Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Trên cơ sở thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Huyện Điện Bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.8 KB, 26 trang )

Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương
A.MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo, coi đây là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp. Có thể nói cơng tác
giải quyết khiếu nại tố cáo của cơng dân đã có những chuyển biến tích cực, pháp
lệnh khiếu nại tố cáo năm 1991 đã cụ thể hơn về quyền khiếu nại tố cáo của công
dân, xác định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý cho việc
giải quyết khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại hiện đang diễn biến rất
phức tạp trong khi một số quy định của pháp lệnh khiếu nại của công dân năm
1991 khơng cịn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và không đáp ứng
được những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Có thể nói khi đất nước ta đang thực hiện
công cuộc đổi mới nhiều cơ chế chính sách pháp luật và các điều kiện kinh tế, xã
hội được đổi mới thì làm cho xu hướng khiếu nại,tố cáo của công dân càng gia
tăng về số lượng phức tạp về tính chất. Thậm chí đã xuất hiện nhiều điểm nóng
ảnh hưởng khơng tốt đến an ninh trật tự và tình hình kinh tế xã hội ở một số địa
phương.
Mặt khác trong hoạt động quản lý Nhà nứoc ta rất đa dạng, phức tạp, trình độ đội
ngũ cán bộ lại hạn chế và có một số phần tử lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính
sách luật pháp để làm trái,tham nhủng hối lộ.
Vì vậy trong những năm gần đây Nhà nước hết sức quan tâm; ngày 9/10/1998
CT, TTg về Chính phủ đã ra chỉ thị số 35/ 1998 CT, TTg về tăng cường giải quyết
khiếu nại của công dân .
Đặc biệt tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khố X ngày 2/12/1998 đã thơng qua
luật khiếu nại đánh dấu một bước quan trọng trong việc thể chế hoá quyền khiếu
nại một trong những quyền cơ bản của công dân đã đã được Hiến pháp ghi nhận
một nhà nước của dân, do dân, vì dân phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Đây


là một đaọ luật quan trọng có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng liên quan dẫn
đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức. Bên
cạnh đó tại hội ,nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã ra
nghị quyết về việc “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cải cách một bước hành chính Nhà nước”; trong đó ghi rõ cần
đẩy mạnh cơng tác giải quyết khiếu nại của nhân dân, soát xét bổ sung và thể chế
hố các chính sách nhất là những lĩnh vực về đất đai, tài nguyên, môi trường ....
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Huyện Điện Bàn trong thời gian qua kết hợp với lý luận và thực tiễn, đưa ra một
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 1


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
trên địa bàn Huyện trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
Khảo sát thực tế, thống kê, phân tích thực trạng tìm ra những ưu điểm, khuyết
điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Huyện
Điện Bàn .
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đề tài được khảo sát, nghiên cứu tại Thanh tra Huyện là cơ quan giúp
UBND Huyện quản lý, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi
của Huyện .
- Phạm vi nghiên cứu là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa

bàn Huyện Điện Bàn từ năm 2004đến năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu là dùng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm, đường lối của Đảng ta.
- Phương pháp cụ thể : Khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích
đánh giá ...
5. Bố cục của Đề Tài.
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề cơ bản của Luật khiếu nại, tố cáo.
Chương II: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Huyện Điện Bàn
C. Kết luận
B. NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI
1.1 Khái Niệm Khiếu Nại
Luật khiếu nại tố cáo là một đạo luật điều chỉnh toàn diện những vấn đề liên quan
đến khiếu nại tố cáo.Vì vậy mà việc đưa ra những khái niệm cơ bản là điều hết
sức quan trọng để có sự thống nhất trong việc biết được các quy định của pháp
luật, đồng thời áp dung một cách đúng đắn các quy định đó. Có thể nói rằng luật
khiếu nại tố cáo có liên quan tồn bộ sự hoạt động của bộ máy nhà nước, đặt biệt
là các cơ quan hành chính nhà nước. Trong những năm gần đây, cùng với việc cải
cách nền hành chính nhà nước, hàng loạt các văn bản pháp luật đã ra đơì với nhiều
cấp độ khác nhau từ bộ luật, đạo luật pháp lệnh đến các nghị quyết, nghị định .. .
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 2



Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hành chính mới đang dần dần định hình; vì
thế việc làm rõ khái niệm cũng như phạm vi áp dung của nó là điều cần thiết trong
việc áp dung tại điều 2 luật khiếu nại tố cáo quy định: khiếu nại là việc công dân,
cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định, đề nghị
cơ quan, tổ chức, các ngành có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ cơng chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lơị ích hợp
pháp của mình :
Như vậy đối tượng bị luật khiếu nại điều chỉnh là: các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến khiếu nại tố cáo.
1.2 Ý nghĩa, tác dung của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo:
Khiếu nại là một trong những quyền của công dân được hiến pháp ghi nhận ;
việc giải quyết khiếu nại là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước.
Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình lại bị xâm phạm, khi
phát hiện có hành vi, vi phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền khiếu nại, để
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của cộng
đồng. Lúc này thực chất công dân mới thực sự phát huy quyền dân chủ trực tiếp
của mình trong đời sống xã hội (tức đây là điều kiện để nhân dân trực tiếp tham
gia quản lý nhà nước).
Có thể nói qua việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo của công dân đã kịp thời minh
oan và khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho cơng dân và của nhà nước.
Đồng thời thông qua việc giải quyết, khiếu nại tố cáo của công dân, nhiều cấp,
nhiều ngành đã kịp thời chấn chỉnh, uốn nắng những sai phạm, yếu kém trong
quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội; từ đó làm cho nhà nước kịp thời bổ
sung sửa đổi các chế độ chính sách phù hợp với thực tiễn của cuộc sống, phát huy
quyền dân chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương pháp luật nâng cao hiệu lực quản

lý nhà nước. Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Chính phủ nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa việt nam đang thực hiện chương trình
cải cách nền hành chính nhà nước nói chung là cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo nói riêng. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành
rà soát các văn bản phù hợp ,tránh gây phiền hà cho công dân trong việc thực
hiện quyền khiếu nại tố cáo để kịp thời sửa đổi hoàn thiện pháp luật.
Trong xu thế nhà nước ta hướng tới xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh
trọng tâm là cải cách nền hành chính và xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật
nói chung và pháp luật khiếu nại nói riêng:
Ví dụ: trong những năm vừa qua nhà nước ta đã ban hành một số văn bản như:
(pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiếc kiệm và chống lãng phí
pháp lệnh cán bộ công chức) tất cả với phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn,
dân kiểm tra”
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 3


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

1.3. Qúa Trình Phát Triển Của Quyền Khiếu Nại
1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền khiếu nại và giải quyết
khiếu nại
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hồ đến nay Đảng và nhà nước
ta ln ln quan tâm đến việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Nhiều chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư của Đảng, các văn bản pháp luật của nhà
nước như: Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết ,chỉ thị của Chính
phủ đều nhằm thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Đặt biệt Đảng và nhà

