Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Trường đại học kinh tế tp hồ chí minh khoa tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.64 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------- ó ----------
Thuyết trình môn: MARKETING CĂN BẢN
KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM
“SƠN” TẠO OXI “GREEN HOUSE”
GVHD : Quách Thị Bửu Châu
Nhóm thực hiện: YT8
Liên lạc:
SĐT: 01649766931
Cao Thế Sơn TC12
Phạm Khánh Nhi TC12
Nguyễn Hoàng Lâm TC10
Đồng Thị Kim Duyên TC10
Nguyễn Thị Bích Thủy TC12
Nguyễn Thị Phương Lý TC10
Trần Nguơn Bích Trâm TC10
Nguyễn Thị Ngọc Sương TC10
TP. HCM, Tháng 3 năm 2011
I.Thực trạng về môi trường sản phẩm, góc độ vi mô,vĩ mô.
1. Góc độ vi mô:
1. Người tiêu dùng:
Thực trạng: theo thông tin bộ xây dựng, hiện nay có khoảng 7 triệu
người dân đô thị đang có nhu cầu nhà ở. Theo nghiên cứu của Cơ quan bảo
vệ môi sinh Hoa Kỳ EPA, ô nhiễm trong nhà thậm chí còn cao gấp từ 2 đến 5
lần so với môi trường bên ngoài. Các chuyên viên nghiên cứu tại Công ty tư
vấn cơ khí và sức khỏe môi trường, điều này được lý giải bởi không khí
trong nhà chứa rất nhiều những thành phần như phấn hoa, nấm mốc và khí
ôzon từ bên ngoài xâm nhập vào, các chất bẩn từ thú nuôi trong nhà hay các
dụng cụ vệ sinh nhà cửa. Không khí trong nhà bị ô nhiễm có thể dẫn tới các
bệnh như dị ứng, hen suyễn nặng, thậm chí phải nhập viện do mắc các bệnh


liên quan tới tim mạch và hô hấp. Chúng ta biết rằng con người dành tới
60% thời gian sống ở môi trường trong nhà. Vì vậy, việc làm sạch không
khí trong nhà là rất cần thiết. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên
cho các gia đình để làm sạch căn nhà của mình như một phương thức
phòng tránh bệnh tật. Nhiều gia đình bỏ tiền đầu tư mua máy làm sạch
hoặc máy lọc không khí nhưng lại chưa hiểu những chất gì có trong không
khí và cách nào để làm sạch chúng. Nhiều người có thói quen đóng tất cả các
cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó
không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được trong lành. Lượng
cây xanh trong các công viên, con đường ngày càng giảm đi trong khi đó
lượng xe cộ, công trình xây dựng ngày càng tăng đểu đó tỉ lệ thuận với mật
độ các khí độc, bụi bặm có trong không khí.
Xu hướng tương lai: với mức thu nhâp ngày càng tăng cao,con người ngày
càng có yêu cầu cao về một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi để có thể thoải
mái, thư giãn sau những giờ làm việc căn thẳng. Và một trong những tiêu chí nhằm
thỏa mãn nhu cầu ấy là lớp sơn bao phủ ngôi nhà. Một lớp sơn có thể cải thiện môi
trường không khí trong nhà ,giống như đang đứng giữa thiên nhiên trong lành, mát
mẻ, tràng đầy oxi chứ không phải là cabondioxic, bụi xe,... Với tốc độ đô thị hóa
cao như hiện nay và sơn cũng là một mặt hàng thiết yếu nên ta có thể thấy rõ yêu
cầu và nhu cầu về sơn chất lượng cao là rất lớn.
1.2 Đối thủ cạnh tranh:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất sơn dulux, jotun,
maxilite, levis, toa, megatex….. với nhiều sản phẩm đa dạng như sơn lót, sơn
chống thấm,…với chức năng chủ yếu là làm đẹp cho ngôi nhà.
Mặt mạnh: hoạt động lâu năm nên đã tạo thương hiệu trên thị trường, màu sắc
và mẫu mã đa dạng => thách thức về canh tranh thương hiệu, chỗ đứng trong thị
trường.
Măt yếu: Nhưng chưa có sản phẩm sơn nào mang lại oxi cho ngôi nhà,
điều hoà thanh lọc không khí.=>lợi thế tuyệt đối cho sản phẩm mới.
1.3 Tình hình phân phối:

