Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hình Thức Của Di Chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.92 KB, 26 trang )

Đề tài: Quy phạm pháp luật
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
A/ Đặt vấn đề
Trong hệ thống Pháp luật, quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất nhưng là bộ
phận không thể thiếu. Từ các quy phạm pháp luật hình thành nên các khái niệm cơ bản
khác trong hệ thống Pháp luật là ngành luật và chế định Pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật và được
xem là hình thức pháp luật chính nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Phần trình bày sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các khái niệm , đặc điểm và cơ
cấu quy phạm pháp luật, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và các loại văn bản
quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay.
B/ Giải quyết vấn đề:
I/ Khái quát về quy phạm:
1. Khái niệm:
Trong đời sống cộng đồng xã hội, bất cứ một hoạt động chung nào của con
người cũng cần phải có sự phối hợp điều chỉnh. Việc phối hợp và điều chỉnh hoạt động
của con người có thể thực hiện bằng cách đưa ra những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng
cách ‘’ mẫu hóa ‘’ cách xử sự của con người, nghĩa là đặt ra những quy tắc xử sự chung
cho mọi người, căn cứ vào những hoàn cảnh và điều kiện dự kiến có thể xảy ra trong
đời sống xã hội. Trong khoa học pháp lý, các quy tắc xử sự chung đó được gọi là quy
phạm
Quy phạm là mệnh lệnh có ý chí mang tính điều chỉnh dựa trên cơ sở phản ánh
các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội chứa đựng thông tin về một trật tự hợp
lí của hoạt động trong một điều kiện nhất định.

1
Đề tài: Quy phạm pháp luật
Ví dụ: Người Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên, đó là một quy phạm. Hay
anh chị em thì phải yêu thương nhường nhịn lẫn nhau.Đi đường thì phải đi bên lề tay
phải…
2. Các loại quy phạm:


Tùy theo nguồn gốc hình thành, phạm vi tác động, các quy phạm được chia
thành quy phạm kĩ thuật và quy phạm xã hội:
- Quy phạm kĩ thuật: là loại quy tắc dựa trên nhận thức về các quy luật tự nhiên,
điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ giữa con người-máy móc.
- Quy phạm xã hội: là những quy tắc xử sự hình thành trong quá trình hoạt động
xã hội của con người và được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người.
Các quy phạm xã hội là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Chúng là các
phương tiện để quản lí xã hội. Có nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như:quy phạm
tập quán, quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật...
Cụ thể là:
Với quy phạm tập quán: từ bao đời nay đã có tập quán người con gái sau
khi kết hôn thì về nhà chồng sinh sống , vào dịp lễ tết thì đi lễ chùa…
Với quy phạm tôn giáo: mỗi tôn giáo khác nhau thi có 1 quan niệm sống
và một tín ngưỡng riêng ví dụ như với người theo đạo thiên chúa thì cuộc sống ở
trần gian là tạm thời, cuộc sống sau khi chết mới là vĩnh cửu, nếu sống lương
thiện thì khi chết sẽ được lên thiên đường, còn nếu làm điều ác thì sẽ bị đày
xuống địa ngục. còn ở đạo phật thì quan niệm sống từ bi bác ái, phổ độ chúng
sinh…
Với quy pham đạo đức: ví dụ như cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con
cái, con cái có bổn phận hiếu thảo, kính trọng cha mẹ- người có công sinh thành
nuôi dưỡng mình, học trò phải lễ phép và tôn trọng thầy cô giáo,…

2
Đề tài: Quy phạm pháp luật
Với quy phạm pháp luật: bao gồm các văn bản pháp do nhà nước ban
hành như đi xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, không được buôn bán
ma túy và sử dụng chất kích thích, mỗi gia đình chỉ được sinh từ 1 tới 2 con…
Mỗi loại có những đặc tính khác nhau và có khả năng tác động lên các quan hệ
xã hội khác nhau; tuy nhiên chúng luôn liên quan với nhau, ảnh hưởng qua lại mật thiết
với nhau và cùng tác động lên các quan hệ xã hội.

