Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Giao an GDCD 8 chuan KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.48 KB, 102 trang )

GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 1
Giáo dục công dân Lớp 8
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1:
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải;
- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.
- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ
phải trong cuộc sống.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
- Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn
trọng lẽ phải.
3. Thái độ:
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.
- Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ
phải.
2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổ n định tổ chức :
II. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.
- GV: Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :


Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩm
Phân vai: Lớp trưởng: Lan
Tổ trưởng tổ 1: Mai
Tổ trưởng tổ 2: Lâm
Tổ trưởng tổ 3: Thắng
Tổ trưởng tổ 4: Mạnh
(Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp)
Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc
đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn
đề này?
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 2
Giáo dục công dân Lớp 8
Mai(T1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự
do miễn là đẹp.
Lâm(T2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn
nam mặc quần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt.
Mạnh(T4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc
đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.
Lan: Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến.
Thắng(T3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang tuổi HS THCS
nên mặc đúng quy định của nhà trường mới tốt nhất.
Lớp trưởng: Vừa rồi cúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết
luận: Chúng ta mặc đồng phục trong lễ khai giảng.
(Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ)
GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì?
HS bày tỏ quan điểm cá nhân.
GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời.
GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài
học hôm nay.

2. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
nội dung phần Đặt vấn đề.
GV: Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc
chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa -
Nguyễn Quang Bích.
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Những việc làm của quan Tri
huyện Thanh Ba với tên nhà
giàu và người nông dân nghèo?
b. Hình bộ Thượng thư anh ruột
Tri huyện Thanh Ba đó có hành
động gì?
c. Nhận xét về việc làm của quan
Tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
1. Đặt vấn đề.
a.
- Ăn hối lộ của tên nhà giàu.
- Ức hiếp dân nghèo.
- Xử án không công minh, đổi “trắng”
thay “đen”.
b.
- Xin tha cho tri huyện.
c.
- Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người
nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức
hiếp.
- Cắt chức Tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng lõa việc xấu.

- Dũng cảm , trung thực, dám đấu
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 3
Giáo dục công dân Lớp 8
d. Việc làm của quan tuần phủ thể
hiện đức tính gì?
Hoạt động 2: Liên hệ với nội dung Đặt
vấn đề.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm(3
nhóm)
Tình huống 1: Trong các cuộc tranh
luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa
số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý
kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay
cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Theo em trong các
trường hợp tình huống 1, 2 hành động
thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn.
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận.
HS: Trình bày kết quả thảo luận, nhận
xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài
học:
HS: Trả lời câu hỏi sau:
1. Thế nào là lẽ phải?
2. Thế nào là tôn tọng lẽ phải?
3. Như thế nào là biểu hiện của
tôn trọng lẽ phải?
4. Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ

phải trong cuộc sống?
Hoạt động 4: Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, 3
(Trang 4,5-SGK)
- HS: Đọc yêu cầu BT1, 2, 3.
tranh với những sai trái.
d.
- Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải.
Tình huống 1: Trong trường hợp trên,
nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần
ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn
bằng cách phân tích cho các bạn thấy
những điểm mà em cho là đúng, hợp
lí.
Tình huống 2: Trong trường hợp này
em cần thể hiện thái độ không đồng
tình với bạn và phân tích cho bạn thấy
tác hại của việc làm sai trái và khuyên
bạn không làm như vậy.
Tình huống 3: Để có cách xử sự phù
hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử
sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và
phê phán cái sai trái.
1. Khái niệm:
a. Lẽ phải: Là những điều được coi là
đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích
chung của xã hội.
b. TTLP: Là công nhận, ủng hộ và
tuân theo và bảo vệ những điều đúng
đắn.

c. Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và
hàh động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng
đắn của con người.
2. Ý nghĩa: Giúp con người có cách cư
xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan
hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn
định và phát triển.
3. Bài tập:
Đáp án:
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 4
Giáo dục công dân Lớp 8
- HS: Trình bày BT.
- GV: Nhận xét.
Bài 1. c
BàI 2. c
BàI 3. a, c, e
IV. Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn
trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy.
- HS trình bày.
- GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác
nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt
những quy định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng… thì sẽ góp phần
làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- BT: 4, 5, 6.
- Chuẩn bị bài sau: Liêm khiết.

