Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận quản trị marketing Marketing mix tour du lịch TP.Hồ Chí Minh- Singapore (Vietravel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.59 KB, 22 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM
Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
Tiểu luận Marketing căn bản
Đề tài :
Marketing mix tour du lịch
TP.Hồ Chí Minh- Singapore (Vietravel)
GVHD : Nguyễn Văn Trưng
SV : Lờ Bá Hanh
Lớp : KI3 – K34
MSSV : 108207212
Lời Nói Đầu
Trong những năm gần đây, nghành du lịch Việt Nam đó có những bước phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của các tour đi du lịch nước ngoài. Trước tình hình
đú cỏc công ty du lịch Việt Nam phải không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng
các tour du lịch nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của người dân trong
nước. Do đó em xin làm đề tài tiểu luận: “Marketing Mix tour du lịch TP. Hồ Chí
Minh- Singapore của công ty Vietravel”.
    
Mục Lục
Lời Nói Đầu 2
Trong những năm gần đây, nghành du lịch Việt Nam đó có những bước phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là sự phát triển của các tour đi du lịch nước ngoài. Trước tình hình đú cỏc công ty du
lịch Việt Nam phải không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng các tour du lịch nước ngoài
để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của người dân trong nước. Do đó em xin làm đề tài tiểu
luận: “Marketing Mix tour du lịch TP. Hồ Chí Minh- Singapore của công ty Vietravel” 2
Mục Lục 3
I Cơ sở lý luận 5
1. Khái niệm và những hiểu biết chung về Marketing: 5
1.1 Khái niệm về Marketing 5
1.2 Bản chất marketing 5
2. Marketing mix 5


2.1 Khái niệm Marketing mix 5
2.2 Các thành phần của Marketing Mix : 5
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix 5
3. Chiến lược sản phẩm 6
3.1 Sản Phẩm 6
3.2 Chiến lược sản phẩm 6
3.3 Các chiến lược sản phẩm 6
3.4 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm 7
4. Chiến lược định giá 7
4.1 Khái niệm và tầm quan trọng của giá trong marketing mix 7
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá 8
4.3 Các chiến lược định giá điển hình 8
5. Chiến lược phân phối 9
5.1 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing 9
5.2. Các trung gian trong kênh phân phối 9
5.3 Căn cứ để lựa chọn kênh phân phối 9
5.4 Các chiến lược phân phối điển hình 10
6. Chiến lược xúc tiến 10
6.1 Khái quát về xúc tiến 10
6.2 Các thành phần trong hỗn hợp xúc tiến 10
II Thực trạng công ty du lịch Vietravel 12
1 Giới thiệu công ty Vietravel 12
2 Giới thiệu các sản phẩm của Vietravel 12
3 Chính sách phát triển của công ty 12
4 Các công ty cạnh tranh 13
III Giới thiệu tour Tp HCM – Singapore 13
1. Giới thiệu tour du lịch Tp HCM – Singapore 13
1.1 Giới thiệu về Singapore 13
1.2 Giới thiệu các điểm du lịch hấp dẫn 14
1.3 Chương trình tour Tp HCM – Singapore 16

2. Tình hình thực tế 17
2.1 Tình hình chung 17
2.2 Tình hình tour Tp HCM – Singapore 18
3. Thị trường mục tiêu : 18
4 Chiến lược định giá 18
5. Chiến lược phân phối 18
6. Chiến lược xúc tiến 18
IV Giải pháp hoàn thiện Marketing mix 19
1. Phân tích SWOT 19
1.1 Điểm mạnh 19
1.2 Điểm yếu: 19
1.3 Cơ hội: 19
1.4 Thách thức: 19
2 Hoàn thiện Marketing mix 20
2.1 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm 20
2.2 Hoàn thiện chớnh sách giỏ 20
2.3 Chính sách phân phối : 20
2.4 Chiến lược xúc tiến 20
Kết Luận 22
I Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và những hiểu biết chung về Marketing:
1.1 Khái niệm về Marketing
- “Marketing là quá trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng những yêu cầu
của KH một cách hiệu quả và có lợi” (UK chartered Institute of Marketing).
- “Marketing là tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân
phối những ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục
tiêu cá nhân và tổ chức” (AMA - American Marketing Association, 1985).
- “ Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và mong
muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi SP và giá trị giữa cỏc bờn” (Philip Kotler -
Principle of Marketing, 1994).

1.2 Bản chất marketing
- Marketing là một tiến trình quản trị.
- Toàn bộ các hoạt động Marketing phải được hướng theo khách hàng.
- Marketing thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi.
- Nội dung của hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối
những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ.
2. Marketing mix
2.1 Khái niệm Marketing mix
Maketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt
được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các cộng này được pha trộn và kết
hợp với nhau thành một thành một thể thống nhất để ứng phĩ với những khác biệt và
thay đổi trờn thị trường.
2.2 Các thành phần của Marketing Mix :
Sản Phẩm (Product) :
– Tạo ra sản phẩm đúng theo yêu cầu của thị trường.
– Hấp dẫn, thu hút người mua, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng
Giá (Price) :
– Linh hoạt tính toán để vừa mang lại lợi nhuận cho mình, vừa với túi tiền của người
mua
– Bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường
Phân phối (Place) :
– Tổ chức hệ thống tiêu thụ,
– Bảo đảm bán được nhanh, nhiều, tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho người mua.
Xúc tiến (Promotion) :
– Tổ chức quảng cáo, thông tin, các hoạt động khuyến mãi
– Tạo uy tín cho sản phẩm để lôi kéo, thu hút được nhiều người mua.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix
- Vị trí uy tín doanh nghiệp trên thị trường
- Yếu tố sản phẩm
- Thị trường

- Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
3. Chiến lược sản phẩm
3.1 Sản Phẩm
- Khái niệm: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý,
sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay
một nhu cầu.
SP có thể là một vật phẩm, dịch vụ, con người, ý tưởng, tổ chức, địa điểm hay một sự
hứa hẹn.
3.2 Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là sự cố kết gắn bó của sự lựa chọn và của những biện
pháp phải sử dụng để xác định một tập hợp SP bao gồm cỏc dũng SP và các món hàng
(product item) sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác
nhau trong chu kì sống của SP đó.
3.3 Các chiến lược sản phẩm
3.3.1 Chiến lược tập hợp SP
- Chiến lược mở rộng tập hợp SP: CL này được thực hiện bằng cách tăng thêm các
dòng SP mới thích hợp .
- Chiến lược kéo dài tập hợp SP: trong một tập hợp CL này được thực hiện bằng cách
tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng SP, tạo cho công ty có được cỏc dũng SP hoàn
chỉnh .
- Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp SP: CL này được thực hiện bằng cách tăng số
mẫu biến thể của mỗi SP như thay đổi kích cỡ, mùi vị cho một SP.
- Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp SP: CL này được thực hiện tùy
thuộc DN muốn có uy tín vững chắc trong một lãnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh
vực.
3.3.2 Chiến lược dòng sản phẩm
Trong kinh doanh ít có DN nào chỉ có một SP duy nhất mà thường có nhiều
dòng SP nhờ đó giúp DN phân bổ rủi ro tốt hơn.
- Chiến lược thiết lập cỏc dũng SP
Để việc kinh doanh an toàn, hiệu quả cần thiết lập cỏc dũng SP thích hợp và

từng bước củng cố cỏc dũng đú về chất cũng như về lượng để thế lực DN ngày càng
tăng.
- Chiến lược phát triển dòng SP
Chiến lược phát triển dòng SP thể hiện bởi sự phát triển các món hàng trong cỏc
dũng SP đó. Việc phát triển dòng SP có thể thực hiện theo hai cách : dãn rộng và bổ
sung.
- Chiến lược hạn chế dòng SP
Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh chắc chắn DN sẽ phát hiện ra những
dòng SP hay những SP không còn hiệu quả nữa và phải nhanh chóng từ bỏ chúng để
dồn mọi tiềm lực phát huy những SP hiện đang còn có hiệu quả.
- Chiến lược biến cải dòng SP
Trong chiến lược này, các SP hiện có trong dòng SP được sửa đổi ít nhiều như
cải tiến về hình dáng, cỡ khổ, vật liệu, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu từ đó cũng làm cho
khách hàng tiêu dùng nhiều hơn.
- Chiến lược hiện đại hóa dòng SP
Mục đích của chiến lược này là làm cho các SP sát hợp với nhu cầu ngày một
nâng cao của thị trường. Để hiện đại hóa dòng SP DN nên điều chỉnh từng phần vì làm
như vậy sẽ giúp tránh được khó khăn về mặt tài chớnh đồng thời giúp DN nhận xét
được phản ứng của khách hàng và các trung gian đối với mẫu mã mới đó trước khi thay
đổi cả dòng SP.
3.3.3 Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể
- Chiến lược đổi mới SP
Đổi mới phản ứng: Được thực hiện khi môi trường có sự thay đổi. Muốn thực
hiện được chiến lược này cần thoả mãn hai điều kiện:{1} DN phải có khả năng lớn về
marketing và {2} DN phải có sự mềm dẻo cao về cơ cấu tổ chức và sản xuất.
Đổi mới chủ động: Được thực hiện khi môi trường chưa có gì thay đổi nhưng
DN muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn. Để thực hiện, doanh nghiệp cần có:
Nguồn vốn lớn, có bằng phát minh, sáng chế và làm chủ tốt hệ thống phân phối.
- Chiến lược bắt chước sản phẩm
Được thực hiện khi DN không dám đổi mới vì sợ rủi ro. Chiến lược này mang

tính đổi mới và cần được thực hiện nhanh chóng bởi lẽ nếu bắt chước chậm quá chỉ
làm tăng sự ứ đọng hàng hóa.
- Chiến lược thích ứng sản phẩm :
Nõng cao chất lượng SP: Cải tiến công nghệ, nõng cao tay nghề, tìm nguồn
nguyên vật liệu tốt hơn, kiểm ta chặt chẽ chất lượng sản phẩm, hạ giá bán hàng: phân
tích giá trị, loại bỏ chi phí vô ích.
- Chiến lược định vị sản phẩm:
Chiến lược này nhằm trao vị trí mới của SP hiện có trong óc người tiêu dùng
bằng cách:
- Tạo cho SP có một vị trí đặc biệt trong tâm trí người mua hiện tại và tương lai.
- Làm cho nó được phân biệt rõ ràng với các SP cạnh tranh.
- Đáp ứng sự chờ đợi của KH trong thị trường mục tiêu.
3.4 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là thời gian tồn tại sản phẩm trên thị trường trong đó
các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau, nhờ
đó các công ty có thể hoạch định được tốt hơn các kế hoạch Marketing
Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu diễn bằng một đường
biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn : mở đầu, tăng trưởng, trưởng
thành, suy thoái
4. Chiến lược định giá
4.1 Khái niệm và tầm quan trọng của giá trong marketing mix
4.1.1 Khái niệm
Giá là số lượng tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản
phẩm với một mức chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định và ở một nơi nhất
định.
4.1.2 Tầm quan trọng của giá
- Giá cả là biến số duy nhất của marketing mix mang lại thu nhập trong khi những
biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và chi phí.
- Biến số giá gây ra những phản ứng tức thì hơn những biến số khác của Marketing
mix đối với người tiêu dùng cũng như đối với người cạnh tranh.

