Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Lạm phát và thất nghiệp và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 25 trang )

Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
A. Lạm phát :
Trên thế giới, bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát
triển nhanh, mạnh và bền vững đều không được bỏ qua
bộ khung quan trọng : tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp, cán cân thanh toán. Không phải ngẫu nhiên mà
vấn đề lạm phát lại rơi vào tầm ngắm của những nhà
hoạch định kinh tế chiến lược. Nếu xét trên bình diện
chính sách kinh tế vĩ mô, lạm phát được xem là tên tội
phạm nguy hiểm nhất trên thế giới. Lạm phát cùng
người anh em của nó là giảm phát đã và đang tung
hoành trên thế giới, chúng gây ra những biến động hết
sức nghiêm trọng, biến dạng cơ cấu kinh tế và kéo theo sau đó là một loạt các hậu quả
nghiêm trọng như : khủng hoảng kinh tế, giá cả leo thang, thu nhập bất bình đẳng, tỉ lệ thất
nghiệp tăng … Nguy hiểm nhất, lạm phát và giảm phát dường như là điều không thể tránh
khỏi đối với nền kinh tế. Bởi điều đó, một nhà kinh tế đã thốt lên:
“We have faced the inflation and deflation over and over again”
Như vậy, trong thực tế lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát có đa dạng không?
Nền kinh tế bị cơn sóng lạm phát tác động như thế nào? Chính phủ làm gì để phòng chống
và khắc phục hậu quả của nó? Đó là điều mà nhóm chúng em sẽ trình bày kĩ càng trong nội
dung phần này.
I. Các khái niệm về lạm phát:
Ta cần phân biệt ba khái niệm: lạm phát, giảm phát và giảm lạm phát.
 Lạm phát (Inflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên
trong một khoảng thời gian nhất định.
Thuật ngữ “lạm phát” ban đầu được gọi để chỉ việc tăng lượng tiền trong lưu thông,
có một số nhà kinh tế vẫn quen gọi “lạm phát” theo nghĩa đó. Tuy nhiên, các nhà kinh tế
hiện nay gọi tăng cung tiền là “lạm phát tiền tệ” để phân biệt với “lạm phát giá” – nghĩa
của từ “lạm phát” mà chúng ta hiểu bây giờ. Một điểm cần lưu ý là “lạm phát tiền tệ” là
nguyên nhân sâu xa dẫn tới “lạm phát giá”.
 Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát:


• Giảm phát (Deflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống
trong một khoảng thời gian nhất định.
• Giảm lạm phát (disinflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế nhưng với
tốc độ chậm hơn so với trước.
• Lạm phát đình trệ (stagflation): là sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng chậm và
thất nghiệp cao.
• Sự phục hồi hệ thống tiền tệ (Reflation): là một cố gắng để nâng cao mặt bằng
chung của giá cả để chống lại áp lực của giảm phát.
• Mức giá chung: được hiểu là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ
và được đo bằng chỉ số giá.
1
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
• Chỉ số giá (price index) là chỉ tiêu phản ánh mức giá ở một thời điểm nào đó bằng
bao nhiều phần trăm so với thời điểm gốc (trước).
• Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một
thời điểm nào đó so với thời điểm trước.
Cơng thức tính tỷ lệ lạm phát
Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm trước, cơng thức trên có thể viết lại:
Ví dụ:
Đơn vị: %
Tháng 6 7 8 9 10 11 12
Chỉ số giá so
với tháng gốc
106.1 105.6 106.8 107.9 108.2 108.3 109.2
Chỉ số giá so
với tháng trước
99.5 101.1 101.0 100.3 100.1 100.8
Lạm phát hay
giảm phát


Tỷ lệ lạm phát -0.5 1.1 1.0 0.3 0.1 0.8
II. Lịch sử và nguồn gốc hình thành “lạm phát”:
Như đã nói ở trên, thuật ngữ “lạm phát” ban đầu được các nhà kinh tế gọi để chỉ việc
tăng lượng tiền trong lưu thơng (tăng cung tiền). Từ việc tăng cung tiền q mức, dẫn đến
giá trị của đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và hệ quả tất yếu là làm cho mức giá chung
của nền kinh tế tăng cao  lạm phát giá.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi người, sự xuất hiện và gia tăng
của tổng cung tiền đã xảy ra trong nhiều xã hội khác nhau. Đó là tiền đề đầu tiên dẫn tới
thuật ngữ “lạm phát”. Cụ thể là:
• Trước đây, khi vàng được sử dụng như tiền tệ trong trao đổi và mua bán hàng hóa,
chính phủ có thể thu lại những đồng tiền vàng và nung chảy chúng ra ,trộn chúng
với các kim loại khác như bạc, đồng, chì … rồi phát hành trở lại hoặc họ trực tiếp
2
1)-(t giá số Chỉ
1)-(t giá số Chỉ-(t) giá số Chỉ
(t) phát lạm lệTỷ =
%001-(t) giá số Chỉ(t) phát lạm lệTỷ =
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
phát hành tiền giấy như một giá trị danh nghĩa trong trao đổi và mua bán. Bằng cách
pha loãng vàng với các kim loại khác, chính phủ có thể phát hành nhiều tiền đồng
hơn mà không cần phải tăng số lượng vàng được sử dụng để làm ra chúng. Khi chi
phí của mỗi đồng xu được hạ xuống theo cách này, lợi nhuận của chính phủ thu
được sẽ gia tăng trong thuế đúc tiền. Điều này thực tế sẽ tăng lượng cung tiền,
nhưng đồng thời giá trị tương đối của mỗi đồng xu sẽ được hạ xuống. Khi giá trị
tương đối của các đồng tiền trở nên ít hơn, người tiêu dùng sẽ cần phải cho thêm
tiền xu để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ tương tự như trước. Những hàng hoá và dịch
vụ sẽ thêm một sự gia tăng giá cả mà chính là giá trị của mỗi đồng tiền giảm.
• Sau khi Columbus lần đầu tiên tìm ra châu Mỹ (1491), các nước đế quốc phương
Tây ồ ạt xâm chiếm và khai thác những mảnh đất màu mỡ ở “Tân Thế Giới”.Sau đó
không lâu, Tây Ban Nha nhanh chóng vươn lên và trở thành đế quốc giàu có nhất

