Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.4 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh
xắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức canh tranh của các doanh
nghiệp nhà nước. Khẩn trương hoàn thành kế hoạch xắp xếp, đổi mới và
phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại công ty nhà
nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành
một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa
ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu
nhà nước đóng vai trò chi phối.
Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể
cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng
động, để vồn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tang lên,
đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển.
Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước.
Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ
phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu bảo đảm
những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các
doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh quốc phòng và những doanh
nghiệp sản xuất cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá
được. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay nhiều thành viên mà chủ
sở hữu là nhà nước.
Đối với những tổng công ty lớn chưa thực hiện cổ phần hoá toàn bộ
tổng công ty, thực hiện cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và
chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một hay nhiều thành
viên mà chủ sở hữu là nhà nước; đồng hời, chuyển các tổng công ty này
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con. Tổ chức lại hội
đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại tổng công
ty.
Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và
sức canh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá
bỏ độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính
sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chưa xoá bỏ được vị thế độc
quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội nhập
đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản
phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội và chủ yếu dưới
hình thức công ty cổ phần.
Để thực hiện mục tiêu này, việc đổi mới, cải cách chính sách đòi hỏi phải
có cách nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn; chính xác và phát hiện những thế mạnh và
hạn chế, những khiếm khuyết của khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), nhằm
phát huy những tiềm năng, lợi thế, từ đó có những chính sách khuyến khích,
thúc đẩy khu vực KTNN phát triển. Việc phối hợp chặt chẽ, giải quyết đúng
đắn mối quan hệ kinh tế giữa khu vực KTNN và các khu vực kinh tế khác sẽ
tạo điều kiện phát huy nội lực, gắn kết các thành phần kinh tế với nhau, tạo
động lực và nguồn sức mạnh để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả và bền
vững. Nghiên cứu việc phát triển KTNN ở nước ta còn cho chúng ta thấy sự
tác động qua lại giữ khu vực KTNN và các thành phần kinh tế khác là sự tác
động tương hỗ, tạo điều kiện và làm tiền đề cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội. Từ đó có những sự thay đổi về nhận thức cũng như chính sách đối sử
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Song đây là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn. Điều quan trọng là xem
xét, phân tích để đánh giá đúng những tác động tích cực hoặc những mặt còn
phải khắc phục của sự phát triển của khu vực KTNN với tư cách là thành viên
của nền sản xuất kinh tế xã hội; là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong
2

Website: Email : Tel : 0918.775.368
nền kinh tế quốc dân; từ đó có thể đề ra các biện pháp kiểm soát, định hướng,
thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu, và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề phát
triển KTNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về
mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở định hướng, điều chỉnh, bổ sung chiến lược
và chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Xuất phát từ vấn đề thực tế nêu trên,
em lựa chọn đề tài “Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam”. Đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn.
2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài: đây là Đề tài lớn.
Trong khuôn khổ Tiểu luận và thời gian có hạn, Em chỉ tập chung trình bày
những vấn đề hết sức cơ bản của sự phát triển KTNN ở Việt Nam hiện nay
và quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản trong phát triển KTNN ở
Việt Nam.
3- Phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
lô-gích, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp và
diễn dịch.
Tuy nhiên trong nội dung đề tài này, bao gồm nhiều vấn đề lý luận liên
quan đến chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước,
mặt khác do điều kiện thời gian học tập, nghiên cứu có hạn, các tài liệu tham
khảo chưa đầy đủ và trong quá trình học tập, nghiên cứu có những hạn chế
khách quan, chủ quan cho nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Bản thân em rất mong được sự chỉ bảo của Thầy giáo để có thể tiếp thu, chỉnh
sửa được đầy đủ hơn giúp bản thân nắm vững nội dung cả về lý luận và thực
tiễn để tiếp tục vận dụng có hiệu quả trong quá trình học tập, nghiên cứu tiếp
theo.
Em xin chân thành cảm ơn !
3

Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KTNN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
1. Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.1. Các thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta.
Đại hội Đảng lần thứ IV khẳng định nước ta còn tồn tại nhiều thành
phần kinh tế đan xen nhau là tiền đề và là động lực thúc đẩy nền sản xuất
xã hội phát triển, đó là kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản nhà
nước; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là sự tồn
tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta; vì trong thời
kỳ quá độ chúng ta chưa thể có ngay một LLSX phát triển ở trình độ cao;
mà trái lại LLSX của chúng ta phát triển ở nhiều trình độ khác nhau, cơ cấu
kinh tế không đồng đều trong nước và các ngành, các vùng, vì vậy để phù
hợp với LLSX cần có những mô hình QHSX khác nhau, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước (KTNN) được xác định là những hoạt động kinh tế
mà nhà nước là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền định đoạt, tổ chức, quản lý
và chi phối theo mục tiêu đã định đoạt. Nếu xét về lĩnh vực hoạt động,
KTNN một mặt trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt
khác, hoạt động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội. Như vậy
KTNN bao gồm các hoạt động kinh tế của nhà nước trong việc quản lý,
khai thác, bảo tồn các nguồn tài nguyên nhằm mục đích phát triển; đầu tư,
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật; hoạt động trong các

ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông
nghiệp, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước...
Kinh tế nhà nước bao gồm nhiều bộ phận.
1.2.1. Tài chính nhà nước
Bao gồm tất cả các hoạt động thu chi mang tính kinh tế của nhà nước,
phần tín dụng nhà nước và phần tín dụng của các ngân hàng thương mại
quốc doanh. Nếu nhìn nhận theo nghĩa hẹp thì tài chính nhà nước chỉ bao
gồm các hoạt động thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ đề cập
chủ yếu tới việc chi ngân sách cho các dự án lớn của Nhà nước, các chương
trình mục tiêu quốc gia (thuộc nhóm chi đầu tư phát triển), là nhóm chi lớn
chi phối tới ngân sách Nhà nước.
1.2.2. Các quỹ quốc gia khác
Như quỹ xoá đói, giảm nghèo, Quỹ phòng chống thiên tai, quỹ phòng
chống AIDS,...Đây là một bộ phận của KTNN phục vụ cho các hoạt động
nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên đây là những quỹ
được thành lập và hoạt động vì mục tiêu xã hội, phi lợi nhuận, vì vậy phạm
vi đề tài sẽ không đi sâu phân tích nội dung này.
1.2.3. Dự trữ quốc gia
Là bộ phận cấu thành của sở hữu nhà nước, nó chính là công cụ điều
hành vĩ mô của nhà nước nhằm điều tiết ổn định thị trường, ổn định xã hội,
không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh không trực tiếp nằm trong các
hoạt động kinh tế, định hường XHCN không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng
nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định của toàn bộ nền
kinh tế, vì vậy phạm vi đề tài sẽ không đi sâu phân tích nội dung này.
1.2.4. Tài sản công
Bao gồm các tài sản cố định và lưu động trong các cơ quan hành chính
sự nghiệp; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật.....Các tài sản công phân
bố trên phạm vi rộng. Đối với đất đai, phạm vi đề tài chỉ xác định những
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

nguồn đất tham gia vào các hoạt động kinh tế như một nguồn lực. Các tài
sản khác nằm trong các hoạt động kinh tế như tài nguyên, khoáng sản dầu
mỏ, than đá.... Nhà nước đã giao cho các chủ thể, các tổ chức, các doanh
nghiệp nên sẽ phân tích chung trong phần doanh nghiệp nhà nước.
1.2.6. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Đây được xem như là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất của kinh
tế nhà nước - Một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Tiêu chí để xác định là DNNN
khi sở hữu vốn nhà nước chiếm tỷ trọng trên 51% hoặc nhà nước giữ cổ
phần khống chế.
Chức năng của KTNN được xác định bởi nhiều mối quan hệ, trong đó
quan hệ cơ bản là lợi ích của chủ thể. KTNN lấy lợi ích công cộng, quốc
gia làm căn bản; lấy việc điều tiết nhằm ổn định vĩ mô làm chức năng chủ
yếu, lấy việc phân bổ công bằng lợi ích công cộng làm trọng tâm, lấy việc
tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng làm mục tiêu chính.
Cần phải khẳng định rằng vai trò của KTNN là cốt vật chất của nền
kinh tế quốc dân, là trụ cột để phát triển kinh tế nhiều thành phần, là lực
lượng kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế vạn hành một cách thông suốt có
hiệu quả .
KTNN là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước
thực hiện chức năng định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước can
thiệp vào thị trường thông qua các chính sách và lực lượng vật chất, trong
đó DNNN, lực lượng dự trữ quốc gia có ỹ nghĩa quan trọng, vốn tín dụng
và các nguồn lực của nhà nước để dập tắt hoặc giảm theo cơn sốt hay đóng
băng giá.....đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định.
KTNN tạo lập môi trường dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế
khác cùng phát triển, KTNN đảm nhận những ngành, lĩnh vực trọng yếu
mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện thực hiện hoặc thực hiện
chưa có hiệu quả.
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
KTNN thể hiện vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực cần nhiều vồn đầu tư
, có hàm lượng khoa học cao và một số lĩnh vực mới hình thành. Trong bối
cảnh nước ta nhu cầu hình thành những lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản,
phát triển thị trường chứng khoán.... trong khi kinh tế tư nhân còn nhỏ bé,
chứ có khả năng đầu tư lớn nên KTNN cần đảm nhiệm trong một thời gian
nhất định.
KTNN thức đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng lực lượng tài chính
nhà nước, chủ yếu bằng NSNN và hệ thống DNNN nhằm khai thác lợi thế,
tiềm năng của đất nước. KTNN thể hiện vai trò cung ứng các hàng hoá
công cộng và kết cấu hạn tầng. Mặt khác KTNN là công cụ để nhà nước
khắc phục một số khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện chính sách xã
hội, văn hoá, y tế, xó đói giảm nghèo,
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH TẾ NHÀ NƯỚC
1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ngân sách cho các chương
trình phát triển, mục tiêu quốc gia.
Trong những năm qua vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho phát triển
từng bước đã có sự thay đổi theo hường dần thu hẹp đầu mối, tập trung vào
các chương trình, dự án được lực chọn và huy động các nguồn vốn từ các
chủ thể khác cùng thám, gia.
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
thực hiện
Năm
2001
Năm

2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Vốn đầu tư thuộc NSNN 22.6 22 21.6 23.6 22.7
Vốn tín dụng đầu tư 17.1 17.4 131. 11.2 10
Vốn đầu tư của DNNN 17.7 16.9 17.7 18.2 19.7
Vốn dân cư và tư nhân 23.5 25.3 26.7 26.9 28.7
Vốn FDI 19 18.5 16.5 17.1 14.3
Vốn huy động khác 0 0 4.1 3 4.6
Cộng 100 100 100 100 100
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn
xã hội.
8

×