Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẬP LÀM VĂN L3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.41 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dạy Tập làm văn lớp 3 như thế nào để đáp ứng nhu
cầu đổi mới?
A.Phần mở đầu
I. Lí do chọn chuyên đề.
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho
học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe-nói-đọc-viết”. Trong đó môn Tiếng Việt có các phân
môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm
văn…Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các
phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản,
đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông
qua đó con người thực hiện quá trình tư duy-chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình
cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
Ngôn ngữ (dưới dạng nói-ngôn bản, và dưới dạng viết-văn bản) giữ vai
trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học
sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần
lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn lớp 3 nói
rêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn theo hướng đổi mới như thế
nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của học sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết
dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn
khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với
mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản
(nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật,
kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp giới thiệu về mình và những người xung
quanh.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến
thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại
bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Ban giám hiệu trường Tiểu học Đằng Hải chỉ đạo
giáo viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề “Dạy Tập làm
văn lớp 3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới”.


II. Cơ sở thực tiễn và lý luận:
1. Cơ sở lý luận:
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọngcủa môn Tiếng
Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều
phân môn. Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói,
đọc, viết; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo lập văn bản,
trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng
Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng
hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình
phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt
được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có
vốn kiến thức, ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn
khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói,
viết, cách hành văn cho học sinh.
Tóm lại: Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực,
sáng tạo, chủ động trong học tâp; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn
bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho
việc dạy Tập làm văn được tốt.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thuận lợi:
+ Đối với giáo viên:
- Năm học 2005-2006 là năm thứ tư tiến hành chương trình thay
sách, giáo viên đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp một cách
cơ bản, việc sử dụng dồ dùng tương đối có hiệu quả.
- Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên
môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân
môn Tập làm văn.
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo đã có nhiều giáo viên thành
công khi dạy Tập làm văn.

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách, báo… giáo viên
tiếp cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn.
+ Đối với học sinh
- Học sinh lớp ba đang ở lứa tuổi rất thích học và ham học.
- Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội
dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy
học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em.
- Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là các em
ở lớp 2 đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập Làm Văn như kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em
học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3.
2.2 Khó khăn:
+ Đối với học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu
cầu của bài học chưa cao.
- Sự hiểu biết của hs lớp 3
về phân môn tập làm văn còn hạn chế. Bước đầu kế thừa, tập làm quen phân môn tập
làm văn của lớp 2.
- Kiến thức về cuộc sống
thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.
- Vốn từ vựng của học sinh
chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời
rạc, chưa liên kết, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện
ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh
động.
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy
móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Ví dụ:
phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.
+ Đối với giáo viên:

Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập Làm Văn đòi hỏi người giáo
viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Cần phải có vốn sống thực tế, người giáo
viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò,
khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói viết thành văn bản, ngôn
ngữ quả không dễ.
Các điều về CSVC phần nào chưa đáp ứng được đầy đủ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy học tập của giáo viên, một số bài dạy còn thiếu tranh ảnh, nên giáo viên
dùng lời nói mô tả học sinh tiếp thu trừu tượng. Kết quả giờ dạy còn hạn chế.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng
môn Tập làm văn lớp 3 vào tháng 9-tuần 3 (năm học 2005-2006) với đề bài như sau:
Hãy kể về gia đình em với người bạn mới quen.
Kết quả khảo sát như sau:Tổng số học sinh khối 3: 85 em.
Nội dung khảo sát Số
học sinh
Tỷ
lệ%
1. Biết viết câu, dùng từ hợp lý. 43/85 50.5%
2. Biết nói-viết thành câu. 47/85 55.5%
3. Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình
ảnh.
13/85 15.3%
4.Biết trình bày đoạn văn. 34/85 40%
Bài viết học sinh đạt từ trung bình trở
lên
57/85 67%
Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình ảnh,
vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít; do vậy chất lượng bài viết của các em
chưa cao, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng. Kết quả này cũng thể hiện phương
pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ
học.

III. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
Các tiết dạy Tập làm văn lớp 3.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
B. Phần nội dung
I. Nội dung chương trình SáCH GIáO KHOA và các hình thức
luyện tập làm văn lớp 3
1. Nội dung dạy học:
Chương trình Tập làm văn lớp 3 bao gồm 35 tiết/năm (thực học 31 tiết + 4
tiết ôn tập):
- Kỳ 1: 16 tiết + 2 tiết ôn tập.
- Kỳ 2: 15 tiết + 2 tiết ôn tập.
Yêu cầu trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng phục vụ cho học tập
và đời sống hàng ngày như: điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và
phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, trường, ghi chép sổ tay…
Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, nghe, nói, viết thông qua kể chuyện và miêu tả như:
kể một việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc
bằng câu hỏi.
Rèn kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe.
2. Các hình thức luyện tập.
1.Bài tập nghe: Gồm các tiết:
- Tuần 4: Nghe kể: Dại gì mà đổi.
- Tuần 7: Nghe kể: Không nỡ nhìn.
- Tuần 11: Nghe kể: Tôi có đọc đâu.
- Tuần 14: Tôi cũng như bác.
- Tuần 15: Nghe kể: Giấu cày.
- Tuần 16: Nghe kể: Kéo cây lúa lên.
- Tuần 19: Nghe kể: Chàng trai Phù ủng.

- Tuần 21: Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
- Tuần 24: Nghe kể: Người bán quạt may mắn.
- Tuần 34: Nghe kể: Vươn tới các vì sao.
* Yêu cầu các bài tập nghe:
- Học sinh hiểu nội dung câu chuyện, thuật lại được câu một cách mạnh dạn, tự
tin.
- Học sinh thấy cái hay cái đẹp, cái cần phê phán trong câu chuyện.
- Biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu.
Các hình thức luyện tập
Bài tập nghe
Bài tập nói
Bài tập viết
- Giọng kể phù hợp nội dung từng câu chuyện.
2. Bài tập nói: Gồm các tiết:
- Tuần 1: Nói về Đội TNTP.
- Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp.
- Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học.
- Tuần 8: Kể về người hàng xóm.
- Tuần 11: Nói về quê hương.
- Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất nước.
- Tuần 15: Giới thiệu về tổ em.
- Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn.
- Tuần 20: Báo cáo hoạt động.
- Tuần 21: Nói về tri thức.
- Tuần 22: Nói về người lao động trí óc.
- Tuần 25: Kể về lễ hội.
- Tuần 26: Kể về một ngày hội.
- Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao.
- Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu:

- Học sinh nói đúng và rõ ý, diễn đạt rõ ràng dễ hiểu.
- Học sinh nói theo nội dung, chủ đề cho trước.
- Nói thành câu, biết cách dùng từ chân thực.
- Nói thành đoạn văn.
3. Bài tập viết: Gồm các tiết:
- Tuần 1: Điền vào giấy tờ in sẵn (ĐTNTP).
- Tuần 2: Viết đơn.
- Tuần 3,4: Điền vào tờ giấy in sẵn.
- Tuần 10: Tập viết thư và phong bì thư.
- Tuần 12: Viết về cảnh đẹp đất nước.
- Tuần 13: Viết thư.
- Tuần 17: Viết về thành thị nông thôn.
- Tuần 22: Viết về người lao động trí óc.
- Tuần 28: Viết lại một tin thể thao trên báo, đài.
- Tuần 29: Viết về một trận thi đấu thể thao.
- Tuần 30: Viết thư.
- Tuần 32: Viết về bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu các bài tập viết:
- Đủ số lượng câu.
- Trình bày thành đoạn văn.
- Biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (ai là gì, ai làm gì?, để
ntn?).
- Biết cách dùng từ (biết sử dụng phép so sánh, nhân hoá)
II. Các phương pháp dạy tập làm văn.
1. Phương pháp sử dụng trực quan.
2. Phương pháp thực hành giao tiếp, rèn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
3. Phương pháp giảng giải.
4. Phương pháp dạy học cá nhân.
5. Phương pháp thảo luận nhóm.
6. Phương pháp đàm thoại.

