PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG:
1.1 Khái niệm tài sản:
Tài sản trong quan hệ dân sự gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị bằng tiền và các
quyền tài sản
Vật: Những vật chất đang tồn tại trong tự nhiên, đang được hình thành trong
tương lai
Tiền: Loại hàng hóa có giá trị đặc biệt, dùng để làm công cụ thanh toán, trao
đổi hàng hóa
Giấy tờ có giá trị bằng tiền: Ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,…
Quyền tài sản: Quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản.
1.2 Phân loại tài sản:
Gồm các loại tài sản:
Bất động sản và động sản
- Bất động sản là các tài sản bao gồm:
+ Đất đai;
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng đó;
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
+ Các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Động sản có đặc điểm là
không gắn cố định với một khơng gian, vị trí nhất định và có thể di, dời được như:
máy, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ....
Hoa lợi, lợi tức
- Hoa lợi: là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
Ví dụ: hoa quả của cây, trứng do gia cầm đẻ ra, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra.
- Lợi tức: là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Thơng thường lợi tức
được tính ra thành một số tiền nhất định.
Ví dụ: khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà, tiền lãi thu được từ việc cho vay
tài sản.
Vật chính và vật phụ
- Vật chính: là vật độc lập, có thể khai thác cơng dụng theo tính năng.
- Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là
một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ví dụ: vât chính là tivi, video cịn vật phụ là bộ điều khiển từ xa của tivi, video.
Vật chia được và vật không chia được
- Vật chia được: là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử
dụng ban đầu.
1
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Ví dụ: xăng, dầu, gạo có thể phân chia thành nhiều phần khác nhau nhưng vẫn giữ
nguyên được tính chất và tính năng sử dụng.
- Vật khơng chia được: là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất
và tính năng sử dụng ban đầu.
Ví dụ: giường tủ, đờng hờ, xe máy, xe đạp,…
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối
tượng của hợp đờng cho th hoặc hợp đờng cho mượn.
Ví dụ: xi măng, vôi cát, xăng dầu ,các loại thực phẩm…
- Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Ví dụ: nhà ở, các loại xe và máy móc…
Vật cùng loại và vật đặc định
- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và
xác định được bằng những đơn vị đo lường như kilogram, mét, lít,…. Vật cùng
loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
- Ví dụ: xăng dầu cùng loại,gạo, xi măng cùng loại của cùng một nhà máy sản
xuất.
- Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng
về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Ví dụ: bức tranh cở của một họa sĩ, các loại đồ cổ quý hiếm…
Vật đồng bộ
- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp
thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc
bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử
dụng của vật đó bị giảm sút.
- Ví dụ: Bộ bàn ghế, bộ tem thư, bộ tranh, các thiết bị đồng bộ, đôi giày, đôi dép…
-theo nguyên tắc vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự.
Ví thế khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn
bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Quyền tài sản
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao
dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
- Quyền tài sản là một khái niệm pháp lý bao hàm tất cả quyền, quyền lợi và lợi
tức liên quan đến quyền sở hữu, nghĩa là người chủ sở hữu được hưởng một hay
những quyền lợi khi làm chủ tài sản đó. Vì thế quyền tài sản có thể trở thành đối
tượng của một hợp đồng dân sự cụ thể.
2
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1.3 Khái niệm về quyền sở hữu:
- Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, định đoạt tài
sản của chủ sở hữu
- Mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong điều kiện nhất định
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài
sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
+ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản.
+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ
quyền sở hữu đó.
1.4 Khái niệm chủ sở hữu:
- Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
- Chủ sở hữu là người được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài
sản nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích cơng cộng, qùn, lợi ích hợp pháp của người khác.
2. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU:
QUYỀN SỞ HỮU
QUYỀN CHIẾM HỮU
QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
QUYỀN SỬ DỤNG
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP
NGAY TÌNH
CHIẾM HỮU HỢP PHÁP
CHIẾM HỮU BẤT HỢP PHÁP
KHƠNG NGAY TÌNH
3
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
2.1 Quyền chiếm hữu
- Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản
thuộc sở hữu. Đó cũng là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí
của mình, khơng bị hạn chế và gián đoạn về thời gian.
Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hay
còn gọi là quyền chiếm hữu thực tế. Trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển
giao quyền này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự theo ý chí của họ
hoặc khơng theo ý chí của họ như: bị đánh rơi, bỏ quyên, thất lạc, chôn giấu chưa
tìm thấy,… thì chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản đó.
Nghĩa là pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, dù rằng
người đó không trực tiếp nắm giữ và chi phối. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; đã quyết
định bán, trao đổi, tặng cho,… hoặc theo các căn cứ được quy định
2.1.1 Chiếm hữu hợp pháp
Là hình thức chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật. Sự chiếm hữu được coi là
hợp pháp, trước hết đó là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu. Người không phải
là chủ sở hữu mà chiếm hữu thì được coi là chiếm hữu hợp pháp khi có những căn
cứ sau:
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản : Khi chủ sở hữu uỷ quyền
quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm
hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với ý chí của chủ sở hữu. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản
được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu
được chủ sở hữu đồng ý.
- Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quyên,
bị chôn dấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định như: Chiếm hữu trên cơ sở một
mệnh lệnh của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do pháp luật quy định
có quyền đương nhiên chiếm hữu vật.
- Ví dụ: Các cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, theo
chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tang vật trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử.
2.1.2 Chiếm hữu bất hợp pháp
4
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên
những cơ sở của pháp luật. Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một
tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ
do Bộ luật dân sự đã quy định cụ thể tại các điều luật nêu trên.
Trong việc chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng sau đây:
- Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật theo quy định của luật dân sự nhưng không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật . Tức là, luật không buộc người
đó phải biết tính bất hợp pháp trong việc chiếm hữu của mình.
- Ví dụ : Mua nhầm phải của gian mà không biết. Người bán tài sản không
phải là chủ sở hữu, không được chủ sở hữu ủy quyền bán nhưng vẫn chuyển dịch
tài sản.
- Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: là người chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần
phải biết rằng, người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền
chuyển dịch.
- Ví dụ: Người lớn mua hàng của trẻ em có giá trị lớn hoặc biết của gian
nhưng vẫn mua vì giá rẻ…
- Ngoài ra trong những điều kiện nhất định: liên tục, công khai và trong một
khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản,
thì người chiếu hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình còn được hưởng quyền xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản dó kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu. Quy định này không áp dụng nếu tài sản đó thuộc sở
hữu toàn dân
2.2 Quyền sử dụng:
- Là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản
trong phạm vi cho phép. Nguyên tắc chung là “việc khai thác những giá trị sử
dụng của tài sản nhằm để thỏa mản những nhu cầu về sử dụng của tài sản nhằm để
thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình”.
- Thực hiện quyền sử dụng còn là việc dựa vào tính năng của vật mà con
người khai thác lợi ích vật chất của chúng để thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất,
kinh doanh.
- Ngoài ra, việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản cịn bao gờm cả việc thu
nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại như hưởng trứng do gia cầm
đẻ ra, hoa quả trên cây, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra,…
5
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Ví dụ: Ơng A là chủ sở hữu của một vườn cây ăn trái rộng 5 ha, ông A có
quyền sử dụng trái cây trong khu vườn của mình để tặng, bán,…
Như vậy, việc sử dụng một tài sản là một trong những quyền năng quan trọng
và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tực của tài sản theo ý chí tùy nghi của mình. Thông
thường, chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình nhưng cụ thể được chuyển
giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu.
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu:
Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu có quyền
sử dụng tài sản đúng tính năng, cơng dụng, đúng phương thức.
VD: A là chủ sở hữu một căn nhà cho thuê, B có nhu cầu thuê căn nhà của A. A
và B đã thỏa thuận và ký hợp đồng ở UBND nên B có quyền sử dụng nhà theo
những thỏa thuận đã ký với A.
-Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức
cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm qùn. Ví dụ: Cơ quan, tở chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.
-Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền sử
dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
VD: Sau 1975, hòa bình lập lại, nhân dân tiến hành khai hoang ruộng đất để
làm ăn sinh sống. Hiện nay, nhà nước đã công nhận và cấp quyền sở hữu đất cho
họ..
Tóm lại: Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở
hữu (hoặc người chiếm hữu hợp pháp) được phép sử dụng các tài sản của mình
nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh. Nhưng việc sử
dụng đó không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi
ích cơng cộng, qùn, lợi ích hợp pháp của người khác, trái với đạo đức xã hội.
2.3 Quyền định đoạt
- Là một quyền năng của chủ sở hữu để quy định về “số phận” của vật .
Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai khía cạnh:
- Định đoạt về số phận của các vật (tức là làm cho vật khơng cịn trong thực
tế nữa) như: tiêu dùng hết, hủy bỏ, hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật .
- Định đoạt về số phận pháp lý của vật là việc làm chuyển giao quyền sở hữu
đối với vật từ người này sang người khác . Thông thường định đoạt về số phận
pháp lý của vật phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như
bán , trao đổi , tặng cho, cho vay, để thừa kế… thông qua việc định đoạt mà chủ sở
6
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
hữu có thể tiêu dùng hết; chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi
giữ); quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong
hợp đồng cho thuê , cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản
cho người khác bằng hợp đồng bán , đổi, cho… Việc một người thực hiện quyền
định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên
quan đến vật đó .
Ví dụ: Tiêu dùng hết tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Khi bán một tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu của người đã bán nhưng lại làm
phát sinh quyền sở hữu về tài sản đó đối với người mua .
Ở hai hình thức định đoạt trên chúng ta thấy rằng, trong việc định đoạt số phận
thực tế của vật , chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến
vật. Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể
khác một quan hệ pháp luật dân sự . Đối với hình thức định đoạt này Bộ luật dân
sự đã quy định : Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi. Nghĩa
là , người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sản ít giá
trị (chủ yếu là động sản) việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức
giản đơn: Thỏa thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những
trường hợp pháp luật có quy định trình tự , thủ tục, thì phải tuân theo những quy
định đó
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản , Bộ luật dân
sự đã quy định việc ủy quyền định đoạt . Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người
khác định đoạt tài sản , người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt theo
phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu.
Trong thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu , chủ sở hữu
không ủy quyền hay việc định đoạt có thể khơng theo ý chí của chủ sở hữu nhưng
theo quy định của pháp luật những người đó vẫn có quyền định đoạt. Đó là việc cơ
quan , tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật; chấp hành viên bán đấu
giá tài sản nếu hết thời hạn; đã thỏa thuận mà người vay không trả được tiền vay ..
Ngoài ra , vì lợi ích chung của xã hội và để đảm bảo ổn định giao lưu dân sự
trong những trường hợp nhất định Bộ luật dân sự còn quy định việc hạn chế quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu . Đó là những trường hợp bị kê biên , hoặc tài sản
đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ . Nếu các quan hệ
đặt cọc , thế chấp chấm dứt , quyết định kê biên tài sản cả cơ quan nhà nước cơ
thẩm qùn khơng cịn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu lại được khôi
phục . Khi những tài sản đem bán, đổi là cở vật, là di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà
nước có quyền ưu tiên mua. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên
7
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật, thì khi bán tài sản, chủ
sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho tở chức, cá nhân đó.
Ví dụ : Bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được ưu tiên mua nếu chưa có
chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà (Điều 446 Bộ ḷt
dân sự).
Tình huống thực tế
Hỏi: Theo bản án ơng B phải thi hành án cho cô K 562 triệu đồng, do không có
tiền trả nên cơ quan thi hành án sẽ kê biên căn nhà của ông B để thi hành án . Ông
B có quyền tự định giá căn nhà của mình không ?
Trả lời: Tài sản đã kê biên được định giá theo thỏa thuận giữa người được thi
hành án, người thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản
chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận giá là không quá là 5 ngày làm việc kể từ
ngày tài sản được kê biên . Nếu các bên không thỏa thuận được về giá thì trong
thời hạn không quá 5 ngày (từ ngày tài sản bị kê biên) chấp hành viên phải thành
lập hội đồng định giá để định giá tài sản .
3. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:
Căn cứ để xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do Bộ luật dân sự quy
định. Dựa vào nguồn gốc của những sự kiện pháp lý có thể chia thành ba nhóm
sau đây:
3.1 Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên
3.1.1 Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận
- Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho
vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên
không có thoả thuận khác hoặc pháp ḷt khơng có quy định khác.
Ví dụ : Ơng A bán căn nhà của mình cho ông B. Như vậy quyền sở hữu nhà đã
chuyển từ ông A qua ông B thông qua việc “chuyển quyền sở hữu theo thỏa
thuận” giữa hai bên.
3.1.2 Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế theo di chúc
- Nhận tài sản từ di sản của người chết theo di chúc, người được hưởng trong hứa
thường và thi có giải có quyền sỡ hữu đối với tài sản đã nhận thưởng.
Ví dụ : Ơng A được cha mẹ để lại (thông qua Di chúc) một căn nhà. Như vậy, ông
A là chủ sở hữu căn nhà đó.
3.2 Xác lập theo quy định của pháp luật
3.2.1 .Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt
động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
8
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có
quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
- Ví dụ : Ơng A làm việc trong công ty và cuối tháng được trả lương. Như vậy,
tiền lương thuộc quyền sở hữu của ông A. Căn cứ để ông A xác lập quyền sở hữu
đối với số tiền này là từ hành vi “lao động” của mình.
3.2.2 Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
- Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo
thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi
tức đó.
Ví dụ : ơng A là cở đơng của cơng ty B. Cuối năm, ông A được công ty thanh toán
5 triệu đồng cổ tức (lợi nhuận kinh doanh). Như vậy, 5 triệu đồng (tiền cũng là
một dạng tài sản) thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”.
3.2.3 Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trôn lẫn, chế biến.
Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập
- Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với
nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là
vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung
của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật
mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo
thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị
của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.
- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động
sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và
cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài
sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho
người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và
bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.
- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất
động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của
mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở
hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị
phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.
Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
9
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau
tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của
các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
- Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù
đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý
của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong
các quyền sau đây:
1) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán
cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
2) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và
bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.
Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
- Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ
sở hữu của vật mới được tạo thành.
- Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay
tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên
vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
+ Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật
liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu
thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành,
tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu
bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
3.2.4 Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được
chủ sở hữu
- Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.
Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy
định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.
- Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc
giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để
thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người
giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát
hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
-Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau
một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ
sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp
luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn
10
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người
phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
3.2.5 Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chơn giấu, bị chìm đắm được tìm
thấy
Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định
được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối
với vật đó được xác định như sau:
- Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy
vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
- Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy;
nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy
định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu
do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
3.2.6 Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên
- Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ
của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó;
nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc
giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để
thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao
nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
- Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác
định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến
mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của
người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị
bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần
vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại
thuộc Nhà nước.
- Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày
thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến
nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản
tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
3.2.7 Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị
thất lạc
11
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc. Đối với những sự
kiện này người bắt được ngoài việc thông báo công khai, sau môt thời hạn tùy
thuộc vào đối tượng thất lạc thì quyền sở hữu mới được xác lập. Cụ thể là:
- Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả
rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm.
- Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.
- Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.
3.2.8 Xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế theo pháp luật.
- Thông qua việc nhân di sản thừa kế theo pháp luật quyền sở hữu của một người
nào đó được xác lập đối với các tài sản mà họ đã nhận được từ di sản của người
chết.
3.3 Xác lập theo những căn cứ riêng biệt
3.3.1 Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Toà án hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
- Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm qùn khác.
- Ví dụ: cơng nhận quyền sở hữu cá nhân của mỗi người sai khi chia tài sản chung
hợp nhấp của vợ chồng trong các bản án quyết định ly hôn, các quyết định hóa giá
nhà ở cúa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
3.3.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu, trừ trường hợp sau:
+ Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ
pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu
cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
Ví dụ : Ông A thấy một căn nhà đang bỏ hoang và ông A “công khai” vào ở. Cho
dù việc ông A vào ở là không có căn cứ pháp lý nào cả, nhưng nếu ông A vẫn ở
một cách công khai và liên tục như vậy, không dùng thủ đoạn gì – trong suốt 30
năm – mà cũng không có ai đến đòi hay nhận đó là nhà của mình – thì ông A sẽ
trở thành chủ sở hữu căn nhà đó một cách hợp pháp !
4. CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU
12
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Về nguyên tắc chung, những căn cứ được xác lập quyền sở hữu cũng đồng thời là
những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu. Việc chấm dứt quyền sở hữu cũng có thể
theo ý chí của chủ sở hữu hoặc do pháp luật quy định.
4.1 Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu.
4.1.1 Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác :
- Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua
hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì
quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh
quyền sở hữu của người được chuyển giao
4.1.2 Từ bỏ quyền sở hữu:
- Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách
tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
- Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội,
ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp
luật.
4.2 Chấm dứt quyền sở hữu theo những căn cứ do pháp luật quy định
4.2.1 Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu :
- Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện
nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
- Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với
tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
-Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm
dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
- Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất
đai
4.2.2 Tài sản bị trưng mua:
- Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì
lý do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản
13
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có hiệu lực pháp luật
4.2.3. Tài sản bị tịch thu:
- Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung
quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án,
quyết định của Toà án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có
hiệu lực pháp luật.
- Ví dụ: Ơng An là chủ tịch hụn B,do tham nhũng nên bị bắt,và tài sản của gia
đình bị tịch thu,sung quỹ nhà nước.Khi đó quyền sở hữu tài sản của ông An đồng
thời cũng bị chấm dứt từ khi quyết định của toà án có hiệu lực đối với ông An.
4.2.4 Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu:
- Khi vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại
các điều từ Điều 241 đến Điều 244 của Bộ luật dân sự 2005 thì quyền sở hữu của
những người có tài sản đó chấm dứt.
- Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu đã được xác lập: tài sản mà người khác
đã được xác lập quyền sở hữu khi họ đã chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động
sản và ba mươi năm đối với bất động sản.
Ngoài ra: Tài sản bị tiêu huỷ:
- Khi tài sản bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
5. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu
của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định
của pháp luật.
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Bộ luận dân sự ghi nhận và phân biệt nhiều phương thức kiện dân sự khác để bảo
vệ quyền sở hữu. Vì vậy vấn đề là phải chọn phương thức nào cho phù hợp với
mức độ và những tình tiết cụ thể của vụ việc.
5.1 Kiện đòi tài sản:
Là việc chủ sở hữu, ngườ chiếm hữu hợp pháp yêu cầu toà án buộc người có
hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.
14
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
5.1.1 Quyền đòi lại tài sản từ người khơng có căn cứ pháp luật và khơng
ngay tình
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với
tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại
tài sản đó, trừ trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản ( không phải
tài sản nhà nước) không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì
trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
Trong phương thức kiện này, về nguyên tắc, người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật và không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm
hữu hợp pháp. Khi lấy lại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không
phải bối thường một khoản tiền nào.
Ví dụ: người đang thực tế chiếm hữu vật không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình như tài sản do trộm cắp, cướp, lừa đảo,..biết là của gian nhưng vẫn
chiếm hữu thì phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
Tóm lại, khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí
của họ thì những người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và
không ngay tình vật đề phải trả lại tài sản. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình
thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản,
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5.1.2 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm
hữu ngay tình
Chủ sở hữu có qùn địi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp:
Người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng
không có đền bù (tặng, cho,…) với người không có quyền định đoạt tài sản.
Người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng này
là hợp đồng có đền bù (mua, bán,…) thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu
động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của
chủ sở hữu.
5.1.3Quyền địi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được địi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động
sản. vì đối với những tài sản này người mua chỉ có quyền sở hữu khi sang tên đăng
ký chuyển quyền sở hữu từ người chủ sở hữu. Người thực tế đang có vật phải trả
lại cho chủ sở hữu tài sản và có quyền yêu cầu người chuyển giao vật cho mình
hoàn trả tiền hoặc các lợi ích vật chất mà mình bị thiệt hại.
15
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này
thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không
phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa. Trong trường hợp này
người mua và người bán hoàn toàn không có lỗi mà lỗi thuộc về cơ quan nhà
nước, do vậy cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm.
5.2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp
luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp:
- Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải
chấm dứt hành vi đó.
- Nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Ví dụ: Trường hợp ông A thực hiện hành vi lấn chiếm vỉa hè để bn bán gây
cản trở giao thơng. Ơng B có quyền kiện ông A vì hành vi này nếu ơng B là người
chiếm hữu hợp pháp. Ơng B đã thực hiện quyền sở hữu của mình.
- Phương thức kiện này nhằm bảo đảm chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp
pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.
5.3 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:
-Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Bạn đang chạy xe máy trên đường,bất ngờ người đàn ông điều khiển
chiếc xe đi sai luật đâm vào xe bạn gây hư hỏng nghiêm trọng. Lúc này bạn có
quyền yêu cầu lái xe bồi thường thiệt hại cho bạn như chi phí sửa xe,rửa xe,…Nếu
như ông ta không đồng ý bồi thường thì bạn có thể kiện ông ta và yêu cầu bồi
thường trước pháp luật.
- Cụ thể trong các trường hợp sau:
Người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ban gay tình thì chủ
sở hữu yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp phải bời thường giá tri tài sản.
- Ví dụ: A cho B mượn tài sản. B bán cho C là người ngay tình thì A kiện B
đòi nối thường thiệt hại
Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác
mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị thiêu hủy…Trong tường hợp
này, chủ sở hữu không thể lấy lại tài sản của mình nữa do đó chủ sở hữu có quyền
đòi kiện người chiếm hữa hợp pháp hoặc bất hợp pháp phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu. nghĩa là, họ phải thanh toán cho chủ sở hữu giá trị
16
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
của tài sản bằng một số tiền nhất định. Ngoài ra, người gây thiệt hại phải bồi
thường hoa lợi, lợi tức phải phát sinh từ tài sản (nếu có).
6. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ KHÁC
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc
sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát
nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thơng tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết
khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
6.1 Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
- Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu
khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất
động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được
yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho
chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý
nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc
và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận,
bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh
chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
- Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu,
chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong,
phần này được coi là lối đi chung và không có đền bù.
6.2 Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản
liền kề
- Trong điều kiện kinh tế-xã hội phát triển thì đây là một trong những quyền quan
trọng và phổ biến nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi
công dân.
-Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua
bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an
toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bời thường.
6.3 Quyền về cấp, thốt nước qua bất động sản liền kề
- Đối với cuộc sống hàng ngày nhu cầu về nước để dung và lối để thoát nước thải
là thiết yếu.
17
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
-Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước
buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy
qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, khơng được cản trở hoặc ngăn
chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt
đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt
hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát
nước không phải bồi thường thiệt hại.
6.4 Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
- Đây được coi là mọt nhu cầu cấp thiết trong canh tác và trong sản xuất.
-Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có
quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn
nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp
ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng
đất xung quanh thì phải bồi thường.
- Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có thể bị chấm dứt khi các chủ sở
hữu nhập làm một hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
-Tóm lại, quyền sở hữu của các chủ sở hữu được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước và
xã hội tạo điều kiện cho chủ sở hữu thực hiện tốt quyền sử dụng tài sản của mình
thì chủ sở hữu cũng phải có nghĩa vụ đối với các chủ thể khác khi họ thực hiện
quyền sử dụng tài sản của họ mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của chủ sở hữu bất động
sản liền kề hoặc vì mục đích chung phục vụ lợi ích cho Nhà nước cho xã hội, chủ
sở hữu phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
18