thế giới nhờ các chuyến tàu chở đầy vàng xuất phát từ Nam Mỹ và cập bến Tây Ban
Nha. Trong bối cảnh đó, lượng cung tiền tăng đột biến, gây ra lạm phát diện rộng và
lan rộng khắp toàn bộ Châu Âu. Ngoài ra, dân số tăng nhanh sau thảm họa dịch
hạch diễn ra ở các nước Châu Âu vào thế kỉ 14 cũng tạo một áp lực lớn lên giá cả.
Do đó, từ nửa sau của thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ thứ 17, Châu Âu đã trải qua một
chu kỳ lạm phát lớn gọi là "cuộc cách mạng giá", với giá trung bình tăng gấp sáu lần
có lẽ trên 150 năm.
• Vào giữa thế thế kỉ XIX, trong lòng nước Mỹ diễn ra cuộc nội chiến giữa chính
quyền liên bang và liên minh 11 tiểu bang miền Nam (1861 – 1865). Để tài trợ cho
chính quyền liên bang, hệ thống các ngân hàng đã in tiền giấy quá mức và dẫn đến
tình trạng số lượng tiền giấy vượt xa số lượng vàng có sẵn để mua lại lượng tiền
giấy đó. Và khi đó, các nhà kinh tế học của Mỹ lần đầu tiên dùng thuật ngữ “lạm
phát” để chỉ lượng cung tiền trong một nền kinh tế.
 “Lạm phát” đã xuất hiện bằng cách như vậy.
Sự giảm xuống của giá trị đồng tiền Mỹ từ khi thành lập đến nay
3
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Biếm họa về tình trạng lạm phát tại Mỹ
III.Phân loại lạm phát
1) Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm).
Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/năm, đồng tiền tương đối ổn
định, nền kinh tế ổn định.
Ở nhiều đất nước trên thế giới, duy trì lạm phát ở mức một con số luôn là mục tiêu
được ưu tiên theo đuổi. Bởi vì lạm phát và giảm phát là hai vấn đề không thể tránh khỏi đối
với nền kinh tế, duy trì một tỉ lệ lạm phát vừa phải vừa giúp ổn định nền kinh tế, vừa là đòn
bẩy gia tăng đầu tư và và tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam cũng vậy, trong năm 2010 chính
phủ đặt mục tiêu duy trì lạm phạt ở mức dưới 7% để ổn định nền kinh tế
2) Lạm phát phi mã: là loại lạm phát 2 hay 3 con số (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới
1000%/ năm).
Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, đồng tiền sẽ mất giá

nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế bất ổn.
 Israel (1979 – 1985)
Lạm phát phi mã đã từng xảy ra ở Israel trong những năm 1970. Tỉ lệ lạm phát tăng
dần từ 13 % trong năm 1971 lên 111% trong năm 1979. Sau đó, tỉ lệ lạm phát tiếp tục gia
tăng, lần lượt trong năm 1980 là 133%, năm 1983 là 191%, rồi trong năm 1984 là 445%.
Năm 1985, Israel thực hiện chính sách siết chặt giá cả. Trong vòng một vài tháng, chính
phủ là bắt đầu đóng băng giá cả của một số mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng còn lại mất
khoảng 1 năm. Do đó, tỉ lệ lạm phát có dấu hiệu sụt giảm. Năm 1985, tỉ lệ lạm phát giảm
xuống còn 185% (ít hơn một nửa tỉ lệ lạm phát năm 1984). Năm 1986, lạm phát đã giảm
xuống chỉ còn 19%, nền kinh tế Israel bắt đầu ổn định.
 Ba Lan (1922-1924 và 1990-1993)
Ba Lan đã phải hứng chịu hai cơn lạm phát phi mã.Lần đầu tiên xảy ra 1922-1924
khi tỷ lệ lạm phát đã đạt 275%. Sau ba năm của siêu lạm phát, cải cách tiền tệ năm 1994 đã
chứng kiến 10.000 zlotych cũ trao đổi với đồng 1 Złoty mới.
 Việt Nam (1908 – 1989)
4
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Ở Việt Nam, trong những năm 1980 đã xảy ra tình trạng lạm phát phi mã, hay còn gọi
là lạm phát năm 1986. Gọi là lạm phát năm 1986 vì đó là năm có tỉ lệ lạm phát tăng cao
nhất, nhưng lạm phát thực sự đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng năm
1980 – 1985 lần lượt tăng; 70%, 95%, 50%, 65%, 92%. Năm 1985, giải pháp đổi tiền được
đưa ra. Bởi lẽ có quan niệm rằng, đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị của đồng tiền Việt Nam
và lạm phát sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, tình trạng không được cải thiện mấy, CPI năm 1985
tăng tới 92% và đến năm 1986 đạt kỉ lục là 775%. Mất mùa liên tiếp, Việt Nam tự cô lập
với thế giới bên ngoài, hàng hoá khan hiếm. Nền kinh tế bước vào thời kì lạm phát dữ dội
với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Phải đến cuối năm 1988 và qua năm
1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát mới được đưa ra. Một trong
những quyết định quan trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên nhà nước mạnh tay
nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991,
trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá năm 1992. Sau đó, tỉ lệ lạm phát từ từ giảm

xuống và nền kinh tế Việt Nam đi vào ổn định.
3) Siêu lạm phát: là loại lạm phát từ 4 con số trở lên
Khi tỉ lệ lạm phát từ 1000%/năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế
càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.
Lạm phát năm 1923 – 1924: một phụ nữ Lạm phát năm 1922 – 1924: người đàn ông
Đức dùng tiền giấy làm nguyên liệu đốt Hungary quét những tờ giấy bạc mất giá ra
trong bếp củi, nó cháy lâu hơn nhiều so khỏi rãnh nước.
với việc dùng củi được mua từ số tiền đó.
 Nhật Bản (1944 – 1948)
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, nguồn thu
ngân sách giảm mạnh, lại phải bồi thường chiến phí cho các nước đồng minh nên tỉ lệ lạm
5
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
phát tăng rất cao. Mức giá tiêu dùng tăng 5300%, tỉ lệ lạm phát liên tục đạt ở mức 4 – 5
con số.
Trước đó, để tránh sự tác động của lạm phát cho nền kinh tế, Nhật Bản đã khôn ngoan
phát hành “Yên quân sự” cho binh lính Nhật Bản Lục Quân và Hải Quân sử dụng. Loại
tiền này được phát hành lần đầu trong chiến tranh Nga – Nhật năm 1904. Loại tiền này
được phát hành ào ạt mà không sợ lạm phát, bởi vì thực chất nó chả có giá trị gì cả, nó vừa
không được đảm bảo bằng một lượng vàng nào và cũng không trao đổi được với đồng Yên
bình thường. Trong thời gian này, quân đội Nhật Bản ép buộc người dân địa phương đổi
tiền của họ để lấy các đồng Yên quân sự vô giá trị này. Nhờ đó, quân đội Nhật Bản có thể
mua vật tư, hàng hóa chiến lược mà không mất tiền.
 Ukraine(1993-1995)
Ukraine đã đi qua lạm phát tồi tệ nhất từ năm 1993 đến năm 1995, với tỷ lệ lạm phát
đạt đỉnh tại 1.400% / tháng.Trước năm 1993, các mệnh giá cao nhất là 1.000 karbovantsiv.
Sau năm 1995, nó đã được 1.000.000 karbovantsiv. Năm 1996, karbovantsiv đã được đưa
ra khỏi lưu thông, và được thay thế bởi hryvnya tại một tỷ giá hối đoái của 100.000
karbovantsivi = 1 hryvnya (khoảng US $ 0,20 vào thời điểm đó).
 Đức (1923-1924 và 1945-1948)