7. Phương pháp trò chơi …
8. Phương pháp làm việc với SGK và các tài liệu.
III. Quy trình tiết tập làm văn lớp 3.
1. Kiểm tra bài cũ 3’–5’.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu 1’-2’
b. Hướng dẫn làm các bài tập (30’-32’)
- Thực hành giải lần lượt các bài tập bằng nhiếu hình thức.
- Chú ý đặc trưng của từng tiết dạy. Ví dụ: rèn nghe-nóiđọc-
viết hoặc những hình thức khác nhau nhằm đạt được mục đích yêu
cầu.
3. Củng cố dặn dò 1’-2’.
IV. Các biện pháp dạy tập làm tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi
mới.
Tùy theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị học và từng đối tượng họ__________c sinh,
giáo viên có thể áp dụng nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp
với một số biện pháp bổ trợ khác. Về cơ bản có những biện pháp sau:
1. Luôn chú trọng “tích hợp-lồng ghép” khi dạy phân môn tập
làm văn lớp 3.
Khi dạy tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa
các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và
câu, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn.
Mối quan hệ này thể hiện rất rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: các bài học được
biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các
phân môn.
Ví dụ: Chủ đề Cộng đồng dạy trong 2 tuần gồm các bài Tập đọc, Luyện từ và
câu…Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc cung cấp cho học sinh
vốn từ về chủ đề Cộng đồng, những câu văn có hình ảnh về chủ đề Cộng đồng. Cụ thể
khi dạy bài tập đọc: Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già-Tuần 8, giáo viên khai thác nội
dung bài theo hệ thống câu hỏi sau:

+ Điều gì gặp bên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
(Các bạn gặp một cụ già đứng ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu)
+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
(Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán: a) Hay ông cụ bị ốm,
b) Hay cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi để hỏi thăm ông cụ)
+Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ?
Với câu hỏi này có thể các em sẽ trả lời như sau:
- Vì các bạn là những trẻ ngoan.
- Vì các bạn là nhữngngười nhân hậu.
- Vì các bạn muốnquan tâm, giúp đỡ ông cụ.
+Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
(Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi)
+Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
Với câu hỏi này có thể các em sẽ trả lời như sau:
- Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
- Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người trò chuyện.
- Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ dành cho
mình.
Qua các câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho các em ý thức biết
quan tâm chia sẻ với những người trong cộng đồng, giúp cho các em khi viết đoạn văn
kể về những người thân, hoặc người hàng xóm, đoạn văn toát lên được nội dung: con
người phải biết yêu thương nhau, sự quan tâm chia sẻ của những người xung
quanh làm cho mỗi người dịu bớt những nỗi lo lắng, buồn phiền, và cảm thấy cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp cho học sinh bày tỏ được thái độ, tình
cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với
quá trình đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để
học sinh rút ra được câu trả lời đúng, cách ứng xử hay.
Như vậy, qua tiết học này, học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch
lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ

trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh
hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ tương thân
tương ái giữa mọi người trong cộng đồng; rèn cho học sinh thói quen quan tâm, chia
sẻ giúp đỡ những người trong cộng đồng.
Cũng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu-Tuần 8 cũng cung cấp cho
học sinh vốn từ về chủ đề Cộng đồng thông qua hệ thống các bài tập. Cụ thể:
Bài 1: Sắp xếp những từ ngữ vào ô trống trong bảng phân loại sau
Các từ: Cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng
hương
Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ trên và sắp xếp vào các nhóm
từ:
Nhóm 1: Những người
trong cộng đồng
Nhóm 2: Thái độ hoạt động
trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng
đội, đồng hương
Cộng tác, đồng tâm
Từ việc hiểu nghĩa của từ ở bài tập 1, học sinh hiểu ý nghĩa các thành ngữ ở bài
tập 2 và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành thái độ ứng xử trong cộng đồng
thể hiện trong các thành ngữ đó:
Chung lưng đấu cật.
(Mọi người cùng chung sức chung lòng để thực hiện một công việc có nhiều
khó khăn trở ngại)
Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
(Phê phán thái độ thờ ơ, không quan tâm , tương trợ người khác lúc khó khăn)
Ăn ở như bát nước đầy.
(Ca ngợi con người ăn ở , cư xử với mọi người có tình có nghĩa , trước sau
không thay đổi).
Như vậy học sinh biết vận dụng những câu thành ngữ về thái độ ứng xử

