Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.94 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
BÀI LÀM
1
MỞ ĐẦU
Nước Việt Nam ta đã trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước, đi qua bao thăng trầm biến cố của từng thời
đại hào hùng, uy nghi. Mỗi thời đại là một mốc son lịch sử đánh
dấu thời kì phát triển của nhà nước ta và mỗi thời đại đều có
những biện pháp cai quản đất nước khác nhau bằng pháp luật
riêng của nhà nước mình như trong thời kì nhà nước phong kiến
mỗi triều đại là một bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong thời kì đó như dưới triều Nguyễn thì có bộ Hoàng Việt
Luật Lệ; triều Lê thì có bộ Quốc Triều Hình Luật… và mỗi bộ
luật đều có cấu trúc, hình phạt và nguyên tắc hoạt động khác
nhau thể hiện được ý trí của vua trong luật đảm bảo chế độ quân
chủ chuyên chế và nguyên tắc “Tôn quân quyền” tức là đảm bảo
mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua do vua định đoạt. Bản
chất của luật pháp thời phong kiến là sự tàn bạo, dã man trong
mọi hình phạt, tuy nhiên trong mỗi bộ luật đều có sự khoan
2
hồng, giảm nhẹ hình phạt một cách nhât định và đó cũng là một
trong những nguyên tắc cơ bản của bộ luật. Sau đây tôi xin đi
sâu “ Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ Hoàng Việt Luật
Lệ” hay còn gọi là tính khoan hồng của bộ luật
NỘI DUNG
I, Bộ Hoàng Việt Luật Lệ
Bộ Hoàng Việt Luật Lệ được xây dựng trên cơ sở khảo xét,
tham chiếu của bộ Quốc Triều Hình Luật – Luật nhà Lê, bộ
Hoàng Việt Luật Lệ hay còn gọi là Luật Gia Long, vì nó được
Vua Gia Long xây dựng lên do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn
Văn Thành chủ biên sau đó vua Gia Long cho ban hành chính


thức vào năm 1815. Bộ luật bao gồm 22 quyển và 398 điều,
việc chia quyển như thế này đã bắt đầu có sự phân ngành tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Bên cạnh
3
đó còn có 6 thể loại do ứng với việc 6 Bộ
Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình phụ trách, chi tiết như sau:
Cuốn thứ 1: mục lục điều luật, bảng (hay đồ), thể lệ về trang
phục tang, diễn giải thuật ngữ; Cuốn thứ 2 và 3: 45 điều danh
lệ; Cuốn thứ 4 và 5: 27 điều lại luật; Cuốn thứ 6, 7 và 8: 66
điều hộ luật; Cuốn thứ 9: 26 điều lễ luật; Cuốn thứ 10 và 11:
58 điều binh luật; Cuốn thứ 12 đến 20: 166 điều hình luật;
Cuốn thứ 21: 10 điều công luật; Cuốn thứ 22: dẫn điều luật
Mở đầu bộ luật đã in lời Tựa của đương kim Hoàng đế Gia
Long khẳng định tư tưởng chính trị pháp lí cơ bản cảu triều
Nguyễn là: “Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dung luật pháp
để xử tội dung đạo đức để giáo hóa họ, hai điều ấy không
thiên bên nào bỏ bên nào” “pháp luật là công cụ giúp cho việc
cai trị thêm tốt đẹp”…
4
Trong bộ luật này gồm có 9 nguyên tắc: Nguyên tắc luật định;
nguyên tắc so sánh luật; nguyên tắc xét xử theo luật mới;
nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc thưởng phạt; nguyên tắc
người than thuộc được che dấu tội cho nhau; nguyên tắc truy
cứu trách nhiệm hình sự; nguyên tắc luận tội theo tang vật;
nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
II, Nguyên tắc chiếu cố trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ
Nguyên tắc chiếu cố hay còn gọi là nguyên tắc giảm nhẹ hình
phạt đối với người phạm tội, nguyên tắc này được áp dụng
vói một số loại người và với nội dung như sau
1. Sự chiếu cố theo địa vị xã hội