Trong Thế chiến I, Đức vay nặng mong rằng họ sẽ giành chiến thắng trong chiến
tranh và nước thua cuộc trả khoản vay. Ngoài các khoản nợ, Đức phải đối mặt với các
khoản thanh toán sửa chữa lớn. Cùng với đó là những khoản nợ vượt quá GDP của Đức.
Năm 1923, khi Đức không còn tiền bồi thường chiến phí, Pháp và Bỉ chuyển quân vào
chiếm Ruhr - khu vực công nghiệp của Đức. Không còn nguồn thu nhập chính, chính phủ
đã cho in tiền mà kết quả siêu lạm phát đã xảy ra. Tại hầu hết các vùng, tỷ lệ lạm phát hàng
tháng đạt 3250000000 phần trăm, tương đương với giá gấp đôi mỗi 49 giờ. Một Đô la Mỹ
để chuyển đổi sang đồng Mark đạt 80 tỷ Mark.
 Zimbabwe (1999 – nay)
Vào những năm 1980, Zimbabwe là nước giàu có của châu Phi. 1 đôla Zimbabwe bấy
giờ tương đương một đôla Mỹ. Nhưng đến tháng 7 / 2008 thì tỷ giá chính thức mà ngân
hàng công bố là 20 tỷ đôla Zimbabwe/đôla Mỹ; còn tỷ giá thị trường chợ đen là 90 tỷ đôla
Zimbabwe/đôla Mỹ! Ngân hàng liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá cao, tháng 1 năm
2008, phát hành giấy bạc mệnh giá 10 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy
bạc mệnh giá 100 tỷ đôla. Giá 1 quả trứng là 7,5 tỷ đôla Zimbabwe; 1 kg bắp giá 15 tỷ đôla
Zimbabwe. Thu nhập của một nhân viên bán hàng là 150 tỷ đôla Zimbabwe chỉ đủ để mua
20 quả trứng! Các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng dưới 30% công suất, tỉ lệ thất
nghiệp đến 80%!
(lạm phát ở Zimbabwe)
6
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
IV. Các loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỉ lệ lạm phát:
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá
cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh
tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo
dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng
như chính sách lãi suất của chính phủ hay quyết định tiến hành điều chỉnh của các ngân
hàng và doanh nghiệp lớn, cũng rất có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân nếu họ tính đến chỉ

số CPI khi quyết định phân bổ vốn đầu tư.
a) Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer
Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và
dịch vụ mà hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
Công thức tính:
Trong đó: pt - Giá của năm nghiên cứu
p0 - Giá của năm gốc
q0 - Số lượng hàng của giỏ hàng
Các bước tiến hành tính chỉ số giá tiêu dùng:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ
tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời
điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả
của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức
ở trên.
Ví dụ
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chỉ số CPI cả nước
(%)
2,38 3,56 2,99 2,2 3,91 2,14 1,13 1,56 0,18 -0.19
7
100
1
0
0
x
n
q

q
CPI
i


=
=
=
0
1i
t
p
n
p

Tiu lun: lm phỏt v tht nghip
Ch s CPI TP. H Ni
(%)
3,25 3,92 1,9 1,49 2,84 2,39 1,65 1,92 0,43 - 0,16
Ch s CPI ca c nc v H Ni trong 10 thỏng u nm 2008
b) u im v nhc im khi dựng ch s giỏ tiờu dựng CPI:
u im:
Dựng CPI tớnh t l lm phỏt hng thỏng rt nhanh chúng, tit kim thi gian.
CPI c dựng iu chnh thu nhp ca ngi dõn v cỏc hot ng kinh t
khỏc.
Nhc im:
CPI khụng phn ỏnh c lch thay th vỡ nú s dng gi hng hoỏ c nh.
Khi giỏ c mt mt hng ny tng nhanh hn so vi cỏc mt hng khỏc thỡ ngi
tiờu dựng s cú xu hng ớt tiờu dựng nhng mt hng ó tr nờn quỏ t m
tiờu dựng nhiu nhng hng hoỏ ớt t hn. Yu t ny lm CPI ó ỏnh giỏ

cao hn thc t mc giỏ.
CPI khụng phn ỏnh c s xut hin ca nhng hng hoỏ mi vỡ nú s dng
gi hng hoỏ c nh, trong khi nu cú hng hoỏ mi xut hin thỡ mt n v
tin t cú th mua c cỏc sn phm a dng hn. CPI khụng phn ỏnh c s
gia tng sc mua ny ca ng tin nờn vỡ th li ỏnh giỏ mc giỏ cao hn thc
t.
Khụng phn ỏnh c s thay i ca cht lng hng hoỏ vỡ nu mc giỏ ca
mt hng hoỏ c no ú tng nhng cht lng cng tng tng ng thm chớ
tng hn thỡ trờn thc t mc giỏ khụng tng. Cht lng hng hoỏ dch v nhỡn
chung u cú xu hng c nõng cao nờn CPI cng ó phúng i mc giỏ.
2. Ch s giỏ hng sn xut (PPI)
Ngoi CPI, mt ch s giỏ quan trng khỏc l ch s giỏ sn xut (PPI). Ch s giỏ sn
xut (PPI) phn ỏnh mc giỏ trung bỡnh ca mt gi hng húa m doanh nghip mua k
ny so vi k gc.
PPI lừi: Nhiu nh kinh t xem xột PPI tr i thc phm v nng lng cỏi m c
gi l PPI lừi.Vy ti sao? Bi vỡ giỏ thc phm v nng lng thay i rt nhanh. Giỏ
nng lng cú th b nh hng bi thi tit chn hn nh nu bóo gõy nh hng n cỏc
dn khoan du thỡ s nh hng n sn lng khai thỏc. iu tng t cng cú th xy ra
i vi thc phm. ú l lý do ti sao phi loi tr chỳng thy c xu th lm phỏt tht
ca PPI.
3. Ch s giỏ gim phỏt theo GDP (Id):
Ch s giỏ gim phỏt theo GDP (Id) phn ỏnh s thay i ca mc giỏ trung bỡnh
tt c hng húa v dch v sn xut ra nm hin hnh (nm t) so vi nm gc.
Cụng thc:
8
100xCh
teỏ thửùc GDP
nghúa danh GDP
GDP chổnh ủieu soỏ ổ =
100