Mạng lưới phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp tổ chức phân phối chủ
yếu qua hình thức: trực tiếp ,qua 1 trung gian ,qua nhiều trung gian (đại lý người
bán buôn, người bán lẻ) tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội,
TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng …=> đây là thách thức về cạnh tranh phân phối
của sản phẩm.
2.Góc độ vĩ mô:
2.1 Tình hình dân số và vấn đề
nhà ở:
Tốc độ tăng trưởng dân
số: Kết quả đợt tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 2009 cho thấy:
Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu
người, đứng thứ 3 ở khu vực
Đông Nam Á và thứ 14 trong số
những nước đông dân nhất thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2
cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1999 và 2009) là 1,2%/năm.
(nguồn:vietnamnet.vn)
=> Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số có xu hướng giảm trong các năm gần đây
và đây cũng là xu hướng của tương lai.Tuy nhiên, do tốc độ giảm chưa nhiều,
nên dân số của Việt Nam nhìn chung qua các năm vẫn tăng cao.Chính vì vậy thị
trường Việt Nam rất “béo bở” cho doanh số của các sản phẩm kinh doanh mang
tính thông dụng như sơn.
Tình hình đô thị hoá : năm 1990 đô thị bắt đầu phát triển, lúc đó chỉ có
mới 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 17-18%). Đến năm 2000 là 649,
2003 là 656 đô thị. Trong năm 2007, cả nước có 729 đô thị trong đó có 2 đô thị
loại đặc biệt: tp HCM, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
13 đô thị loại 2(tỷ lệ dân thành thị khoảng 40%). Dự kiến 2020 tỷ lệ dân thành
thị là 80%.
Cả nước hiện nay có rất nhiều công trình lớn đang và sẽ tiến hành xây dựng. Do
quá trình CNH-HDH và hội nhập nên nhiều cao ốc được xây dưng trong tương

lai, đặc biêt là tp HCM, Hà Nội – 2 thị trường lớn của sản phẩm.
 Với tốc độ đô thị hoá cao, các công trình xây dựng càng nhiều thì thị trương
tiêu thụ sản phẩm cang lớn.
Thu nhập bình quân đầu người:
Bộ KH-ĐT đặt mục tiêu thu nhập bình
quân theo đầu người vào năm 2015 sẽ
đạt khoảng 2.100USD, gấp 1,7 lần so
với năm 2010. Hiện nay, GDP theo đầu
người của Việt Nam đã đạt
1.200USD/người/năm. Với việc chắc
chắn sẽ vượt mục tiêu này trong năm
2010, Việt Nam sẽ ra khỏi nhóm nước
đang phát triển có thu nhập thấp, trở
thành nước có thu nhập trung bình.
(nguồn: home.vnn.vn)
=>Mức sống của người dân ngày càng cải thiện thì các sản phẩm đảm bảo chất
lượng sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn,các sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đào
thải. Điều đó cũng đổng nghĩa với việc yêu cầu của người dân cũng sẽ ngày
càng khó tính hơn chính vì vậy để làm tăng thỏa mãn khách hàng nhằm duy trì
những khách hàng cũ và chinh phục thêm khách hàng mới thì việc nghiên cứu
cải thiện mẫu mã nhằm ngày càng tối ưu sản phẩm hơn phải được đặt lên hàng
đầu.
Vấn đề nhà ở:
Theo dự thảo chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến thì nhà ở xã hội cần xây
dựng trong ba giai đoạn, đầu tiên giai đoạn 2011 - 2020 cần đầu tư xây dựng
khoảng 600.000 căn hộ tương khoảng 30 triệu m2 sàn (mỗi năm khoảng 60.000
căn, tương đương 3 triệu m2 sàn).
Còn khoảng 7 triệu người dân đô thị đang có nhu cầu về nhà ở. Ảnh: N.Lê
Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ chương trình khoảng 180.000 tỷ đồng (tính theo mặt

bằng giá tại thời điểm quý 3/2010), gồm nguồn vốn nhà nước khoảng 36.000 tỷ đồng
(20%) dành để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê,
vốn huy động của các thành phần kinh tế khoảng 144.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng
quỹ nhà ở xã hội để bán hoặc cho thuê mua.
2.2 Điều kiện tự nhiên:
Việt Nam với khí hậu đặc thù là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu nhìn
chung là nóng, và mưa nhiều.Tuy nhiên ở mỡi vùng miền có sự khác biệt rõ về khí
hậu:
Miền bắc: có 4 mùa rõ rệt
Miền trung: chỉ có hai mùa nắng mứa nhưng khí hậu khắc nghiệt nhiệt độ rất cao và
khô vào mùa nắng. Mưa nhiều, bảo lũ, nhiệt độ thì lạnh vào mùa mưa
Miền nam: có 2 mùa nắng-mưa.Vào mùa nắng thì nhiệt độ không đến mức oi bức,
mùa mưa chỉ mưa nhưng ít có bão.
=>Do khí hậu mang tính đặc trưng như vậy sẽ tạo cho người tiêu dùng có thói quen
mua sắm và ưa thích các sản phẩm phù hợp với thời tiết.Do vậy để thỏa mãn các mong
muốn của khách hàng thì sản phẩm tạo ra phải thích hợp với điều kiện khí hậu đặc thù
của quốc gia,bên cạnh đó do phong phú về điều kiện khí hậu nên thói quen mua sắm
của người tiêu dùng cũng khác nhau,đó có thể nói là 1 thách thức cho những nhà phân
phối sản phẩm,và câu hỏi đặt ra với họ là làm sao để thoải mãn 1 lúc nhiều loại khách
hàng như vậy. Nhưng đây cũng là lợi thế của sản phẩm vì chất lương tôt, nhiều tính
năng có thể phù hợp với điều kiện môi trường đa dạng và khắc nghiệt của nước ta.
2.3 Môi trường pháp luật:
Pháp luật hiện nay và tương lai chính phủ sẽ ban hành nhiều luật kinh doanh
hơn. Mục đích của việc ban hành luật pháp:
+Bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau: nhất là trong yếu tố cạnh canh nhằm
ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.

×