Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quy hoạch ngành – cở sở lý thuyết và những đổi mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.63 KB, 29 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Trước đây khi nhắc tới hệ thống kế hoạch hóa trong phát triển các
ngành kinh tế quốc dân chúng ta thường bắt gặp nhiều cụm từ: chiến lược
phát triển ngành, kế hoạch phát triển ngành…mà ít khi thấy các ngành lập
quy hoạch phát triển cho riêng ngành. Sở dĩ là vì quy hoạch gắn với bố trí
sắp xếp nên nó phù hợp hơn với hệ thống kế hoạch hóa phát triển cho các
vùng, các khu đô thị. Tuy nhiên đã có một thực tế đáng buồn xảy ra với các
ngành kinh tế quốc dân đó là việc phát triển một cách tự phát các cơ sở sản
xuất không tuân theo bất cứ một khuôn khổ nào, dẫn tới các ngành rất khó
kiểm soát và không thể phát triển đúng theo kế hoạch đã đặt ra. Việc này
gây ra những rắc rối trong quản lý ngành gây lãng phí mất mát lớn, không
đạt hiệu quả trong đầu tư.
Trong khoảng 5 – 10 năm trở lại đây các ngành đã chú trọng hơn tới
công tác xây dựng quy hoạch phát triển cho mình ( ngành điện, ngành dệt
may, ngành thép..). Xây dựng quy hoạch là một nội dung khó do nó đòi hỏi
phải phân tích tỉ mỉ các điều kiện phát triển ngành ở các vùng, sự liên kết
phát triển ngành giữa các vùng và sự hợp tác giữa các ngành trong vùng.
Tuy nhiên nếu có được một bản quy hoạch tốt sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi
cho các ngành phát triển nhanh và bền vững.
Quy hoạch ngành là một nội dung lớn trong hệ thống kế hoạch hóa
phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy em chọn đề tài của đề án là: “Quy
hoạch ngành – cở sở lý thuyết và những đổi mới ở Việt Nam”. Và lấy ngành
dệt may là một ví dụ minh họa để phân tích.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. NỘI DUNG
I.Một số phương pháp lý luận về quy hoạch ngành.
1. Khái niệm quy hoạch ngành.
Quá trình kế hoạch hóa nếu phân theo nội dung thì nó là một hệ thống
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành bao gồm:


chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các
chương trình, dự án phát triển. Trong đó, chiến lược phát triển xác định các
mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội mang tính chất dài hạn ( 10
năm, 15 năm, 20 năm…). Quy hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn và
bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ. Kế hoạch phát triển là
công cụ điều hành và quản lý vĩ mô, nó được đặc trưng bằng hệ thống các
chỉ tiêu định lượng cụ thể về mục tiêu và biện pháp phát triển trong từng
thời kì nhất định. Chương trình và dự án phát triển được xem là công cụ
triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển nhằm giải quyết các vấn đề
mang tính chất bức xúc của nền kinh tế trong thời kì kế hoạch.
Không thể thiếu được quy hoạch trong lý thuyết và thực tiễn kế hoạch
hóa. Về cơ bản có thể hiểu quy hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn, sự
bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ
mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả
cao, phát triển bền vững. Vai trò của quy hoạch phát triển chính là sự cụ thể
hoá chiến lược trong thực tế về cả mục tiêu và các giải pháp. Nếu không có
quy hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, quy hoạch để định
hướng, dẫn dắt, điều chỉnh trong đó có cả hiệu chỉnh thị trường. Mặt khác
chức năng của quy hoạch còn là cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản
lý thực tiễn chiến lược, cung cấp các căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ
đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua kế hoạch, các chương trình dự án đầu tư,
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển n hanh, bền vững và có hiệu quả.
Quy hoạch phát triển bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ.
Quy hoạch tổng thể là xác định và lựa chọn mục tiêu cuối cùng, tìm
những giải pháp để thực hiện mục tiêu. Quy hoạch cũng như chiến lược,
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
xét cho cùng vẫn là định hướng. Tuy vậy, một trong những khâu quan
trọng nhất của quy hoạch là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát

triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý
bền vững kết cấu hạ tầng vật chất kĩ thuật phu hợp với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong xây dựng quy hoạch
phải đi vào luận chúng ở mức cần thiết từ khâu điều tra, phân tích đến tính
toán chứng minh, so sánh các phương án, các giải pháp, xem xét mọi yếu tố
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng,…đi từ
tổng quát đến cụ thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh
thổ và thời gian cụ thể.
Trên cơ sở khung quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển, các
ngành sẽ xây dựng quy hoạch phát triển của ngành mình. Các tiềm năng
phát triển sẽ được đánh giá chuẩn xác hơn và cụ thể hơn, đồng thời trên
một mức độ nào đó sẽ lượng hóa các nguồn lực cơ cấu phát triển ngành,
làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án chính sách thực hiện các mục
tiêu ngành. Như vậy, quy hoạch ngành là sự định hướng và bố trí, sắp xếp
các cơ sở sản xuất của ngành trên phạm vi từng vùng trong cả nước để tạo
ra một cơ cấu ngành hợp lý và hiệu quả. Về mặt ý nghĩa, quy hoạch ngành
sẽ là căn cứ để xây dựng quy hoạch vùng, là công cụ để quản lý (theo dõi,
kiểm tra )ngành.
Quy hoạch tổng thể vùng là những luận chứng khoa học về bố trí sản
xuất phục vụ đời sống, sản xuất của dân cư trên phạm vi lãnh thổ của một
vùng. Nó tổng hợp quy hoạch của các ngành, xác định mục tiêu phát triển
của vùng dựa trên đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng quy hoạch trong
thời gian qua. Dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu hàng hoá dịch vụ trong
vùng và ngoài vùng có liên quan để bố trí không gian hợp lý và xây dựng
giải pháp thực hiện. Quy hoạch vùng vừa phải đảm bảo các phương án tối
ưu liên ngành và liên vùng trên cùng một địa bàn lãnh thổ, vừa phải phát
huy tiềm năng và đặc thù của từng vùng để phát triển.
2. Mối quan hệ của quy hoạch ngành với các quy hoạch khác.
Quy hoạch có thể phân thành nhiều loại hình khác nhau dựa vào nội
dung, đối tượng, mức độ, phạm vi của lãnh thổ, quy hoạch tổng thể phát