Trong bộ luật Gia Long quy định đối tượng được chiếu cố
trong trường hợp này gồm 8 hạng người hay cong gọi là bát
nghị:
5
• Nghị thân: là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hang nhà
vua trong năm thế hệ) trở lên
• Nghị cố: là những người cố cựu, đã giúp việc lâu năm cho
vua, trung thành với vua hoặc những người đã theo vua
giúp việc cho vua từ những triều đại trước
• Nghị hiền: là những người có đức hạnh lớn
• Nghị năng: là những người có ài năng lớn
• Nghị công: là những người có công huân lớn
• Nghị quý: là những quan viên có chức từ tam phẩm trở lên,
những quan viên tản chức
• Nghị cần: là những người cần cù chăm chỉ
• Nghị tân: là con cháu các triều đại vua trước
Ngoài ra bộ luật này còn quy định áp dụng mở rộng đối tượng
là với ông bà, cha mẹ, vợ, con, cháu của diện bát nghị. Trên
đây là những đối tượng thuộc diện được miễn giảm hình phạt
nếu như phạm tội trừ tội thập ác là những tội như : tội con
giết cha, con bất hiếu với cha mẹ, trò giết thầy,….
2. Chiếu cố đối với người già, trẻ em, người tàn tật, và phụ nữ
6
Đối tượng của sự chiếu cố này còn là những người thục phái
yếu, người già yếu hay trẻ nhỏ, điều này được thể hiện ở mức
phạt đối với những người này là sẽ được giảm nhẹ hơn so với
nam giới
Ví dụ: hình phạt xuy dành cho cả nam và nữ nhưng hình phạt
trượng chỉ dành cho nam; không tra khảo phụ nữ có thai….
3. Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền

Mặc dù đây là một nguyên tắc riêng biệt nhưng nó cũng thể
hiện bản chất giảm nhẹ hình phạt với một số đối tượng nên nó
cũng được coi là một phần có liên quan của nguyên tắc chiếu
cố, đây cũng được coi là một trong nhiều dạng của nguyên tắc
chiếu cố
Đây là nguyên tắc được áp dụng phổ biến, được quy định ở
phần danh lệ và điều 21 của bộ luật, bao gồm các tội nhẹ, tạp
7
phạm vô ý, lầm lỡ, vu cáo chưa thành. Biểu giá chuộc được
quy định rất chi tiết rõ ràng Có thể chuộc tội bằng thóc gạo,
tiền, kim loại…. Điều này còn áp dụng cho người đang áp
dụng hình phạt đồ nhưng đã người già cả, tàn tật thì được
chộc bằng tiền trừ phần đã thụ hình tuy nhiên nhưng tội thập
ác như giết người, cướp của, trộm cắp, bất hiếu….thì sẽ
không được sử dụng nguyên tắc này
III. Đánh giá nguyên tắc chiếu cố trong bộ Hoànng Việt Luật
Lệ
Nguyên tắc chiếu cố trong Hoàng Việt Luật Lệ tương đối
giống so với Quốc Triều Hình Luật từ phần chiếu cố theo địa
vị xã hội, sự chiếu cố đối với người già, trẻ em, phụ nữ và cả
nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Trong đó phần chiếu cố theo
địa vị xã hội cũng gồm 8 đối tượng được chiếu cố gọi là bát
nghị, tuy nhiên trong phần này bộ Hoàng Việt Luật Lệ có quy
8
định thêm là áp dụng mở rộng sự chiếu cố đối với ông bà, cha
mẹ, vợ, con, cháu của diện bát nghị. Do bộ luật Gia Long có
sựu kế thừa, tiếp thu của bộ Quốc Triều Hình Luật
Đối với nguyên tắc chuộc tội bằng tiền thì trong bộ luật Gia
Long không quy định về phân biệt giữa dân và quan nhưng
trong Quốc Triều Hình Luật lại phân biệt một cách rạch ròi là

quan phải chiu trách nhiệm nặng hơn, việc quy định mức tiền
đối với các quan thì tùy theo phẩm trật, vì nhà làm luật quan
niệm rằng người có quan tước phải chịu trách nhiệm cao hơn
dân thường, tước càng cao thì tiền chuộc càng lớn…
Đây là một trong những bộ luật được đánh giá cao mặc dù nó
học hỏi rất nhiều của luật nhà Thanh vì trong 398 điều thì 397
điều là chép lại của Đại Thanh luật lệ và có 1 điều rút ra từ
Quốc Triều Hình Luật nhưng nó đã cóa sự kế thừa, chọn lọc
một cách sang tạo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc
9
bấy giờ và nó cũng thể hiện được ý trí của giai cấp cầm quyền
là với chế độ quân chủ chuyên chế mọi quyền lực tập trung
vào tay nhà vua
KẾT LUẬN
Như vậy, luật pháp của thời kỳ phong kiến mang bản chất dã
man với những hình phạt hà khắc như xuy, trượng, lưu,
hình… nhưng vẫn hướng tới lòng nhân đạo trong việc đưa ra
nguyên tắc chiếu cố để giảm nhẹ hình phạt cho các đối tượng
phạm tội. Tuy nhiên không vì thế mà đánh mất đi ý trí, bản
chất của nhà nước phong kiến mà càng làm củng cố thêm địa
vị của nhà vua chế độ chung của nhà nước phong kiến
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam –
Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Bộ Hoàng Việt Luật Lệ
3. Bộ Quốc Triều Hình Luật
4. />5. />%87t_lu%E1%BA%ADt_l%E1%BB%87
11

×