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 2:
Bài 2: LIÊM KHIẾT
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm
khiết trong cuộc sống hàng ngày
- Vì sao cần phải sống liêm khiết?
- Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì?
2. Kỹ năng:
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân
có lối sống liêm khiết.
3. Thái độ:
HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm
khiết, đồng thời phê phán hành vi của những người thiếu liêm khiết trong cuộc
sống.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết.
2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra
HS1: Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ý nghĩa?
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 5
Giáo dục công dân Lớp 8
HS2: Theo em, người HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ
phải?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :Trong cuộc sống, chúng ta cũng muốn sống thanh thản, thoải
mái, vui tươi. Để đạt được điều này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính

liêm khiết. Liêm khiết là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
2. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm
những biểu hiện của liêm khiết.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo 3
nhóm.
Nhóm 1: Em có cách suy nghĩ gì về
cách xử sự của Ma-ri Quy-ri?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về cách
suy nghĩ của Dương Chấn?
Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về cách
suy nghĩ của Bác Hồ qua bài viết của
nhà báo Mĩ?
? Những cách xử sự đó có điểm gì
chung?
HS: Thảo luận.
HS: Trình bày ý kiến thảo luận.
GV: NX, KL: Cách xử sự của 3 nhân
vật trên là những tấm gương sáng để
chúng ta học tập, noi theo và kính
phục.
GV: Trong điều kiện hiện nay, theo
em, việc học tập những tấm gương đó
có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm
những biểu hiện trái với lối sống liêm
khiết.
1. Biểu hiện của liêm khiết.

- Điểm chung: Sống thanh cao, không
vụ lợi, không hám danh, làm việc một
cách vô tư, có trách nhiệm mà không
đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất
nào.
Trong điều kiện hiện nay, lối sống
thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu
hướng ngày càng gia tăng, việc học tập
những tấm gương đó càng trở nên cần
thiết và có ý nghĩa. Bởi lẽ điều đó giúp
mọi người phân biệt được những hành
vi thể hiện sự liêm khiết (không liêm
khiết) trong cuộc sống hàng ngày;
đồng tình ủng hộ, quý trọng người
liêm khiết, phê phán những hành vi
thiếu liêm khiết; giúp mọi người có
thói quen biết tự kiểm tra hành vi của
mình để rèn luyện bản thân có lối sống
liêm khiết.
2. Biểu hiện trái với liêm khiết.
* Trái với liêm khiết: Sống vụ lợi, hám
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 6
Giáo dục công dân Lớp 8
GV: Em hãy lấy ví dụ về lối sống
không liêm khiết mà em thấy trong
cuộc sống hàng ngày.
- HS: Đưa ví dụ.
- GV KL: Đó là những việc làm xấu
mà chúng ta cần phê phán. Tuy nhiên,
nếu một người có mong muốn làm

giàu bằng tài năng và sức lực của
mình, luôn kiên trì, phấn đấu vươn lên
để đạt kết quả cao trong cuộc sống thì
đó là những biểu hiện của hành vi liêm
khiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu
khái niệm, ý nghĩa của liêm khiết
trong cuộc sống.
- GV: Thế nào là liêm khiết>
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV: ý nghĩa của phẩm chất này trong
cuộc sống.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV: Giới thiệu một số câu thơ, ca
dao, tục ngữ nói về liêm khiết.
- GV: Theo em, muốn trở thành người
liêm khiết cần rèn luyện những đức
tính gì?
- HS: Trình bày theo nhóm.
- GV: Nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- HS: Đọc yêu cầu BT1.
- HS: Trình bày BT.
- GV: Nhận xét.
danh, tham ô, tham nhũng đồng tình
với người tham ô, tham nhũng.
3. Khái niệm

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức
của con người thể hiện lối sống trong
sạch, không hám danh, hám lợi, không
bận tâm về những toan tính nhỏ nhen,
ích kỷ.
4. Ý nghĩa:
- Làm cho con người thanh thản.
- Được mọi người tin cậy, quý trọng.
- Làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
+ “Người mà không liêm, không bằng
súc vật”- Khổng Tử.
+ “Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”-
Mạnh Tử.
5. Cách rèn luyện để trở thành người
liêm khiết.
- Thật thà, trung thực trong quan hệ
với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm
học tập tốt, dựa vào sức mình; kiển trì
phấn đấu
6. Luyện tập.
1. Hành vi thể hiện sống không liêm
khiết: b, d, e
IV. Củng cố :
- GV đưa tình huống: Trong giờ làm bài kiểm tra, Lan - bạn ngồi cạnh em đã
quay cóp, xem tài liệu để làm bài. Em sẽ làm gì trong trường hợp trên.
- HS trình bày.
- GV NX, liên hệ thực tế.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 7
Giáo dục công dân Lớp 8

- BT: 2, 5.
- Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng người khác.