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
triển theo ngành, quy hoạch cảnh quan, quy hoạch đô thị và xây dựng, quy
hoạch kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất đai...
Quy hoạch tổng thể được quan niệm là quy hoạch chung cho mọi
ngành kinh tế, cho mọi lĩnh vực xã hội và cho mọi yếu tố mội trường trên
một lãnh thổ nhất định.
Trong khi tiến hành quy hoạch phát triển tất cả mọi đối tượng về kinh
tế, xã hội và môi trường của quy hoạch đều được xem xét, đánh giá, cân
nhắc tính toán. Tính tổng thể của quy hoạch đòi hỏi sự sắp xếp, bố trí cho
bất kì một đối tượng nào cũng phải đặt chúng trong mối liên hệ tổng thể
với các đối tượng khác trong lãnh thổ quy hoạch, để đảm bảo sự phối hợp
hài hoà, hợp lý, có hiệu quả của sự phát triển bền vững theo các chỉ số công
bằng, tương quan của phát triển và bền vững. Quy hoạch tổng thể đòi hỏi
có một mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội và môi trường, đồng thời có
cả mục tiêu căn bản của các ngành kinh tế, của các lĩnh vực xã hội và môi
trường cùng nằm trong quy hoạch. Quy hoạch tổng thể thể hiện sự bố trí
theo phạm vi không gian lãnh thổ khác nhau trong giới hạn lãnh thổ nhằm
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch ngành là quy hoạch riêng cho các ngành kinh tế, các lĩnh
vực xã hội hoặc yếu tố cho môi trường, có các mục tiêu cụ thể, có các đối
tượng cụ thể ở trên những phạm vi phân bố chi tiết, có các dự án phát triển
theo ngành và các giải pháp thực hiện cụ thể. Quy hoạch ngành kinh tế có
các quy hoạch công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ, thương mại...Quy
hoạch xã hội có quy hoạch dân số, nguồn lực, giáo dục đào tạo, y tế, văn
hóa, thông tin. Quy hoạch kinh tế - xã hội luôn luôn đi kèm theo hệ quả
môi trường, nên các quy hoạch kinh tế - xã hội bắt buộc phải tiến hành
đồng thời với quy hoạch môi trường trong tổng thể thống nhất của sự phát
triển bền vững.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là sự phân bố các vùng nông nghiệp
(diện tích, vị trí, loại cây trồng, chăn nuôi động vật ), sản lượng và mức
tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trong thời kì dài hạn trên một phạm
vi lãnh thổ xác định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những
bộ phận của quy hoạch phát triển quốc gia. Quy hoạch phát triển công
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp: Bố trí các khu công nghiệp ( vị trí và diện tích ), chỉ tiêu phát triển
đối với ngành công nghiệp chính ( sản lượng và mức tăng trưởng ). Quy
hoạch phát triển các ngành là cơ sở và là bộ phận hợp thành của quy hoạch
tổng thể, chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch tổng thể. Quy hoạch
tổng thể xác định một cơ cấu hợp lý giữa các ngành kinh tế trong tổng thu
nhập quốc dân, xác định nhịp độ tăng trưởng của các ngành nhằm đạt được
mục tiêu phát triển chung của toàn nền kinh tế. Quan hệ giữa chúng là quan
hệ giữa cả thể và tổng thể,cục bộ và toàn diện, có sự thống nhất theo không
gian và thời gian trong một khu vực. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về
tư tưởng chỉ đạo và nội dung giữa một bên là cụ thể, cục bộ trong phạm vi
hẹp, sự sắp xếp mang tính chiến thuật, một bên là định hướng chiến lược,
có tính toàn diện tổng thể toàn bộ nền kinh tế.
3. Nội dung của quy hoạch ngành
Trong thực tế nếu không có quy hoạch ngành sẽ phát triển tự phát dẫn
tới sự không hiệu quả. Phải có quy hoạch mới bám sát được thị trường đảm
bảo tổng cung bằng tổng cầu. Tuỳ đặc thù từng ngành mà trong mỗi phần
có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên khung cơ bản của một bản
quy hoạch cần tuân theo một số nội dung sau:
3.1 Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện, yếu tố cho phát triển là chỉ
ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành; đánh giá khả năng tác
động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành; đánh giá vai trò trong
hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. Phải đảm bảo đánh

giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ, tránh việc mô tả chung chung,
phải tập trung làm rõ các vấn đề sau: Phân tích sự tác động của các yếu tố,
nguồn lực đến phát triển ngành hiện tại và trong tương lai ( tác động gì ? và
như thế nào ? đến phát triển ngành ); Mức độ cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập; Từ phân tích những yếu tố, nguồn lực phải thấy được các điều kiện
để có thể khai thác phát huy chúng trong tương lai. Nội dung cụ thể cần
đánh giá gồm:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
a. Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân
Để xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ta có thể dựa
vào một số chỉ tiêu: tỷ lệ đóng góp GDP ngành trong nền kinh tế qua các
năm, tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành trên tổng vốn đầu tư của toàn xã
hội qua các năm, tỷ lệ thu hút lao động của ngành, tỷ lệ trang bị công nghệ
hiện đại cho ngành...Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đưa ra nhận định
chung về tiềm năng và khả năng phát triển ngành (nhanh, trung bình, yếu ),
xác định vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế, vai trò thu hút lao động của
ngành, khả năng hiện đại hoá công nghệ (tiên tiến, trung bình, lạc hậu )...
b. Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành
Những nhân tố đầu vào cho phát triển ngành gồm: điều kiện tự nhiên,
nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển ngành. Từ đó đưa ra
được các kết luận cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến
phát triển ngành ( là thuận lợi hay khó khăn ); khả năng cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất ngành ( bao gồm cả nguyên liệu từ khoáng sản và nguyên
liệu nông lâm ngư nghiệp ) là dồi dào hay khan hiếm; đánh giá nguồn vốn
đầu tư, lao động lành nghề cung cấp cho ngành là nhiều hay ít.
c. Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh thề giới đến sự phát triển
của ngành phải quan tâm đến những vấn đề: Ý kiến của các chuyên gia