nước ta thường xuyên quan tâm đến việc bảo đảm cho cơng dân có thể nêu những
ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, khiếu
nại, tố cáo và các hành vi, vi phạm pháp luật trong các cơ quan nhà nước nhằm
bảo vệ lơị ích của nhà nước, của tập thể, các quyền và lơị ích hợp pháp của cơng
dân. Ngay sau khi thành lập nước, ngày 23/11/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký
sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, Điều 2 của sắc lệnh này qui
định rõ một trong những nhiệm vụ của ban Thanh tra đặc biệt là: tiếp nhận và giải
quyết các đơn khiếu nại của nhân dân.
Trong các nghị quyết, chỉ thị, Thông tri của Đảng về Thanh tra, kiểm tra bao giờ
cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện tại công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân. Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 4/7/1962 của ban Bí thư việc tăng cường
cơng tác kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ
đã xác định: Tổ chức Thanh tra là tai, mắt của cơ quan lãnh đạo các cấp, nó có
trách nhiệm giữ gìn dân chủ, kỷ luật của nhà nước, bảo đảm chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân. Chỉ thị số 176/CT-TW ngày 18/4/1970 của ban Bí thư về
việc tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát Thanh tra và giải quyết các vụ khiếu
nại, tố cáo cũng phải chỉ rõ, phải coi trọng việc xét và giải quyết nhanh, tốt các
đơn thư khiếu nại, tố cáo của quần chúng, cố gắn khắc phục tình trạng để các vụ
việc khiếu tố ứ đọng nhiều và lâu ngày hoặc chuyển đơn khiếu tố cho cấp dưới mà
không theo dõi, kiểm tra cách giải quyết. Thơng tri số 210/TT-TW ngày
22/11/1987 của ban Bí thư về việc tăng cường tổ chức Uỷ ban kiểm tra của Đảng
và đẩy mạnh công tác Thanh tra của các cơ quan nhà nước chỉ rõ nhiệm vụ của
các cơ quan là phải Thanh tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
nhà nước và xét giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân.
Tại hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã ra nghị quyết về việc
“tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cải cách một bước nền hành chính nhà nước”, trong đó ghi rõ: cần đẩy mạnh giải
quyết các khiếu kiện của dân, soát xét bổ sung và thể chế hoá các chính sách,
trước hết đối vơí những lĩnh vực mà dân khiếu kiện nhiều, những tranh chấp về

nhà, đất đai,môi trường, quyền sở hữu .. .
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 4


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Tóm lại Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân, coi như là điều kiện cần thiết để nhân dân phát huy
quyền làm chủ của mình và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hôị. Thông
qua khiếu nại, tố cáo của công dân Đảng và nhà nước ta hiểu rõ hơn nguyện vọng
của nhân dân, bổ sung và hồn thiện chính sách pháp luật, đồng thời qua đó kịp
thời ngăn chặn những việc làm vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội
- quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
1.3.2 Q trình phát triển của quyền khiếu nại được ghi nhận thông qua các
bản hiến pháp
Quan điểm và chính sách của Đảng ta về khiếu nại tố cáo qua các thời kỳ trong
thực tế đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của nhà nước
Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận các quyền cơ bản của cơng dân, đó là: quyền
bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hố quyền bình đẳng giữa mọi người trước
pháp luật, quyền được tham gia chính quyền và tham gia cơng cuộc kiến quốc,
quyền bình đẳng nam, nữ, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và
hội họp, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở và thư tín, quyền được bầu
cử .. Mặc dù hiến pháp năm 1946 chưa đề cập quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân, nhưng thể chế dân chủ mà bản thân Hiến pháp này tạo dựng lên là nền tảng
cơ bản để hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân:

Hiến pháp năm 1959, đã xác định rõ quyền khiếu nại, tố cáo đã được ghi nhận
trong một điều riêng, đó là điều 29 quy định:”cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo
với bất cứ cơ quan nào của nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của
cán bộ và nhân viên nhà nước, các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải
quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường”.Việc có một
điều khoản riêng để khẳng định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong hiến
pháp đã cũng cố thêm một bước địa vị pháp lý của công dân trong xã hội, là một
hỗ trợ quan trong đối với quyền tự do dân chủ khác. Mặt khác xác định trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước đối với kết quả việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Hiến pháp năm 1980, đã xác định rõ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và quy
định việc giải quyết khiếu nại. Điều 37 của hiến pháp ghi:”cơng dân có quyền
khiếu nại và tố cáo bất cứ cơ quan nào của nhà nước về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ
cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó; các khiếu nại, tố cáo phải
được xem xét giải quyết nhanh chóng, mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính
đáng của cơng dân phải được sửa chửa và xử lý nghiêm minh,người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường. Nghiêm cấm việc trả thù khiếu nại, tố cáo”. Từ những qui
định này, năm 1981 uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh qui định
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 5


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hội đồng bộ trưởng (nay là
chính phủ)đã ban hành nghị định số 58/HĐBT ngày 29/3/1982 hướng dẫn thi

hành pháp lệnh này. Đến 1991 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh
khiếu nại, tố cáo của công dân thay thế pháp lệnh 1981và hội đồng Bộ trưởng ban
hành nghị định số 38/HĐBT ngày 29/3/1992 để hướng dẫn thi hành pháp lệnh
này. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VIII đã thơng qua hiến pháp năm 1992,
trong đó quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo đựơc
quy định tại điều 74:” Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân hoặc của bất cứ cá nhân nào; việc khiếu nại, tố cáo phải
được xem xét giải quyết trong thời gian pháp luật quy định; mọi hành vi xâm
phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tập thể phải
được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người thiệt hại có quyền được bồi thường về
vật chất và phục hồi danh dự, nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo
hoặc lợi dung quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Chính phủ và thủ tướng chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui qui
định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân như: chỉ thị số 18/TTg ngày 15/01/1993 của Thủ tướng
chính phủ về tang cương cơng tác tiếp dân; nghị quyết số 36/CP ngày 04/05/1994
của chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quýêt cơng việc
của nhân dân và tổ chức trong đó có vấn đề tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân; Chỉ thị số 64/TTg ngày 25/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân, trong đó đã nhấn mạnh:
“thủ trưởng các cấp chính quyền và đơn vị cơ sở có trách nhiệm xem xét ra quyết
định giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền của mình,
khơng để tình trạng đùn đẩy hoặc đơn thư vượt cấp lên trên”.
Tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua
đang đặt ra những yêu cầu đổi mới về thể chế pháp luật. Những qui định của pháp
lệnh khiếu nại, tố cáo của cơng dân năm 1991 khơng cịn phù hợp với thực tiễn.
Phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh chỉ mới tập trung vào khiếu nại hành chính
trong các cơ quan nhà nước, chủ thể khiếu nại và đối tượng bị khiếu nại cũng còn
nhiều hạn chế trong điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều thay đổi. Pháp chế còn

thiếu các qui định về biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo. Mặt khác pháp
lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 được ban hành trên cơ sơ qui định
của Hiến pháp năm 1980, từ sau hiến pháp năm 1992 nhiều văn bản pháp luật
được ban hành hoặc được sửa đổi bổ sung đã có một số quy định khác với thẩm
quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong pháp lệnh năm 1991,
gây khó khăn cho cơng dân trong việc khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền
do đó dẫn đến tình trạng gởi đơn tràn lan, vượt cấp, chuyển đơn vòng co, đùn đẩy
trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy tại kỳ họp thư tư Quốc hội
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 6


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

khóa X đã thơng qua luật khiếu nại,tố cáo và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1999. Chính phủ đã ban hành nghị định số 67/CP ngày 07/08/1999 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại, tố cáo.
Như vậy Luật khiếu nại, tố cáo ra đời đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng
việc thể chế hoá quyền khiếu nại, tố cáo trong những quyền cơ bản của công dân
đã được Hiến pháp ghi nhận. Mặt khác đã đánh dấu một bước thể chế hoá đường
lối quan điểm của Đảng về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân
và đồng thời đáp ứng những địi hỏi bức xúc của thực tiễn trong cơng tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay
1.3.3 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại :
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được hiến
pháp ghi nhận. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm, là nghĩa vụ của các cơ
quan nhà nước. Khi có căn cứ cho rằng quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm

phạm; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của cộng đồng. Khi đó thực chất công dân đã thực hiện quyền dân chủ
trực tiếp của mình trong đời sống xã hội đã trực tiếp giúp cơ quan, công chức nhà
nước nhận biết, sửa chửa, khắc phục những khuyết điểm của mình với ý nghĩa đầy
đủ nhất cho dù yêu cầu của người khiếu nại có được đáp ứng hay khơng. Để đảm
bảo điều này luật khiếu nại, tố cáo phân biệt quỳên và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ khiếu nại tố cáo:
1.3.4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
* Tại khoản 1 điều 17của luật khiếu nại, tố cáo qui định người khiếu nại có những
quyền sau:
- Tự mình khiếu nại hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp của mình để khiếu
nại
- Được nhận văn bản trả lơì về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại nhận quyết định
giải quyết khiếu nại
- Được khiếu nại trực tiếp hoặc khơỉ kiện hành chính tại tồ án có thẩm quyền
theo qui định của luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính
- Được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt
hại theo qui định của pháp luật
- Rút lại khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết
* Tại khoãn 2 điều 17 luật khiếu nại có các nghĩa vụ sau :
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp lụât về nội dung trình bày và việc cung cấp
thơng tin, tài liệu đó
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 7



Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật
1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
*Tại khoãn 1 điều 18 luật KN- TC qui định quyền của người bị khiếu nại như
sau:
-Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi,
hành chính bị khiếu nại
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp
theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu
nại
*Tại khoãn 2 điều 18 luật KN-TC qui định nghĩa vụ của người bị hại như sau:
- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết- gửi quyết định
giải quyết cho ngươì khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
giải quyết của mình, trong trường hợp khiếu nại do cơ quan tổ chức cá nhân có
trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết
cho cơ quan tổ chức cá nhân đó theo qui định của luật này
Giải trình về quyết định hành chính hành vi bằng chứng bị khiếu nại cung cấp
các thông tin tài liệu liên quan khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật
- Bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do quyết định hành chính trái pháp luật
của mình gây ra theo qui định của pháp luật
Có thể nói rằng đây là điều kiện để trong quá trình giải quyết thực tiễn đảm
bảo tính khách quan, áp dung nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật. Nhằm đáp
ứng yêu cầu của quá trình thực hiện nghị quyết hội nghị ban chấp hành TW Đảng

lần thứ 3 khoá VIII về phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục xây dựng
nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trong sạch vững mạnh
1.4 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
1.4.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng nhất, cơ bản nhất của
luật khiếu nại, tố cáo nó chi phối và quyết định những nội dung khác thuộc phạm
vi điều chỉnh của luật. Theo qui định của pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân năm 1991 cũng như luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, thẩm quyền
giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước là giữ vai trò
trọng tâm, cơ bản. Các cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp có vai trị và trách
nhiệm khác nhau trong việc giải quyết khiếu nại.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 8


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Để tăng cường vai trị của thủ tướng chính phủ với tư cách là người đứng đầu
cơ quan hành pháp nên ngoài chức năng tổ chức và chỉ đạo công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo,Thủ Tướng cịn có thẩm quyền giải quyết một số loại khiếu nại.
Theo qui định của luật khiếu nại, tố cáo thẩm quyền giải quyết khiếu nại được
xác định theo nguyên tắc sau: khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của nhân viên thuộc quyền quản lý của cơ quan nào, thì thủ trưởng cơ
quan đó chịu trách nhiệm giải quyết. Trên tinh thần đó luật khiếu nại qui định cụ
thể thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng từng cấp.
1.4.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các cơ quan hành chính
nhà nước:

a.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ
trưởng cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh:
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (điều 19 luật
khiếu nại, tố cáo)
b.
Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình
- Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan
thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại(điều 20 luật
khiếu nại, tố cáo).
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện có
qui định khác với chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã. Điều 20 luật khiếu nại, tố cáo
không qui định chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức do mình quản lý
trực tiếp. Bởi vì ở uỷ ban nhân dân huyện tất cả nhân viên (cán bộ, công chức)
đều thuộc quyền quản lý trực tiếp của một cơ quan chun mơn của huyện do đó
nếu có khiếu nại đối với một cán bộ, cơng chức nào thì do Thủ trưởng cơ quan
thuộc uỷ ban nhân cấp huyện giải quyết.
Qui định này cũng được áp dụng với việc giải quyết khiếu nại của chủ tịch uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ.
c.Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán
bộ,cơng chức do mình quản lý trực tiếp (điều 21 luật khiếu nại, tố cáo).
Cơ quan thuộc sở ở đây được hiểu như các phòng ban, đơn vị, cơ quan thuộc
sở. Ví dụ như trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng y tế Thành Phố Đà Nẵng
thuộc quyền quản lý của sở giáo dục và đào tạo Thành Phố Đà Nẵng .Do đó khi

Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 9


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

có khiếu nại phát sinh ở những cơ quan này thì trứơc hết do chính Thủ trưởng cơ
quan đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp cịn khiếu nại theo trình tự hành chính thì giám đốc sở có thẩm
quyền giải quyết tiếp.
d. Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc uỷ ban nhân tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương có thẩm quyền :
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc sở hoặc cấp tương đương đã
giải quyết nhưng còn khiếu nại (điều 22 luật khiếu nại, tố cáo).
Trong điều này chỉ qui định thẩm quyền của giám đốc sở và cấp tương đương
thuộc uỷ ban nhân tỉnh, thành phố Trung ương. Như vậy qui định này không bao
gồm những cơ quan tương đương với sở khơng thuộc uỷ ban nhân tỉnh, thành phố
trung ương. Ví dụ như ngân hàng nhà nước tỉnh, kho bạc tỉnh, cục thuế. Trong
trường hợp có khiếu nại thì thủ trưởng cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp về lĩnh
vực đó sẽ có thẩm quyền giải quyết (ví dụ ngân hàng nhà nước việt nam, kho bạc
nhà tổng cục thuế).
e.Thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) ).
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
chính mình.

- Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng
cịn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
- Giải quyết khiếu nại mà giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc quản lý nhà nước
của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng
(điều 23 luật khiếu nại, tố cáo).
Theo qui định của pháp luật, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
quản lý toàn diện các lĩnh vực trên phạm vi địa phương mình. Các khiếu nại phát
sinh từ cơ sở, ở địa phương do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết cuối
cùng. Chính vì vậy điều 23 khoản 2,3 qui định chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và ra quyết định giải quyết cuối cùng đối với
khiếu nại mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết. Riêng các khiếu
nại mà giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải
quyết nhưng cịn có khiếu nại thì theo qui định tại khỗn 3 điều 23, khơng phải bất
cứ trường hợp nào Chủ tịch tỉnh cũng có quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng. Chỉ có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý của uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 10


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Sở dỉ có qui định như vậy là vì hiện nay tổ chức và hoạt động của các cơ quan
hành chính được thực hiện theo nguyên tắc song trùng trực thuộc .cơ quan quản lý
cấp dưới vừa chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp
trên, vừa chịu sự quản lý trực tiếp của uỷ ban nhân dân cùng cấp. Ví dụ sở giáo

dục vừa chịu sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (về tổ chức, kinh phí, cơng
tác), vừa chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục về vấn đề chuyên môn
(Trường lớp, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học ...).
Do đó những khiếu nại mà nội dung thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý (như cán bộ kinh phí..)thì chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải
quyết và ra quyết định cuối cùng. Những khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản
lý nhà nước của bộ ngành do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ giải quyết
và ra quyết định cuối cùng (vd ;mở thêm trường do bộ giáo dục quyết định )
Đây là điểm mới của luật khiếu nại, tố cáo năm 1998,quy định vừa bảo đảm
phù hợp với các qui định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực được xác định
trong một số văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời quán triệt được nguyên tắc
quản lý song trùng trực thuộc trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay.
g. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ được qui định tại điều 25 như sau:
* Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ
có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi chính của mình, của
cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp .
+ Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại điềy 24 của luật này (thứ
trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan chính phủ đã
giải quyết nhưng còn khiếu nại) đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
+ Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần
đầu, khiếu nại mà giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý nhà
nước của bộ, ngành mình.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
quy định tại điểm c khoản 1 điều này là giải quyết khiếu nại cuối cùng.
1.4.3.Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra nhà nước trong
việc giải quyết khiếu nại
Từ trước đến nay, việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân

luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức Thanh tra nha
nước.Tuy nhiên trong từng giai đoạn, thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức
Thanh tra trong công tác này được pháp luật quy định có khác nhau nhằm phù hợp
với tình hình thực tiễn và yêu cầu của việc cải cách nền hành chính nhà nước.
Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 quy định thẩm quyền và trách
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 11


