12

- Chi bộ gồm cĩ 9 đảng viên
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực cán bộ giáo viên năm học
2006-2007 v 2007-2008 được thống kê theo bảng sau:
BẢNG 2: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ XẾP LOẠI:
Đơn vị tính: người
Năm học
TS
CB - GV
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
Đại học SP Cao đẳng SP Trung học SP
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
2006-2007 21 1 4,8 8 38,1 12 57,1
2007-2008 23 3 13 12 52.2 6 26.1
Nhìn vào số liệu trình độ chuyên giáo viên trong hai năm học của trường
ta nhìn thấy 100% giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng lại qua nhiều
hệ đào tạo khác nhau như chuân hoá 9+3, 12+1, 12+2, và tại chức cao đẳng
tiểu học, đại học tiểu học. Vì chất lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo
không đồng bộ nên năng lực giảng dạy không đồng đều, nhiệt tình trong cơng
tc chưa cao.
* Năng lực chuyên môn của giáo viên.
Năm học TSGV
Năng lực chuyên môn Các cấp khen
Giỏi Khá TB Yếu Tỉnh Huyện

SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
2006-2007 21 4 19 12 57.1 5 23.8 0 0 0 0 4 19
2007-2008 23 7 30.4 15 65.2 1 4.3 0 0 0 0 6 26.1
2.2.4.2.Chất lượng học tập của học sinh:
- Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm
học, có biện pháp cụ thể trong việc giảng dạy của giáo viên và hoạt động học
tập của học sinh. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong hội đồng.
- Đối với hội cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học tập của con em
nhưng chưa cao, không thường xuyên.
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Chính quyền cấp xã ít thường xuyên theo dõi giúp đỡ.
+ Chính quyền thôn coi nhiệm vụ giáo dục là của nhà trường.
+ Đối với nhân dân trong địa phương, cuộc sống có rất nhiều khó khăn,
địa bàn rộng, vì thế mùa mưa việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Phần đông phụ
huynh đi làm ăn xa, việc giáo dục các em chỉ phó thác cho nhà trường.
Vì vậy chất lượng học tập của học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều. Từ đó
dẫn đến tình trạng học sinh yếu, km về học lực.
Trang 13


BẢNG 3: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………. – NĂM HỌC 2006-2007
v 2007-2008
Năm học
TS
lớp
TS
HS
Nữ
Học sinh giỏi Học sinh tin tiến Học sinh yếu
SL % SL % SL %
2006-2007 15 540 200 55 10.2 80 14.8. 48 8.9
2007-2008 16 550 318 70 12.7 105 19.1 46 8.4
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến
của năm học 2007-2008 có tăng hơn năm học 2006-2007 nhưng không đáng
kể. Mặt khác với tỷ lệ này của một trường chuẩn quốc gia thì còn thấp chưa
đạt yêu cầu. Bên cạnh đó số lượng học sinh yếu của trường vẫn còn cao, đó
chính là mặt hạn chế, mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất
lượng dạy học đúng thực chất của trường.
* Bảng tổng hợp xếp loại môn Tiếng việt của học sinh trong hai năm
2006-2007 và 2007-2008:
Năm
Học
TSHS Giỏi Kh Trung Bình Y
SL % SL % SL % SL
%
2006-2007 540 116 21.5 179 33.1 215 39.8 30
5.5
2007-2008 550 136 24.7 210 38.2 182 33.1 22
4

* Bảng tổng hợp xếp loại môn toán của học sinh trong hai năm 2006-
2007 và 2007-2008:
Năm
Học
TSHS Giỏi Kh TB Y
SL % SL % SL % SL %
2006-2007 540 120 22.2 186 34.4 189 35 45 8.3
2007-2008 550 153 27.8 247 44.9 115 20.9 35 6.4
* Bảng tổng hợp xếp loại môn Khoa học của học sinh khối 4, 5 trong
hai năm học 2006-2007 và 2007-2008:
Năm
Học
TSHS Giỏi Kh TB Y
SL % SL % SL % SL %
2006-2007 231 70 30.3 110 47.6 36 15.6 15 6.5
Trang 14