chuyên ngành; quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về
ngành; khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động
của ngành trên phạm vi thế giới và khu vực; xếp hạng mức độ cạnh tranh
của sản phẩm.Từ đó rút ra được các nhận đinh cơ bản về tình hình phát
triển của ngành trên thế giới ( nhanh/ chậm ), xu thế phát triển của ngành
trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành trong tương lai là
mạnh/ trung bình hay yếu.
d. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác
Tổng hợp các phân tích trên đề đưa ra những kết luận chính:
- Những thuận lợi, khó khăn của ngành ( cơ hội và thách thức ).
- Hướng khai thác trong tương lai ( phát triển hay không phát triển ).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2 Đánh giá hiện trạng quy hoạch phát triển ngành
Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch phát triển
ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như
khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh
thổ, đầu tư, lao động, công nghệ...; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được,
những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.
Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích
và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau:
- Đánh giá trình độ phát triển ngành trong tương quan với các ngành
cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.
- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản
phẩm trong nền kinh tế quốc dân.
- Rút ra bài học ( những quy luật phát triển ) của ngành trong thời
gian qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục
trong giai đoạn tới.
- Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ
đưa ra nhận xét hợp lý hay chưa.

- Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch
phát triển phải là một trong những cơ sỏ để đề ra mục tiêu và phương
hướng cần khắc phục và phát huy trong giai đoạn tới.
a.Đánh giá kết quả công tác quy hoạch phát triển ngành trong 5 – 10
năm
- Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu
tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng, các loại nguyên liệu cung cấp cho
ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện
tích, năng suất, sản lượng của các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ
tăng trưởng của các sản phẩm chủ yếu,...qua các năm. Từ đó đưa ra các kết
luận cơ bản về qui mô phát triển của ngành trong thời gian qua; mức độ
phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là
tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định
sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ
tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nền kinh tế; cơ cấu GTSX. GDP, vốn đầu tư, lao động theo sản phẩm hoặc
theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích kết quả
chuyển dich cơ cấu kinh tế. Từ đó đưa ra các nhận định chính về quy mô
sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành, so sánh cơ cấu
qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ cấu ngành.
b.Đánh giá hiện trạng ngành
- Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học – công nghệ của
ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong
quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ
mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ
cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các
thế hệ công nghệ ( cũ/ mới ); tỷ lệ trang bị hiện đại/ đơn vị sản phẩm; tỷ lệ

trang bị hiện đại/ GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai ( R &
D ) của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện
đại hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công
nghệ cho ngành.
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành : Sử dụng các chỉ
tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo các
phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn đầu
tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo nguồn
cung caap, trong nước - nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh...); suất
đầu tư ( vốn đầu tư / GTSX ); khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong
ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc theo phân ngành.
Để đưa ra được các kết luận về quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành,
theo nguồn, hiệu quả đầu tư.
- Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình
độ và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động
trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao
động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua
đào tạo: công nhân/ kĩ sư/ thợ lành nghề ...); năng suất lao động qua các
năm: thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng
đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về tình
hình lao động cho phát triển ngành giai đoạn qua ( thiếu hay dư thừa ), cơ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cấu lao động theo trình độ đào tạo đã hợp lý chưa, năng suất lao động là
cao hay thấp.
c.Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ
Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ
thông qua các số liệu thống kê về:
- Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng;
- GTSX ( GDP ) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX (

GDP ) ngành theo các vùng;
- Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ;
- Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng.
Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố
ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu
công nghiệp khu tập trung khai thác.
d.Tổng hợp đánh giá chung
Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta
đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác quy hoạch hiện tại
của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục.
Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó.
3.3 Lụân chứng phương hướng phát triển.
a. Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.
Quan điểm phát triển của ngành phải phù hợp với quan điểm phát
triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung quan điểm thể hiện sự lựa
chọn những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành, thể hiện quan điểm hội
nhập trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu sẽ tuỳ theo từng ngành để thể hiện được sự phát triển bền
vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã
hội và đảm bảo ổn định môi trường. Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu
số lượng về nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư,…
của ngành.
b. Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển ngành
Trong nền kinh tế thị trường phát triển các nhân tố thị trường thường
xuyên vận động, gây ra những tác động lớn tới sự phát triển của ngành.
Nắm bắt các nhân tố tác động tới sự phát triển ngành một cách đầy đủ và
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chính xác là điều kiện quan trọng để có được một bản quy hoạch khả thi.
Cần phân tích và dự báo đầy đủ các yếu tố thị trường có liên quan đến phát