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 3:
Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người
khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người cần phải tôn tọng lẫn nhau?
2. Kỹ năng:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không
tôn trọng người khác trong cuộc sống;
- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi cảu
mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Thái độ:
HS có thái độ đồng tình, học tập những nét ứng xử đẹp trpng những hành vi
của những người biết tôn trọng người khác; đồng thời phê phán những biểu hiện
của hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
B. Chuẩn bị:
1. GV:- Dẫn chứng biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác
- Câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
HS1: Thế nào là liêm khiết? ý nghĩa của phẩm chất này?
HS2: Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần phải làm gì? Liên hệ bản

thân.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Chữa bài tập 2, 5(8).
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
- GV: Đưa tình huống để vào bài.
2. Triển khai bài :
Hoạt động 1
Tìm hiểu những biểu hiện của tôn
trọng lẽ phải.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo 4
1. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 8
Giáo dục công dân Lớp 8
nhóm.
Nhóm 1: Tình huống 1
Nhóm 2: Tình huống 2
Nhóm 3: Tình huống 3.
Nhóm 4: Tình huống 4.
? Em có nhận xét gì về cách xử sự,
thái độ và việc làm của các bạn trong
trường hợp trên?
? Hành vi nào đáng để chúng ta học
tập? Vì sao?
HS: Thảo luận.
HS: Trình bày ý kiến thảo luận.
GV: Nhận xét.
GV KL: Tôn trọng người khác không
có nghĩa là luôn đồng tình ủng hộ,
lắng nghe mà không có sự phê phán,

đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm
không đúng. Tôn trọng người khác
phải được thể hiện bằng hành vi có
văn hoá:
- Không coi khinh, miệt thị, xúc phạm
đến danh dự, dùng những lời nói thô
tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ Tôn
trọng người khác được thể hiện ở mọi
nơi, mọi lúc, từ lời nói, thái độ, hành
động.
Hoạt động 2 :
Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của tôn
trọng người khác.
GV: Thế nào là tôn trọng người khác?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: ý nghĩa của “Tôn trọng người
khác” trong cuộc sống?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3 : Liên hệ.
GV: Em hãy kể một vài tấm gương về
tôn trọng người khác.
HS: Kể.
GV: Để tôn trọng người khác, bản thân
- Không kiêu căng, không coi thường
người khác; lễ phép với thầy cô giáo,
người trên; sống chan hoà, cởi mở với
bạn bè, giúp đỡ mọi người một cách
nhiệt tình, vô tư; gương mẫu chấp

hành nội quy trường lớp đề ra.
- Không công kích, chê bai người khác
khi họ có sở thích không giống mình.
* Biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng
lẽ phải:
- Chế giễu, châm chọc bạn.
- Cười, đọc truyện trong giờ học.
- Khiêu khích người khác, đánh, chửi
người khác.
- Ăn trộm, rứt cúc áo bạn
2. Khái niệm
- Tôn trọng người khác: Sự đánh giá
đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm
giá và lợi ích của người khác; thể hiện
lối sống văn hoá của mỗi người.
3. ý nghĩa.
- Được người khác tôn trọng.
- Làm lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp
hơn các mối quan hệ xã hội.
4. Cách rèn luyện.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 9
Giáo dục công dân Lớp 8
em cần phải làm gì?
HS: Nêu.
GV: Nhận xét.
GV: Em hãy nêu một số câu ca dao,
tục ngữ nói về “Tôn trọng người khác”
HS: Nêu.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4 : Luyện tập.

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
HS: Trình bày BT.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
Luyện tập
1. Hành vi thể hiện sự tôn trọng người
khác: a, g, i.
- Giáo viên khái quát nội dung bài.
V. Hướng dẫn học ở nhà :
- Làm BT: 2, 3(10): Học bài.
- Chuẩn bị bài 4: Giữ chữ tín.

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4
Bài 4 GIỮ CHỮ TÍN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín
trong cuộc sống hàng ngày.
Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người cần phải giữ chữ tín?
2. Kỹ năng:
- HS biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ
chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi
việc.
3. Thái độ:
- HS học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương những người biết giữ
chữ tín.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất này.