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
4.2.1 Những yếu tố bên trong :
- Mục tiêu marketing của công ty
- Chiến lược marketing mix
- Vị trớ trờn đường biểu diễn của CKSSP
- Chi phí
4.2.2 Những yếu tố bên ngoài
- Tính chất cạnh tranh của thị trường
- Số cầu
- Giá và SP của đối thủ cạnh tranh
- Các chế độ chính sách quản lý của nhà nước

4.3 Các chiến lược định giá điển hình
4.3.1 Định giá cho tập hợp SP (pro-mix)
Định giá dòng SP
Định giá SP tùy chọn
Định giá SP bổ sung
4.3.2. Chiến lược điều chỉnh giá
Định giá chiết khấu: theo tiền mặt, theo số lượng, theo mùa và các khoản giảm
giá thêm (allowance).
Định giá phân biệt (different price): Nhiều DN thường thay đổi giá cho phù hợp
với từng đối tượng KH, từng đặc điểm SP (đóng hộp hay túi nylon), từng khu vực,
từng thời điểm ( điện thoại ).
Chính sách giá phân biệt là trường hợp DN bán một SP với nhiều mức giá,
không dựa trên chi phí.
Khi thực hiện chính sách giá phân biệt cần phải chú ý các điều kiện sau: Phải
hợp pháp; thị trường có thể phân khúc được và phải thể hiện cú cỏc mức cầu khác
nhau; KH ở khu vực giá thấp không mua đi, bán lại và ĐTCT không tấn công bằng giá
vào khu vực giá cao.
4.3.3 Chiến lược thay đổi giá

4.3.3.1. Chủ động giảm giá:
Khi: Nhà máy chưa tận dụng hết công suất. DN cần có thờm khỏch nhưng
không thể đạt được qua việc đã tăng cường nỗ lực bán, cải tiến SP cùng những biện
pháp khác nữa.
4.3.3.2. Chủ động tăng giá:
Việc tăng giá có thể do những yếu tố sau: Sự gia tăng chi phí diễn ra dai dẳng;
mức tăng năng suất không theo kịp với mức tăng giá; lượng cầu quá lớn (over-
demand).
Một số DN thực hiện việc tăng giá một cách khéo léo như: Giảm bớt trọng
lượng hay kích thước SP; Giảm bớt những đặc tính của SP; Loại bỏ những dịch vụ như
giao hàng, bảo hành hay sử dụng bao bì rẻ tiền hơn….
4.3.3.3. Phản ứng của người mua
Khách hàng không phải bao giờ cũng hiểu đúng về sự thay đổi giá cả. Một sự
giảm giá có thể bị giải thích theo những cách sau đây: Món hàng sắp bị một kiểu khác
thay thế. Món hàng có khuyết điểm, bán không chạy. Công ty đang gặp khó khăn về tài
chính. Chất lượng hàng đã bị giảm xuống rồi.
4.3.3.4. Phản ứng của đối thủ cạnh tranh
Có thể có hai cách phản ứng :
- ĐTCT luôn phản ứng đối với việc thay đổi giá theo một cách nhất định. Trong
trường hợp này DN có thể phán đoán được phản ứng của họ.
- ĐTCT phản ứng theo lợi ích tức thời lúc đó. Nếu ĐTCT có mục tiêu là thị phần thì
họ cũng sẽ thay đổi giá. Nếu mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ có phản ứng
khác như tăng chi phí quảng cáo hay cải tiến chất lượng SP.
5. Chiến lược phân phối
5.1 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing
5.1.1 Khái niệm về phân phối :
Phân phối là tiến trình chuyển đưa SP từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức và hoạt động khác
nhau.
5.1.2 Tầm quan trọng của phõn phối

Những quyết định phân phối có ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực marketing.
Do các trung gian thực hiện chức năng phân phối nên kế hoạch marketing của công
ty sẽ khác nhau khi lựa chọn những trung gian phân phối khác nhau.
Một chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản
phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng, dễ xâm nhập thị trường.
Mức độ chiếm lĩnh thị trường của SP thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng, vị trí,
khả năng thâm nhập thị trường, hình ảnh, dịch vụ và các kế hoạch khác của các nhà
bán buôn, bán lẻ.
5.2. Các trung gian trong kênh phân phối
5.2.1 Tầm quan trọng của trung gian phân phối
- Hỗ trợ nghiên cứu Marketing.
- Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của DN.
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến của DN và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Ảnh hưởng đến các quyết định về SP, về giá.
- Cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
- Hỗ trợ nhà SX đáp ứng nhu cầu đa dạng, đơn lẻ của khách hàng.
5.2.2 Các trung gian trong kênh phân phối
Nhà bán lẻ
Nhà bán buôn
Người môi giới:
5.3 Căn cứ để lựa chọn kênh phân phối
- Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được khi tiêu thụ
- Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm
- Căn cứ vào đặc điểm của thị trường
- Căn cứ vào các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm…
5.4 Các chiến lược phân phối điển hình
Chiến lược phân phối là sự cố kết gắn bó của sự lựa chọn và của những biện
pháp phải sử dụng để chuyển đưa SP về mặt vật chất và về quyền sở hữu từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Chiến lược phân phối rộng rãi

Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng và các loại nguyên liệu thông thường vẫn dùng
cách phân phối rộng rãi - nghĩa là tồn kho sản phẩm của họ rất lớn. Những loại hàng
này phải tiện lợi cho việc lưu giữ. Vd: Thuốc lá.
- Chiến lược phân phối chọn lọc
DN lựa chọn một số trung gian ở một số nơi nhất định để tiêu thụ sản phẩm mà
không cần phải chọn nhiều điểm bán, nhằm giành được thị trường cần thiết với sự
kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi phí.
Hình thức này thường áp dụng cho loại SP đang suy thoái hoặc có giá trị cao,
khách hàng thường suy nghĩ tính toán nhiều mới quyết định mua.
- Chiến lược phân phối độc quyền
Doanh nghiệp sử dụng một rất hạn chế trung gian ở một khu vực thị trường để
tiêu thụ sản phẩm. Nhà sản xuất yêu cầu đại lý chỉ được bán hàng của mình, không
được bán hàng của đối thủ cạnh tranh.
Cách phân phối này giúp đề cao hình ảnh của SP và có thể mang lại cho nhà sản
xuất nhiều thành công hơn, nhất là khi mới tung SP ra thị trường.
6. Chiến lược xúc tiến
6.1 Khái quát về xúc tiến
- Khái niệm về xúc tiến:
“Xỳc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhỡ
và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Nhờ
xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn”.
- Tầm quan trọng của xúc tiến:
Tạo sự khác biệt cho SP, thâm nhập thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xây dựng nhãn
hiệu… đều cần xúc tiến.
6.2 Các thành phần trong hỗn hợp xúc tiến
6.2.1 (Advertising)
Khái niệm:
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất
lượng hay ưu điểm của SP đến KH nhằm để bán được nhanh, nhiều SP. Để thực hiện
việc này, các DN phải chi ra một khoản tiền nhất định.