trong cộng đồng khi nói-viết tập làm văn giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
ở phân môn Chính tả Tuần 8, các em cũng được luyện viết các bài trong
chủ đề Cộng đồng. Ví dụ: Viết đoạn 4 trong bài các em nhỏ và cụ già.
Cụ ngừng lại và nghẹn ngào nói tiếp:
- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông năm bệnh viện mấy tháng nay
rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh
viện, ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được
nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
Khi viết đoạn văn trên, học sinh được rèn viết chính tả, cách sử dụng các
dấu câu; thấy được sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với nhau làm dịu bớt nỗi
lo lắng, buồn phiền, tăng thêm cho mỗi người niềm hy vọng, nghị lực trong cuộc
sống. Học sinh vận dụng cái hay , cái đẹp của ngôn từ trong đoạn văn để thể hiện
tình cảm, thái độ đánh giá trong từng bài văn cụ thể của chính các em.
Tương tự, ở phân môn Tập viết-Tuần 8, các em được làm quen với các thành
ngữ, tục ngữ về chủ đề Cộng đồng như luyện viết câu ứng dụng: “ Khôn
ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Xuất phát từ các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết
xoay quanh chủ đề Cộng đồng, học sinh biết “ Kể về người hàng xóm mà em quý
mến” ( TLV 3-Tuần 8) và viết được đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện tình cảm, thái độ
đánh giá đối với người hàng xóm qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn có hình ảnh.
Cô Loan là người hàng xóm bên cạnh nhà em. Cô là giáo viên tiểu học, tối tối
miệt mài bên trang giáo án, và chấm bài cho học sinh. Với dáng nhỏ nhắn nhng rất
nhanh nhẹn, giọng cô ấm áp. Em thích nghe nhất là khi cô hát. Cô thật xứng danh là cô
ca sĩ của trường.
Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn của Tập làm văn đều nhằm mục
đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó, tích hợp lồng
ghép là phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Tập làm văn lớp 3.
2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp:
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt

thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy
cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho
học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương
pháp dạy học truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học
tập, tích cực, sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghenói-
đọc-viết cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu
quả tối ưu.
Ví dụ: Giảng dạy dạng bài tập nghe và tập nói.
Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày”- Tập làm văn-Tuần 1.
Qua việc kể mẫu của giáo viên, quan sát tranh, gợi ý sách giáo khoa… học sinh
kể nội dung câu chuyện như sau:
Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Bác ta liền hét to trả lời: -
Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.
Về nhà bác ta liền bị vợ trách: - Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian biết
chỗ, nó lấy mất cày thì sao.
Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng, quả nhiên thấy cày bị mất. Bác ta liền
chạy một mạch về nhà, nói thầm vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi!”
Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (kể cho nhau
nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy được sự phê phán
hóm hỉnh, hài hước, và kể lại nội dung câu truyện với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây
cười ở người nghe, nét mặt phù hợp, nâng kịch tính câu chuyện lên cao hơn.
Song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe-nói, học sinh rèn kỹ năng viết: nắm
kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục, phù
hợp văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văn của học sinh không đơn thuần là
kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc,
sự đánh giá, thái độ yêu-ghét, trân trọng hay phê phán của các em. Thông qua bài viết
của các em người đọc hiểu được tâm tư tình cảm của các em về một vấn đề nào đó.
Bổ trợ cho việc rèn kỹ năng nghe-nói trong tiết Tập làm văn, phần kể chuyện
của tiết Tập đọc kể chuyện cũng chú trọng đến rèn kỹ năng giao tiếp.

Ví dụ: Dạy Tập đọc kể chuyện. Tiết 2-Bài Đất quý đất yêu-Tuần 11.
Nhiệm vụ của học sinh là: quan sát tranh, sắp xếp lại tranh theo trình tự nội
dung câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh kể lại câu chuyện, đúng nội
dung, ngắn gọn, từ ngữ súc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ để câu
chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe thấy được phong tục tập quán của
người Ê-ti-ô-pi-a: họ coi đất đai là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Thông qua kể lại câu chuyện theo tranh, học sinh hình thành và rèn luyện khả
năng diễn đạt, phục vụ tốt cho bài tập nói của tiết Tập làm văn.
Tóm lại, học sinh rèn luyện khả năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét
điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu, đáng tự hào của
mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu thương, ý thức giữ
gìn, xây dựng quê hương đất nước.
Ngoài ra, mỗi giáo viên cần cần chú trọng vận dung phương pháp dạy
học theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng
cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ sự cảm thụ đó với người khác. Như
vậy, mỗi bài nói, bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu
văn-yêu cái hay, cái đep, yêu tiếng Việt-giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Tổ chức tốt việc quan sát tranh, hướng dẫn học sinh cách dùng từ, giọng
kể, điệu bộ khi làm bài nghe, nói, viết.
Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn
trong việc nghe-nói-viết-kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên
cần tổ chức tốt hoạt động quan sát tranh: quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh,
nội dung thể hiện của tranh. Học sinh cảm nhân được được những nét đẹp của cảnh
vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô.
Để các em làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử
dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể để nhớ được các ý chính của
nội dung câu chuyện.
Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Giáo viên cần
hướng dẫn các em cách chọn lựa, sử dụng từ ngữ, hình ảnh để điễn đạt sao cho dễ
hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe-đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm

bắt được sự việc, suy nghĩ tình cảm mà các em muốn thể hiện qua bài nói, bài viết.
Người nghe, người đọc tuy không trực tiếp nhìn diện mạo của nhân vật, xem bối cảnh
của sự việc như xem phim, xem kịch nhưng vẫn thấy được thế giới nội tâm của nhân
vật, quá trình diễn biến của sự việc qua những hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với
những tình cảm, thái độ, sự đánh giá của các em. Đó chính là điểm mạnh của nghệ
thuật sử dụng ngôn từ.
Ví dụ: Dạy Tập làm văn-Tuần 12.
Bài tập 2:
Yêu cầu: Học sinh viết đoạn văn qua quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở
nước ta.
Thông qua việc quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, giúp học
sinh nắm nội dung của tranh (ảnh), thấy vẻ đẹp của tranh (ảnh), từ đó các em lựa chọn
từ ngữ thích hợp để nói và viết thành đoạn văn, giúp cho người nghe-đọc tuy không
quan sát tranh (ảnh) nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh mà học sinh
nói đến.
Bài tập 2 tuần 12: Học sinh quan sát ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết. HS
quan sát tổng thể bức ảnh, sau đó quan sát từng hình ảnh cụ thể, màu sắc của bức ảnh,
thấy vẻ đẹp bức ảnh mình vừa quan sát. ngoài ra các em biết cách quan sát một số bức
tranh ảnh mà mình sưu tầm được.
Bài Tập làm văn tuần 25: Đề bài: “Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây
(SGK) tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội”. Khi quan sát
học sinh nhận đâu là hoạt động chính của lễ hội. Đó là hoạt động gì? Màu sắc trong
tranh thể hiện không khí, quang cảnh lễ hội từ đó các em bộ lộ tình cảm của mình đối
với các hoạt động mang đậm nét phong tục tập quán của địa phương.
Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,
giọng điệu của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người
nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng
những yếu tố phi ngôn ngữ này.
4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy tập làm văn
theo hướng đổi mới.

Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt
động học tập một cách chủ động tích cực.
Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: học sinh thảo luận
nhóm, đàm thoại với nhau và với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại) về
một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: đóng các hoạt cảnh, vận
dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức… Qua đó học sinh lĩnh hội kiến
thức, tích cực, tự giác “học mà chơi-chơi mà học”. Không khí học tập thoái mái khiến
học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến,
đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu.
So sánh với phương pháp dạy Tập làm văn lớp 3 truyền thống: mỗi tiết
Tập làm văn chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn theo một đề bài thuộc một
thể loại văn nào đó dưới dạng nói hoặc viết. Tiết học diễn ra theo tiến trình: giáo viên
hướng dẫn làm bài dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đưa các câu hỏi gợi ý
khiến học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu, không khuyến
khích học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét, đánh giá, sự miêu tả của chính các
em.
Trong chương trình thay sách giáo khoa lớp 3, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ
thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài: nghe-nói, nói-viết,
nghenói-
viết Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhưng
linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động dạy-học, phân bố thời gian
hợp lý, vừa tránh được những nhược điểm nêu trên vừa tạo được không khí học tập
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 1: Tiết tập làm văn (tuần11) với hệ thống bài tập như sau:
Bài 1: Nghe kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”.
Yêu cầu:Học sinh nghe và kể lại câu chuyện.
Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học:
- Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuyện.
- Thảo luận theo nhóm, theo cặp: học sinh dựa vào gợi ý, sách giáo
khoa, tranh và việc nghe giáo viên kể để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau

nghe.
- Đại diện từng nhóm kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Cách tổ chức các hình thức hoạt động nêu trên huy động được tất cả học sinh
tham gia vào hoạt động học tập, tạo được không khí thi đua học tập giữa từng học sinh
với nhau, và giữa các nhóm học sinh.
Bài 2: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Yêu cầu: Học sinh làm việc cá nhân với vở bài tập.
Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học:
- Cá nhân học sinh làm trong vở bài tập.
- Học sinh trình bày trước lớp
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Qua việc giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm: Đánh giá khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh, khả năng diễn đạt sắp xếp các ý theo đúng trình tự bài học
chưa. Từ nhận thức của học sinh giúp giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức
dạy học phù hợp từ nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi gợi mở, hình thức luyện tập
giúp học sinh phát huy khả năng của mình và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra giáo viên đánh giá cách truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng giải
của chính bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
Tóm lại, sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy Tập làm văn lớp 3
theo hướng đổi mới tạo được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh tham gia các
hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo.
Ví dụ 2: Tiết tập làm văn (tuần22) với hệ thống bài tập:
Bài 1: Kể về người lao động trí óc mà em biết.
- Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân (làm trong vở bài tập).
- Trao đổi nhóm, kể cho nhau nghe về người lao động trí óc.
- Sau khi thống nhất các em cử đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh khác nghe nhận xét, bổ sung.

Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành đoạn văn.
- Học sinh phải biết viết những điều em vừa kể thành đoạn văn với
câu văn đúng, hay, biết sử dụng hình ảnh, từ ngữ phù hợp.
Như vậy, trong một tiết học, học sinh vừa luyện kể (luyện nói), vừa luyện viết
đoạn văn (văn bản), nên việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong
dạy Tập làm văn là nhiệm vụ cần thiết.
5. Dạy học hướng tập trung vào học sinh và chú trọng hình thức dạy học cá
nhân.
Dạy tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra
một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và
hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những
vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp
những tri thức đó, đưa ra những kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn
gọn lại: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ
kiện.
Ví dụ: Dạy Tập làm văn-Tuần 5.
Bài: Tập tổ chức một cuộc họp.
- Học sinh chọn nội dung cuộc họp cho phù hợp.
- Xác định đúng mục đích cuộc họp, nguyên nhân của cuộc họp.
- Nêu lên tình hình chung.
- Đưa ra cách giải quyết (nhiều thành viên trong tổ, lớp được bày tỏ
ý kiến).
- Người điều hành cuộc họp thống nhất ý kiến, thống phất phương
án giải quyết vấn đề, giao việc cho từng thành viên.
Các em tự lựa chọn nội dung cuộc họp tức là các em nói về vấn đề mình am
hiểu nhất, phù hợp yêu cầu bài. Từ việc hiểu biết đó các em bàn cụ thể chi tiết có cách
giải quyết thoả đáng, giúp cho người điều hành có ý kiến tập trung sâu sắc.
Từ nhận xét, bày tỏ ý kiến của học sinh, giáo viên định hướng, hướng dẫn học
sinh hình thức tổ chức: Người tổ chức cuộc họp, các thành viên trong tổ bất kỳ ai cũng
có thể là người điều hành và cũng là thành viên. Vì vậy khả năng diễn đạt mỗi học