2007-2008 223 98 44 95 42.6 20 9 10 4.5
*Bảng tổng hợp xếp loại môn Lịch sử và địa lý của học sinh khối 4,
5 trong hai năm học 2006-2007 và 2007-2008:
Năm
Học
T/Số
H/S
Giỏi Kh TB Y
SL % SL % SL % SL %
2006-2007 231 72 31.2 108 46.7 38 16.5 13 5.6
2007-2008 223 98 44 98 44 15 6.7 12 5.4
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy chất lượng học tập của học sinh trong
hai môn cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa hai năm. Số lượng học sinh khá,

giỏi của năm sau tăng hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh yếu hai môn học này
cũng giảm xuống nhưng vẫn còn không ít học sinh bị điểm yếu ở hai môn học
này vì việc tự giác học bài của học sinh còn hạn chế kết hợp với sự thiếu quan
tâm nhắc nhở của gia đình nên dẫn đến chất lượng học tập của các em bị thấp
là điều khó tránh khỏi. Vì thế việc nghiên cứu, tìm tòi biện pháp để khắc phục
tình trạng học yếu ở các môn học cho học sinh ở bậc tiểu học là một vấn đề
rất cần thiết.
2.2.5 Điều tra số liệu, phân tích, đánh giá:
Do địa bàn của trường tiểu học Nghĩa Thuận việc đi lại gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt trong mùa mưa lũ học sinh thường nghỉ học, bên cạnh đó ý
thức chuyện cần trong học tập còn kém. Ngoài giờ học ở trường, một số học
sinh còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, giữ em, hái củi, lao động kiếm tiền,
…Một số khác chơi bời, lêu lổng, bị cuốn hút vào những trò chơi quên cả việc
học hành.
Năm học 2006-2007 số học sinh khá, giỏi chiếm tỷ lệ 25%, học sinh yếu
kém chiếm tỷ lệ 8.9%; Năm học 2007-2008 số học sinh khá, giỏi chiếm tỷ lệ
31.8%. Học sinh yếu, kém chiếm tỷ lệ 8.4%.
Số học sinh yếu nói trên rơi vào những gia đình khó khăn, thiếu sự chăm
sóc lo lắng của gia đình … Mặt khác một số học sinh chưa thực hiện nề nếp
trong học tập như:
+ Chưa tự giác trong học tập
+ Chưa biết sắp xếp thời gian học tập ở nhà.
+ Một số học sinh khuyết tật.
2.2.6 Điều tra hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến học tập yếu kém
của học sinh:
Căn cứ vào số liệu đánh giá xếp loại học sinh các khối lớp trong hai năm
học 2006-2007 và 2007-2008 ta lập ra bảng số liệu sau đây:
Phân loại và tỷ Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008
Trang 15


lệ Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Học sinh học
yếu
Tỷ lệ
Dựa vào sự phân loại trên đây, qua phỏng vấn, đàm thoại chủ yếu là khu
vực lân cận trong xã với 46 học sinh để tìm ra nguyên nhân chất lượng học
sinh yếu, kém bản thân tôi đã dùng các phương pháp và nội dung sau:
* Đối với học sinh các lớp 1,2,3 phối hợp cùng một số giáo viên ở địa
phương để phỏng vấn các em theo các câu hỏi:
- Các em có đủ đồ dùng học tập không?
- Các em có học bài và làm bài tập ở nhà không?
- Bố mẹ các em nhắc nhở các em học bài như thế nào?
- Vì sao các em lại học yếu?
* Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 dùng bằng phiếu trắc nghiệm cho 38
học sinh. Trong đó có 13 học sinh yếu, 15 học sinh trung bình và 10 học sinh
khá
- Điền dấu X vào ô trống mà các em cho là đúng, các em học yếu là do
các nguyên nhân:
 Thiếu đồ dùng dạy học.
 Không có điều kiện tự học ở nhà.
 Gia đình khó khăn cần phải phụ giúp.
 Đi học khó khăn, đường trơn trợt vào mùa mưa.
 Giáo viên chủ nhiệm ít quan tâm.
 Giáo viên bố trí chỗ ngồi không thuận tiện.
 Cha mẹ không nhắc nhở việc học tập.
* Đối với phụ huynh học sinh, ở khu vực lân cận diểm trường, phỏng
vấn 8 người.
- Theo phụ huynh, vì sao các em thường hay nghỉ học?
- Vì sao các em lại học tập yếu?
- Phụ huynh có quan tâm, nhắc nhở học sinh học tập không?