1
0
1
x
n
qp
n
qp
Ch
i
t
ii
i
t
i
t
i


=
=
=
GDP chổnh ủieu soỏ ổ
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Ví dụ:
Loại hàng
hóa
Năm 2000 Năm 2008 q
i
t

p
i
t
q
i
t
p
i
0
p
i
0
p
i
t
q
i
t
Thực phẩm 100 150 3000 450.000 300.000
Quần áo 150 300 2000 600.000 300.000
Giải trí 200 500 1000 500.000 200.000
Tổng 1.550.000 800.000
Giả sử năm 2000 được chọn làm năm gốc.
Ta có GDP danh nghĩa năm 2008:
GDPN2008 =

q
i
2008
. p

i
2008
= 1.550.000 đvt
GPD thực năm 2008: GDP
R
2008
=

q
i
2008
. p
i
2000
= 800.000 đvt
75,193100*
08
08
08 ==
GDPR
GDPN
Id
Như vậy, mức giá trung bình của giỏ hàng sản xuất năm 2008 bằng 1,9375 lần so với giá
của giỏ hàng sản xuất ở năm gốc.
So sánh CPI và Id, ta thấy có 3 đặc điểm khác nhau:
• Thứ nhất, Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI chỉ phản ánh giá của những hàng hóa và dịch vụ
mà người tiêu dùng mua.
• Thứ hai, Id chỉ phản ánh giá của những hàng hóa sản xuất trong nước. Do đó, khi
giá hàng hóa nhập khẩu tăng, chỉ phản ánh trong CPI, không phản ánh trong Id.

• Thứ ba, CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, trong khi Id được
tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian.
Ưu và nhược của chung của CPI và Id:
• Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá sinh
hoạt, trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự tăng giá sinh hoạt.
Tính tỉ lệ lạm phát bằng Id sẽ chính xác hơn nhiều so với CPI. Tuy nhiên, tính CPI sẽ
dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó, người ta thường dùng CPI để tính tỉ lệ lạm phát trong
ngắn hạn còn Id để tính tỉ lệ lạm phát trong dài hạn.
V. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Theo lý thuyết
• Lạm phát do cầu( lạm phát do cầu kéo)
• Lạm phát do cung (lạm phát do cung đẩy)
9
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
• Làm phát theo thuyết số lượng tiền tệ
1) Lạm phát do cầu
Lạm phát do cầu, còn được gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation), xảy ra khi
tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cung tăng chậm hơn tổng cầu. Các
nguyên nhân làm tăng tổng cầu là:
 Khu vục tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dung tự định và đầu tư tự định
tăng lên.
 Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, từ đó kích cầu khu vực tư nhân và đầu tư.
Ngày nay, nguyên nhân tăng chi tiêu chính phủ là nguyên nhân chính.
 Ngân sách trung ương tăng lượng cung tiền.
 Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Ví dụ: năm 2008, việc nước ngoài ồ ạt mua gạo của Việt Nam dẫn tới giá gạo tăng.
Đồ thị lạm phát do cầu kéo
2) Lạm phát do cung
Lạm phát do cung, còn được gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflattion), xảy ra
khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất của quốc gia bị giảm sút, trong cả hai

trường hợp đều tạo ra áp lực tăng giá. Các nguyên nhân:
 Tiền lương danh nghĩa tăng trong khi năng suất lao động không đổi.
 Thuế tăng, lãi xuất tăng.
 Thiên tai, mất mùa, chiến tranh.
 Giá các nguyên liệu chính tăng cao…
Ví dụ: lạm phát ở Việt Nam năm 2008, một phần là do giá xăng dầu tăng từ 13.000đ lên
14.500đ.
b) Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ
Do lượng cung tiền thừa quá nhiều vào lưu thông gây ra. Trường hợp này thường do
chính phủ gây nên. Chính phủ tăng in tiền cho chi tiêu, cho đầu tư các công trình lớn mà
10
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
không theo sát giá trị sản lượng quốc gia. Điều đó gây áp lực lớn lên hành hóa và gây lạm
phát. Nó được giải thích bằng phương trình số lượng :
M.V=P.Y
Trong đó:
M: lượng cung tiền danh nghĩa.
V: tốc độ lưu thông tiền tệ.
P: chỉ số giá (mức giá trung bình).
Y: sản lượng thực.
Theo các nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền và cổ điển cho rằng %ΔM = %ΔP.
Và thuyết này chỉ đúng với V và Y không đổi.
Tuy nhiên, trong thực tế tốc độ tăng trưởng của Y là không ổn định, tốc độ lưu thông
V cũng thay đổi, nên chỉ khi tốc độ tăng của tổng khối lượng tiền tệ hàng năm (M.V)
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của Y thì P sẽ tăng lên và lạm phát sẽ xảy ra.
Dựa vào phương trình số lượng, chúng ta có thể tính tỉ lệ lạm phát như sau:
%ΔM + %ΔV = %ΔP + %ΔY  %ΔP = %ΔM + %ΔV - %ΔY
3. Các nguyên nhân gây lạm phát tại Việt Nam
 Do phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững và kém hiệu quả: tuy tốc độ tăng
trưởng nhanh, nhưng trình độ phát triển còn thấp, đầu tư kém hiệu quả, tham ô làm lượng