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

nhiệm của tổ chức Thanh tra với nhiều cấp độ khác nhau, tựu trung lại có thể chia
làm 3 loại :
- Tham mưu cho Thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cùng
cấp.
- Giải quyết các khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp đã giải
quyết nhưng còn khiếu nại.
- Kháng nghị quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức Thanh tra cấp dưới trực
tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật.
Từ việc tổng kết tình hình thực tiễn đã nêu trên, luật khiếu nại, tố cáo đã xác
định rõ ràng hơn về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức Thanh tra nhà nước
trong cơng tác giải quyết khiếu nại, phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp
với vị trí và vai tròi của các tổ chức Thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước. Luật khiếu nại tố cáo cũng quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ
thể của tổ chức Thanh tra nhà nước các cấp tương xứng với từng cấp. Có thể khái
quát thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra thành 3 nhóm sau:
a. Trách nhiệm tham mưu: Đây nhiệm vụ truền thống của các tổ chức Thanh tra từ

trước đến nay. Luật khiếu nại, tố cáo một lần nữa khẳng định nhiệm vụ này tổ
chức Thanh tra nhà nước các ngành, các cấp. Cụ thể là:
- Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền: xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải
quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng chính phủ (điều 26).
-- Chánh Thanh tra cấp tỉnh, chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền xác minh,
kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp (điều 27).
- Chánh Thanh tra bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chánh Thanh tra sở và cấp tương
đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng của cơ quan đó (điều 27).
b.Thẩm quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại khi được uỷ quyền
Thẩm quyền này chỉ được quy định cho các tổ chức Thanh tra cấp (Thanh tra
nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Cụ thể là:
- Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do Thủ tướng
Chính phủ uỷ quyền theo qui định của chính phủ (điều 26).
- Chánh Thanh tra cấp tỉnh, chánh Thanh tra cấp huyện giải quyết khiếu nại do
chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp Uỷ quyền theo quy định của chính phủ (điều
27).
1.4.4. Về thẩm quyền của tổng Thanh tra nhà nước:
Ngoài trách nhiệm tham mưu (như tất cả các tổ chức Thanh tra nhà nước), thẩm
quyền giải quyết khiếu nại được Uỷ quyền (của các tổ chức Thanh tra cấp), Tổng
Thanh tra nhà nước cịn có quyền hạn khác sau đây:
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 12


Niên luận


GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

a. Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại đã
đượcThủ trưởng các cơ quan thuộc chính phủ giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Đây là một quyền hạn khá đặt biệt của tổng Thanh tra nhà nước và được quy
định vì lý do sau đây: theo xu hướng tăng cường quản lý nhà nước theo ngành và
lĩnh vực thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phụ trách ngành, lĩnh
vực đó ..khi đó với tư cách là thành viên Chính phủ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đối với một số lĩnh
vực, cơ quan quản lý nhà nước không là cơ quan Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ,
người đứng đầu khơng phải là thành viên Chính phủ. Vì thế thủ trưởng cơ quan
thuộc chính phủ khơng có thẩm quyền ra quyết định giải quyết cuối cùng, mà
trong trường hợp quyết định giải quyết bị khiếu nại thì tổngThanh tra nhà nước sẽ
là người xem xét và ra quyết định cuối cùng
b.Về quyền hạn kiến nghị Thủ tướngChính phủ xem xét lại quyết định giải quyết
khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật:
Quyền hạn này thể hiện vai trò quan trọng của Thanh tra nhà nước trong công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo, điều 81 qui định”Thanh tra
nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ”. Một
trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
này là Thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện đúng quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo. Chính qua cơng tác này mà phát hiện ra những sai sót, vi
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
từ đó có sự tác động để sửa chửa khắc phục kịp thời. Đối với những quyết định
giải quyết khiếu nại cuối cùng, về nguyên tắc khiếu nại tiếp sẽ không được thụ lý
giải quyết nhưng qua công tác kiểm tra, Thanh tra nếu thấy quyết định đó vi phạm
pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cơng dân thì tổng Thanh tra có quyền kiến nghị thủ
tướng xem xét.

1.4.5 Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại:
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Thủ tướng Chính phủ có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các cơ quan trong hệ thống
hành chính nhà nước nhằm đảm bảo cho những qui định của pháp luật, quyết
định, chỉ thị của chính phủ được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất từ trung ương
đến địa phương. Theo qui định của Hiến pháp và luật tổ chức Chính phủ, Thủ
tướng chính phủ cịn có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo cơng tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Chính vì vậy luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã quy định Thủ tướng
chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với một số khiếu nại.
Điều 28 quy định:
+.Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với :
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 13


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

a./Khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã giải quyết nhưng cịn
khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
b./Khiếu nại đặt biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực
quản lý nhà nước.
+./Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, cơ quan tổ chức.:
Như vậy, theo qui định của luật thì Thủ tướng chính phủ khơng giải quyết
những
khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng mà có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã giải quyết lần đầu
nhưng cịn có khiếu nại.
Đối với những vụ việc phức tạp có thể có nhiều người tham gia, ảnh hưởng đến
những vấn đề chính trị xã hội, những vụ việc liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ
của nhiều cơ quan, tổ chức, nhiều địa phương, nhiều cấp, nhiều ngành hoặc thuộc
thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều cơ quan nhà nước thì Thủ tướng chính
phủ sẽ xem xét giải quyết và ra quyết định cuối cùng nhằm chấm dứt khiếu nại .
1.4.6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng :
Việc xác định cấp có thẩm quyền giải quýêt khiếu nại cuối cùng và người có
thẩm quyền ra quyết định giải quyết cuối cùng đối với một khiếu nại có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức.
Quy định này xác định điểm dừng của một khiếu nại, tránh tình trạng khiếu nại
tràn lan, vượt cấp.
Luật khiếu nại, tố cáo đã qui định các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
cuối cùng như sau:
- Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng
đối với khiếu nại chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn
khiếu nại, khiếu nại mà giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý
của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ đã giải quyết
nhưng cịn có khiếu nại, khiếu nại mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải
quyết lần đầu, khiếu nại mà giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình.
- Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng
đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ đã giải quyết nhưng cịn
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam


Trang 14


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định của Thủ trưởng của cơ quan thuộc chính
phủ là Bộ trưởng.
- Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với
khiếu nại mà Bộ trưỏng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại, khiếu nại đặt biệt phức tạp liên
quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
Việc qui định các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng như
vậy vừa bảo đảm dân chủ trong khiếu nại, đồng thời phù hợp với những nguyên
tắc quản lý hành chính. Chủ tịch u ỷ ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm
quyền cao nhất, có trách nhiệm tồn diện các vấn đề trong phạm vi mình do đó có
thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với những khiếu nại phát sinh từ cơ sở. Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm quản lý các lĩnh vực
do chính phủ giao vì vậy có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại mà nội dung
thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình. Tổng Thanh tra nhà
nước là thành viên Chính phủ có trách nhiệm giúp Thủ tướng chính phủ giải quyết
khiếu nại cuối cùng những khiếu nại mà cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết
nhưng cịn khiếu nại. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành pháp
có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lý cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với các khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ đã giải quyết nhưng cịn khiếu nại
1.5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
1.5.1 Về thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu :
Ở một số nước trên thế giới, người ta quy định cho công dân khi khơng