* Đối với giáo viên chủ nhiệm phỏng vấn 3 nội dung:
- Bạn đã làm tốt công tác chủ nhiệm của mình chưa? Vì sao?
- Vì sao học sinh lớp bạn lại học tập yếu?
- Bạn làm thế nào để khắc phục những học sinh học yếu?
Trang 16

Qua điều tra phỏng vấn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến 46 học sinh
yếu, ý kiến của 10 phụ huynh, 5 giáo viên chủ nhiệm ở 5 khối lớp khác nhau
và một số học sinh.
BẢNG 4: TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN HỌC SINH YẾU
Số HS
yếu
Nguyên nhân Tổng số Tỷ lệ % Ghi chú
46
1. Bản thân học sinh:
- Học sinh khuyết tật
- Chưa có ý thức học tập
- Không có điều kiện học tập ở nhà
2. Nhà trường:
- Đồ dùng dạy học và thiết bị thiếu
dẫn đến hiểu bài chưa sâu.
- Nội dung chương trình thay sách
cao so với trình độ của học sinh nên
dẫn đến các em không theo kịp.
3. Gia đình:
- Gia đình chưa quan tâm đúng mức
đến việc học tập của con em mình.
- Gia đình có đời sống khó khăn.
4. Xã hội:
- Ảnh hưởng thói hư, tật xấu.

- Ảnh hưởng nền kinh tế nghèo nàn,
lạc hậu của địa phương.
5. Điều kiện tự nhiên:
- Việc đi học từ nhà đến trường xa.
4
15
31
10
7
20
25
9
12
7
8,7
32,6
67,39
21,7
15,21
43,48
54,34
19,57
26,08
15,21
2.2.7 Kết luận về các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu ở trường tiểu
học Nghĩa Thuận:
- Nguyên nhân do điều kiện xã hội của địa phương:
Đời sống nhân dân còn nghèo, kinh tế địa phương chậm phát triển, chính
quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến giáo dục. Mặt khác, việc đi lại
của một số thôn gặp khó khăn.

- Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh:
Nhân dân thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình, chỉ phó thác
cho nhà trường.Một số người bỏ đi làm ăn xa hàng năm trời, đến tết mới về
và hết tết lại đi, con cái để ở nhà cho ông bà nên không có người dạy dỗ. Hơn
Trang 17

