Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài thảo luận giải quyết tình huống môn pháp luật đai cương VCU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.01 KB, 13 trang )

Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
Tình huống:
Ngày 10/08/2011, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sỹ cảnh sát giao thông
đã phát hiện Nguyễn Văn H, 17 tuổi điều khiển xe Dream vô ý đi vào đường cấm.
Hỏi:
1. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính,
nêu căn cứ pháp lí.
2. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính. Hãy phân
tích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu các căn
cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
3. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực hiện
những công việc gì để xử lí hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ pháp lí?
4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt xử phạt vi phạm hành
chính đối với H, nêu căn cứ pháp lí.
5. Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và tình tiêt
giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền cần xử lí vi
phạm hành chính đối với H như thế nào, phải ấp dụng những biện pháp
cưỡng chế hành chính nào đối với H,nêu căn cứ pháp lí.
Giải quyết tình huống:
1. Xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành
chính.
1
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
Trong tình huống H 17 tuổi, do vậy H đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hành
chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra (điểm a Khoản 1 Điều 6
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội).
Tuy nhiên có một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hành chính mà pháp luật nước
ta quy định nếu người vi phạm thuộc vào một trong các trường hợp này thì sẽ
không phải chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Pháp
lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL – UBTVQH10 năm 2002
(sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) về xử lí vi phạm hành chính thì các trường hợp


không phải chịu trách nhiệm hành chính là: “Không xử lí vi phạm hành chính
trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất
ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình”. Như vậy, theo quy định này thì H sẽ không phải chịu trách nhiệm hành
chính trong những trường hợp sau:
- Thứ nhất, trong tình thế cấp thiết: Khoản 1 Điều 4 Nghị định của
Chính phủ số 128/2008/NĐ – CP năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều
của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 thì tình thế
cấp thiết được hiểu là: “tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế
đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của
mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại
nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”. Như vậy, nếu H điều khiển xe đi vào đường
cấm vì mục đích muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác
thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Ví dụ: Một người điều khiển xe máy đang đuổi theo phía sau H và nhằm
mục đích giết người này, H đã phải điều khiển xe đi vào đường cấm để tránh sự
2
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
truy đuổi của người kia. Tình thế này của H được xem là tình thế cấp thiết và sẽ
không phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Thứ hai, trong trường hợp phòng vệ chính đáng: theo quy định tại
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ – CP thì phòng vệ chính đáng là “hành
vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền,
lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Đây cũng là một
trường hợp H cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính với hành vi đi vào
đường cấm của mình nếu mục đích của hành vi này là nhằm chống trả một cách

cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc người khác.
Ví dụ: Trong lúc đang điều khiển xe máy thì H nhìn thấy một tên cướp
đã lấy được túi xách của người đi đường và đang theo hướng đi vào đường cấm, H
đuổi theo tên cướp này với mong muốn lấy lại tài sản cho người đã mất và đã buộc
phải đi vào đường cấm. Nếu thuộc vào trường hợp này, H sẽ không phải chịu trách
nhiệm hành chính với hành vi của mình.
- Thứ ba, sự kiện bất ngờ: Khoản 3 Điều 4 Nghị định 128 năm 2008
của Chính phủ quy định như sau: “Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức
là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu
quả của hành vi đó”.
Ví dụ: trong khi đang đi trên đường thì H phát hiện có một chiếc xe tải
đang đi ngược chiều và lao về phía mình với tốc độ rất lớn, do vậy, H buộc phải rẽ
nhanh vào đường cấm để tránh tai nạn có thể xảy ra. Sự kiện này xảy ra quá nhanh,
H nói riêng và tất cả mọi người chúng ta nói chung đều không thể nhìn thấy trước
nên H cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Thứ tư, đối với người mất năng lực hành vi hành chính - người
thực hiện vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
3
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì
cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Ví dụ: nếu H là người bị mắc bệnh tâm thần, không thể nhận thức được
hành vi mình đang thực hiện (đi vào đường cấm) là hành vi vi phạm pháp luật thì
H sẽ không bị xử phạt hành chính với hành vi này.
Như vậy, căn cứ vào các trường hợp nêu trên thì H sẽ không phải chịu
trách nhiệm hành chính.
2. Các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và
nêu các căn cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
Hành vi vi phạm hành chính cũng là một trong những hành vi vi phạm