đồng ý vơí mơt quyết định hành chính thì được quyền khiếu nại ngay lên cơ quan
Thanh tra quốc hội hoặc khởi kiện ngay ra tồ án mà khơng cần khiếu nại với cơ
quan ra quyết định đó. Theo quan điểm của những nước đó, quy định như vậy mới
bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, mỗi nước có những đặt điểm về
chính trị- kinh tế- xã hội riêng và do đó những quy định về thủ tục, trình tự khởi
đầu của quá trình khiếu nại cũng có khác nhau
Điều 30 luật khiếu nại, tố cáo quy định: người khiếu nại lần đầu phải khiếu
nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, cơng chức có
hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại trước hết phải có
trách nhiệm xem xét giải quyết khiếu nại đó. Đây là một trình tự bắt buộc. Quy
định này một mặt đề cao được trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi ra quyết
định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính, mặc khác cũng nhằm để cho
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 15


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

các khiếu nại cũng giải quyết ngay từ nơi mới phát sinh, tránh tình trạng khởi
kiện tràn lan lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc toà án các cấp.
Thời hiện khiếu nại theo qui định tại điều 31 luật khiếu nại, là 90 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
Như vậy, thời hiện khiếu nại theo qui định của luật khiếu nại, tố cáo ngắn
hơn thời hiệu khiếu nại theo qui định của pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân

năm 1991. sở dĩ qui định như vậy bởi vì thực tiễn đã chứng minh việc quy định
thời hiện khiếu nại theo quy định thời hiện khiếu nại là 6 tháng như pháp lệnh
khiếu nại, tố cáo của công dân 1991là quá dài và khơng phù hợp. Hầu như khơng
có trường hợp nào mà người khiếu nại sử dung hết thời hiệu đó (trừ trường hợp
ngoại lệ là những vụ việc thuộc các giai đoạn lịch sử trước đây). Trong khi đó,
yêu cầu của hoạt động hành chính là phải bảo đảm tính nhanh nhạy và liên tục.
Trong thời gian 90 ngày là thời gian đủ để người khiếu nại cân nhắc và quyết định
có khiếu nại hay khơng, nếu qui định thời hiệu quá dài thì trong đa số các trường
hợp, các quyết định hành chính đã được thi hành, việc giải quyết sẽ gặp khó khăn
và hậu quả sẽ khó khắc phục.
Ngoài ra luật khiếu nại, tố cáo cũng qui định các trường hợp vì thiên tai,
địch hoạ,ốm đau, đi cơng tác. Học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác
mà không thực hiện được quyền khiếu nại. Do vây, việc qui định thời hiệu khiếu
nại như trong luật khiếu nại, tố cáo là phù hợp và có tính khả thi, vừa đảm bảo
được quyền khiếu nại của người khiếu nại, vừa bảo đảm được tính ổn định,liên tục
của nền hành chính nhà nước.
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng hai phương cách: hoặc là gởi đơn
khiếu nại,hoặc là trực tiếp khiếu nại với cơ quan, người có ,thẩm quyền. Trong
trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ
+ Ngày tháng năm khiếu nại.
+ Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại và người bị khiếu nại
+ Nội dung, lý do khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại
+ Đơn phải do người khiếu nại ký tên
Đây là những qui định chung nhất về nội dung của một đơn khiếu nại.
1.5.2. Về Thủ Tục Thụ Lý Khiếu Nại Lần Đầu
Thời hạn: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm
quyền của mình thì người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để quyết định và
thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp khi thụ lý để giải
quyết thì phải nêu rõ lý do.
Đây là một qui định hết sức chặt chẻ về trách nhiệm của người giaỉ quyết

khiếu nại lần đầu.
Trước hết, việc qui định trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thụ lý
khiếu nại là nhằm:
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 16


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

+ Ràng buộc người giải quyết khiếu nại lần đầu phải giải quyết theo đúng
thời hạn.
+ Việc qui định như vậy còn bảo đảm quyền của người khiếu nại.
+ Căn cứ vào văn bản thơng báo của mình được giải quyết, nếu q thời hạn đó
mà khơng được giải quyết thì có quyền tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện ra toà án.
+ Những vụ việc không được thụ lý để giải quyết tại điều 32 luật khiếu nại, tố cáo
đã qui định rõ từng trường hợp cụ thể sau đây:
*Một là, quyết định hành chính, hành vi hành chính nguyên tắc tại điều 1 là người
khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại.
Nó liên quan đến qui định mang tính nguyên tắc tại điều 1 là người khiếu nại phải
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật,(trực tiếp
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình). Quy định nhằm:
+ Tránh tình trạng khiếu nại vu vơ, khơng có căn cứ.
+ Tạo căn cứ để phân định giữa khiếu nại với kiến nghị, phản ánh để có phương
thức xem xét, giải quyết phù hợp.
* Hai là, người khiếu nại khơng có năng lực hành vi đầy đủ mà khơng có người
đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đây là quy định có tính chất tương đồng với các qui định khác về vấn đề này
trong bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng hình sư, bộ luật lao động..
* Ba là, người đại diện không hợp pháp : tại điều 17 của luật khiếu nại, tố cáo có
quy định người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc thơng qua người đại
diện hợp pháp để khiếu nại. Tuy nhiên, tiểu chuẩn để xác định thế nào là người
đại diện hợp pháp sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật theo hướng
người khiếu nại là quyền công dân mà chưa thành niên, người mắc bệnh tâm
thần , người đau ốm, già yếu có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà khơng
thể tự mình khiếu nại thì được thơng qua người đại diện là cha, me, vợ, chồng,
anh, chị em ruột đã thành niên, người đỡ đầu hoặc người giám hộ để thực hiệ
quyền khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan đại diện cho cơ quan thực hiện quyền khiếu
nại. Thủ trưởng cơ quan có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình để, thực hiện
quyền khiếu nại. Các tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng
đầu tổ chức đó theo qui định tại điều lệ của tổ chức, người đứng đầu có thể uỷ
quyền cho cấp phó của mình thực hiện quyền khiếu nại.
* Bốn là, thời hiệu khiếu nại đã hết. Trong trường hợp khiếu nại thì thời hạn khiếu
nại theo qui định luật này đã hết .
* Năm là, việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đó là
trường hợp có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tổng thanh tra nhà nước và
thủ tướng chính phủ theo qui định các điều 23, 26 và 28 của luật khiếu nại, tố cáo.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 17


