Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

phương pháp giáo dục Âm nhạc ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 7 trang )

I – Đặt vấn đề
Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của
chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham
gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các
em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình
cảm, đạo đức rất tốt.
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được
biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc…Tất cả những điều đó sẽ tạo nên
một trình độvăn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác
giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính
toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm
tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới
phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng 1 giờ lên lớp nhưng
vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa lĩnh hội được tri thức đồng thời vẫn
hoạt động, vui chơi.
Để làm được như vậy, người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến trẻ,
có những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở Tiểu
học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.
II – Các bước tiến hành
-Ở lớp 2, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát
để giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, các em được tập hát sao cho đúng giai điệu,
tiết tấu, những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn
gọn, giai điệu đơn giản, tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung lành mạnh, đượ
sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với trẻ em lớp 2. Đồng thời,
các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hoà giọng cùng các
bạn. Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách phân biệt những âm thanh cao
thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau.
-Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các


em phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho các
em những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho
đời sống tinh thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Chính vì những đặc điểm như trên đây, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu
để tìm ra phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung dạy từng tiết dạy đồng
thời tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Các em được học những tiết học nhẹ
nhàng,
thoải mái và hiệu quả.
-Để cụ thể tôi xin trình bày một giờ âm nhạc cụ thể của học sinh lớp 2.
Tiết 27: Học bài hát Hoa lá mùa xuân
A/ mục tiêu
http://v i o

l y

m p

ic.vn
-Để dạy tiết này sao cho sinh động, gây được hứng thú học tập cho học
sinh trước hết tôi các định mục tiêu của bài.
-Đây là bài hát ca ngợi cuộc sống hoà bình, yêu thiên nhiên đất nước. Bài
có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng, có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời
ca.
-Ở tiết này, giáo viên hướng dẫn các em hát đúng theo lời ca sắc thái tình
cảm của bài. Bên cạnh đó, các em còn được hát và kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu,
theo phách,theo nhịp của bài hát.
-Tóm lại, các nội dung của tiết học này dạy cho các em biết hát đúng giai
điệu ,lời ca, tiết tấu được học bài hát dưới nhiều hình thức, dưới nhiều khía
cạnh, làm cho tiết học sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả.
B/ Sự chuẩn bị giáo viên

-Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể
tạo nên thành công của một tiết học.Ở bài này tôi chuẩn bị như sau:
1. Về phần dạy bài hát:
-Tôi tập bài hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm bài hát để có thể hát mẫu
cho học sinh. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách, để học sinh
biểu diễn kết hợp gõ nhạc cụ trước lớp. (100% học sinh của trường đã có phách
riêng của mình).
-Đàn oóc gan điện tử làm một nhạc cụ rất cần thiết. Nó được sử dụng
trong suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ họa, hoặc chỉ huy học
sinh hát,tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn.
2. Về phần hát và kết hợp gõ đệm
- GV hát và vỗ tay hoặc đệm theo mẫu phách.
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x.
- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS hát và đệm theo nhịp.
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử
dụng thanh phách)
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x x x x x x x
-Phương pháp dạy môn Hát – nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và
môn âm nhạc cho học sinh lớp 2 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng
dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng và
http://v i o

l y

m p


ic.vn
biết vận dụng 1cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công
trong các giờ dạycủa mình.Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo
cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng.
3. Về phần biểu diễn
- Hướng dẫn HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng bên trái – phải theo
nhịp.
C/ Vào bài dạy
a/ Hoạt động 1: Dạy bài hát Hoa lá mùa xuân
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- GV cho HS nghe băng nhạc mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần
nữa.
- Hướng dẫn Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý lấy hơi những chỗ cuối câu. chú ý nhịp đầu
tiên là nhịp lấy đà, do vây phách mạnh đầu tiên ở tiếng “lá’’ để vỗ nhịp cho
đúng.
- Khi tập xong bài hát, GV hỏi HS nhận xét giai điệu của câu 1 và 3, câu2
và 4?
- Dạy xong bài hát GV cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu,
tiết tấu bài hát. Nhắc học sinh hát rõ lời đều giọng.
- GV sửa những câu học sinh hát chưa đúng, nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Tập hát và gõ đệm
Sau khi các em đã nắm vững giai điệu, lời ca và tiết tấu của bài hát, tôi
hướng dẫn các em các cách gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu
- GV hát và vỗ tay hoặc đệm theo mẫu phách.
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x.
- Hướng dẫn học sinh hát gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn học sinh hát và đệm theo nhịp.

Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x
- GV hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca
(sử dụng thanh phách)
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x x x x x x x
http://v i o

l y

m p

ic.vn
c/ Hoạt động 3: Biểu diễn
- Hướng dẫn HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng bên trái – phải theo
nhịp, Tôi lại thay đổi hình thức biểu diễn các em không hát tại chỗ mà lên biểu
diễn trước lớp.
- Tôi cho các em thi đua giữa các bạn nam và các bạn nữ. Sau đó tôi cho
các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em nhận xét tương
đối tốt. Các em đã chỉ ra được những bạn hát đúng và múa đẹp, những bạn còn
sai sót. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với
hình thức này, các em được rèn luyện tính bạo dạn, tự tin và và khả năng biểu
diễn trước đông người.
- Đây là hình thức chẳng những giúp các em ghi sâu giai điệu của bài hát
mà cònrèn luyện và phát triển tai nghe nhạc của các em. Nếu những trò chơi
trong giờ học của các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao.Các
em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng.
- Kết thúc tiết học tôi cho cả lớp cùng hát lại bài hát.
III – Kết quả
-Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học

sinh,các em rất yêu thích môn học này.
-Nhiều năm qua, tôi luôn phấn đấu học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Tuy nhiên quá trình
giảng dạy môn Âm nhạc còn nhiều bổ xung và phát triển nên tôi nghĩ mình phải
thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn.
Cho đến giờ, khối 2 trường tôi có kết quả như sau:
- Các em đều thích môn âm nhạc.
- Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo
- 50% loại giỏi.
- 45%loại khá.
- 5%loại trung bình.
- Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
IV – Rút ra bài học kinh nghiệm
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải
được nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa
để giảng dạy ngày một tốt hơn. Vì những trăn trở đó, tôi rút ra một vài kinh
nghiệm nhỏ sau:
 Đối với giáo viên
- Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương
pháp dạy tốt nhất.
- Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn.
- Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học.
 Đối với học sinh
http://v i o

l y


m p

ic.vn
- Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng.
- Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ.
V – Phương hướng
-Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy môn Âm
nhạc cho học sinh lớp 2. Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để đem
đến cho các em những giờ học Âm nhạc thật thú vị và hiệu quả.
-Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, và các bạn đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Giáo án âm nhạc 2
Tiết 27: Học bài hát Hoa lá mùa xuân
I- Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc bài hát.
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm
- Học sinh biết biểu diễn bài hát
II- Giáo viên chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm.
- Đàn oóc (ghi âm sẵn bài hát).
- Nhạc cụ gõ (1 đôi phách)
- Vẽ sơ đồ cách gõ đệm
- Nam châm dính bảng.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Dạy bài hát
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
( Học sinh chú ý lắng nghe)
- GV cho HS nghe băng nhạc mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần
nữa.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
(HS tập hát theo hướng dẫn của GV.
- Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý lấy hơi những chỗ cuối câu. chú ý nhịp đầu
tiên là nhịp lấy đà, do vây phách mạnh đầu tiên ở tiếng “lá’’ để vỗ nhịp cho
đúng.
(Học sinh tập hát đồng thanh theo hướng dẫn)
- Khi tập xong bài hát, GV hỏi HS nhận xét giai điệu của câu 1 và 3, câu2
và 4?
( Học sinh trả lời, đồng thời giáo viên tuyên dương học sinh)
http://v i o

l y

m p

ic.vn
- Dạy xong bài hát GV cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu,
tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời đều giọng.
(Học sinh theo dõi và lắng nghe)
- GV sửa những câu HS hát chưa đúng, nhận xét.
2. Hát kết hợp gõ đệm
-Đây là sơ đồ cách gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu (Giáo viên dính tờ
giấy có vẽ sơ đồ gõ đệm)
- GV hát và vỗ tay hoặc đệm theo mẫu phách.
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x.
- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách.
(Học sinh theo dõi và thực hiện theo)
- Hướng dẫn HS hát và đệm theo nhịp.
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.

x x x x
(Học sinh theo dõi và thực hiện theo)
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử
dụng thanh phách)
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
x x x x x x x x x x x x x
(Học sinh theo dõi và thực hiện theo)
3. Biểu diễn
- Hướng dẫn HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng bên trái – phải theo nhịp
(Cho học sinh nhận xét, giáo viên cho điểm động viên).
IV- Củng cố – Dặn dò
- Về nhà các con nhớ ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm.
(Học sinh theo dõi và lắng nghe)
- GV củng cố bằng cách hỏi lại học sinh tên bài hát vừa học, tác giả? Cho
cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo nhịp, phách và tiết tấu của bài hát một lần
trước khi kết thúc tiết học.
(Giáo viên đánh đàn-học sinh hát, múa)
http://v i o

l y

m p

ic.vn
Thống kê nội dung chương trình âm nhạc lớp 2
I – Tập bài hát: Gồm 12 bài hát (bao gồm dân ca, bài hát trẻ em trong
nước là chủ yếu và một bài hát nước ngoài). Các bài hát được sắp xếp theo trình
tự như sau:
1. Thật là hay
2. Xòe hoa

3. Múa vui
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
II – Phát triển khả năng nghe nhạc
1. Các em được nghe một số bài hát:
- Các em được nghe một số bài hát thiếu nhi chon lọc và bài hát bổ sung
thay thế (Hoặc trích đoạn các bản nhạc không lời) ở các tiết kể chuyện âm nhạc
2. Các em được nghe và tập phân biệt âm thanh cao, thấp, ngắn, dài với
tốc độ khác nhau.
3. Các em được tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng
nhạc cụ gõ đệm theo bài hát (Sử dụng thường xuyên trong các tiết học).
4. Ngoài ra các em còn được nghe kể chuyện về âm nhạc với đời sống
(*)Mục lục
I. Đặt vấn đề
II .Các bước tiến hành
III. Kết quả
IV.Rút ra bài học kinh nghiệm
V . Phương hướng
- Minh hoạ: Giáo án Âm nhạc 2
Tiết 27: Học bài hát Hoa lá mùa xuân
- Thống kê nội dung chương trình âm nhạc lớp 2

×