nữa nhiều người dân ở đây chưa thấy được tầm quan trọng của việc học hành.
Họ nghĩ rằng cho con đi học chỉ cần cho biết chữ, chủ yếu là đi làm kiếm tiền,
học nhiều cũng chẳng ích gì, nhiều đứa học xong ra trường không có việc
làm.
Còn những gia đình làm nông, học sinh học một buổi còn một buổi giúp
đỡ gia đình. Hội cha mẹ học sinh cũng ít quan tâm đến giáo dục, khi có việc
họp hành thì đến, không thì thôi, tất cả đều phó mặc cho nhà trường. Học sinh
chỉ tiếp thu bài ở trường còn về nhà ít có điều kiện để học thêm.
Những lý do tác động đến học sinh yếu từ phía gia đình:
+Về nhà phải giúp gia đình.
+ Hầu hết các em không có góc học tập riêng ở nhà, không có bàn ghế,
thiếu đồ dùng học tập.
+Cha mẹ ít nhắc nhở các em học tập.
- Nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường:
+ Giáo viên có tuổi đời cao, ít nhạy bén trong việc tìm tòi và tiếp cận đổi
mới phương pháp, cách giảng dạy theo phương pháp cũ còn ăn sâu vào tiềm
thức. Phần đông giáo viên còn nặng với kinh tế gia đình.Trình độ của giáo
viên không đồng đều, một số giáo viên ở xa đến công tác dạy xong là về, ít có
thời gian thăm hỏi phụ huynh học sinh, ít quan tâm đến học sinh.
+ Một số học sinh đi học lớp 1 chưa qua lớp mẫu giáo nên chưa biết đọc
các chữ cái,vần. Do đó giáo viên giảng dạy phải có kinh nghiệm và quan tâm
nhiều đến những học sinh này nếu không các em sẽ bị hỏng kiến thức, đọc
viết chưa được thì sẽ không tiếp thu được kiến thức theo chương trình mới
hiện nay ngay từ năm học đầu cấp.

- Một số nguyên nhân khác:
+ Học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ khi bước vào đầu năm học.
+Đối với học sinh lớp 2,3,4,5 phần lớn các em vừa học vừa gíúp việc gia
đình.
+ Đồ dùng học tập còn thiếu nhiều khi đến lớp.
+ Từ những thực trạng trên dẫn đến học sinh chưa có động cơ học tập tốt,
không ham học nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Vì vậy, việc học tập
của học sinh còn yếu, kém.
Học sinh học tập yếu có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm của người quản
lý giáo dục cần tìm hiểu rõ ràng, cụ thể để có biện pháp khắc phục.
Trang 18

CHƯƠNG 3
NHỮNG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU, KÉM VỀ HỌC LỰC CỦA
HỌC SINH TIỂU HỌC
Qua điều tra thực tế về chất lượng học tập của học sinh tiểu học và phù
hợp với thực tế, để nâng cao chất lượng học tập nhằm khắc phục tình trạng
học sinh học yếu, các biện pháp đưa ra có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình
– nhà trường – xã hội trong mối quan hệ tạo ra chất lượng giáo dục.
3.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
HỌC YẾU, KÉM CỦA HỌC SINH:
3.1.1. Lập kế hoạch chỉ đạo về kế hoạch năm học và chương trình:
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch giảng dạy, toàn
bộ giáo viên và học sinh phải nắm được mục tiêu và nhiệm vụ vủa mình. Từ
đó thực hiện kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng cần nắm vững các yêu cầu:
- Thực hiện tính pháp chế trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình,
ngăn chặn tình trạng dạy học tuỳ tiện.
- Nắm vững chương trình dạy học và làm cho toàn thể giáo viên nắm

vững chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, các hướng dẫn văn
bản quy định khác.
3.1.2. Thực hiện đảm bảo công tác phổ cập giáo dục:
Điều tra độ tuổi cơ bản đầu năm, nắm bắt độ tuổi của trẻ thật chính xác.
Huy động 100% trẻ trong độ tuổi (5 tuổi) vào lớp mẫu giáo và trẻ 6 tuổi vào
lớp 1. Vì thực tế nếu học sinh được học qua lớp mẫu giáo thì chất lượng học
tập ở lớp 1 sẽ được nâng cao và khắc phục tình trạng học sinh học yếu về học
tập ở lớp 1. Mặt khác nhà trường nắm số học sinh 6 tuổi đến 14 tuổi ra lớp
100% nhằm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
3.1.3. Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ việc khảo sát chất lượng đầu năm
của học sinh:
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo cho tất cả
giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
để nắm bắt số lượng học sinh trung bình, yếu, kém. Hiệu trưởng giao chỉ tiêu
cho từng lớp (thông qua hội nghị công nhân viên chức) phấn đấu khắc phục
học sinh yếu, kém. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học, kết hợp tốt các hình thức học tập trên lớp với hình thức
tự học ở nhà, quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Trang 19

