Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mô hình cân bằng và ứng dụng trong phân tích chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.85 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Đề án môn học là một phương thức hữu hiệu giúp sinh viên có thể
hình thành tư duy nghiên cứu khoa học, tạo lập cơ sở ban đầu về lý luận
chuyên sâu về chuyên ngành học của sinh viên.
Là một sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành toán kinh tế, thực
hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy
nghiên cứu và trình bày lý luận về môn học chuyên ngành toán kinh tế.
Như đã biết, trong thực tế mỗi quốc gia đều hướng tới một nền kinh tế
phát triển bền vững, ổn định. Chính phủ cùng với các chính sách đã góp
phần quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Vậy cơ chế tác động của những chính sách này đến nền kinh tế như thế
nào? Hiệu quả ra sao? Để nghiên cứu, tiếp cận một cách logic trước hết cần
hiểu và nắm vững các khái niệm quan trọng, từ đó vận dụng phân tích các
mô hình kinh tế. Một trong số các mô hình kinh tế có ý nghĩa quan trọng
trong phân tích kinh tế là mô hình cân bằng thị trường riêng, và mô hình
cân bằng vĩ mô. Với vai trò và ý nghĩa thực tiễn như vậy tôi xin lựa chọn đề
tài nghiên cứu của mình là: “Mô hình cân bằng và ứng dụng trong phân tích
chính sách” nhằm giải quyết hai vấn đề chính là: cân bằng thị trường và tác
động của các công cụ điều tiết đối với thị trường.
Do điều kiện về thời gian cũng như khả năng nhận thức của bản thân
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn!
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số khái niệm cơ bản và phân loại mô hình cân bằng
*Mô hình cân bằng kinh tế.
Trước hết cần hiểu thế nào là trạng thái cân bằng của hệ thống? Đó là
trạng thái mà trong đó mối quan hệ giữa các yếu tố được xác lập sao cho giá
trị của biến tương ứng hoàn toàn xác định và chúng chỉ thay đổi giá trị khi
chịu tác động của các yếu tố bên ngoài hệ thống. Hay nói cách khác, trạng


thái cân bằng của hệ thống là trạng thái mà với các giá trị của các biến
ngoại sinh, của tham số cho trước, giá trị của biến nội sinh được xác định và
không đổi theo thời gian.
Nếu đối tượng được mô tả là một hệ thống kinh tế thì trạng thái cân
bằng được hiểu là cân bằng kinh tế.
Mô hình cân bằng kinh tế là mô hình mô tả trạng thái cân bằng của hệ
thống kinh tế. Trong thực tế, hệ thống nói chung và hệ thống kinh tế nói
riêng, trong quá trình tồn tại và hoạt động hoặc là ở trạng thái cân bằng,
hoặc là hướng tới trạng thái cân bằng mới. Mô hình kinh tế theo nghĩa rộng
là mô hình toán kinh tế trong đó hệ phương trình tương ứng có nghiệm.
Theo nghĩa hẹp, mô hình cân bằng kinh tế là mô hình mô tả trạng thái cân
bằng các hành vi của các tác nhân kinh tế trong quá trình sản xuất, trao đổi,
tiêu thụ, sản phẩm.
1.Phân loại mô hình.
1.1.Mô hình cân bằng riêng.
Mô hình cân bằng thị trường riêng là mô hình mô tả cân bằng của thị
trường một loại hàng hóa riêng lẻ, các yếu tố khác trong đó có sự hoạt động
của các thị trường khác không được đề cập hoặc nếu có thì là yếu tố ngoại
sinh.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.Mô hình cân bằng tổng thể.
Mô hình cân bằng tổng thể là mô hình cân bằng đề cập đồng thời tới
tất cả các thị trường. Đây là lớp mô hình khá tổng quát và phức tạp về cấu
trúc. Do đó công cụ toán sử dụng phân tích cũng khá phức tạp. Kết quả
phân tích mang nhiều ý nghĩa về lý thuyết hơn là thực hành bởi tính trừu
tượng và độ phức tạp của mô hình.
1.3.Mô hình cân bằng gộp.
Mô hình cân bằng gộp còn gọi là mô hình cân bằng vĩ mô, là mô
hìnhcân bằng của một số các thị trường gộp, phản ánh sự hoạt động của