pháp luật, nên trong hành vi vi phạm hành chính của H bao gồm các dấu hiệu cấu
thành sau:
2.1. Chủ thể của hành vi vi phạm.
- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý - là khả năng
của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước. Mà trong
trường hợp này chủ thể chính là H.
2.2. Mặt chủ quan của hành vi vi phạm.
- Mặt chủ quan của hành vi vi phạm là trạng thái tâm lý bên trong của
chủ thể vi phạm pháp luật mà cụ thể trong trường hợp của H bao gồm các yếu tố
sau đây:
+ Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Trong trường hợp
của H thì đó chính là lỗi cố ý khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới khi
chưa đủ tuổi và đi vào đường cấm.
+Động cơ: là cái thúc đẩy H điều khiển xe và đi vào đường cấm.
+Mục đích: chính là kết quả cuối cùng mà H mong muốn đạt
được khi điều khiển xe đi vào đường cấm.
4
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
2.3. Khách thể của hành vi vi phạm.
Là những quan hệ xã hội được pháp luật được pháp luật bảo vệ tránh
những hành vi xâm hại đến nó. Cụ thể trong trường hợp của H chính là trật tự an
toàn giao thông đường bộ do H đã thực hiện hành vi vi phạm. Tính chất của khách
thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật của H –
vi phạm trật tự quản lí giao thông đường bộ do Luật giao thông đường bộ quy định.
2.4. Mặt khách quan của hành vi vi phạm.
- Mặt khách quan của hành vi vi phạm chính là những biểu hiện ra bên
ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan
sinh động:
Trong đó hành vi trái pháp luật của H thể hiện dưới dạng hành

động trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Trong
trường hợp của H thì đó là hành vi đi vào đường cấm, vi phạm điểm đ Khoản 3
Điều 9: “Đi vào đường cấm, khu vực cấm ” và điểm a Khoản 1 Điều 60: “Người
đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3”, Luật giao
thông đường bộ. Mặt khác, trong đó còn có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là
nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xã hội đóng vai trò là kết quả tất
yếu. Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách
quan trong hành vi vi phạm của H như: công cụ thực hiện hành vi vi
phạm (chiếc xe máy Dream mà H điều khiển), thời gian, địa điểm thực
hiện hành vi vi phạm …
3. Những công việc chiến sỹ cảnh sát cần thực hiện để xử lí hành
vi vi phạm của H.
Căn cứ vào Nghị định 128/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định
chi tiết về một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp
5
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lênh xử lí vi phạm hành chính năm
2008. Chiến sỹ cảnh sát cần thực hiện những công việc sau để xử lí hành vi vi
phạm của H:
• Đầu tiên, chiến sĩ cảnh sát phát hiện và đình chỉ hành vi vi phạm của H:
hành vi đi vào đường cấm của H(17 tuổi) theo quy định tại Điều 20 đình chỉ hành
vi vi phạm: “Đình chỉ hành vi vi phạm theo Điều 53 của Pháp lệnh được quy định như
sau:
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đang thi hành
công vụ phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có
thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu
hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể.”
• Tiếp theo, kiểm tra giấy tờ có liên quan theo quy định, xác định lỗi và
phân tích để H biết về hành vi vi phạm của mình.