3.1.4. Cải tiến phương pháp dạy học:
Cải tiến phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động giữa
thầy và trò, chủ đạo của thầy, sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo các mục tiêu. Vì vậy ngay từ
đầu năm học, hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên hội thảo về việc cải tiến
phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương, phù hợp
tâm sinh lý lứa tuổi đối với học sinh. Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề để sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đổi mới cải tiến phương pháp
dạy học.
3.1.5. Đánh giá xếp loại năng lực giáo viên:

Căn cứ vào kết quả xếp loại năng lực chuyên môn của giáo viên năm học
qua hiệu trưởng có kế hoạch phân công cụ thể phù hợp với năng lực của từng
giáo viên theo từng khối lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch thực
hiện chuyên môn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cải tiến phương pháp yêu cầu
soạn giảng, nâng cao hiệu quả giảng dạy, nắm yêu cầu cơ bản về kiến thức và
kỹ năng cơ bản của từng môn học sao cho hoạt động dạy học được nhẹ nhàng,
tự nhiên, hiệu quả. Chú ý tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu kém, phân công giáo viên có năng lực và có nhiều kinh nghiệm
giảng dạy lớp 1. vì lớp 1 là đầu cấp, là nền móng của bậc tiểu học.
3.1.6. Đảm bảo hoạt động đồng bộ của các ban ngành đoàn thể:
- Kết hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, chi bộ Đảng, thanh
tra, ban đại diện cha mẹ học sinh, để cùng thực hiện tốt các kế hoạch, chỉ tiêu
của nhà trường.
- Thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường.
3.2 NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC TẬP YẾU, KÉM:
3.2.1. Nhiệm vụ đề ra:
- Lập kế hoạch giảng dạy.
- Dạy đủ 9 môn học.
- Soạn bài đảm bảo yêu cầu về kiến thức kỹ năng và nội dung truyền thụ.
- Sử dụng tối đa và hiệu quả các thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên
tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh.
- Tiếp nhận và giúp đỡ học sinh tự học ở nhà.
- Tham gia gia tốt các hoạt động ngoại khoá.
- Tổ chức học sinh khuyết tật học hoà nhập ( mở chuyên đề).
Trang 20

3.2.2. Nâng cao năng lực học tập của học sinh:

- Giáo viên chủ nhiệm phân loại và lập danh sách học sinh yếu cần phụ
đạo trong tháng, học kỳ, trong hè.
- Tạo nơi học tập ở nhà cho phù hợp và hướng dẫn các em tự học ở nhà
(yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần kiểm tra thường xuyên).
- Đối với những học sinh yếu giáo viên chủ nhiệm cần thông báo tình
hình đi học và kết quả học tập của từng môn cụ thể cho cha mẹ học sinh, phân
công cho các em học nhóm, học tổ ít nhất 1lần/tuần, giao nhiệm vụ, trách
nhiệm cho từng học sinh giỏi, khá hướng dẫn, làm mẫu các bài tập cần thiết.
- Trong lớp học giáo viên chủ nhiệm phân công trách nhệm mỗi học sinh
khá, giỏi kèm và giúp đỡ học sinh yếu (thành lập đôi bạn cùng tiến).
- Bảo quản đồ dùng học tập và đi học chuyên cần.
- Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra việc lập kế hoạch, triển khai việc
lập kế hoạch, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu của giáo viên chủ nhiệm.
Đồng thời có hướng giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện
kế hoạch có hiệu quả tốt hơn.
3.2.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo mối quan hệ gia đình – nhà
trường trong việc học tập của học sinh:
- Tổ chức đại hội giáo dục cấo cơ sở ngay từ đàu năm học, thành lập ban
đại diện cha mẹ học sinh, tích cực vận động toàn xã hội quan tâm sự nghiệp
giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà
trường trên cơ sở “nhà nước và nhân dân cùng làm”, “nhân dân làm nhà nước
hỗ trợ”.
- Trong đại hội cần phân tích việc học tập của con em ở địa phương, cần
nêu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu, kém và tác hại
của việc học yếu, kém, cần có những biện pháp chung giữa nhà trường và gia
đình kết hợp chặt chẽ để tạo đièu kiện cho các em học tập tốt hơn, khắc phục
tình trạng yếu, kém về học lực của học sinh và đó cũng là biện pháp lôi kéo
các bậc phụ huynh cùng chung trách nhiệm về vấn đề học tập của con em
mình, chống lại tư tưởng khoán trắng cho nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến học sinh yếu trong lớp mình,