tiền thừa trong thị trường quá cao.
 Do sự ảnh hưởng của thế giới, điều này cũng dễ hiểu do Việt Nam đã gia nhập vào
nền kinh tế thế giới. Sự không ổn định của nền kinh tế các nước lớn cũng gây ảnh hưởng
nhất định đến nước ta. Việc tăng giá các nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào đã đẩy giá sản
xuất tăng cao.
 Do chính sách tiền tệ kém hiệu quả: Cung ứng lượng tiền qui ước vượt quá mức mà
nền kinh tế đòi hỏi. Chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện trong thời gian dài, khiến
lượng cung tiền tăng cao, làm đồng tiền bị mất giá, gây lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp
trong thời gian gần đây là do tăng lượng tiền trong lưu thong, đặc biệt là tình hình đồng
USD dư trên thị trường, do đó chính phủ phải cung tiền mua lượng USD dư đó.
VI. Tác động của lạm phát:
Để phân tích tác động đầy đủ của lạm phát, trước tiên cần hiểu rõ 2 khái niệm:
• Lạm phát dự đoán (lạm phát mong đợi): là lạm phát mà người ta dự đoán sẽ xảy
ra trong tương lai, được phản ánh trong các hợp đồng kinh tế.
Ví dụ : WB dự đoán lạm phát của Việt Nam năm 2010 là khoảng 9%.
• Lạm phát ngoài dự đoán (lạm phát không mong đợi):là lạm phát xảy ra nằm
ngoài mức dự đoán, nên không được phản ánh trong các hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra cần phân biệt 2 khái niệm khác:
• Lãi suất danh nghĩa (kí hiệu là r) :là lãi suất cho vay trên thị trường.
• Lãi suất thực (kí hiệu là r
r
) :là tỉ lệ phần trăm gia tăng sức mua của vốn.
11
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Ta có công thức r = r
r
+I
f
 lãi suất danh nghĩa bằng tổng của lãi suất thực và tỉ lệ
lạm phát. Tỉ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1%. Tỉ lệ đó được gọi là

hiệu ứng Fisher.
Trong các hợp đồng vay mượn, lãi suất trên thị trường (lãi suất danh nghĩa) được tính
như sau: r = r
r
e
+ I
f
e
. Khi này ta có 2 trường hợp:
 Tỉ lệ lạm phát thực hiện bằng tỉ lệ lạm phát dự đoán: sẽ không có sự phân phối
lại tài sản và thu nhập của các thành phần dân cư. Tuy nhiên nó cũng có những tác động
sau:
• Chi phí mòn giày: khi lạm phát xảy ra thì để hạn chế thiệt hại, người ta có xu
hướng giữ ít tiền mặt, do đó người ta thường xuyên đến các ngân hang, gây mất
thời gian, công sức.
• Chi phí thực đơn: khi giá cả tăng, doanh nghiệp phải bỏ chi phí để in bảng giá
mới để gửi cho các khách hàng.
• Thuế lạm phát: thể hiện tình trạng giá trị tiền mặt trong túi giảm khi có lạm phát.
• Bất tiện trong sinh hoạt.
 Tỉ lệ lạm phát xảy ra khác dự đoán: có 2 trường hợp
• Nếu tỉ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỉ lệ lạm phát dự đoán: sẽ xảy ra sự phân
phối lại thu nhập và tài sản giữa các thành phần dân cư theo hướng có lợi cho
người đi vay, cho người mua nợ hàng hóa…
• Nếu tỉ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỉ lệ lạm phát dự đoán: phân phối lại tài
sản và thu nhập theo hướng có lợi cho người cho vay, người bán chịu hang hóa…
Lạm phát xảy ra còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Lạm phát còn tác động đến sản
lượng, việc làm và tỉ lệ thất nghiệp:
 Lạm phát do cầu: khi tổng cầu tăng thì giá tăng, đồng thời thì sản lượng tăng, nên
tỉ lệ thất nghiệp giảm.
 Lạm phát do cung: khi tổng cung sụt giảm, mức giá chung tăng, sản lượng giảm, tỉ

lệ thất nghiệp tăng.
 Tác hại của lạm phát:
• Trong lĩnh vực lưu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì tình
trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo
làm cho lưu thông càng thêm rối loạn.
• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm
tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng
cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động của nhập
khẩu.
• Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống
tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.
• Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào
mòn giá trị thực của những khoản công phí. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia
tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định.
 Lợi ích của lạm phát:
12
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
• Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lạm phát được sử dụng
như là một công cụ hữu hiệu để kích thích nền kinh tế và tăng lượng tiền vào lưu thông
theo hướng tích cực. Ví dụ như trong tình trạng kinh tế chưa đạt mức toàn dụng, việc chính
phủ bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để hạ lãi suất, kích thích đầu tư. Từ đó sẽ làm tăng
sản lượng và đồng thời lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng. Nhưng nếu áp dụng chính sách
đó khi nền kinh tế đã đạt toàn dụng thì sẽ có tác dụng không tốt. Khi này, sản lượng không
tăng và đồng tiền mất giá, nếu tăng thì làm nền kinh tế phát triển quá nóng do sử dụng
thêm những nguồn lực không hiệu quả. Ta có thể thấy điều đó qua phương trình của lạm
phát theo tiền tệ: ta có công thức:
%ΔM + %ΔV = %ΔP + %ΔY
Xét trường hợp chính phủ cố tình tạo ra lạm phát để thúc đẩy nền kinh tế thì có nghĩa
là chính phủ dùng biện pháp cung tiền nên % ΔM >0, mà tốc độ lưu thông tiền tệ thường
không đổi nên % ΔP + % ΔY >0. Đó là điều kiện. Nhưng để đạt được mục đích là kích

thích sản xuất theo hướng có lợi thì điều tất yếu là sản lượng tăng lên nhanh hơn lượng
tăng của P. Điều đó đòi hỏi phải có những tính toán chính xác để đạt được mục đích.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc tăng P lại thường xảy ra nhanh hơn, nó có khuynh
hướng luôn xảy ra khi M tăng, nên thường thì lạm phát gây tác dụng xấu đến nền kinh tế.
Tổng kết
Lạm phát là con dao hai lưỡi. Nó có thể là công cụ thúc đẩy nền kinh tế gia tăng
năng suất, nhưng nó cũng gây nên hỗn loạn thị trường do giá cả tăng cao, gây khó khăn
cho người dân,nhà đầu tư…Vì thế việc kiểm soát lạm phát theo hướng có lợi được đặt ra
cấp thiết và rất quan trọng, đòi hỏi cơ quan quản lí về kinh tế phải nắm sát tình hình trong
nước và ngoài nước để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Sau đây là ví dụ về lạm phát và phương pháp khắc phục của nước ta trong lần lạm
phát gần nhất là năm 2008
Nước ta sau 12 năm (từ 1995 đến 2007) kiểm soát được lạm phát ở mức một con số
thì từ tháng 12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển chung của hội nhập khu vực
và quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên mức 2 con số. Trong 8 tháng đầu năm 2008,
tình hình xảy ra rất căng thẳng. nhưng với 8 gói kiềm chế lạm phát được chính phủ đưa ra
kịp thời đã giúp làm ổn định nền kinh tế.
Đầu tiên ta xét về tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1995 đến 2007. Ta có biểu đồ sau
13
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Nguyên nhân xảy ra lạm phát:
• Cuối tháng 3, đầu tháng 4, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trên thế giới làm
cho gía gạo trong nước tăng nhanh, có lần lên tới 50%, thậm chí 100% (ta thấy đây
là nguyên nhân do cầu kéo).
• 22/5/2008, giá xăng dầu tăng từ 13000đ lên 14500đ. Khiến chi phí sản xuất và vận
chuyển tăng (ta thấy đây là nguyên nhân chi phí đẩy).
Hậu quả của nó là:
• Giảm chỉ tiêu từ 8.5% xuống còn 7%, làm giảm tốc độ phát triển tiền mặt ra xã hội,
gây ứ đọng vốn.
• Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước có xu hướng yếu dần.