II/ Khái quát về quy phạm pháp luật:
Trong hệ thống pháp luật, quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất nhưng là bộ
phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật. Từ các quy phạm pháp luật hình thành
nên các khái niệm cơ bản khác trong hệ thống pháp luật.
1. Khái niệm:
Quy phạm pháp luật là những quy tắc hành vi mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Ví dụ: Điều 136 bộ luật Hình sự quy định: ‘’ Người nào cướp giật tài sản của
người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm’’.
Điều 197 bộ luật Hình sự ghi: ‘’ Người nào tổ chức sử dung trái phép
chất ma túy dưới bất kì hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.’’
Điều 61 Hiến pháp quy định: ‘’ Công dân có quyền được hưởng chế độ
bảo vệ sức khỏe’’.
Đó là những quy phạm pháp luật.
Như vậy, pháp luật của một nhà nước là sự thống nhất của hệ thống các quy
phạm pháp luật. Mỗi quy phạm có thể xem là một đơn vị pháp luật, một tế bào của một
cơ thể thống nhất là toàn bộ nền pháp luật nói chung.
2. Đặc điểm:

3
Đề tài: Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:
- Là một quy phạm xã hội: Quy phạm pháp luật mang đầy đủ các đặc tính
chung vốn có của một quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để
hướng dẫn hành vi, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con
người. Quy phạm pháp luật giúp ta có thể biết rõ hoạt động nào của con người là có
hoặc không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào là phù hợp hoặc không phù hợp với pháp
luật…
Ví dụ: Theo khoản 1, điều 102, bộ luật hình sự có nêu: người nào thấy người
khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu

giúp dẫn đến người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm
hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Hành vi cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có điều
kiện được xem như một quy phạm xã hội, không bắt buộc. Tuy nhiên khi đã được đưa
vào bộ luật nó trở nên bắt buộc. QPPL này có tính quy phạm xã hội.
- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước: trong quá trình hoạt động
của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hay phê chuẩn các
quy phạm pháp luật. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cả biện pháp cưỡng
chế nhà nước, nhà nước đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trong
thực tế. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước, ở mức độ rất nghiêm khắc, nhằm đảm bảo
cho các quy phạm pháp luật được thực hiện chính xác và triệt để.
Ví dụ:Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung do Chính phủ ban hành, Chính phủ chỉ định các Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
(tại điều 7 Nghị định này)

4
Đề tài: Quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước. Ý chí nhà nước thể hiện thông
qua việc xác định rõ trong quy phạm pháp luật những cá nhân tổ chức nào trong những
hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự chi phối của pháp luật, những quyền và nghĩa
vụ pháp lí mà họ có và những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu nếu
không thực hiện đúng những nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Bộ luật hình sự Việt Nam thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và
kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục,
cảm hóa, cải tạo người phạm tội thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho
công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham
gia phòng ngừa và chống tội phạm.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Nó được

đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể nào mà cho các chủ thể không xác định. Tính
bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc với tất cả các chủ thể khi
họ ở trong hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đó quy định.
Ví dụ: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ
sau: đăng ký xe, giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại điều
59 của luật này, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối
với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này, giấy chứng nhận bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Điều 58 luật giao thông đường bộ mới nhất).
Vậy thì hành vi mang theo những giấy tờ nêu trên là hành vi bắt buộc chung đối
với tất cả những người điều khiển phương tiện, không phân biệt giới tính, tôn giáo,…
- Quy phạm pháp luật được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong không gian
và thời gian. Hiệu lực của quy phạm pháp luật chỉ thay đổi hay chấm dứt khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành sửa đổi, đặt ra quy phạm pháp luật mới, tuyên bố
hủy bỏ hoặc thời hạn áp dụng nó đã hết.

5
Đề tài: Quy phạm pháp luật
Ví dụ: Hiến pháp Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1946 và tiếp
tục đước sửa đổi, bổ sung qua các kỳ họp QH như HP 1959, HP 1980, HP 1992
(được sửa đổi năm 2001) …
- Quy phạm pháp luật quy định rõ về những quyền và nghĩa vụ pháp lí của
các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Nội dung của quy phạm pháp
luật thường rõ ràng chính xác, quy định về những việc được làm, những việc phải làm
hoặc những việc không được làm.
Ví dụ: Trong điều 118 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý lây truyền HIV cho
người khác:
“ 1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm
đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp.
3. Người có tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một đến 5 năm”
- Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp. Nó vừa
duy trì đời sống cộng đồng nói chung vừa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị.
Ví dụ: Mang tính xã hội: QPPL được đưa ra để điểu chỉnh hành vi, các quan
hệ xã hội theo một chuẩn mực một hướng nhất định, có thể dựa vào các quy phạm xã

6
Đề tài: Quy phạm pháp luật
hội đã có trước đó. Vd: khoản 1 điều 136, người nào cướp giật tài sản của người khác,
thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
QPPL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do đó QPPL cũng mang tính giai
cấp. VD:khoản 3 điều 144, phạm tội gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước có giá trị từ
500tr đồng trở lên phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
- Quy phạm pháp luật chủ yếu là quy phạm thành văn. Quy phạm pháp luật
được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo những trình tự và thủ tục nhất định. Bằng ngôn ngữ văn bản, nội
dung của quy phạm pháp luật luôn đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, rõ ràng và luôn
được hiểu thống nhất.
Ví dụ: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật đất đai, …là các bộ luật thành
văn.
3. Phân loại:
 Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của ngành luật, chia thành:
• Quy phạm pháp luật hình sự: “Khoản 1, Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm

1999 (BLHS) quy định về Tội gây ô nhiễm môi trường như sau: “Người nào
thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát
tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở
mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến
năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm”.
• Quy phạm pháp luật dân sự: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi" (Điều
628 - Bộ luật dân sự năm 1995).