toàn bộ nền kinh tế có sự tham gia của nhà nước. Đây là lớp mô hình được
dùng phổ biến trong phân tích chính sách kinh tế vĩ mô bởi tính khả thi
trong thực hành và hiệu quả áp dụng của mô hình.
Ngoài ra còn có mô hình cân bằng động, mô hình cân bằng tổng thể có
thể tính toán mà ta không đề cập đến ở đây.
A. MÔ HÌNH CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG RIÊNG VÀ ỨNG DỤNG
I.Mô hình cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
1.Cung và hàm cung trên thị trường.
Giả sử trong ngắn hạn công nghệ của doanh nghiệp và giá của các yếu
tố đầu vào được coi là không đổi. Khi đó mức cung của doanh nghiệp chỉ
phụ thuộc giá hàng hóa trên thị trường và đóng vai trò là biến ngoại sinh đối
với doanh nghiệp.
Ký hiệu:
p là giá hàng hóa
S
i
là mức cung của doanh nghiệp i
S là mức cung của thị trường
Ta có:
S
i
= S
i
(p) và S(p) =

i
S
i
(p)
3

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vì mỗi S
i
(p) đều đồng biến theo giá p nên S(p) cũng đồng biến theo p.
S(p) gọi là hàm cung của thị trường. Tức là:
dp
dS
>0
2.Cầu và hàm cầu của thị trường.
Hàm cầu Marshall về hàng hóa của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào giá
p, sở thích và thu nhập M của hộ. Trong ngắn hạn, giả sử sở thích và thu
nhập M không đổi vì vậy mức cầu của hộ chỉ phụ thuộc giá p.
Ký hiệu:
D
h
= D
h
(p) là mức cầu của hộ gia đình h
D(p) =

h
D
h
(p)
D(p) gọi là hàm cầu của thị trường.
Trường hợp hàng hóa thông thường quan hệ giữa D
h
(p) và p là nghịch
biến nên D(p) cũng nghịch biến theo p. Tức là:
dp

dD
<0
3.Mô hình cân bằng thị trường riêng.
Cân bằng thị trường được quan niệm là sự cân đối giữa cung và cầu,
do đó ta có mô hình:
S = S(p),
dp
dS
>0 (1)
D = D(p),
dp
dD
<0 (2)
S(p) = D(p) (3)
Trong đó: phương trình (1), (2) mô tả hành vi của người sản xuất và
người tiêu dùng
Phương trình (3) là điều kiện cân bằng thị trường.
4.Giải mô hình.
Ký hiệu: y
*
là giá cân bằng
Ta thấy : y
*
là nghiệm của hệ phương trình trên
Điều này được mô tả như hình vẽ
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên về mặt lý thuyết ta không biết được hệ phương trình trên có
nghiệm không, mặt khác do p


0. Nên vấn đề sự tồn tại nghiệm là rất đáng
quan tâm. Ta có định lý sau về sự tồn tại trạng thái cân bằng thị trường cạnh
tranh hoàn hảo:
Nếu S(p) liên tục theo p, D(p) có hàm ngược liên tục và S(p) bị chặn
trên thì:

p
*

1
+
R
sao cho S(p
*
) = D(p).
Trong thực tế tính liên tục của các mức cung, mức cầu riêng rẽ theo
giá được đảm bảo nhờ tính liên tục của các hàm mục tiêu, hàm ràng buộc
trong mô hình tối ưu xác định chúng. Như vậy tính liên tục của S(p), với
hàng hóa thông thường D(p) là hàm nghịch biến theo p thì tồn tại hàm
ngược D
-1
và nếu D(p) liên tục thì D
-1
cũng liên tục. Mặt khác do sự khan
hiếm của các nguồn có thể giả thiết hàm cung S(p) bị chặn trên. Tóm lại, tất
cả các giả thiết trong định lý được thỏa mãn do đó sự cân bằng thị trường
luôn tồn tại. Vì vậy định lý trên đây chỉ mang tính chất giới thiệu.
5.Phân tích chính sách điều tiết thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Để đánh giá hiệu quả của các chính sách điều tiết cần phải so sánh sự
biến động của phúc lợi xã hội trước và sau khi có chính sách. Trong ngắn

hạn do sở thích, thu nhập của người tiêu dùng, công nghệ sản xuất và giá
yếu tố sản xuất không đổi nên mức cung, cầu trên thị trường phụ thuộc giá
của hàng hóa. Nhà nước có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến giá do
đó có thể tạo dựng kết cục mong muốn trên thị trường.
5

×