thường xuyên thăm hỏi gia đình cha mẹ của học sinh để tìm hiểu việc học tập
ở nhà như thế nào. Từ đó có hướng động viên giúp đỡ các em kịp thời tạo
niềm tin cho các em có thái độ học tập tốt hơn.
3.2.4. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục để tạo ra chất lượng
học tập cho học sinh:
- Hiệu trưởng là người tham mưu đắc lực cho chính quyền và các ban
ngành đoàn thể ở địa phương về công tác giáo dục. Ở địa phương Nghĩa
Thuận có các lớp học ở điểm thôn, mỗi thôn có một chi bộ Đảng. Vì vậy việc
tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phương, phân công tác Đảng theo
dõi và giúp đỡ phong trào giáo dục ở địa phương là rất thuận lợi.
Trang 21

- Trong các cuộc họp hội đồng nhân dân xã, các tổ chức ban ngành (họp
quân dân chính) hàng tháng thường có tổ chức trực báo. Nhân cuộc họp này
hiệu trưởng báo cáo các hoạt động của nhà trường và tranh thủ lắng nghe ý
kiến đóng góp của các cấp uỷ Đảng, Đoàn thể đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ
của các cấp uỷ, đoàn thể, tranh thủ sự giúp đỡ về kinh phí xây dựng cơ sở vật
chất trường học.
- Gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, cộng đồng
dân cư, phụ huynh học sinh thực hiện nguyên lý giáo dục nhà trường kết hợp
với gia đình và xã hội.
- Vận động chính quyền địa phương và các đoàn thể, cơ quan ban ngành
trong xã, phụ huynh xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ các em có hoàn
cảnh khó khăn để các em tiếp tục đi học và học tiến bộ.
Tóm lại: Nhìn chung đối tượng học sinh học yếu thường tiếp thu kiến
thức chậm, hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận. Đoàn thể phối hợp với bộ
phận chuyên môn nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá “Đố vui để
học”, “Thi kể chuyện về Bác Hồ”, “Múa hát sân trường”. Đẩy mạnh phong
trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, tổ chức hội thảo khoa học, đăng ký chỉ tiêu thi
đua. Các hoạt động này mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học” giáo dục

cho học sinh ôn lại kiến thức trên lớp dễ dàng hơn.
Học sinh yếu thường có tâm lý chán học, ngại học, chúng ta cần tạo niềm
tin, sự ham thích trong học tập ở mỗi em để xoá đi thái độ buồn chán, thiếu tự
tin để giúp các em ham học, trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm ngoài việc
đảm bảo chất lượng giờ dạy trên lớp còn làm công tác chủ nhiệm của mình,
nắm kỹ tâm lý của học sinh mình, đặc biệt là học sinh yếu, kém. Có vậy mới
khắc phục tình trạng học sinh lưu ban, học sinh yếu, kém thực hiện tốt nhiệm
vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Vì thế việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh đạt kết quả cao
nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về học lực của học sinh chúng ta cần phải
kiên trì và quyết tâm cao trong nghề nghiệp.
Những nội dung, kết quả có được trong đề tài không phải là vấn đề hoàn
toàn mới. Vấn đề này được áp dụng từ trước, nhưng kết quả đem lại chưa cao.
Do đó tôi tập trung nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng nguyên nhân trong công
tác quản lý với biện pháp khắc phục tình trạng yếu, kém về học lực của học
sinh để có cơ sở áp dụng vào thực tế giáo dục của trường tiểu học Nghĩa
Thuận.
Qua thực tế tại trường tiểu học Nghĩa Thuận, với trường tiểu học Thị
Trấn La Hà, tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích, kinh nghiệm trong công tác
quản lý nhằm khắc phục tình trạng yếu, kém về học lực của học sinh tiểu học.
Trang 22

PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN CHUNG:
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách con người.
Do vậy việc khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về học lực rất cần
thiết, là yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác
quản lý và mọi tầng lớp xã hội. Đứng trước thực trạng yếu kém về học lực

của học sinh, giải quyết vấn đề này không chỉ là sự quan tâm của nhà trường
mà còn là vấn đề của ngành và của toàn xã hội.
Với kết quả nghiên cứu các chương của phần nội dung nghiên cứu, tôi
đối chiếu với mục tiêu của đề tài, tôi đã giải quyết được nhiệm vụ đặt ra khi
nghiên cứu đề tài và đã thực hiện được 3 nhiệm vụ cơ bản:
-Đề tài đã phát hiện được những vấn đề cơ bản liên quan đến học sinh
như:
+Học sinh yếu kém do có lỗ hổng lớn về kiến thức.
+Học yếu kém do sức khoẻ, thiểu năng trí tuệ.
+Học yếu kém do những nguyên nhân phức hợp khác.
-Đề xuất được các biện pháp khắc phục hiện tượng học sinh yếu kém từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.
+Đối với học sinh có lỗ hổng lớn về kiến thức, biện pháp quan trọng là
tìm mọi cách giúp học sinh thanh toán lỗ hổng và đạt những tiến bộ về mặt
học tập văn hóa. Đối với những học sinh mà các lỗ hổng kiến thức đã được
chồng chất từ năm này qua năm khác và các biện pháp cải tiến việc giảng dạy
trên lớp và phụ đạo vẫn không đủ để giải quyết tình hình thì cần kiên quyết tổ
chức việc dạy thêm cho học sinh. Nhà trường cần phân công những giáo viên
có kinh nghiệm nhất, các phương pháp tốt nhất và mời các gia đình học sinh,
dưới sự chỉ đạo của hội phụ huynh thực hiện việc bồi dưỡng thích đáng cho
các giáo viên dạy thêm để đảm bảo sự tái sản xuất sức lao động.
+Đối với học sinh học yếu do sức khoẻ, thiểu năng trí tuệ, nhà trường
phân công giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và cơ quan y tế thường
xuyên theo dõi, khám sức khoẻ và chữa bệnh cho các em. Gia đình có chế độ
ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ để học sinh đảm bảo sức khoẻ và
phục hồi chức năng trí tuệ để học sinh được theo học tốt hơn.
Việc giúp học sinh khắc phục các lỗ hổng kiến thức, khuyết tật, … phải
dựa trên cơ sở tâm lý, tức là phải dựa trên cơ sở phát huy một ưu điểm nào đó
sẵn có ở học sinh, phát huy thế mạnh một mặt nào đó ở học sinh rồi trên cái
đà của sự phấn khởi, đưa học sinh vào việc khắc phục dần dần những mặt