7
Đề tài: Quy phạm pháp luật
• Quy phạm pháp luật hành chính: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được
Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6/7/1995 quy định một cách
chung nhất về vấn đề xử lý vi phạm hành chính. Dựa trên những quy định
chung này, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật
hành chính quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực
khác nhau, đó là các Nghị định số 87, 88/CP ngày 12/12/1995 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; Nghị định số
01/CP ngày 3/1/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại v.v...
 Căn cứ vào nội dung quy phạm pháp luật, chia thành:
• Quy phạm pháp luật định nghĩa có nội dung giải thích, xác định hoặc nêu
lên khái niệm pháp lý về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Ví dụ:Điều 1 Hiến pháp quy định: ‘’ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.’’
• Quy phạm pháp luật điều chỉnh có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi

của các chủ thể pháp luật.
Ví dụ: Điều 79 Hiến pháp quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến
pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ
gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.’’
• Quy phạm pháp luật bảo vệ có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế
nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: Điều 133 luật Hình sự quy định: ‘’ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào

8
Đề tài: Quy phạm pháp luật
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm.’’
 Căn cứ vào cách thể hiện mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật, chia thành:
• Quy phạm pháp luật dứt khoát là quy phạm chỉ quy định duy nhất một cách
xử sự rõ ràng, chặt chẽ, các chủ thể pháp luật không có quyền lựa chọn.
Ví dụ: Điều 79 Hiến pháp quy định: ‘’ Mọi công dân có nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp và Pháp luật’’
• Quy phạm pháp luật tùy nghi là quy phạm trong đó nêu lên hai hoặc nhiều
cách xử sự và cho phép chủ thể pháp luật lựa chọn cho mình một cách xử sự
phù hợp với hoàn cảnh của mình từ những cách xử sự đã nêu.
Ví dụ: Điều 27 Pháp lệnh tố cáo quy định người tố cáo có quyền:
‘’ - Gửi đơn hoặc trình bày trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về sự việc mình tố cáo.
- Yêu cầu được giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình.
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo. ‘’
• Quy phạm pháp luật hướng dẫn hàm chứa sự khuyên nhủ, hướng dẫn các
chủ thể pháp luật tự giải quyết một số công việc nhất định.
Ví dụ: Điều 609 bộ luật Dân sự quy định: ‘’Người xâm phạm sức khoẻ của
người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một

khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định.’’
 Căn cứ vào cách trình bày quy phạm pháp luật, ta chia thành:

9
Đề tài: Quy phạm pháp luật
• Quy phạm pháp luật bắt buộc quy định chủ thể pháp luật phải có nghĩa vụ
thực hiện một số hành vi có lợi nhất định.
Ví dụ: Điều 80 Hiến pháp quy định: ‘’ Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế và
lao động công ích theo quy định của pháp luật.’’
• Quy phạm pháp luật cấm đoán quy định về những hành vi không cho phép
chủ thể pháp luật thực hiện.
Ví dụ: Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: ‘’ Cấm phá
hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương
cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ’’ .
• Quy phạm pháp luật cho phép quy định cho chủ thể pháp luật khả năng tự
lựa chọn cách xử sự, thường dùng trong các trường hợp quy định về quyền
và tự do của công dân.
Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp quy định: ‘’ Mọi công dân có quyền bình đẳng trước
pháp luật’’.
III/ Cấu trúc của quy phạm pháp luật:
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành
của quy phạm pháp luật, thỏa mãn các yêu cầu:
• Người nào, tổ chức nào, trong điều kiện, hoàn cảnh nào phải xử sự theo
quy định của nhà nước.
• Phải xử sự như thế nào khi có những điều kiện, hoàn cảnh mà QPPL đã
nêu ra

• Hậu quả pháp lí khi chủ thể pháp luật không thực hiện đúng quy định của
nhà nước.
Là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nên quy phạm pháp luật đòi hỏi phải
được trình bày ngắn gọn, chặt chẽ có sự khái quát giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, gây

10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×