14
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
• Do nới lỏng tỉ giá hối đoái nên gây nên việc đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao
(giảm sức cạnh tranh trên thị trường).
Trong tình hình đó, chính phủ đã đưa ra 8 gói biện pháp:
• Ngân hàng phát hành trái phiếu kho bạc trong 2008: 20.300 tỉ đồng (để thu hồi
lượng tiền dư trên thị trường.)
• Huy động lãi suất tiền gửi để kích thích lượng tiền trong lưu thông.
• Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công (đó là biện pháp thắt chặt chi
tiêu).
• Tập trung phát triển sản xuất, để đạt cân bằng giữa cung và cầu (tăng sản lượng để
tiến tới tương ứng với lượng tiền trên thị trường).
• Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
• Tăng cường công tác kiểm tra quản lí thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận
thị trường, kiểm soát việc chấp hành về giá.
• Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đời sống nhân dân, mở rộng việc thực hiện chính
sách an sinh về xã hội(tăng cầu)
• Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.
VII. Biện pháp giảm lạm phát:
Lạm phát ngày nay đã trở thành một căn bệnh kinh niên, một căn bệnh phổ biến đối
với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng là tai họa đối với
xã hội, ở mức độ thích hợp, nó kích thích việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Lạm phát vừa phải
tạo niềm lạc quan và khuyến khích các khoản đầu tư lớn do làm tăng lợi nhuận và như thế
lúc này kéo theo sự tăng trưởng của năng lực sản xuất. Nhưng, cũng phải thừa nhận rằng
nhìn chung lạm phát thường gây tác hại đối với nền kinh tế. Do đó, chúng ta phải có những
biện pháp phù hợp để kéo tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải. Điều đó tốt hơn cho nền kinh tế.
1. Lạm phát do cầu: biện pháp giảm lạm phát, ổn định nền kinh tế là giảm tổng cầu,
bằng những cách sau:
 Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: giảm chi ngân sách và tăng thuế.
15

Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
• Giảm chi ngân sách: ở chương 4 ta đã biết tổng cầu AD = C + I + G + X – M. Do
đó, khi giảm chi tiêu tức là chúng ta đã giảm G  AD giảm  Y giảm về gần mức sản
lượng tiềm năng  lạm phát giảm.
• Tăng thuế: tăng thuế Tx  thu nhập khả dụng Yd giảm  chi tiêu C giảm  AD
giảm  Y giảm về gần mức sản lượng tiềm năng  lạm phát giảm.
Tuy nhiên, trong thực tế chính sách tài khóa không đủ sức mạnh đến vậy, đặc biệt là
trong nền kinh tế hiện đại. Do đó, chính phủ thường áp dụng song song chính sách tài khóa
với những chính sách khác, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
 Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm cung tiền và tăng lãi suất …
• Giảm cung tiền: lịch sử cho thấy, bất kỳ cuộc khủng hoảng lạm phát nào đều xảy ra
gắn liền với sự gia tăng khối lượng tiện tệ và việc giảm mức cung tiền sẽ làm giảm tỉ lệ lạm
phát nhanh chóng. Mức cung tiền tăng có thể được tiến hành bằng nhiều cách : tăng lượng
tiền cơ sở, ngân hàng Trung Ương phát hành thêm tiền hay các ngân hàng thương mại tăng
khối lượng tín dụng …. Một mặt tăng tiền tạo ra lượng tiền nhiều với để chi tiêu và đầu tư
nhưng nếu tăng quá mức thì lượng tiền danh nghĩa sẽ nhiều hơn  tiền mất giá  lạm
phát.
• Tăng lãi suất: tăng lãi suất tiền gửi sẽ thu hút được lượng tiền người dân gửi vào
ngân hàng, do đó giúp giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường và làm phần nào
giảm được lượng cung tiền  giảm lạm phát.
2. Lạm phát do cung: ở trường hợp lạm phát do cung, chi phí sản xuất đột ngột tăng
cao dẫn đến giá thành sản phảm cao hơn khi được chuyển tới tay người tiêu dùng. Áp lực
giá cả dẫn tới tiền lương có xu hướng tăng, tiền lương tăng lại kéo theo chi phí sản xuất
tăng. Nền kinh tế bị đẩy vào vòng xoáy lương và giá và dẫn tới lạm phát xảy ra ngay khi
sản lượng chưa đạt mức tiền năng. Biện pháp giảm lạm phát là làm tăng tổng cung và giảm
chi phí sản xuất bằng cách:
 Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền để thay thế cho nguyên liệu cũ rẻ tiền.
 Giảm thuế, giảm lãi suất.
 Cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất
lao động, giảm chi phí.