yếu. Nhiều học sinh học yếu kém về văn hoá nhưng lại rất tháo vát trong
Trang 23

nhiều hoạt động thực tiễn, vì vậy không nên miễn trừ cho học sinh các hoạt
động thực tiễn đó chỉ vì lý do cần thêm thời gian cho học văn hoá. Cần tiếp
tục giao một công tác thực tiễn phù hợp để học sinh có khả năng làm tốt nhất,
lấy việc phát huy ưu điểm này làm đà để khắc phục nhược điểm khác. Vì vậy
giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được sự tiến bộ nào đó là rất cần thiết để từ đó
học sinh có thể tự khẳng định mình và có cơ sở để đạt những tiến bộ tiếp theo.
+Đối với học sinh học yếu kém do những nguyên nhân phức hợp khác,
cần phải đồng áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục các hiện
tượng học sinh yếu kém trên qui mô toàn trường, toàn lớp, trên qui mô hoạt
động của Đoàn thanh niên cộng sản, của Đội thiếu niên tiền phong, cuả hội
phụ huynh, của từng gia đình, của nhóm bạn cho đến qui mô của công tác trực
tiếp với học sinh yếu kém.
* Kết quả nghiên cứu tổng hợp:
Qua thực tế nghiên cứu hiện tượng nguyên nhân chất lượng học tập còn
yếu, thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hoá- xã
hội.
Mặt khác có những nhân tố tác động như:
- Kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, những người trụ cột gia
đình phải xa quê hương làm ăn xa (Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi
khác …).
- Công tác xã hội hoá giáo dục còn xem nhẹ.
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo nhiều nguồn khác nhau.
- Thiết bị dạy học còn thiếu và không đảm bảo chất lượng.
- Địa bàn đi lại phức tạp do ngăn sông cách núi.
- Lực lượng ngoài xã hội chưa quan tâm.
Từ thực trạng học sinh yếu, kém về học tập, đòi hỏi người hiệu trưởng
cần xác định đúng hướng giải quyết các giải pháp tốt nhất bằng các biện pháp

sau:
* Biện pháp dạy học của giáo viên:
- Quản lý giờ dạy trên lớp.
- Chỉ đạo giờ daỵ theo phương pháp đổi mới.
- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - học tốt”.
- Xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể giáo viên.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có hiệu quả.
- Tham mưu với các cấp chính quyền, hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh
phí xây dựng cơ sở vật chất.
Trang 24

- Đối với trẻ khuyết tật: giáo dục hoà nhập, xem đây là mô hình tiến bộ
nhất.
- Tổ chức chuyên đề soạn giảng, đánh giá trẻ khuyết tật.
- Vận động mọi tầng lớp trong và ngoài nhà trường xây dựng quỹ tình
thương để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục học tập và tiến
bộ.
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
4.1 Đối với Bộ Giáo dục:
- Cần có các quy chế thật cụ thể, phù hợp với từng vùng miền về
chương trình, về tiêu chuẩn, về chế đô chính sách có liên quan đến bậc tiểu
học.
- Thật sự coi trọng vai trò nền tảng của bậc học này trong hệ thống
Giáo dục quốc dân.
- Thật sự coi trọng vai trò của giáo viên tiểu học bởi họ là người giáo
viên đa năng, phải dạy tất cả các môn học như: Toán, Tiếng việt, Am nhac,
Mỹ thuật
4.2 Đối với Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Tỉnh đến Huyện, Xã:

- Ý thức đúng đắn về ý nghĩa về tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng dạy học đúng thực chất.
- Phải có nghị quyết riêng để phát triển bậc học tiểu học.
- Phải đầu tư thích đáng về con người, kinh phí, cơ sở vật chất cho bậc
học này. Cụ thể là đầu tư kinh phí để xây dựng các phòng học mới, các phòng
chức năng…
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
4.3 Đối với Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục:
-Cần đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học cụ thể là xây dựng
các phòng học mới thay thế các phòng học đã xuống cấp, xây dựng các phòng
chức năng để nhà trường hoạt động đồng bộ.
- Tăng cường đồ dùng dạy học và trang thiết bị cho trường.
- Cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên.
4.4 Đối với phụ huynh và gia đình học sinh:
- Phối hợp chặt chẽ với địa phương và nhà trường.
- Vận động kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.
- Xây dựng quỹ tình thương và quỹ khuyến học.
Nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhiệm vụ “trồng người” không phải một
sớm một chiều mà phải có thời gian dài như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì thế các nhà giáo phải cần
mẫn, biết chăm chút từng ý tưởng của các em, phải biết yêu thương gần gũi
Trang 25

×