Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.15 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
ảnh minh họa
Trang
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………. 2
NỘI DUNG
………………………………………………………………… 3
I. Khái niệm
……………………………………………………………….3
II. Ý nghĩa các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc
truy
cứu trách nhiệm pháp lí
……………………………………………….3
1. Mặt khách quan
…………………………………………… 4
2. Mặt chủ quan
……………………………………………… 6
3. Mặt chủ thể
………………………………………………….7
4. Mặt khách thể
……………………………………………….7
KẾT LUẬN
………………………………………………………………… 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………….9
MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động xấu
đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định trật tự an toàn
xã hội. Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện bởi các chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới các lợi ích hợp pháp, chính
đáng của cá nhân, tổ chức, nhà nước, cũng như của toàn xã hội, mà


hậu quả của nó là đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất
định cho xã hội. Sau khi vi phạm pháp luật, hầu hết các chủ thể vi
phạm không tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình mà còn
tìm cách chốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền
phải tiến hành các hoạt động buộc các chủ thể vi phạm pháp luật
2
phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định, hoạt động đó được
gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lí. Truy cứu trách nhiệm pháp lí là
quá trình hoạt động phức tạp và rất khó khăn của các chủ thể có
thẩm quyền trong việc xem xét, tìm hiểu và làm rõ các tình tiết của
sự việc bị coi là vi phạm pháp luật để ra quyết định giải quyết vụ
việc và tổ chức thực hiện quyết định đó. Vì vậy, em xin chọn đề: “Ý
nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy
cứu trách nhiệm pháp lí chủ thể vi phạm pháp luật” để làm rõ các
căn cứ khi truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm
pháp luật.
NỘI DUNG
I. Khái niệm.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới các quan hệ xã hội
đã được pháp luật xác lập và bảo vệ.
3
Trách nhiệm pháp lí là hậu quả pháp lí mà chủ thể vi phạm
pháp luật phải gánh chịu, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà
nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều
chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động do các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật thành trách nhiệm pháp lí cụ thể cho chủ thể cụ thể

trong trường hợp chủ thể vi pham pháp luật. Như vậy, trách nhiệm
pháp lí chính là hoạt động áp dụng bộ phận chế tài của quy phạm
pháp luật, là việc xử lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Mục đích của truy cứu trách nhiệm pháp lí là nhằm: giữ gìn ổn
định, trật tự xã hội, đảm bảo cho trật tự xã hội được ổn định, an toàn
và phát triển đúng hướng; trừng trị các chủ thể vi phạm pháp luật
đồng thời phòng ngừa, cải tạo và giáo dục họ; răn đe, phòng ngừa
đối với những người xung quanh; tạo cho mọi người có niềm tin vào
pháp luật và công lí từ đó thực hiện nghiêm minh các quy định của
pháp luật và quy tắc công cộng; góp phần khôi phục trạng thái ban
đầu của các quan hệ xã hội trước khi nó bị xâm phạm …
II. Ý nghĩa các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc
truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể
vi phạm pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên cứu,
tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, những điều kiện dẫn đến
hành vi vi phạm pháp luật, hay nói cách khác là phải phân tích rõ
4
các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu thành vi phạm
pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận hợp thành một vi
phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ quan, chủ thể
và khách thể.
1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra
bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi
trái pháp luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra, mối quan hệ
giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả nó gây ra cho xã hội, thời
gian, địa điểm, phương tiện, cách thức và phương tiện,…
Có thể nói để truy cứu trách nhiệm pháp lí thì điều đầu tiên là
phải xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật

hay chưa, bởi bất kì vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi
hành vi trái pháp luật, nếu không xác định được thì không được
phép tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí. Ví dụ: Vụ án giết
người của Lê Văn Luyện tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang), khi
gây án song Luyện đã bỏ chốn và có gọi điện về nhà. Ông Miên là
bố của luyện sau khi nghe điện của con và biết được hung thủ giết
người cướp của là con mình, nhưng ông không tố giác với cơ quan
điều tra mà còn có hành vi bao che khi đem số vàng Luyện để lại
chôn ở khu vực gần chuồng lợn của gia đình. Mẹ của luyện cũng có
liên quan vì đã giặt bộ quần áo dính máu mà Luyện đã mặc để gây
án. Như vậy, Luyện đã có hành vi trái pháp luật là xâm phạm tới
tính mạng, tài sản của ngưới khác quy định trong bộ luật hình sự,
5
còn hành vi của bố mẹ Luyện là trái pháp luật về che giấu tội phạm
giết người (Điều 313 – Bộ luật hình sự năm 1999).
Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cũng là một căn cứ
quan trọng mà khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí không
được phép bỏ qua. Một hành vi trái pháp luật nhưng hậu quả của nó
gây ra cho xã hội không nhiều thì có thể không bị truy cứu trách
nhiệm pháp lí. Và cũng cần phải xác định được hành vi trái pháp
luật gây ra những thiệt hại gì cho xã hội: vật chất, tinh thần hay
những thiệt hại khác. Mức độ hậu quả do hành vi trái pháp luật gây
ra cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định loại trách nhiệm pháp lí,
đồng thời cũng là căn cứ để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế nhà nước cụ thể. Ví dụ: trong ví dụ của Lê Văn Luyện thì thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của Luyện gây ra là cả về vật chất lẫn
tinh thần của gia đình nạn nhân cũng như các dư luận xã hội. Giả
định nếu Luyện chưa giết người mà mới chỉ ăn chộm được một số
tài sản không đáng kể mà không gây ra thiệt hại gì khác thì có thể sẽ
không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí hoặc chỉ bị xử phạt về hành