triển ngành:
- Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho
ngành: Nguyên nhiên vật liệu, vốn đầu tư, lao động, khả năng đổi mới khoa
học công nghệ của ngành…
- Dự báo cầu thị trường về sản phẩm của ngành và năng lực cạnh
tranh của sản phẩm và dịch vụ của ngành.
c. Luận chứng về các phương án phát triển
Các phương án phát triển thể hiện khả năng phát triển của ngành
theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Cần đưa ra được 2 -3
phương án để lựa chọn, các phương án được xây dựng đi liền với các điều
kiện ở mức độ thấp/ trung bình/ cao. Nội dung các phương án cần thể hiện
được:
- Nhịp độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu…
- Xây dựng cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm;
- Nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động và trình
độ đào tạo.
Trên cơ sở những lập luận và phân tích về tính khả thi và hiệu quả sẽ
lựa chọn một phương án phát triển hợp lý để xây dựng quy hoạch.
3.4 Luận chứng về phương pháp quy hoạch ngành
Trên cơ sở các phân tích trên sẽ tiến hành xây dựng quy hoạch ngành.
Đây là sự thể hiện ý đồ bố trí các cơ sở sản xuất của ngành trên các vùng
lãnh thổ. Cần khai thác các yếu tố thuận lợi của các vùng cho phát triển
ngành ( về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các
điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khả năng chuyển giao công nghệ của
ngành,…). Việc bố trí cần chú ý tới khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị
trường tiêu thụ, vùng nguyên liêụ đầu vào để tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả
kinh tế cao. Đồng thời cần đặc biệt chú ý tới tính chất liên vùng và tính
chất liên ngành ( sự phối hợp giữa ngành và các ngành khác có liên quan
trên cùng một vùng lãnh thổ). Từ đó tạo ra một mạng lưới các cơ sở sản
xuất của ngành hợp lý và hiệu quả. Lụân chứng về phương án quy hoạch

ngành cần đưa ra được các kết luận chủ yếu sau:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo các
vùng ( cụ thể về danh mục cơ sở nào tiếp tục duy trì sản xuất, cơ sở nào sẽ
cải tạo nâng cao công suất, danh mục các cơ sở sản xuất mới sẽ xây dựng
trong thời gian quy hoạch, và cả các cơ sở sản xuất sẽ đóng cửa ngừng sản
xuất ).
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành trong các khu công nghiệp.
- Danh mục các công trình then chốt quyết định lớn tới sự phát triển
của ngành.
- Danh mục các sản phẩm mũi nhọn của ngành và sẽ phát triển chúng
ở đâu.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu các sản phẩm chủ lực của ngành theo vùng.
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của ngành.
3.5 Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch ngành
Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục
tiêu của quy hoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các
giải pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ. Không nên dàn trải các
giải pháp mà tìm những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện quy hoạch,
không nêu chung chung mà cần có tính toán cụ thể khả năng thực hiện các
giải pháp đó. Phải đưa ra được tiến độ thực hiện cho các thời kì quy hoạch
và đề xuất những chương trình lớn, những dự án kêu gọi đầu tư xây dựng.
Cụ thể với những giải pháp về vốn đầu tư cần phải nêu rõ nhu cầu
về vốn đầu tư. Xác định khả năng huy động vốn; Từ nguồn vốn trung ương,
vốn địa phương, vốn doanh nghiệp, vốn huy động trong dân, vốn huy động
từ nước ngoài. Cần tính toán cơ cấu vốn hợp lý và các giải pháp huy động
để đáp ứng yêu cầu;
Các giải pháp về chính sách, cơ chế cần chú trọng đến các cơ chế tổ

chức sản xuất có hiệu quả;
Giải pháp về khoa học công nghệ cần nêu rõ những yêu cầu và biện
pháp trang bị, đổi mới công nghệ hiện đại;
Cần nêu rõ nhu cầu về nguồn lực, cơ cấu nguồn nhân lực và khả năng
đáp ứng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn quy hoạch đồng thời gắn với
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×