• Sau đó,xử phạt hành vi vi phạm của Nguyễn Văn H như sau:
- Thứ nhất, căn cứ vào Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm
2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Khoản 1 Điều 49 quy định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
“ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.”
Trên cơ sở đó, chiến sĩ cảnh sát sẽ được quyền xử phạt đối với hành vi đi
vào đường cấm của H.
- Thứ hai, theo điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày
14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy,
xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả
xe ba gác máy, xe lôi máy) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, như sau: “Phạt
6
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
c. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ
trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định” .
Vậy, chiến sĩ cảnh sát sẽ xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ của H với mức phạt tiền theo quy định trên, tùy vào mức độ
vi phạm cụ thể của H.
Thứ ba, căn cứ vào Điều 21 Nghị định 128/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm
2008 quy định chi tiết về một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính năm 2008 quy định: “Việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều
54 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là
trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản về vi

phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, trừ trường hợp vi phạm hành
chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Những
trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt quy định là cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình
thức xử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
10.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử
phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường
7
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho
bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh”.
Như vậy, căn cứ theo quy các quy định trên của pháp luật,trong tình
huống này thì chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ được quyền xử phạt tại chỗ kèm
theo đó là một quyết định xử lí vi phạm hành chính mà không cần phải lập
biên bản về vi phạm hành chính.
4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với H.
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành , quyết định biện pháp xử phạt hành
chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết,theo
quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xử lí vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời
pháp luật hiện hành đã quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính. Có thể nói thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là khả năng được
áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong giới hạn nhất định do luật quy định cho
các cấ nhân, tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ thể nào đó

được xác định bằng ngững quyền hạn mà pháp luật xác định cho chủ thể đó được
áp dụng các biện pháp xử lý với mức độ cụ thể. Việc xác định thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính phải đúng thẩm quyền theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành
chính quy định tại Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
sửa đổi năm 2007, 2008: “Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”. Cụ thể, thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khác nhau
thực hiện, được quy định cụ thể tại Chương IV- Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002 có sửa đổi bổ sung
8
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
năm 2007, 2008 tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40, các chủ thể có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính có thể là: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan
công an nhân dân, của Bộ đội biên phòng, Vì có quá nhiều chủ thể có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính như vậy cho nên việc phân định thẩm quyền,
xác định đúng chủ thể có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính là rất cần
thiết,do vậy Điều 42 của pháp lệnh có quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính, nguyên tắc này được xây dựng trên 3 tiêu chí là: thẩm
quyền quản lý, mức tối đa của khung tiền phạt và hình thức xử phạt. Theo thẩm
quyền quản lý thì chủ tịch ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi hành chính
trong lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ
lĩnh vực nào chủ tịch uỷ ban nhân dân cũng được quyền quản lý. Cùng với chủ tịch
uỷ ban nhân dân, còn một số tổ chức, cá nhân khác cũng có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính, như đã nói ở trên được quy định tại Điều 28 đến Điều 41 pháp
lệnh 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
theo mức tối đa của khung tiền phạt căn cứ vào từng hành vi vi phạm cụ thể chứ
không căn cứ vào mức tiền phạt thực tế đã áp dụng đối với người vi phạm. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm theo hình thức xử phạt phụ thuộc vào hình thức, mức phạt
đối với từng hành vi chứ không phụ thuộc vào tổng số tiền phạt đối với hành vi vi
phạm đó.