chính. Nhưng trên thực tế Luyện đã phạm tội giết nhiều người được
quy định tại điều 93 – Bộ luật hình sự năm 1999 với mức án được
quy định là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
cho xã hội là căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lí. Sự
thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp
gây ra nghĩa là, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của
6
hành vi trái pháp luật. Cho nên cần phải xác định chắc chắn rằng sự
thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó gây ra.
Tuyệt đối không được suy diễn về hậu quả, bởi không thể bắt chủ
thể chịu trách nhiệm pháp lí về thiệt hại mà hành vi trái pháp luật
của họ trực tiếp gây ra. Ví dụ: anh A đi xe máy không đúng làn
đường quy định nên đã đâm vào anh B, hậu quả là làm cho anh B bị
thương nặng phải vào bệnh viện. Sau khi làm anh B bị thương thì
anh A đã đưa anh B vào bệnh viện chữa trị. Do thương tích của anh
B quá nặng cần phải mổ để chữa trị vết thương, nhưng vết thương
đó có thể lành và hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng
của anh B. Nhưng trước khi mổ thì bác sĩ đã không xét nghiệm máu
của anh B, kết quả là anh B đã tử vong trong khi mổ do mất nhiều
máu vì máu của anh B khó đông mà bác sĩ lại không kiểm tra từ
trước. Như vậy, trong trường hợp này bác sĩ là người phải chịu trách
nhiệm pháp lí, vì tuy anh A gây ra vết thương cho anh B nhưng đây
không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh B mà nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh B là do sự bất cẩn của bác
sĩ. Để việc truy cứu trách nhiệm pháp lí được đúng, chính xác và
thuyết phục thì phải căn cứ vào các yếu tố như: thời gian, địa điểm,
phương tiện,…
2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là nhưng biểu hiện bên
trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố là: lỗi
của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, động cơ và mục
đích của hành vi trái pháp luật đó.
7
Truy cứu trách nhiệm pháp lí chỉ áp dụng khi chủ thể thực hiện
hành vi trái pháp luật có lỗi, tức là chủ thể có khả năng nhận thức
được hậu quả gây ra cho xã hội do hành vi trái pháp luật của mình
nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra. Trong ví dụ về Lê Văn Luyện thì hành
vi của Luyện là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Luyện là người có đủ năng
lực trách nhiệm pháp lí, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây
ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra,
Luyện còn mang theo hung khí để thực hiện hành vi trái pháp luật
của mình.
Tuy nhiên có những thiệt hại gây ra cho xã hội do nhưng
nguyên nhân khách quan hoặc những nguồn nguy hiểm cao độ cũng
bị truy cứu trách nhiệm pháp lí như: phương tiện giao thông vận tải,
hệ thống tải điện, vũ khí, chất nổ, chất cháy,… Và một số trường
hợp trong quan hệ dân sự mặc dù chủ thể không có lỗi, không gây ra
thiệt hại gì cho xã hội nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí. Ví
dụ: một cậu bé đang đá bóng ở ngoài đường không may làm vỡ cửa
kính của nhà bên cạnh thì mẹ của cậu bé phải bồi thường thiệt hại.
Vì cậu bé chưa đủ 15 tuổi theo quy định của pháp luật thì chưa chịu
trách nhiệm về hành vi của mình gây ra, nên mẹ của cậu bé phải bồi
thường mặc dù không có lỗi.
Động cơ, mục đích vi phạm pháp luật tuy không phải là căn cứ
bắt buộc nhưng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định
biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
3. Về mặt chủ thể của vi phạm pháp luật.
8