sinh được điều chỉnh hoàn thiện dần.
Như vậy thông qua một tiết Tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của
học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài.
6. Dạy học phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các hoạt động ngoại khoá giúp học sinh có những hiểu biết thực tế ngoài kiến
thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt
động ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ, học sinh được rèn
luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, có nội dung liên quan đến bài học của các em.
Giáo viên giảng dạy cần có sự kết phối hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách,
thông qua các buổi chào cờ nói về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: thi
búp măng xinh, thi ca hát tập diễn các tiểu phẩm, thi kể chuyện-văn nghệ, thi đọc thơ,
thi các môn năng khiếu…
Hoặc thông qua buổi lễ khai giảng học sinh có thể viết những cảm xúc, những
kỷ niệm đẹp của các em về ngày đầu tiên đi học (Bài học Tuần 6).
Hay qua buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh, học sinh có nguyện vọng
viết đơn vào Đội, sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức của Đội…Ví dụ: Tham dự
hội thi tìm hiểu về Đội.
+Từ thực tế đó, học sinh sẽ có thêm hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp
các em viết tốt hơn Đơn xin vào Đội (tiết Tập làm văn-Tuần 2) với yêu cầu:
Em hãy viết đơn xin vào Đội với mẫu in sẵn.
7. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới ở tất cả các khối lớp.
Nội dung kiến thức chương trình sách giáo khoa mới biên soạn theo chủ đề,
chủ điểm, nâng cao dần về mức độ và lượng kiến thức qua từng lớp học. Do đó để đạt
được hiệu quả tốt trong giảng dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới cần thực hiện
đồng bộ việc vân dụng đổi mới phương pháp ở tất cả các khối lớp trước (lớp1-2) và
tiếp theo (lớp 4-5). Cụ thể: Đối với lớp 1: Dạy học sinh tập nói thành câu, nói theo chủ
đề, nội dung, nhìn tranh nói thành câu.
Đối với lớp 2: Dựa trên nền tảng kiến thức học sinh đạt được ở lớp 1, nâng cao
với mức độ vừa phải: kể lại câu chuyện đã học, nói-viết thành câu, đưa ra các mẫu câu
(Ai là gì? Ai làm gì? Ai như thế nào? ), viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu.

Đối với lớp 3: Luyện nghe, luyện nói, luyện viết; mẫu câu rộng, bao quát hơn;
yêu cầu về câu cao hơn: câu đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh,
nhân hóa, câu văn giàu hình ảnh. Đặc biệt phần luyện viết với số lượng câu văn tăng
lên (5-7 câu), đã chú ý đến kết cấu đoạn văn và diễn đạt cảm xúc trong câu văn, đoạn
văn.
Đối với lớp 4: Học sinh luyện nói câu chuyện đã nghe, đã đọc, xây dựng cốt
truyện có nhân vật, kể chuyện dựa trên cốt truyện có sẵn hoặc tưởng tượng; luyện viết:
câu thành phần phụ, sử dụng biện pháp tu từ, nhân hóa theo nhiều kiểu khác nhau tiến
tới viết thành bài văn.
Đối với lớp 5: Học sinh luyên nói hoàn chỉnh về câu (câu ghép, các kiểu câu
ghép), sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài viết, viết thành bài văn hoàn chỉnh với
số lượng câu tuỳ theo bố cục nội dung của bài. Học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong khi
tả, kể, viết.
Tóm lại, kiến thức ở các lớp có mối quan hệ lôgic: kế thừa, mở rộng, nâng cao.
Do đó muốn dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới còn phải đổi mới tất cả các
khối lớp.
C. Kết Luận
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề, chúng tôi đã nhận thấy vai trò và tầm quan
trọng của dạy môn Tập làm văn. Vì vậy chúng tôi không dừng lại ở khối 3 mà triển
khai áp dụng vào các khối lớp trong nhà trường, xây dựng tích hợp các kiến thức liên
quan với nhau giữa các môn học. Thông qua dạy thử nghiệm theo hướng trên, chúng
tôi đã thu được rất nhiều kết quả khả quan: học sinh học tập hào hứng hơn, mạnh dạn
hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh. Tiến hành khảo sát
theo những tiêu chí ban đầu đề ra đối với khối lớp 3 đầu tháng 12-tuần 13 với đề bài:
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc)
để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tố______________t.
Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát Số
học sinh
Tỷ

lệ%
1. Biết viết câu, dùng từ hợp lý. 65/85 76.4%
2. Biết nói-viết thành câu. 54/85 63.5%
3. Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình
ảnh.
45/85 53%
4.Biết trình bày đoạn văn. 54/85 63.5%
Bài viết học sinh đạt từ trung bình trở
lên
70/85 82.3%
Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Bài học
1. Dạy Tập làm văn theo phương pháp “tích hợp-lồng ghép” các phân môn
trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân
môn Tập làm văn của các khối lớp.
2. Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kỹ năng nghenói-
đọc-viết cho học sinh.
3. Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ,
giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu.
4. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi.
Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo
hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể của hoạt
động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp
với bài học.
5. Giáo viên biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Trên đây là những bài học của tổ nhóm chúng tôi rút ra trong quá trình nghiên
cứu và thực nghiệm chuyên đề. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của đông
đảo các đồng chí đồng nghiệp ở các trường, phòng giáo dục để chuyên đề của chúng
tôi được hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn!
__

×