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương


Quy định nhằm đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại có điểm dừng tránh việc
khiếu nại vòng vo, kéo dài .
* Sáu là, việc khiếu nại là được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án,
quyết định của tồ án.
Theo quy định này, ở nước ta sẽ tiếp tục duy trì hai cơ chế giải quyết khiếu nại
song song để người khiếu nại lựa chọn:
+ Hoặc là khiếu nại theo con đường hành chính.
+ Hoặc là khởi kiện theo con đường tố tụng tại Toà án, sau khi đã khiếu nại lần
đầu, nếu như người khiếu nại lựa chọn con đường tố tụng để giải quyết vụ việc
của mình thì trình tự giải quyết sẽ theo các bước sơ thẩm, phúc thẩm.. tại Tồ án..
Người khiếu nại khơng thể vừa khởi kiện tại Toà án, vừa khiếu nại tại các cơ
quan hành chính. Do vậy, nếu như một vụ việc đã đượcToà án thụ lý để giải quyết
hoặc đã có bản án quyết định của Tồ án thì sẻ không thụ lý để giải quyết.
1.6 . Điều Kiện Khởi Kiện Vụ Án Hành Chính :
Điều 31 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 quy
định:
Toà án trả lại đơn khiếu nại trong trường hơp chưa có văn bản trả lời của
ngươì hoặc cơ quan nhà nước đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành
chính về việc giải quyết khiếu nại. Mục tiêu của các nhà lập pháp khi xây dựng
quy định này là vừa đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc xem
xét giải quyết các khiếu nại đối với quyết định hoặc hành vi của mình, vừa hạn
chế số lượng các khiếu nại dồn quá nhiều sang Toà án trong điều kiện toà án các
cấp mới thành lập, chưa được kiện toàn.
Tuy nhiên, trên thực tế quy định này đã hạn chế quyền của người khiếu nại
khi muốn đưa vụ việc ra xét xử tại toà án, bởi vì trong đa số các trường hợp, các
cơ quan hành chính đã (im lặng), khơng giải quyết và cũng không ra văn bản trả
lời cho người khiếu nại. Khi khơng có văn bản trả lời, người khiếu nại đương
nhiên mất quyền khởi kiện vụ án hành chính. Qua khảo sát cho thấy: hầu hết các
trường hợp Toà án trả lại đơn kiện là do người khiếu nại khơng có văn bản trả lời
của cơ quan hành chính bị khiếu nại.

Để khắc phục tình trạng này, điều 39 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết quy định tại điều 36 của luật này
mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại
đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Tồ án theo quy định của pháp luật” .
Như vậy, nét mới của quy định về điều kiện khởi kiện trong luật khiếu nại, tố
cáo là lược bỏ quy định bắt buộc người khiếu nại phải có văn bản trả lời của cơ
quan hành chính bị kiện thì mới được khởi kiện tại tồ án.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 18


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Theo qui định của luật khiếu nại, tố cáo, nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại đã có quyền khởi
kiện vụ án hành chính tại tồ án. Tuy nhiên, quy định như vậy khơng có nghĩa là
khuyến khích, trì hoản, cố tình khơng giải quyết hoặc đùn đẩy việc giải quyết cho
Toà án.
Ở đây, một mặt luật quy định như vậy để bảo đảm quyền của người khiếu
nại, nhưng mặt khác trong luật cũng có những quy định ràng buộc trách nhiệm của
cơ quan bị kiện là phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại. Trong
trường hợp quá thời hạn mà khiếu nại khơng được giải quyết thì người khiếu nại
được khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời những
hành vi thiếu trách nhiệm, cố tình khơng giải quyết cũng sẻ bị xử lý nghiêm minh
theo quy định tại điều 96 của luật khiếu nại, tố cáo.

1.7 Quyết Định Giải Quyết Khiếu Naị:
Kết quả của quá trình xác minh, kết luận và giải quyết một vụ việc khiếu nại
được thể hiện cụ thể bằng một quyết định giải quyết khiếu nại. Trong luật khiếu
nại, tố cáo có quy định về hai loại quyết định bao gồm:
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
(kể cả quyết định giải quyết khiếu nại lần cuối) .
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại điều 38 luật khiếu
nại, tố cáo:
Đó là việc có chấp nhận hay không chấp nhận của người khiếu nại; lý do, căn
cứ pháp luật của việc chấp nhận hay khơng chấp nhận đó, nếu chấp nhận u cầu
của người bị khiếu nại thì sửa đổi hay huỷ bỏ quyết định hành chính; có bồi
thường khơng, bồi thường bao nhiêu, thời hạn bồi thường là bao lâu..
Đặt biệt là luật khiếu nại, tố cáo lần này con quy định trong quyết định giải quyết
khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tồ án. Như vậy, trong các
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải nghi rõ
chẳng hạn: Nếu không đồng ý vơí quyết định này ơng (bà)có quyền khiếu nại tiếp
lên chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện A hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tồ an
nhân dân huyện A. quy định này của luật khiếu nại, tố cáo vừa có ý nghĩa bảo
đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tạo thuận lợi cho nhân dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo vừa thể hiện tính chính quy của nền hành chính.
Ngồi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, luật khiếu nại, tố cáo cịn có một
quy định về quyết định giải quy. theo đó, quyết định giải quyết khiếu nại các lần
tiếp theo phải nêu rõ việc giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ
bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị
khiếu nại. Tại sao lại có quyết định việc sửa đổi huỷ bỏ và các việc yêu cầu sửa
đổi, huỷ bỏ? Như chúng ta đã biết; về nguyên tắc người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại các lần tiếp theo phải là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo (điều45).
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam


Trang 19


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Trọng tâm của nội dung quyết định giải quyết các lần tiếp theo được thể hiện ở
điểm g, khoản 1 điều 45 cao hơn cơ quan hành chính đã giải quyết trước đó .. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì không nhất thiết phải là cơ quan
giải quyết khiếu nại tiếp theo thì có quyền huỷ bỏ, sửa đổi quyết định hành chính
của cơ quan hành chính đã giải quyết trước đó. Chẳng hạn, theo điều 25 luật khiếu
nại, tố cáo thì Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch uỷ ban
nhân dân Tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Mặt dù vậy, theo quy định của
luật tổ chức chính phủ thì Bộ trưởng khơng có quyền huỷ bỏ văn bản của chủ tịch
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mà chỉ có quyền đình chỉ và đề nghị Thủ tướng chính
phủ huỷ bỏ. Thế nhưng trong trường hợp uỷ ban nhân dân cấp trên lại có quyền
sửa đổi, huỷ bỏ quyết định của uỷ ban nhân dân cấp dưới theo quy định của bộ
luật tổ chức hội đồng nhân dân . do vậy, để việc vận dung được mền dẻo và phù
hợp các văn bản và pháp luật hiện hành, luật khiếu nại, tố cáo qui định quyền hạn
của người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo là: sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu
sửa đổi, huỷ bỏ quyết định hành chính bị khiếu nại.
Ngoài ra, trong quyết định giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, người giải
quyết khiếu nại cũng ghi rõ quyền khiếu nại tiếp nếu người khiếu nại còn quyền
khiếu nại tiếp, trong trường hợp người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp
thì phải ghi rõ: đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
1.8 Thời Gian Giải Quyết Khiếu Nại:
Thực tiễn việc thực hiện các quy định về thời hạn trong công tác giải quyết
khiếu nại rất đa dạng và phong phú :có những việc đơn giản đúng sai rõ ràng thì
thời hạn giải quyết yêu cầu rất ngắn, thậm chí chỉ vài ngày ; thế nhưng có những

vụ việc phức tạp, cơng tác thẩm tra xác minh rất khó khăn và địi hỏi nhiều thời
gian thì thời gian giải quyết đương nhiên cũng kéo dài thêm. Đó là chưa kể đến
những trở ngại khách quan mà những người làm công tác giải quyết khiếu nại gặp
phải như địa hình đồi núi hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn..cũng làm ảnh
hưởng đến thực hiện quy định về thời hạn. Qua tổng kết 8 năm thực hiện pháp
lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy: trước thực tế đa dạng và phong phú
như vậy mà quy định thời gian giải quyết khiếu nại một cách cứng nhắc là khơng
phù hợp và khó thực hiện. Vì vậy, luật khiếu nại, tố cáo lần này có những quy
định rất chi tiết về thời hạn giải quyết khiếu nại, trong đó có phân biệt thời hạn
giải quyết khiếu nại ở những vùng sâu, vùng xa.
1.8.1 Đối với thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu : điều 36 luật khiếu nại, tố
cáo quy định: thời hạn giải quyết các vụ khiếu nại thông thường là 30 ngày kể từ
ngày thụ lý, còn đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng
khơng q 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 20


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Riêng đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết một vụ
khiếu nại thông thường là 45 ngày đối với vụ việc phức tạp thì kéo dài thêm
nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý.
1.8.2.Đối với thời hạn giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo: điều 43 luật khiếu
nại, tố cáo quy định thời hạn giải quyết mỗi lần đối với các vụ khiếu nại thông
thường là 45 ngày, đối với các vụ việc phức tạp thì được kéo dài thêm nhưng
khơng q 60 ngày kể từ ngày thụ lý.