6.2.2. Khuyến mãi (Sales Promotion)
- Khái niệm: Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua một
SP hay dịch vụ.
- Mục tiêu:
Khuyến mãi đến trung gian phân phối
Khuyến mãi đến người sử dụng (Consumer promotion)
6.2.3. Tuyên truyền và quan hệ công chúng (Public relations)
Khái niệm: Tuyên truyền là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại
chúng truyền tin về doanh nghiệp hoặc về SP.
Tuyên truyền là một phần của một khái niệm rộng lớn hơn, đó là Quan hệ công
chúng ( QHCC ). QHCC là chức năng của quản trị nhằm đánh giá thái độ của công
chúng đối với SP đồng thời hoạch định, điều hành những chương trình hành động nhằm
tranh thủ sự hiểu biết của công chúng dành cho SP.
6.2.4. Bán hàng trực tiếp
- Khái niệm: Bán hàng trực tiếp là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thông tin
thuyết phục KH tiềm năng mua những SP hay dịch vụ của công ty.
- Nhiệm vụ của người bán hàng:
Giải thích về những lợi ích của SP, hướng dẫn và giải thích những tính năng, đặc
điểm của SP, dịch vụ sau bán để làm hài lòng khách. Thu thập những thông tin về thị
trường và đối thủ nhằm cải tiến chiến lược marketing.
6.2.5 Marketing trực tiếp (Direct marketing)
- Khái niệm:
Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp
xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những KH riêng
biệt hoặc tiềm năng.
Mục tiêu của Marketing trực tiếp
Làm KH tiềm năng mua ngay, tác động đến nhận thức và dự định mua sau đó
của KH, tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng, gửi những thông điệp nhấn mạnh đến hỡnh
ảnh và sự ưa thích công ty thông tin và hướng dẫn KH để chuẩn bị cho lần mua sau.
Một số hình thức marketing trực tiếp:

Marketing qua catalogue, thư điện tử trực tiếp, qua điện thoại, thư trờn các kênh
truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí.
II Thực trạng công ty du lịch Vietravel
1 Giới thiệu công ty Vietravel
Là một trong những công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Vietravel
là nhà cung cấp dịch vụ tour trọn gói cao cấp và chuyên nghiệp nhất Việt Nam hiện
nay. Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và
khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở
rộng ra các nước trong khu vực và thế giới. Công ty du lịch Vietravel không những là
nơi cung cấp các dịch vụ tour chất lượtng cao trong nước mà còn góp phần đưa người
Việt đến hầu hết năm chõu trờn thế giới bằng những chương trình tour mới, hấp dẫn và
đặc sắc.
Từ sự nổ lực và phấn đấu không ngừng, đội ngũ hơn 500 cán bộ nhân viên
Vietravel trên cả nước ngày đêm lao động không mệt mỏi nhằm phục vụ du khách một
cách tốt nhất. Thương hiệu Vietravel đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của
hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm ủng hộ Vietravel. Vietravel vinh dự được bạn
đọc báo Sài Gòn Giải phóng 4 năm liên tiếp bình chọn là “Thương hiệu Việt yêu thích
nhất” và là “Thương hiệu vàng” của ngành du lịch Việt Nam. Ngoài ra, Vietravel còn
đạt nhiều thương hiệu khác như “Dịch vụ lữ hành tốt nhất” do bạn đọc báo Sài Gòn
Tiếp thị bình chọn, “Top Trade services 2008” của Bộ Công Thương…
2 Giới thiệu các sản phẩm của Vietravel
- Du lịch nội địa (Domestic) : Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang …
- Du lịch nước ngoài (Outbound) : Thái Lan, Trung Quốc, Singapore …
- Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound)
Loại hình dịch vụ tour
- MICE, teabuilding
- Caravan tour
- Du lịch văn hoá (lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng)
- Du lịch sự kiện
- Du lịch nghỉ dưỡng, chửa bệnh

- Du lịch sinh thái
- Du lịch khám phá (lặn biển, leo núi )
- Du lịch thăm thân nhân
- Du lịch quá cảnh
Hệ thống dịch vụ khác
- Dịch vụ hàng không, trợ giúp sân bay
- Dịch vụ Vận chuyển du lịch (Xe, tàu cao tốc, tàu hoả )
3 Chính sách phát triển của công ty
Trong chiến lược phát triển của mình, Vietravel sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng
dịch vụ, gia tăng tiện ích và đặc biệt sẽ mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp tại các
tỉnh thành trong cả nước nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và đưa du
khách khám phá khắp 5 châu với dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất.
Cung cấp các dịch vụ tour chất lượng cao trong nước và quốc tế, bán vé máy bay
của tất cả các hãng hàng không trên thế giới, thu đổi ngoại tệ, đón tiễn sân bay… Bên
cạnh đó, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ vận chuyển du lịch, sự kiện cho các đoàn
caravan, sự kiện mang tầm vóc quốc gia, quốc tế và của các công ty tập đoàn, hợp đồng
vận chuyển du lịch…
Cung cấp các sản phẩm tour chất lượng cao trong và ngoài nước vô cùng hấp
dẫn với các chính sách khuyến mãi, hậu mãi chu đáo từ Vietravel.
4 Các công ty cạnh tranh
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi
vào hoạt động từ năm 1975. Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới
như PATA, ASTA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200
công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào
việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung
Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ thông qua việc
quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, MICE, du lịch
sông và tàu biển.
Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist sẽ tích cực phát triển các chi
nhánh ở khu vực Đông Nam Á. Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của