 Nâng cao trình độ quản lý: tổ chức lao động khoa học và hợp lý hóa sản xuất.
Kết quả là chi phí của nền kinh tế sẽ giảm xuống , đường AS dịch chuyển sang phải,
mức giá giảm, sản lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
B. THẤT NGHIỆP
I. Khái niệm:
a) Lực lượng lao động còn gọi là dân số hoạt động: những người trong độ tuồi lao
động, có khả năng lao động, đang có việc làm hay đang tìm việc làm.
 Nữ từ 15 đến 55
 Nam từ 15 đến 60
b) Thất nghiệp: những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có
việc làm hoặc đang tìm việc làm.
16
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
 Người thuộc lực lượng lao động: những người đang làm việc và những người thất
nghiệp kể cả bộ đội.
 Người không thuộc lực lượng lao động: học sinh, sinh viên, người nội trợ, những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tìm việc làm.
Bản đồ tỷ lệ thật nghiệp toàn cầu - CIA 2005
c) Mức nhân dụng còn gọi là tỷ lệ hữu nghiệp:
L = * 100%
d) Mức khiếm dụng hay còn gọi là tỷ lệ thất ngiệp:
U = * 100%
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ
17
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
II. Các dạng thất nghiệp:
a) Căn cứ cào nguyên nhân xảy ra:
 Thất nghiệp tạm thời còn gọi là thất nghiệp cơ học: những người thay đổi nơi cư
trú tìm việc làm ở nơi mới, học sinh sinh viên mới tốt nghiệp đang trong thời gian
tìm việc, nghỉ việc để tìm việc mới phù hợp với năng lực. Loại thất nghiệp này tồn

tại thường xuyên trong nền kinh tế.
 Thất nghiệp cơ cấu: sự thay đổi của cơ cấu kinh tế dẫn đến thay đổi trong nhu cầu
về chuyên môn của người lao động. Loại thất nghiệp nay cũng thường xuyên tồn tại
trong nền kinh tế.
 Thất nghiệp chu kỳ còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp bắt
buộc: chỉ xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái. Sự sa thải giảm lao động sử dụng diễn
ra. Diễn ra theo chu kỳ.
b) Căn cứ vào tính chất:
 Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao hơn
mức lương hiện hành.
 Thất nghiệp không tự nguyện còn gọi là thất nghiệp bắt buộc hay thất nghiệp
cổ điển: là những người muốn làm việc ở mức lương hiện hành nhưng không có
việc.
 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ( U
n
): là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân
bằng. Đây là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chấp nhận bao gồm
thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu hay gọi chung là thất nghiệp tự nguyện.
III. Tác hại của thất nghiệp:
a) Đối với cá nhân người bị thất nghiệp:
 Mất mát về thu nhập
Mất mát về thu nhập
 Kỹ năng chuyện môn bị mai một
18
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
 Mất niềm tin vào cuộc sống
Nếu bạn thất nghiệp hình ảnh của bạn sẽ như thế này đây
Đối với xã hội: khi thất nghiệp gia tăng thì tệ nạn xã hội và tội phạm cũng tăng, chi
phí giải quyết tệ nạn và chi trợ cấp thất nghiệp cũng tăng, trong khi thu nhập từ thuế
lại giảm do sản lượng sản xuất sụt giảm, hậu quả là ngân sách bị thâm hụt.

Tổn thất về sản lượng: khi thất nghiệp tăng lên đồng nghĩa với sự lãng phí tài nguyên
và mức nhân dụng của nền kinh tế sẽ giảm xuống, do đó sản lượng cũng giảm.theo
định luật OKUN khi thất nghiệp tăng thêm 1% thì sản lượng thực sản xuất giảm mất
2% so với sản lượng tiềm năng.
IV. Mở rộng thêm với tình trạng thất nghiệp ở Châu Âu:
Mức thất nghiệp ở Châu Âu cao nhất trong 10 năm
19
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Mức thất nghiệp ở khối đồng tiền chung Châu Âu vào tháng 7 là cao nhất trong 10
năm, bởi vì khu vực này vẫn chịu sự tác động của cuộc suy thoái.
Tổng số người thất nghiệp ở khu vực này lên đến 15.1 triệu người trong tháng 7, tăng
9.5% so với cùng kì.
Đây là số liệu tồi tệ nhất được ghi lại kể từ tháng 5
năm 1999.
Tỷ lệ thất nghiệp ở 27 nước thành viên Liên minh
Châu Âu đã lên đến 9% - tổng số là 21.800.000
người dân mất việc làm.
Đây là mức thất nghiệp cao nhất ở Liên minh Châu
Âu suốt từ năm 2005.
“Khoảng thời gian”
Trong tháng 7, tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp gia tăng –
mặc dù nước Pháp đã thoát khỏi suy thoái trong
giai đoạn tháng 4 đến tháng 6.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp trong tháng 7 đã tăng đến
9.8% trong khi tháng 6 là 9.6 %.
Nước Đức, mặc dù cũng đã thoát khỏi suy thoái
kinh tế trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6, có tỷ lệ thất nghiệp 7,7% trong tháng 7, tương
tự như tháng 6.
Số liệu riêng của Sở Lao động Liên bang Đức vào thứ Ba cho thấy tỉ lệ thất nghiệp đã lên
đến 8.3% vào tháng 8.

Sự không may của Tây Ban Nha
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong tháng 7 là ở Tây Ban Nha, nó đã tăng đến 18,5%, trong
khi tháng 6 là 18.2%.
Tình trạng thất nghiệp ở Tây Ban Nha đang trong tình trạng tồi tệ nhất đối với thanh niên
nước này, 38% số người thất nghiệp dưới 25 tuổi.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Lan vẫn là thấp nhất , tăng từ 3.3% trong tháng 6 lên 3.4% .
Lithuania và Latvia tiếp tục gia tăng tỉ lệ thất nghiệp lớn nhất.
Ở Lithuania tăng từ 5.8% từ đầu năm lên 16.7% vào tháng 7. Trong khi ở Latvia đã tăng
từ 6,9% vào năm ngoái lên 17.4% .
Số liệu tháng 7 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Châu âu đang gia tăng chậm hơn, nhưng vẫn
mất một thời gian để bắt đầu phục hồi thị trường lao động. Tuy nhiên, xét trong một nền
kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn tỉ lệ thất nghiệp, vì vậy chúng ta vẫn hi vọng
tình hình sẽ khả quan hơn trong các quý tới.
C. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm
phát:
I. Trong ngắn hạn:
Đặt ra vấn đề: Y<Yp, chính phủ sẽ áp dụng chính sách như: chính sách tài khóa mở
rộng, chính sách tiền tệ mở rộng hoặc kết hợp cả 2 chính sách để kích thích tăng trưởng
kinh tế.
20
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra do sự tác động này.
Giả thiết: Theo như Keynes, trong ngắn hạn tiền lương danh nghĩa (W) là không đổi,
do người lao động thường làm việc theo hợp đồng đã ký với mức lương đã định, SAS, AD
lần lượt là tổng cung ngắn hạn và tổng cầu của nền kinh tế.
Bắt đầu xem xét:
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn tại điểm E0(Y0, P0), giao điểm của
đường AD và SAS.
Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân
sách, làm tổng cầu tự định tăng từ A