• Đối với trường hợp vi phạm hành chính của H trong tình huống, trước
hết ta xác định được H đã thực hiện 2 vi phạm hành chính, đó là vi phạm điều kiện
về tuổi của người điều khiển xe theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật
giao thông đường bộ, mà trong tình huống này H điều khiển loại xe máy Dream- là
loại xe có dung tích xi-lanh lớn hơn 50cm3 cho nên hành vi đó của H được coi là
vi phạm hành chính; ngoài ra khi điều khiển xe máy H đã vô ý đi vào đường cấm,
hành vi này lại cấu thành nên một vi phạm hành chính khác là vi phạm về quy tắc
9
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
giao thông đường bộ theo quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 9 Luật giao thông
đường bộ. Như vậy H đã thực hiện 2 vi phạm hành chính cùng một lúc cho nên
việc xác định người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với H cần phải
được xem xét kĩ.
• Do H đã thực hiện 2 vi phạm hành chính cho nên H sẽ bị xử phạt hành
chính về 2 hành vi đó một cách độc lập theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Pháp
lệnh: “ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm”
- Thứ nhất, về vi phạm độ tuổi khi điều khiển xe máy, H sẽ bị xử phạt
theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày
2/4/2010 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô
có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên ” với mức phạt từ 60.000 đồng - 80.000
đồng.
- Thứ hai, về vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, H sẽ bị xử lý theo quy
định tại điểm đ Khoản 3 Điều 9 Luật giao thông đường bộ, với mức tiền từ
100.000 đồng - 200.000 đồng.
 Do trong trường hợp này H không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và H
thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 7 – Xử lý người chưa thành niên vi
phạm hành chính Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; nên ở vi phạm thứ nhất tối
đa H phải nộp phạt là 20.000 đồng, ở vi phạm thứ hai tối đa H phải nộp phạt là

75.000 đồng, tổng hợp lại tối đa H phải nộp phạt là 95.000 đồng.
• Mặt khác, về nguyên tắc mà nói thì có rất nhiều chủ thể có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với H nhưng theo quy định tại Điều 42
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008: “
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người,
10
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên giải quyết”. Theo quy định tại điều này
nếu chủ thể nào phát hiện ra hành vi vi phạm đó của H trước tiên thì người đó có
thẩm quyền xử phạt trực tiếp. Đồng thời theo nguyên tắc mỗi vi phạm hành chính
chỉ bị xử phạt một lần nên chỉ có thể là một trong các chủ thể đã nêu trên tiến hành
xử phạt đối với H mà thôi.
Trong trường hợp này ta xác định rằng người cảnh sát giao thông đang thi
hành nhiệm vụ là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với H vì
người cảnh sát này là người đã phát hiện ra hành vi vi phạm của H và để đảm bảo
nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình
chỉ ngay, cho nên người cảnh sát sẽ là người trực tiếp ra quyết định xử phạt đối với
2 vi phạm hành chính của H, và khi người cảnh sát này đã xử phạt H rồi thì những
chủ thể có thẩm quyền khác không có quyền xử phạt H nữa. Và dưới đây là căn cứ
pháp lý cụ thể:
- Thứ nhất, quy định tại Khoản 1 Điều 31- Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của Công an nhân dân của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008:
“1.Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a, Phạt cảnh cáo;
b, Phạt tiền đến 200.000 đồng”.
- Thứ hai, căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 47- Phân định thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Nghị
định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

“Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi
vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia
giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định này”.
11
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
Như vậy, dựa vào những căn cứ trên, trong trường hợp này người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của A là chiến sĩ cảnh sát giao thông đã phát
hiện ra hành vi vi phạm của A.
5. Biện pháp cưỡng chế hành chính.
Theo Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, đối với mỗi
vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức
xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong tình huống trên, do H mới 17 tuổi,
theo Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “…Người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền
đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người
thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người
giám hộ phải nộp thay”. Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính thì theo Nghị định số
146/2007/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, H bị xử lí như sau:
+ Nguyễn Văn H điều khiển xe Dream, là xe mô tô có dung tích xi lanh
từ 50 cm
3
trở lên khi H mới 17 tuổi. Khi đó, H sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
40.000 đồng đến 60.000 đồng theo Khoản 2 Điều 24.
+ Ngoài ra, H còn điều khiển xe vô ý đi vào đường cấm. Khi đó, H sẽ bị
phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 theo Khoản 3 Điều 9.
Nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà H không thi
hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp

cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt buộc H phải thi hành theo Nghị định số
37/2005/NĐ-CP về thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính gồm:
12
Bài tập nhóm Hành chính 2 Lớp N08 – Thảo luận 2 – Nhóm 2
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ
tài khoản tại ngân hàng;
- Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu
giá;
- Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống,
lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật
phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật
nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
13

×