Riêng đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết mỗi lần
tiếp theo đối với vụ việc thông thường không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức
tạp thì được kéo dài thêm nhưng không quá 7 ngày, kể từ ngày thụ lý.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO CỦA HUYỆN ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1/ Đặc điểm tình hình của huyện Điện Bàn .
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Nam cách tỉnh lỵ
Tam kỳ 48 km về phía bắc, cách TP Đà Nẵng 25 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp
huyện Hồ Vang (TP Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xun, phía Đơng
giáp thị xã Hội An và biển Đơng , phía Tây giáp huyện Đại Lộc .
Điện Bàn có 19 xã và một thị trấn. Thị trấn Vỉnh Điện là trung tâm chính trị
, kinh tế văn hóa xã hội của huyện . Điện Bàn có diện tích tự nhiên 214,28 km 2 ,
dân số 194.065 người, 43.334 hộ , có 46 cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang, Cơng an nhân dân , đơn vị TW đóng trên địa bàn huyện . Điện
Bàn đã hình thành khu cơng nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.
Những năm qua , cùng với sự phát triển chung của cả nước, Đảng bộ và
nhân dân Điện Bàn đã tập trung khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế xã
hội đạt kết quả tốt , đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ dân trí
ngày càng được nâng lên , an ninh chính trị , trật tự an tồn xã hội được giữ vững ,
hiệu lực quản lý Nhà nước và vai trò của Đảng được nâng cao, quyền làm chủ của
nhân dân từng bước được phát huy .
Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức
tạp, các mâu thuẫn ở quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường , đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đến các cấp ,
các ngành đề nghị giải quyết ngày càng tăng lên .
Trong bối cảnh đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo
các Ban, Ngành, các cơ sở tập trung giải quyết, xử lý có kết quả các vụ KN,TC
của cơng dân và làm tốt công tác tiếp dân .
2.2/ Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Luật KN,TC và

quản lý Nhà nước về công tác giải quyết KN,TC của cơng dân .
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 21


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

2.2.1) Công tác tiếp công dân .
Huyện Điện Bàn đã thực hiện cải cách hành chính "một cửa, một dấu" và có
phịng tiếp cơng dân khang trang, ở huyện cũng như 20 xã -thị trấn đều duy trì
cơng tác tiếp dân thường xun. Nội quy tiếp công dân quy định rõ ràng , hướng
dẫn cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, niêm yết công khai để nhân dân dể
dàng thực hiện quyền làm chủ của mình. HĐND và UBND huyện tổ chức tiếp dân
định kỳ vào ngày 15 và 30 hằng tháng , các xã - thị trấn bố trí cán bộ thường
xuyên tiếp công dân, nhận đơn thư KN,TC của công dân .
2.2.2) Tình hình khiếu nại của cơng dân trong năm 2007 :
Theo số liệu báo cáo của cơ quan Thanh tra huyện năm 2007,phòng tiếp
dân của huyện, các ban ngành và 20 xã ,thị trấn đã tiếp 318 lượt người khiếu nại
trong đó thanh tra huyện tiếp 89 lượt người, chủ tịch UBND huyện tiếp 19 lượt
người, xã thị trấn tiếp 210 lượt người, số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết là
168 vụ tăng 191,5% so với năm 2006. Số lượng đơn phát sinh trong 2007 nhiều
nhất là ở những xã có chương trình , dự án quy hoạch xây dựng. Nội dung chủ yếu
về quyền sử dụng đất , công tác đền bù giải toả, tái định cư.
-Kết quả giải quyết :
Tổng số vụ việc đã giải quyết trong năm là 153/168 vụ đạt 91%, trong đó cấp
huyện là 16 đơn đạt 100%, cấp xã 137 đơn đạt 90,1%, khiếu nại đúng là 83 vụ
,khiếu nại sai là 42 vụ và khiếu nại có đúng có sai là 28 vụ.Trong năm UBND

Huyện đã ban hành 11 quyết định giải quyết khiếu nại. Số vụ khiếu nại còn tồn
đọng là 15 vụ, chiếm 8,9 %, chủ yếu ở cấp xã .
*Tình hình tố cáo : tổng số đơn tố cáo trong năm là 7 đơn, trong đó huyện 2
đơn, xã 5 đơn, khơng có vụ việc tố cáo phức tạp đông người .
+Kết quả xử lý tố cáo : Tổng số vụ việc tố cáo đã giải quyết là 6 đơn đạt
85,7% , trong đó cấp huyện đã giải quyết là 2 đơn đạt 100% cấp xã 4 đơn đạt
80%, tố cáo đúng là 3 vụ ,tố cáo sai là 3 vụ
2.2.3) Kết quả giải quyết khiếu nại ,tố cáo của huyện Điện Bàn trong năm 2007 :
Thực hiện thẩm quyền theo quy định của Luật KN-TC và Nghị định 67/
1999/NĐ-CP của Chính phủ, HĐND và UBND đã chỉ đạo các xã ,thị trấn và trực
tiếp giải quyết 155 vụ ( 153 KN và 02 TC) ,đạt tỷ lệ 91 % số vụ thuộc thẩm
quyền. Trong đó, Chủ tịch UBND huyện giao cho Thanh tra huyện xem xét đề
xuất giải quyết theo thẩm quyền 16 vụ ( khiếu nại 14 ,tố cáo 02 ), đạt tỷ lệ 100% .
Chủ tịch UBND 20 xã, thị trấn giải quyết 137 vụ, đạt 91%, trong đó khiếu
nại 132 vụ, tố cáo 05 vụ.
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 22


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

Thông qua việc tiếp nhận và giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo của công
dân cho thấy nội dung khiếu nại đúng chiếm tỷ lệ 49%, sai 25%; tố cáo đúng 43%,
tố cáo sai 43%, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết là 14%.Việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của huyện Điện Bàn trong năm 2007 có nhiều tiến bộ. Việc tiếp
nhận đơn và ghi chép đầy đủ, công tác giải quyết đơn đảm bảo thời gian theo luật
định. Những kết quả giải quyết đều được đương sự chấp nhận.

2.2.4) Công tác tiếp dân 6 tháng đầu năm 2008 .
-Trong 6 tháng đầu năm toàn huyện tiếp 865 lượt người giảm 1153 lượt
chiếm 133,29%, trong đó chủ tịch UBND Huyệntiếp 43 lược người, thanh tra
huyện tiếp 44 lượt người, các xã tiếp 778 lượt.
-Qua công tác tiếp dân một số vấn đề nổi lên trong thời gian qua là những
thắc mắc về quyền lợi, chế độ và đơn giá đền bù giải toả ở những địa phương có
các chương trình dự án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến thắc mắc của nhân dân
đều được ghi vào sổ tiếp dân, với những nội dung liên quan thuộc thẩm quyền thì
cán bộ tiếp dân giải thích hoặc hướng dẫn đương sự đến đúng cơ quan thẩm
quyền., những trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì đề nghị đương sự viết
thành đơn để đưa vào thụ lý giải quyết theo luật định.
+Tình hình giải quyết khiếu nại,tố cáo:
Trong 6 tháng đầu năm 2007,toàn huyện nhận được 279 đơn, trong đó
phịng tiếp dân cơ quan Thanh tra huyện đã tiếp được 25đơn, xã thị trấn nhận
254 đơn .Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 44 đơn (39 đơn khiếu nại,5 tố
cáo ),trong đó :
-Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Huyện :7 đơn (6 KN ,5 TC)
-Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của xã là :37 đơn (33 KN,4 TC),giảm 109
đơn so với cung kỳ năm trước (294,6%)
-Số đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết (kể cả huyện và xã thị trấn ) là
34/44 đơn(31 KN, 3 TC), đạt 77,27%, trong đó :
-Đơn thuộc thẩm quyền của huyện đã giải quyết 6/7 đơn (5 KN, 1 TC), đạt
85,71%.
-Đơn thuộc thẩm quyền của xã, thị trấn đã giải quyết là 28/37 đơn (26 KN,
2 TC ), đạt 75,67%.
+Nội dung khiếu nại tố cáo (44 vụ ):
-Khiếu nại ,tố cáo về giải phóng mặt bằng ,tái định cư là 19 vụ chiếm
43,18%.
-Khiếu nại tố cáo về quyền sử dụng đất là 14 vụ chiếm 31,81%.
-Khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách là 7 vụ chiếm 15,90%.