ngành du lịch Việt Nam, Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng
Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á.
III Giới thiệu tour Tp HCM – Singapore
1. Giới thiệu tour du lịch Tp HCM – Singapore
1.1 Giới thiệu về Singapore
Singapore - Quốc gia nhỏ nhất Đông
Nam Á với tổng diện tích 692,7 km2, nằm
phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam
bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo
Riau của Indonesia. Đảo quốc năng động nhỏ
bé ở vùng Đông Nam Á này tiêu biểu cho
tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông
& phương Tây. Singapore là một xã hội đa
sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau
như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai
Ngày nay Singapore là một đất nước trẻ trung và năng động và là quốc gia thu
hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài. Singapore đứng vào hàng nước giàu có
nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người trên 22.000USD/năm. Nền kinh tế
Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân), trở
thành một trung tâm thương mại toàn cầu, con rồng Châu Á và là trung tâm kinh tế
trong vùng. Nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm du lịch và mua sắm của thế
giới. Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đến đây mua sắm và thưởng ngoạn vẻ
đẹp nơi đây. Singapore được coi là Quốc đảo xanh, là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới
với môi trường trong lành và thảm thực vật phong phú.
1.2 Giới thiệu các điểm du lịch hấp dẫn
Nếu như phải dùng từ ngữ nào đó để mô tả về đất nước Singapore, ngụn từ đó
chỉ có thể là “độc đỏo”. Là một thành phố năng động với nhiều nét tương phản và màu
sắc sinh động, bạn sẽ tìm thấy nơi đây sự pha trộn hài hoà giữa văn hoá, ẩm thực, nghệ
thuật và kiến trúc. Luôn luụn tràn đầy sức sống, đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng
Đông Nam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông &

phương Tây.
Chỉ cần một ngày tham
quan tại đây, bạn sẽ cảm
nhận được hình ảnh của
đảo quốc này trong quá
khứ và cả tương lai, từ
các khu sắc tộc cho đến
những trung tâm buôn bán
sầm uất, từ các khu vườn
thanh bình cho đến những
toà nhà chọc trời duyên
dáng. Hãy khởi đầu một
ngày với bữa điểm tâm
ngon miệng giữa vườn
cây xum xuê với với cỏc
chỳ đười ươi quý hiếm
chỉ có thể tìm thấy ở
Singapore. Và hãy tìm lại một chút không khí hoài cổ khi bạn bước chân vào ngôi chùa
truyền thống của người Trung Hoa, đến thờ Hồi giáo, đền thờ Ấn Độ giáo và nhà thờ
Thiên Chúa giáo - tất cả đều ở nằm trong cùng một khu vực. Hãy quay về với hiện tại,
tản bộ dọc theo đại lộ Orchard, tiếp cận với những khuynh hướng thời trang mới nhất
và ngắm nhìn những khẩu hiệu địa phương trên khắp lối đi. Một bữa ăn bình dân trên
chiếc tàu du lịch truyền thống lênh đênh trên sông Singapore sẽ mang đến cho bạn cảm
giỏc khú quờn.
Sau một ngày hoạt động vui nhộn, một suất spa thư giãn trong bầu không khí
tĩnh lặng và thanh bình tại trung tâm spa được khen ngợi, chỉ mất một quãng ngắn từ
những trung tâm thương mại tốt nhất trên thế giới. Sau khi đã được nghỉ ngơi thư gión,
hóy dành ít nhất một giờ đồng hồ để thưởng thức nghi thức uống trà theo phong tục của
người Trung Quốc trước khi bước vào nhà hát tầm cỡ thế giới để xem chương trình âm
nhạc Broadway. Với những người dân thân thiện và hiếu khách, với cơ sở hạ tầng hiện

đại và những thay đổi mới mẻ đang diễn ra mỗi ngày, Singapore thực sự là địa điểm du
lịch độc nhất vô nhị.
Tượng Merlion
Tượng Merlion - Biểu tượng
của đất nước Singapore
Trước tiên, tượng
Merlion lớn và nhỏ được đặt
tại cửa sông Singapore, đối
diện với khu dạo bộ Elizabeth
Walk, chỉ cách địa điểm hiện nay 120m. Còn được gọi là Công viên Merlion, khu vực
này nhanh chóng trở thành điểm tham quan nổi tiếng đối với du khách và trở thành một
trong những điểm mốc nổi tiếng của những thành phố lớn trên thế giới. Ông Lee Kuan
Yew, Thủ tướng Singapore thời bấy giờ, đã chủ trì buổi lễ đặt tượng Merlion vào ngày
15 tháng 9 năm 1972. Một tấm bảng đồng được dựng lên để kỷ niệm sự kiện tốt đẹp
này với câu đề tặng, "Tượng Merlion được lắp đặt tại đây như là một biểu tượng chào
đón tất cả các du khách đến tham quan Singapore". Ngày nay, tượng Merlion thu hút
hơn một triệu du khách đến công viên Merlion mỗi năm để chụp hình biểu tượng nổi
tiếng thế giới này tại vị trí mới, đối diện với khu hộp đêm One Fullerton.
Vườn bách thảo Singapore
Vườn bách thảo Singapore chính là hình ảnh thu nhỏ của những công viên sum suê trên
hòn đảo nhiệt đới này. Trải dài trên khu đất rộng 52 hecta và gần trung tâm thành phố,
khu vườn trưng bày nhiều bộ sưu tập thực vật độc đáo. Một số bộ sưu tập nổi bật bao
gồm Vườn lan quốc gia (National Orchid Garden), Vườn gừng (Ginger Garden) và
Vườn tiến hóa (Evolution Garden). Vô số những loài thực vật ở đây, bao gồm cả những
mẫu thực vật quý hiếm, cho thấy đời sống thực vật phong phú và đa dạng ở Vườn bách
thảo Singapore.

Khu vườn lan hiện nay
có khoảng 20,000 loài phong
lan. Vườn lan Quốc gia trưng

bày những chậu hoa lan sắc
màu rực rỡ, các vật dụng
trang trí vườn tược và bộ sưu
tập một loại cây họ dứa kì lạ
từ Nam và Trung Mỹ. Hoặc
bạn cũng có thể đến Hồ Giao
hưởng (Symphony Lake) để
thưởng thức chương trình
hòa nhạc ngoài trời giữa
thiên nhiên bạt ngàn.


Đỉnh núi Faber
Hãy chiêm ngưỡng toàn cảnh hải cảng, đảo Sentosa và các hòn đảo phía Nam từ đỉnh
núi Faber. Hoặc chờ đến khi màn đêm buông xuống để ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của
thành phố dưới ánh đèn trong khi thư giãn ở một quán ăn tự phục vụ. Từ đây bạn cũng
có thể đi cáp treo đến đảo Sentosa.

Vườn chim Jurong
Bay lượn, đập cánh, vỗ cánh, bay lơ lửng trên cao Với hơn 9.000 người bạn lông vũ
từ hơn 600 loài, vườn chim Jurong là công viên chim lớn nhất và ấn tượng nhất trong
khu vực châu Á Thái Bình Dương.


Từ hồ Penguin Parade nơi những
chú chim cánh cụt được nuôi
trong “ngụi nhà” Nam Cực cho
đến chuồng chim Đông Nam Á
là vườn chim có lối đi riêng với
những cơn bão tố nhiệt đới nhân

tạo, các loài chim này yêu thích
môi trường được thiết kế gần
như môi trường sống tự nhiên
của chúng. Chuồng chim
Waterfall là nơi luôn luôn được
yêu thích nhất, nơi cư trú của
1.500 loài chim châu Phi bay
lượn tự do. Tương tự như Waterfall, Riverine, con sông nước ngọt nhân tạo mới là môi
trường sinh sống của hơn 20 loài vịt, cá và rùa. Tại hai sô diễn của chim, bạn có thể
chiêm ngưỡng loài hồng hạc, kột đuụi dài Nam Mỹ, chim mỏ sừng, kột cú mào của Úc,
và ngay cả loài diều hâu! Hãy bước vào một ngày mới thật đúng điệu với bữa điểm tâm
cùng với một “ngụi sao chim”! Để có thể quan sát công viên ở mọi góc độ, trước khi
tản bộ dạo quanh công viên, hãy tham gia vào chuyến xe panorail hiện đại vòng quanh
vườn chim.

Ẩm thực
Thưởng thức hải sản bên bãi biển, theo phong cách Singapore. Để có một bữa ăn ngon
miệng, hãy nếm thử mún mún cua
chiên ớt cay nồng, tôm rang tiêu cay
cay và tôm sốt bơ.
Thưởng thức món trà mặn tại nhà hàng
Equinox nằm trên tầng 69, tầng cao
nhất của khách sạn Swissotel The
Stamford và chiêm ngưỡng những
quang cảnh đầy ấn tượng nơi đây.
Nếm thử món ca ri đầu cá cay nồng
dọn kèm với cơm trên một miếng lá
chuối và ăn theo phong cách truyền
thống Ấn Độ - ăn bốc.
1.3 Chương trình tour Tp HCM – Singapore

Tour 4 ngày 3 đêm
Ngày 01 : Tp.Hồ Chí Minh - Singapore ( Ăn tối )
Quý khách tập trung tại 190 Pasteur, Q3, Tp.HCM, xe và HDV của Vietravel đưa đoàn
ra sân bay đón chuyến bay VN743 (16:35 – 19:25) đi Singapore. Đến nơi, xe và HDV
địa phương đưa Quý khách về nhận phòng tại khách sạn 3 sao, tự do nghỉ ngơi.
Ngày 02 : Singapore ( Ăn ba bữa )
Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tham quan Núi Faber ngắm nhìn toàn cảnh thành
phố, Tòa Thị Chính, Công viên Sư Tử Biển, Nhà hát Victoria, Khu lịch sử Raffles. Tự
do mua sắm tại Diamond Industry, Harbour Mart. Ăn trưa với món nướng Hàn Quốc.
Buổi chiều, đoàn đi tàu điện (Skytrain) đến đảo Sentosa. Quý khách sẽ tham quan Bảo
tàng sáp Singapore mô tả quá trình hình thành và phát triển của đảo quốc này. Tiếp tục
lờn Thỏp Sư Tử Biển ngắm nhìn toàn cảnh đảo Sentosa. Sau khi ăn tối, đoàn ghé tham
quan Resorts World Casino – nơi Quý khách có thể thử vận may và thưởng thức các
màn trình diễn kỳ thú của nghệ thuật vẽ lờn kớnh, nếm thử các món ăn nhẹ đặc sắc của
địa phương. Lúc 9h tối, Quý khách thưởng thức màn trình diễn ngoạn mục mang tên
Hồ Mộng Mơ (Lake of Dreams), đắm chìm vào không gian kỳ ảo được tạo ra bởi âm
thanh và ánh sáng, nơi nước và lửa được phô diễn hết những quyền năng tuyệt vời.
Cuối ngày, đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 03 : Singapore (Ăn sáng )
Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tự do khám phá Đảo quốc Sư Tử Biển. (Không bao
gồm HDV, xe, ăn trưa, ăn tối). Tối nghỉ ngơi tại khách sạn.
Ngày 04 : Singapore – Tp.Hồ Chí Minh ( Ăn sáng )
Ăn sáng tại khách sạn. Đoàn tham quan Vườn chim Jurong nổi tiếng nhất khu vực Châu
Á Thái Bình Dương, với bộ sưu tập hơn 9000 cá thể của 600 loài lông vũ đến từ khắp
mọi nơi trên thế giới. Sau đó Quý khách tự do cho đến giờ xe đưa đoàn ra phi trường
đón chuyến bay VN742 (20:25 – 21:25) về Việt Nam. Đến sân bay Tân Sơn Nhất, xe
Vietravel đưa Quý khách về 190 Pasteur Q3. Kết thúc chương trình.
Giá tour bao gồm:
- Vé máy bay khứ hồi
- Thuế phi trường hai nước, phụ phí xăng dầu, an ninh hàng không

- Khách sạn (phòng hai người)
- Ăn uống, tham quan và vận chuyển như chương trình
- Hướng dẫn viên suốt tuyến
Giá tour cơ bản : Người lớn :7.790.000
2. Tình hình thực tế
2.1 Tình hình chung
Năm 2009, xu hướng khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thể hiện rõ khi số
khách đi tour nội địa chỉ tăng 10%, trong khi khách đi du lịch nước ngoài tăng tới 40%
so với cùng thời điểm năm ngoái.
Cỏc tháng đầu năm 2010, thị trường phát triển mạnh giá tour tăng nhưng khách
vẫn đông, chứng tỏ đây là các thị trường tiềm năng, tiềm ẩn nhiều lợi nhuận. Trong khi
đó các tour trong nước không có đột biến
Các điểm đến ưa thích của khách du lịch Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc và
một số nước Đông Nam Á. Lượng khách đi châu Âu cũng tăng trưởng khá nhưng vẫn ở
mức thấp. Hiện nay, khách du lịch quan tâm đến chất lượng tour nhiều hơn là giá cả.
Với hơn 87 triệu người, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng lớn. Năm
2010 lượng khách từ Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, từ 15 đến 20%.
Hơn nữa điều kiện kinh tế của người dân càng lúc càng được nâng lên, nền kinh
tế đã phục hồi từ khủng hoảng nên số lượng người du lịch sẽ tăng mạnh.
2.2 Tình hình tour Tp HCM – Singapore
Lượng du khách Việt Nam đến Singapore tiếp tục tăng. ễng Jin Chwen Ong,
Giám đốc của Tổng cục Du lịch Singapore (STB) tại khu vực Đông dương, cho biết
khoảng 20,000 người Việt Nam đi du lịch Singapore trong tháng 5-2009, tăng 12,1% so
với cùng kỳ của năm 2008. Mức tăng này cao hơn nhiều mức tăng 5,1% của lượng
khách đến từ Malaysia và 1,4% đến từ Philippines.
Tương lai, lượng khách du lịch Việt Nam đến Singapore sẽ vẫn tiếp tục tăng trong cỏc
thỏng từ nay đến cuối năm, với mức tăng từ 10 - 15% cho năm nay so với năm trước.
3. Thị trường mục tiêu :
Lượng khách tăng nhiều vào các dịp lễ tết. Nhu cầu tăng vọt, lượng tour không
đủ đáp ứng nhu cầu trong những dịp này. Vào những lúc công ty khuyến mãi lượng

khách cũng tăng đột biến.
Thu nhập xã hội hiện nay có phân hóa lớn. Điều kiện và mức sống của người
dân được nâng lên, những người có thu nhập khá, muốn tìm hiểu có xu hướng chọn
những tour du lịch nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây là thị trường
đầy hấp dẫn họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để ra nước ngoài nghỉ ngơi, du lịch.
Tóm lại thị trường mục tiêu nhắm đến là những người có thu nhập khá trở lên
vào những dịp lễ tết.
4 Chiến lược định giá
Trong bối cảnh phát triển của ngành du lịch hiện nay thì mục tiêu định giá của
công ty là tối đa hóa doanh thu, gia tăng thị phần cạnh tranh với đối thủ. Hiện nay giá
tour đã tăng lên nhưng nguyên nhân tăng giá chủ yếu là dịch vụ máy bay, ăn ở.
Về chiến lược điều chỉnh giá: khi khách hàng là thành viên của chương trình thẻ
thành viên Vietravel hoặc là khách hàng của những đối tác liên kết của Vietravel, khi
đăng kí tour tại Vietravel, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi như sau:
Đối với khách hàng sở hữu thẻ Bạc:
- Được giảm 3% trờn giỏ tour khi đăng kớ cỏc chương trình du lịch trong nước.
- Được giảm ngay 5USD khi đăng kớ cỏc chương trình du lịch nước ngoài.
Đối với khách hàng sở hữu thẻ Vàng:
- Được giảm 5% trờn giỏ tour khi đăng kớ cỏc chương trình du lịch trong nước.
- Được giảm ngay 10USD khi đăng kớ cỏc chương trình du lịch nước ngoài.
5. Chiến lược phân phối
Hiện nay công ty Vietravel đó cú 20 chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh
thành trong nước. Và việc ở các đại lý, văn phòng đại diện rộng khắp tại các tỉnh thành
trong cả nước đang là xu hướng phát triển của công ty
Về đội ngũ nhân viên, công ty không ngừng đào tạo, bổ sung kiến thức để nâng
cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
6. Chiến lược xúc tiến
Trong năm 2010 công ty du lịch Vietravel đã liên tục tung ra hàng loạt các tour
tuyến mới lạ ở trong và ngoài nước cùng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp
dẫn. Đặc biệt, trong dịp Tết Canh Dần, công ty Vietravel đã triển khai chương trình Du

xuân 2010 (01/12/2009 – 28/02/2010) với chủ đề “Du xuân bốn phương – Trúng
thưởng kim cương”. Giải thưởng là những viên kim cương 4.5li và 7.2li cùng hàng
ngàn quà tặng giá trị dành cho du khách khi mua tour.
Về các hoạt dộng chăm sóc khách hàng: công ty có nhiều dịch vụ hậu mãi như :
chương trình tặng quà sinh nhật, rút thăm trúng thưởng, chương trình thẻ thành viên,
gọi điện hỏi thăm sau khi kết thúc tour.
Vietrvel cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho các chương
trình như : chương trình giao lưu: “Gặp gỡ kiều bào - Mừng xuân Canh Dần 2010”, trao
tận tay những phần quà đến đồng bào nghèo, gặp thiên tai trong cơn bão tại hai xã Hoài
Phú và Hoài Hảo, tỉnh Bình Định, đêm hội trăng rằm cho trẻ em làng SOS Tp Hồ CHí
Minh ( Q. Gò Vấp)
IV Giải pháp hoàn thiện Marketing mix
1. Phân tích SWOT
1.1 Điểm mạnh
Công ty có bề dày kinh nghiệm, có uy tín trên thị trường. Sản phẩm của trung
tâm đa dạng, phong phú và có chất lượng cao. Quan hệ rộng với các lữ hành quốc tế
.Điểm mạnh của các dịch vụ tour trong nước và quốc tế của Vietrvel là: Giá cả hợp lý,
Lịch trình tham quan định kỳ, thường xuyên (du khách luôn chọn lựa được một tour
ưng ý nhất).
Đảm bảo lợi ích tối đa, hạn chế tối thiểu rủi ro và bất lợi cho du khách. Đảm bảo
chữ Tín đối với khách hàng (đúng ngày giờ đã cam kết). Đội ngũ nhân viên phục vụ tận
tâm, ân cần, biết lắng nghe và học hỏi. Và sau cùng là sự đảm bảo bằng uy tín của
thương hiệu Vietravel, do chính khách hàng, mọi công dân Việt Nam đã tin tưởng bình
chọn.
Trong xu hướng hội nhập vào môi trường cạnh tranh quốc tế, Vietravel sẽ phát
huy hơn nữa thế mạnh của mình, góp phần vào sự đa dạng các dịch vụ, đáp ứng một
cách tốt nhất nhu cầu của du khách và góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của
ngành du lịch Việt Nam.
1.2 Điểm yếu:
Thiếu đội ngũ Marketing dày kinh nghiệm. Sự quan tâm của các cơ quan nhà