0
lên A
1
, đồng thời kết hợp chính sách tiền tệ mở
rộng bằng cách tăng lượng tiền cung tiền danh nghĩa từ M lên M
1
. Kết quả làm dịch
chuyển đường tổng cầu sang phải từ AD
0
sang AD
1
.
 Điểm cân bằng ngắn hạn mới là điểm E
1
(Y
1
, P
1
), giao điểm của đường AD
1

SAS, mức giá chung tăng, lạm phát tăng.Nếu Y
1
=Yp, xảy ra lạm phát tăng vừa phải,
là loại lạm phát có lợi cho nền kinh tế, sản lượng tăng và giảm thất nghiệp. Nếu
Y1>Yp, chi phí tăng, giá bán tăng, lạm phát ở mức cao.
Như vậy trong ngắn hạn nếu lạm phát do cầu, sẽ có đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
khi sản lượng quả thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao; muốn tăng sản lượng và giảm thất nghiệp, thì cái giá
phải trả là chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng lên. Ngược lại, với nền kinh tế phát triển quá nóng, sản
lượng thực vượt mức sản lượng tiềm năng với lạm phát cao, để giảm lạm phát thì phải chấp nhận

sản lượng sụt giảm, thất nghiệp gia tăng.
Kết luận, ta thấy giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến và được
miêu tả bằng đường cong Phillips ngắn hạn (SP).




Y
P
Y
1
P
1
E
1
AD
1
AD
0
Y
0
P
0
P
Y
E
0
SAS
O
Lạm

phát
Mở rộng
SX
21
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Với U0, If0 lần lượt là tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát tương ứng với với điểm E0
trên đường SP. U1, If1 lần lượt là tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát tương ứng với với
điểm E1 trên đường SP.
II. Trong dài hạn:
Đặt ra vấn đề: Y=Yp, chính phủ sẽ áp dụng chính sách như: chính sách tài khóa mở
rộng, chính sách tiền tệ mở rộng hoặc kết hợp cả 2 chính sách để tăng sản lượng của nền
kinh tế.
Ký hiệu: W: tiền lương danh nghĩa.
Wr: tiền lương thực tế.
Giả thiết: theo phái cổ điển, trong dài hạn mức giá chung và tiền lương danh nghĩa
thay đổi, lượng cung và cầu lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế. Đường LAS không
đổi.
Bắt đầu xem xét:
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn ngắn hạn tại điểm E0(Yp, P0), giao
điểm của đường AD và LAS.
Nếu áp dụng chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tiền tệ mở rộng, sẽ làm
đường AD dịch chuyển sang phải AD1, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng dài hạn mới
ở điểm E1(Yp, P1).
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ thất nghiệp
E1
Eo
Đường cong
Phillips ngắn hạn
Sự đánh đổi

IFo
IF1
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ thất nghiệp
E1
Eo
Đường cong
Phillips ngắn hạn
22
UoU1
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
So sánh giá và sản lượng ở 2 điểm cân bằng E0 và E1, ta thấy khi AD tăng (giảm),
còn sản lượng cân bằng không đổi, vẫn là sản lượng tiềm năng Yp và tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên Un.
Điều này xảy ra như thế nào?
Từ trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu E
0
(Y
p
,P
o
) chuyển sang trạng thái cân bằng dài
hạn sau E1(Yp,P
1
), là cả một quá trình điều chỉnh liên tục trong ngắn hạn.
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn lẫn cân bằng ngắn hạn tại điểm
E0(Yp,P0), giao điểm của ba đường AD, LAS, và SAS, tiền lương danh nghĩa W
0
, thì
tiền lương thực là Wr

0
= W
0
/P
0
, tại đây thị trường lao động cân bằng toàn dụng với lượng
cung lao động (Ls)=lượng cầu lao động(Ld) tại L0.
Khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tiền tệ mở rộng, sẽ làm
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD sang AD1, sẽ gây ra tác động ngắn hạn và
dài hạn.
• Trong ngắn hạn:
Để doanh nghiệp tăng sản lượng đáp ứng tổng cầu thì giá phải tăng từ P
0
lên P’.
Dẫn đến theo tuần tự các bước sau:
1. Điểm cân bằng ngắn hạn mới E’(Y’,P’)-giao điểm của đường SAS và AD
1
.
2. Do W
0
không đổi  Wr
0
giảm thấp hơn mức cân bằng, người lao động sẽ giảm
cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp, lượng cấu lao động vượt lượng
cung lao động, tình trạng khan hiếm lao động xảy ra  phải điều chỉnh W
tăng lên đến W’, tức W’/P’=W
0
/P
0
, thị trường lao động lại cân bằng toàn dụng

tại Lođường SAS sẽ dịch chuyển sang trái là SAS’ cách LAS tại A( Yp,P’)
3. Tại A( Yp,P’), Yp<tổng cầu  P’ tăng lên P’’  điểm cân bằng mới là
E’’( Y’’, P’’). Ta lại nhận thấy W không đổi nhưng Wr bị giảm sút, không ở
mức cân bằng  tương tự bước 2 đường SAS lại tiếp tục dịch chuyển sang
trái.
Quá trình điều chỉnh giữa P và W sẽ tiếp tục đến khi tiền lương danh nghĩa tăng
lên W1, mức giá P1 và W
1
/P
1
=W
0
/P
0
,thị trường lao động cân bằng toàn dụng,
Yp=tổng cầu , đường SAS dịch chuyển sang trái đến vị trí SAS
1
.
23
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Như vậy, trong dài hạn, nếu khả năng san xuất của nền kinh tế không đổi
(đường LAS cố định) các chính sách tác động về phía cầu hoàn toàn không có tác
dụng (vì W thay đổi cùng chiều, tăng lên cùng tỷ lệ với mức giá chung  tỷ lệ lạm
phát tăng, Wr vẫn ở mức cân bằng, Y=Yp, U=Un)  không có sự đánh đổi giữa lạm
pháp và thất nghiệp).
.
P
Y
Y
p

SAS
0
AD
1
E
0
P
0
SAS
1
AD
2
SAS’
E’
E’’
P’
P”
P
1
Y’’ Y’
LAS
A
24
Tiểu luận: lạm phát và thất nghiệp
Biểu diễn sự không đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn, ta dùng
đường cong Phillips dài hạn
U
n
Lạm phát cao
Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ thất nghiệp
Đường cong
Phillips dài hạn
Lạm phát thấp
A
B
25

×