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có
năng lực trách nhiệm pháp lí, nghĩa là theo quy định của pháp luật
thì họ phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi trái pháp luật
của mình trong trường hợp đó. Nếu chủ thể là cá nhân thì khi truy
cứu trách nhiệm pháp lí thì phải xác định người đó đã đạt độ tuổi
phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật hay chưa
và trạng thái tâm lí (thần kinh) của họ như thế nào ở thời điểm họ
thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Những người chưa đủ độ tuổi
hoặc không có khả năng nhận thức, điều khiển được hoạt động của
bản thân thì không được tiến hành hoặc phải tạm dừng, hủy bỏ việc
truy cứu trách nhiệm pháp lí. Trong ví dụ của Lê Văn Luyện thì chủ
thể ở đây là Lê Văn Luyện đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và
hoàn toàn có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của
mình.
Nếu chủ thể là tổ chức thì phải chú ý đến tư cách pháp nhân
hoặc địa vị pháp lí của tổ chức đó. Ví dụ: Công ty Vedan xả nước
thải không qua xử lí ra sông Thị Vải làm ô nhiễm nặng môi trường
sinh thái. Theo quy định của pháp luật thì việc gây ô nhiễm môi
trường với hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hình sự. Nhưng
công ty Vedan chỉ bị xử phạt hành chính bởi pháp luật nước ta chưa
quy định chế tài hình sự đối với pháp nhân.
4.Về mặt khách thể của vi phạm pháp luật.
Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Tính
chất và tầm quan trọng của các quan hệ xã hội là hai căn cứ để đánh
9
giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ để
quyết định có hay không tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí.
Những điều mà pháp luật không xác lập, bảo vệ thì cho dù làm trái
hay vi phạm cũng không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí như các

quy định của các tổ chức xã hội, tập quán, đạo đức, tín điều tôn
giáo,… Ở ví dụ trên thì Luyện đã xâm phạm tới quyền được bảo
đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công
dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
KẾT LUẬN
Như vậy, để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí được
hiệu quả, chính xác, công bằng, khách quan thì việc xác định rõ
ràng các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật là vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên, tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lí hoặc từng
trường hợp trách nhiệm pháp lí cụ thể mà cần phải xác định đầy đủ
hoặc có thể bỏ qua không cần xác định về những yếu tố nào đó của
cấu thành vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lí sẽ chấm dứt khi
xảy ra sự kiện pháp lí thích ứng như có quyết định ân xá, thời hạn
trừng phạt đã kết thúc, nộp phạt xong.
Hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật trong nước diễn ra ngày
càng nhiều, nguy hiểm, phức tạp và tinh vi của các đối tượng vi
phạm. Vì vậy mà các cơ quan chức năng, nhà chức trách có thẩm
quyền khi truy cứu trách nhiệm pháp lí phải hết sức thận trọng, tìm
hiểu kĩ càng tất cả các căn cứ thực tế để tiến hành truy cứu trách
nhiệm pháp lí sao cho đúng người, đúng tội và công bằng tránh
trường hợp xử sai dẫn tới những đáng tiếc không đáng có. Các cơ
10
quan chức năng hiện nay đã phá được rất nhiều vụ án mang tính
chất tinh vi, thủ đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu vụ việc
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: điều kiện vật chất, một số quy
định của pháp luật, ý thức hợp tác của một bộ phận dân cư, tình
trạng quan liêu tham nhũng,… Vì vậy mà nhà nước cần phải: tăng
cương đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất cho các cơ quan chức năng
nhất là về các hoạt động giám định; bổ sung, hoàn thiện một số điều
luật sao cho phù hợp với thực tế; tuyên truyền, vận động người dân

tham gia tích cực hợp tác điều tra với các cơ quan chức năng; nâng
cao ý thức của điều tra viên và có các biện pháp xử lí nghiêm khắc
đối với các trường hợp lợi dụng chức quyền mà làm trái quy định
của pháp luật; đồng thời đẩy mạnh các biện pháp phòng và chống vi
phạm pháp luật trong xã hội.
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và
pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
3. Tập thể tác giả. Đồng chủ biên: TS Nguyễn Thị Hồi - TS Lê
Vương Long. Nội dung cơ bản của môn học lí luận nhà nước
và pháp luật. Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2008.
11
4. Lê Vương Long (chủ biên), Trách nhiệm pháp lí - Một số vấn
đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2008.
5. Bùi Xuân Phái, Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001.
6. http:www.cand.com.vn/vi-VN/cstc/2001/10/157807.cand
7. />thao-g%E1%BB%A1-vuong-mac,-bat-cap-trong-giai-quyet-
va-kiem-sat-viec-giai-quyet-to-giac,-tin-bao-ve-toi-pham-giet-
nguoi.html
8. />su-bat-cap-hay-lo-hong-co-che/2131539668/218/
12

×