2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra :
HS1: Thế nào là tôn trọng người khác? ý nghĩa.
HS2: Cần làm gì để thể hiện mình tôn trọng người khác.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 10
Giáo dục công dân Lớp 8
HS3: Bài tập 2, 3.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV đưa tình huống. ? Vì sao mọi người không tin An?
GV vào bài.
2. Triển khai bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu dấu hiệu của
giữ chữ tín.
HS: Đọc 2 mẫu chuyện 1 và 2 ở
SGK
GV: Vì sao Nhạc Chính Tử muốn
đem nộp cái đỉnh thật?
? Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
? Muốn giữ được lòng tin của mọi
người đối với mình thì mỗi người
chúng ta phải làm gì?
? Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín là
giữ lời hứa. Em có đồng tình với lời
ý kiến đó không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 2 : Biểu hiện của hành vi

không giữ chữ tín.
HS: Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét.
- HS: Làm bài tập 1(12).
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm
“Giữ chữ tín” và sự cần thiết phải
giữ chữ tín.
GV: Thế nào là giữ chữ tín?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Vì sao cần phải giữ chữ tín?
GV: Muốn giữ được lòng tin với mọi
người chúng ta cần phải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
1. Biểu hiện.
- Quý cái đức “Tin”
- Bác giữ đúng lời hứa.
- Làm tốt nhiệm vụ, giữ đúng lời
hứa, đúng hẹn.
* Không giữ chữ tín.
- Không giữ đúng lời hứa.
- Làm việc thiếu trách nhiệm.
- Hành vi giữ chữ tín: b
- Hành vi không giữ chữ tín a, d, đ, e.
2. Khái niệm.
- Giữ chữ tín: Coi trọng lòng tin của
mọi người đối với mình, trọng lời
hứa, tin tưởng nhau.
3. Ý nghĩa

- Giữ chữ tín: → Mọi người tin cậy,
tín nhiệm.
→Đoàn kết, hợp tác tốt.
3. Cách rèn luyện.
- Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
- Không nói dối; suy nghĩ trước khi
hứa.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 11
Giáo dục công dân Lớp 8
Hoạt động 4 : Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm BT 2, 3.
- HS trình bày BT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập.
BT: 3, 4.
IV. Củng cố
- Khái quát nội dung bài học.
- GV đưa tình huống:”Hai người bạn” trên bảng phụ. HS giải quyết tình
huống.
V. Hướng dẫn học ở nhà .
- Học bài. làm BT: 2.
- Nghiên cứu bài 5: Pháp luật và kỉ luật.

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5
Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:

- HS hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ
luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật
và kỉ luật.
2. Kỹ năng:
- HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kỉ năng
đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hàng ngày trong học tập, sinh
hoạt.
- Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, bạn bè thực hiện tốt những
quy định của nhà trường, xã hội.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tôn trọng kỉ luật và rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những
người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Bài giảng.
- Văn bản pháp luật, nội quy trường, tư liệu về một số vụ án đã xử.
2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra
HS1: Giữ chữ tín là gì? Vì sao chúng ta cần phải giữ chữ tín?
HS2: Em đã làm gì để giữ chữ tín?
Làm BT 2.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 12
Giáo dục công dân Lớp 8
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
GV đưa tình huống để vào bài.
2. Triển khai bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dấu hiệu
của pháp luật và kỉ luật.

HS: Đọc phần đặt vấn đề.
GV: Theo em, Vũ Xuân Trường và
đồng bọn đã có những hành vi vi
phạm pháp luật ntn? Những hành vi
vi phạm pháp luật của Vũ Xuân
Trường và đồng bọn đã gây ra những
hậu quả ntn?
? Để chống lại những âm mưu xảo
quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các
chiến sĩ công an đã có nhữn phẩm
chất gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Người HS cần có tính kỉ luật và
tôn trọng pháp luật không? Tại sao?
Em hãy lấy một ví dụ cụ thể.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa của pháp luật.
GV: Thế nào là pháp luật?
GV: Thế nào là kỉ luật?
- HS: Thảo luận nhóm:
. Nhóm 1, 2: ý nghĩa của pháp luật và
kỷ luật trong đời sống xã hội và nhà
trường?
. Nhóm 3, 4: ý nghĩa của kỷ luật đối
với sự phát triển cá nhân và hoạt
động của con người.
GV: Nếu không có tiếng trống để
quy định giờ học, giờ chơi, giờ tập
thể dục thì chuyện gì sẽ xảy ra

- Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước,
lợi dụng phương tiện của LLCA để
vận chuyển, buôn bán ma tuý.
- Xử phạt tù, phạt tiền, tịch thu tài
sản.
- Kiên trì, vượt khó, trung thực, kỉ
luật.
1. Khái niệm
- Pháp luật: Quy tắc xử sự chung do
Nhà nước ban hành, bắt buộc mọi
người phải thực hiện. Thông qua
giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật: Quy định, quy ước của một
tập thể, cộng đồng, tổ chức.
Quy định của tập thể phải tuân theo
pháp luật.
2. Ý nghĩa:
- Quy định của pháp luật và kỉ luật
giúp mọi người có chuẩn mựcchung
để rèn luyện, thống nhất trong hoạt
động.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân, XH phát triển theo định hướng
chung.
- