Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCQUẢN LÝ DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.16 KB, 6 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DẠY HỌC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lao động quản lý là tổng hợp hoạt động của những người lao động
trong bộ máy quản lý, nhằm soạn thảo, đưa ra các quyết định và quản lý
tổ chức việc thực thi các quyết định ấy.
Căn cứ vào công tác quản lý, nhất là trong việc đưa ra quyết định
và thực hiện quyết định, các cán bộ trong bộ máy có thể được phân chia
thành ba nhóm: người lãnh đạo (Hiệu trưởng), các cán bộ chuyên môn,
đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các cán bộ thuộc mỗi nhóm này đảm đương trọng trách riêng cụ
thể trong hệ thống quản lý. Được phân định bởi đặc tính hoạt động lao
động của từng nhóm.
-Ngưỡi lãnh đạo (Hiệu trưởng) là người chỉ huy, đứng đầu một tập
thể nhà trường, có quyền lực, chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động
của nhà trường.
-Các cán bộ chuyên môn là người được đào tạo chuyên sâu, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, chịu trách nhiệm đề xuất cho Hiệu
trưởng nhưng phương án, những quyết định để Hiệu trưởng lựa chọn.
-Đội ngũ giáo viên, nhân viên khác với người Hiệu trưởng ở chổ:
Không có đội ngũ dưới quyyền chịu trách nhiệm chuyên môn trước
người Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục và các phương án do mình
thống nhất biểu quyết.
Ngày nay, với sự tăng trưởng vượt bậc về khối lượng và tính phức
tạp của kinh tế xã hội, người quản lý giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự
phát triển giáo dục trong xu hướng phát triển của sản xuất đặt ra trước họ
trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá trình dạy học và quá
trình giáo dục ở trong và ngoài nhà trường, đòi hỏi trong quản lý phải có
những phương án mới, tiên tiến giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giáo


dục. Các quyết định của người quản lý liên quan đến nhiều khía cạnh.
Rõ ràng người Hiệu trưởng luôn phải chịu trách nhiệm cá nhân về các
quyết định chiến lược, chiến thuật, tác nghiệp mà mình lựa chọn đưa ra.
Vai chính của người Hiệu trưởng là bảo đảm chỉ đạo toàn diện
việc vận dụng guồng máy quản lý, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của
các bộ phận trong đơn vị, huy động toàn lực lượng tham gia giáo dục.
1
Lao động của người Hiệu trưởng đòi hỏi phải có tính sáng tạo, đó là nghệ
thuật điều hành. Người Hiệu trưởng phải biết các tổ chức lao động khoa
học. Đây là một suy nghĩ của những người làm công tác quản lý nói
chung, bản thân tôi nói riêng.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ TÍNH CHẤT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG
+Lao động của người Hiệu trưởng là lao động trí óc. Lao động của
người Hiệu trưởng cũng mang tính chất chung của lao động quản lý,
nhưng do đặc thù của lao động sư phạm ở trường học nên lao động của
người Hiệu trưởng vừa mang tính chất của lao động quản lý vừa mang
tính chất của lao động sư phạm.
Người Hiệu trưởng là một cán bộ giáo dục, cần nắm vững một
cách sâu sắc những cơ sở của khoa học giáo dục, có khả năng giiảng dạy
và giáo dục tốt. Đồng thời là nhà quản lý giỏi, nắm vững lý luận về quản
lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, biết thực hiện kế hoạch đào
tạo một cách khoa học, luôn luôn cải tiến, chỉ đạo mọi hoạt động của nhà
trường nhằm mục đích duy nhất là thực hiện một cách có chất lượng quá
trình dạy học-giáo dục. Bằng lao động của mình, người Hiệu trưởng phải
biết tổ chức một cách khoa học quá trình dạy học-giáo dục.
+Lao động của người Hiệu trưởng là loại hình lao động trí óc, có
tính sáng tạo cao. Người Hiệu trưởng phải nắm chức tình hình, đánh giá
đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp sáng tạo để thực hiện quyết
định, mệnh lệnh trong mọi tình huống gay cấn, bức bách. Lao động của