-Khiếu nại, tố cáo về vấn đề khác là 4 vụ chiếm 9,41%.
+Kết quả giải quyết khiếu nại, tố:
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 23


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

+Kết quả giải quyết 34 vụ :
-Số vụ việc KN,TC đúng :15 vụ chiếm 44,12%.
-Số vụ việc KN, TC có đúng ,có sai :9 vụ chiếm 26,47%.
-Số vụ việc KN, TC sai: 10 vụ chiếm 29,41%.
- Số đơn thuộc thẩm quyền còn lại đang giải quyết là 10 đơn (8KN,2 TC)
Trong 6 tháng đầu năm 2008 ,UBND Huyện đã ban hành 7 quyết định
giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo 7/6 vụ .
Việc giải quyết KN,TC của huyện Điện Bàn trong thời gian qua có nhiều
chuyển biến tích cực, việc tiếp nhận đơn vào sổ theo dõi đầy đủ , giải quyết đơn
tuy chưa đảm bảo thời gian theo Luật định nhưng hồ sơ giải quyết được chặt chẻ
đầy đủ các yếu tố theo quy định. Sau khi giải quyết có 99% đương sự chấp nhận
các quyết định kết luận giải quyết .
2.3/ Một số tồn tại trong việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư KN,TC :
Việc tổ chức tiếp công dân đã được quy định trong Luật KN,TC và NĐ 67/CP của
Chính phủ . Trong thời gian qua các đơn vị địa phương đã có nhiều cố gắng song
hiệu quả đem lại về công tác tiếp dân chưa cao. Ngun nhân là việc phân cơng
bố trí cán bộ làm cơng tác tiếp cơng dân cịn yếu về năng lực, do vậy không thể
giải quyết kịp thời các ý kiến phản ánh của nhân dân, hoặc lúng túng trong việc
hướng dẫn nhân dân đến đúng cơ quan thẩm quyền để được giải quyết .

Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định rõ quyền KN,TC và thẩm quyền giải
quyết, nhưng trong thời gian qua đơn gửi vượt cấp và gưỉ không đúng thẩm quyền
vẫn cịn xảy ra . Có một số vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp
xã, nhưng khi giải quyết không được thấu đáo nên công dân lại tiếp tục gưỉ đơn
đến cấp huyện, cấp tỉnh . Điều đó chứng tỏ hiện nay cịn khơng ít địa phương chưa
làm tốt công tác tuyên truyền Luật KN,TC .
Một số trường hợp các cơ quan thẩm quyền đã giải thích,nhưng đương sự
khơng thoả mãn và viết đơn khiếu kiện lên cấp trên. Nguyên nhân là do nhận thức
chưa đúng về chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước như : Việc khiếu kiện
đòi nhà đất do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo trước đây, giá đền bù để giải
toả ,di dời thấp ...
Công tác phối kết hợp giải quyết đơn thư giữa các ngành chức năng chưa
được thường xuyên . Một số đơn vị địa phương còn giản đơn trong việc giải quyết
đơn thư KN,TC . Có trường hợp giải quyết khơng đúng theo trình tự quy định,
thiếu chứng cứ khi xây dựng hồ sơ, nên khi kết luận vụ việc không được các bên
đương sự chấp nhận . Nhất là trong giải quyết KN,TC cấp xã phần lớn chỉ dừng
lại ở biên bản hồ giải chứ khơng ra quyết định giải quyết KN,TC để trả lời cho
đương sự .Đối với vấn đề này, nguyên nhân là do thói quen trong việc giải quyết
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 24


Niên luận

GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương

KN,TC theo Pháp lệnh KN,TC và việc tìm hiểu để nâng cao năng lực trong giải
quyết đơn thư theo Luật KN,TC của một số cán bộ cịn hạn chế .Mặc khác, hầu
như cơng tác tiếp dân và giải quyết đơn thư ở cấp xã đều giao cho cán bộ phụ

trách công tác thanh tra xã, nhưng lực lượng này lại thường xuyên biến động và
khơng có định biên nên hiệu quả cơng việc khơng cao .
* NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM, BẤT CẬP
- Lãnh đạo một số ngành địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa thật sự quan
tâm đến việc tuyên truyền pháp luật nói chung, luật KN,TC nói riêng, nên vẫn cịn
tình trạng cơng dân, thậm chí có cả cán bộ cơng chức Nhà nước còn nhận thức sơ
sài về quyền khiếu nại, tố cáo, khơng nắm được những chính sách những quy định
mới của Đảng và Nhà nước nên dẫn đến tình trạng gởi đơn KN,TC vượt cấp, sai
thẩm quyền và sai nội dung.
- Một số thủ trưởng các cấp các ngành thiếu quan tâm trong việc giải quyết
đơn thư KN,TC, coi việc KN,TC của cơng dân như một hình thức gây rối, làm
mất đoàn kết nội bộ nên việc xem xét giải quyết thường thiếu khách quan, không
tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng d
- Nhiều địa phương, đơn vị cơ sở trình độ cán bộ tiếp dân và giải quyết
KN,TC của công dân vừa thiếu lại vừa yếu về năng lực, trình độ chun mơn
coi công tác này là thứ yếu (họ thường làm công tác kiêm nhiệm). Một mặc Nhà
nước chưa có chính sách đãi ngộ người làm công tác ở lĩnh vực này, nên khơng
thu hút được những cán bộ có năng lực để làm cơng tác giải quyết đơn thư. Do đó,
về năng lực của cán bộ và số lượng cán bộ thật sự cịn khó khăn chưa đáp ứng
ngang tầm với nhiệm vụ.
- Thực tế cho thấy, thực hiện pháp luật về khiếu nại,tố cáo của cơng dân
vẫn cịn có nhiều tồn tại, thiếu sót, thậm chí cịn nhiều hành vi vi phạm pháp
luật.Ở nhiều nơi công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn lõng lẽo, các cơ
quan có thẩm quyền thiếu quan tâm ,thường " khốn trắng" cho cơ quan chức
năng tham mưu, nhiều thủ tục còn làm phiền hà cho dân . Trong việc tiếp dân và
xử lý đơn thư KN,TC của công dân chưa được kịp thời theo đúng pháp luật.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình hình trên là do cơng tác
lãnh đạo, kiểm tra về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị
trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác giải quyết KN,TC của công dân chưa được thường xuyên và

nghiêm túc .
Thực tế đã cho thấy địa phương nào, đơn vị nào mà ở đó người lãnh đạo có
đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực lãnh đạo, có tinh thần tích cực, biết bố
trí, sử dụng cán bộ phù hợp và quan tâm đến quyền và lợi ích của nhân dân thì nơi
đó cơng tác giải quyết KN,TC sẽ tốt hơn .
Học viên Nguyễn Đình Một- Lớp Luật K05 – Quảng Nam

Trang 25


×