nước chưa sâu sát. Giá dịch vụ còn cao hơn so với doanh nghiệp khác. Lịch trình chưa
phong phú, các tour chưa đặc sắc.
1.3 Cơ hội:
Hoạt động của trung tâm du lịch đang và sẽ tăng trưởng nhanh. Trong tương lai gần,
các thủ tục hành chính của các nước về xuất nhập cảnh được tháo gỡ, các loại thuế đánh
vào hàng hoá giảm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách du lịch. Số lượng khách Việt
Nam đi du lịch sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới, tỷ trọng khách có khả năng
thanh toán cao tăng trong cơ cấu khách. Mức giá vé máy bay ở Singpore rẻ sẽ làm cho
khách hàng có cảm giác muốn đi du lịch hơn.
1.4 Thách thức:
Đang trong đà phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng du lịch thế giới vẫn phải đối phú
với nhiều thách thức như: nạn thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế ở một số nước, bất an
chính trị và thiờn tai, dịch bệnh khiến chi phí, kế hoạch du lịch của cư dõn toàn cầu bị
cắt giảm đỏng kể. Các đối thủ cạnh tranh đang có xu hướng nâng cao chất lượng. Số
lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa ngày càng tăng.
2 Hoàn thiện Marketing mix
2.1 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm
Chiến lược thích ứng sản phẩm :
Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Do sản phẩm của công ty Vietravel cũng như sản phẩm của các lữ hành khác tại
Singapore chưa có nhiều loại du lịch đặc thù. Vì vậy trung tâm nên xây dựng một số
chương trình du lịch đặc thù như: leo núi, săn bắn, thám hiểm, kết hợp nghỉ dưỡng.
Trung tâm cần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách
xây dựng các tour du lịch độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét truyền thống và bản sắc dân
tộc.
Chiến lược bắt chước sản phẩm : tham khảo các tour của Saigontourist, từ đó
tìm ra những ưu điểm để áp dụng cho tour du du lịch của mình.
2.2 Hoàn thiện chớnh sách giỏ
Trong giai đoạn hiện này, thu nhập bình quân của người Việt Nam ở mức thấp, nên
vấn đề giá cả có ảnh hưởng lớn tới vấn đề tiêu dùng của họ. Công ty nên tiến hành phân

khúc thị trường tạo thờm cỏc tour cao cấp và các tour giá rẻ để thu hút thêm lượng
khách du lịch.
Bên cạnh đó sự xuất hiện của hàng loạt công ty lữ hành, nhiều doanh nghiệp đã thực
hiện chính sách phá giá làm cho sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. yếu
tố giá đương nhiên là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách hàng.
Bởi vậy khi giới thiệu tour của mình công ty cần phải nghiên cứu kỹ mức giá của
các đối thủ cạnh tranh bằng cách: Lấy thông tin về giá của các đối thủ cạnh tranh và từ
kết quả nghiên cứu của bộ phận thị trường.
Cần sử dụng chớnh sỏnh giá như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài tính
thời vụ của sản phẩm. Duy trì các mố quan hệ tốt với các cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch với chất lượng đảm bảo giá thành thấp.
2.3 Chính sách phân phối :
Có chính sách đào tạo đối với các đại lý như tổ chức mời các chuyên gia, giáo viên,
nhà kinh doanh du lịch có nhiều kinh nghiệm giảng dạy miễn phí về hoạt động của
kênh, tâm lý và hành vi người tiêu dùng.
Quảng cáo các chương trình du lịch của mình tại các khách sạn thành viên của công
ty và các khách sạn đối tác để mở rộng thờm kờnh phân phối.
Cố gắng tham ra vào các hộ chợ triển lãm như, các hội thảo của tổng cục du lịch để
thiết lập thờm kờnh phân phối. Thắt chặt thêm mối quan hệ của trung tâm với cỏc hóng
lữ hành mà công ty đang quan hệ nhằm đẩy mạnh chiến lược liên minh hợp tác trong
phân phối.
2.4 Chiến lược xúc tiến
Tour đang trong giai đoạn phát triển nên cần tăng cường chú trọng quảng cáo và
quan hệ công chúng, giảm giá khuyến mãi. Tăng cường quảng cáo trờn cỏc phương tiện
thông tin đại chúng như tivi, báo chí, internet. Về quan hệ công chúng : xuất bản những
bài báo, tạp chí. Tổ chức các buổi họp báo, soạn thông cáo báo chí.
Kết Luận
Trong tương lai thị trường du lịch nước ngoài sẽ rất phát triển, nhu cầu của
khách sẽ không ngừng tăng cao do vậy chúng ta cần đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực
để đáp ứng lượng cầu cũng như để cạnh tranh với các công ty khác, những công ty cũng

đang nhắm vào thị trường đầy tiềm năng này.
Cần nhanh chóng cải thiện chất lượng của các tour du lịch nhằm tạo thêm uy tín
cho thương hiệu. Khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng của tour hơn, làm tốt
hơn chúng ta sẽ chiếm được thị phần đa số trong thị trường ngày càng nhiều đối thủ
cạnh tranh nay.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Marketing căn bản của trường Đại Học kinh Tế
/> /> /> />

×