người Hiệu trưởng là lao động tổng hợp. Nhà lãnh đạo đồng thời là nhà
quản lý (chịu trách nhiệm quản lý một khối lượng con người-cơ sở vật
chất htiết bị dạy học) là nhà giáo dục (bản thân phải nêu gương và có
đức độ.) là nhà chuyên môn (biết giao đúng việc đúng người, có tư duy
hệ thống về nghề nghiệp) là nhà lao động xã hội (tuân thủ mọi luật lệ và
quy định của xã hội).
Lao động của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng tới lao động của
mọi người trong nhà trường.
+Lao động của người Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong tập
thể sư phạm có vị trí đặc biệt góp phần quyết định trong quản lý giáo
dục, nhất là trong điều kiện hiện nay. Để đảm đương trọng trách ấy đòi
hỏi lao động của người quản lý phải đáp ứng yêu cầu cụ thể về các mặt:
Chính trị, pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn, khoa học kỷ thuật, tổ chức,
2
tâm lý xã hội, nghệ thuật quản lý. Những yêu cầu đó được thể hiện qua
lao động của người Hiệu trưởng:
-Về chính trị: Nắm được đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước vê giáo dục. Yêu cầu này xem lao động của người
Hiệu trưởng như các nhà làm công tác chính trị.
-Về pháp lý: Hiểu được luật pháp trong lao động của mình nhất là
ngành luật có liên quan để dùng cho chuyên môn ngành giáo dục, sao cho
trong quá trình làm việc không vi phạm pháp luật.
-Về nghiệp vụ chuyên môn koa học kỷ thuật: Am hiểu tường tận
chuyên môn nghiệp vụ và biết tổ chức lao động chuyên môn, nắm được
trình độ chuyên môn của các cán bộ, giáo viên mà bố trí công tác. Như
vậy người Hiệu trưởng phải là chuyên gia về chuyên môn ngành giáo dục
đào tạo.
-Về tâm lý xã hội : Hiểu tâm tư tình cảm từng thành viên trong tập
thể, biết động viên kích thích họ phấn khởi hăng say công tác. Người
Hiệu trưởng là kỷ sư tâm hồn.

2/ ĐỐI TƯỢNG , CÔNG CỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA LAO ĐỘNG
QUẢN LÝ
+Đối tượng của lao động quản lý là thông tin chứ không phải các
yếu tố vật chất. Người Hiệu trưởng phải tiếp nhận, xữ lý, lưu trữ vận
dụng các thông tin về hệ bị quản lý. Người Hiệu trưởng phải có những
tin tức cần và đủ về hiện trạng của hệ bị quản lý ở từng thời điểm. Không
nắm được thông tin đầy đủ kịp thời, chính xác về hệ bị quản lý không thể
quản lý thành công được. Vì thế người Hiệu trưởng phải tốn rất nhiều
công sức, thời gian, trí tuệ cho việc thu nhận, xữ lý thông tin.
+Công cụ của lao động quản lý đó là tư duy và phong cách tư duy,
nó bao gồm toàn bộ học vấn và trình độ chuyên môn sâu của người Hiệu
trưởng, càng giàu thông tin, càng quản lý tốt. Cùng với tư duy là các
phương pháp thâm nhập khoa học như tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức
hợp, lý thuyết điều khiển, lý thuyết thông tin các phương tiện giao tiếp và
truyền thông. Các văn bản có tính pháp quy đó các thông tin mang tính
tra cứu. Đây là một loại công cụ lao động cần thiết đối với người Hiệu
trưởng.
+Sản phẩm lao động của người quản lý là quyết định quản lý. Lao
động của người Hiệu trưởng phải dẫn tới một quyết định dưới dạng chủ
trương, mệnh lệnh, chỉ thị nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của
hệ quản lý đi tới mục tiêu. Quyết định quản lý cũng lại là thông tin.
Trong lao động quản lý chỉ số chất lượng có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
Vì vậy quyết định quản lý đúng hay sai, một chất lượng hoạt động quản
3
lý cao hay thấp có thể dẫn đến hiệu quả liên quan đến nhiều người,
nhiều hay ít kinh phí ở một phạm vi rộng hay hẹp nghĩa là có hệ quả
kinh tế-xã hội to lớn.
PHẦN III
CÁC BIỆP PHÁP TỔ CHỨC MỘT CÁCH KHOA HỌC
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG

1/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG BIẾT SẮP XẾP VIỆC SỬ DỤNG THỜI
GIAN CHO CÔNG VIỆC MỘT CÁCH KHOA HỌC
-Điểm xuất phát của việc tổ chức lao động khoa học cá nhân của
người Hiệu trưởng là phân tích việc sử dụng thời gian làm việc của bản
thân. Việc phân tích này nhằm tìm cách loại trừ mọi lãng phí thời gian,
việc sử dụng chưa Hiệu quả các phương tiện kỷ thuật-thông tin cho
quản lý, đồng thời nhằm gắn các thao tác quản lý đơn giản vào chu trình
quản lý. Phân tích việc sử dụng thời gian làm việc tiến hành theo các
phương pháp sau: Quan sát, bấm giờ, lưu giữ ở dạng “chụp ảnh” về các
hoạt động với thời gian tương ứng và được lặp lại một số lần.
-Người Hiệu trưởng thường phải dành thời gian cho các công việc:
Đi họp, chuẩn bị cho các cuộc họp, tổ chức cuộc họp.
Nghiên cứu các văn bản, chuẩn bị các loại báo cáo
Phê duyệt và ký các văn bản
Giao tiếp và tiếp khách
Kiểm tra nội bộ trường học
Tự học, tự bồi dưỡng
Hàng ngày, hàng tuần bản thân Hiệu trưởng sắp xếp thời gian cho công
việc trên một cách hợp lý, khoa học. Phải định hình công việc và tương
ứng thời gian từ đầu tuần và quyết tâm thực hiện theo kế hoạch đó
2/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG BIẾT XÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
THỜI GIAN HỢP LÝ NHẤT
-Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian làm việc là việc phân bố thời
gian cho các công việc và lập lịch công tác của người lãnh đạo tương ứng
với quỹ thười gian (Ngày-tuần-tháng) và đồng thời luôn luôn tìm giải
pháp cải tiến cách làm việc của bản thân. Bản thân cần phân loại công
việc thường xuyên làm, loại công việc thỉnh thoảng mới làm. Trên cơ sở
phân tích việc sử dụng thời gian làm việc theo tỷ lệ hợp lý, người Hiệu
trưởng sẽ phân bố thời gian cho mỗi công việc trong kế hoạch thời gian
làm việc của bản thân.

4
-Việc xác lập kế hoạch sử dụng thời gian làm việc sẽ tăng thêm
hiệu quả công tác, công việc tốt hơn, chuẩn bị kỷ hơn, không bỏ sót, bỏ
lở công việc chính yếu. Từ đó, người Hiệu trưởng có thể bố trí thời gian
nghỉ ngơi để có thời gian tự học , tự bồi dưỡng.
Để cho việc tổ chức lao động cá nhân của người Hiệu trưởng ngày
càng tốt, ta cần thờng xuyên rút kinh nghiệm thời gian làm việc để tự
điều chỉnh. Người Hiệu trưởng là thành viên của tập thể, cũng là thànhh
viên của gia đình. Vì vậy Hiệu trưởng cần sắp xếp để có thời gian rỗi
nghỉ ngơi, giữ gìn phát triển sức khoẻ, trạng thái cân bằng, tránh căng
thẳng dẫn đến ảnh hưởng đến việc chung.
3/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG CẦN RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỶ NĂNG
LAO ĐỘNG CẦN THIẾT:
Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề chuyên biệt. Thực tế
người quản lý trường học (Trường THCS) các Hiệu trưởng chưa được
bồi dưỡng nhiều, chủ yếu là trưởng thành từ rèn luyện tại các cơ sở. Từ
thực tế đồng nghiệp và bản thân thấy rằng: Để lao động khoa học bản
thân Hiệu trưởng cần có một số kỷ năng lao động cần thiết. Có thể xếp
kỷ năng lao động quản lý thành 3 nhóm chủ yếu: Kỷ năng kỷ thuật-Kỷ
năng quan hệ con người-Kỷ năng nhận thức.
a/ Người Hiệu trưởng đồng thời là chuyên gia chuyên môn nghiệp vụ của
ngành giáo dục vì thế người Hiệu trưởng phải có kỷ năng kỷ thuật. Đó
là khả năng thực hiện một quy trình công việc nào đó.
Ví dụ: Kỷ năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên. Đi đầu trong
đổi mới phương pháp dạy học, kỷ năng tổ chức một buổi sinh hoạt lớp,
buổi sinh hoạt đội, kỷ năng lập kế hoạch cá nhân, bộ môn, kế hoạch
tuần
b/ Người Hiệu trưởng đồng thời là kỷ sư tâm hồn. Vì thế người Hiệu
trưởng phải có kỷ năng quan hệ con người . Đó là khả năng có thể làm
việc được với mọi người, là năng lực hợp tác, là khả năng tạo ra môi

trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và nhẹ nhàng thể hiện ý
thức cuả mình nhằm phát huy dân chủ hoá.
Ví dụ: Người Hiệu trưởng phải biết tuyên truyền giáo dục, phải biết vận
động đội ngũ của mình và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng phát
triển nhà trường. Người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng cho giáo
viên, học sinh, được mọi người ủng hộ, có tác phong quần chúng, biết
lắng nghe ý kiến của anh em trong đơn vị. Mọi quyết định đúng đắn, giải
thích rõ, được mọi người thừa nhận biết quyết định thành mục tiêu.
c/ Người Hiệu trưởng cần có kỷ năng nhận thức. Đó là khả năng thấy
được “Vấn đề cốt yếu” trong những việc đang diễn ra. Khả năng phân
5
tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo. Khả năng nhận ra được nhân tố chính
trong mỗi hoàn cảnh. Hiểu được mối quan hệ tổ chức giữa mình và bên
ngoài.
PHẦN IV KẾT LUẬN
Quản lý nói chung, quản lý trường học nói riêng không chỉ là
khoa học mà còn là nghệ thuật. Nghệ thuật điều khiển con người. Lao
động của người Hiệu trưởng THCS là lao động trí óc với nghệ thuật cao.
Người Hiệu trưởng phải phấn đấu để đáp ứng các yêu cầu lao động sư
phạm, khoa học. Biết vận dụng các biệp pháp đúng mức độ đúng liều
lượng đối với từng người vì mỗi người không ai giống ai. Điều đó đòi hỏi
lao động của người Hiệu trưởng phải như là lao động nghệ thuật của
người nghệ sĩ.
Các yêu cầu lao động của người Hiệu trưởng đòi hỏi người quản
lý phải đáp ứng. Tuy nhiên việc đáp ứng này có đạt hiệu quả mong muốn
hay không còn tuỳ thuộc vào phẩm chất đạo đức tác phong cá nhân của
từng người quản lý, nó quyết định vai trò vị trí của họ trong công tác
lãnh đạo đồng thời cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá cán bộ.
Qua nhiều năm làm công tác quản lý trường THCS, bản thân tôi
mày mò, đúc kết , điều chỉnh đã rút ra được một số biệp pháp tổ chức lao

động khoa học của người Hiệu trưởng.
Thực tế công tác những năm qua bản thân tôi thành công lớn trong
tổ chức lao động khoa học cho bản thân. Trên tinh thần bám sát yêu cầu
nhiệm vụ năm học từng năm. Biết phân tích, phân bố thời gian lao động
hợp lý. Rèn luyện một số kỷ năng cơ bản của lao động quản lý. Với sự nổ
lực của bản thân, các tập thể sư phạm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, chất lượng đào tạo toàn diện nâng lên góp phần đưa sự nghiệp giáo
dục đào tạo của ngành ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của đất nước

6

×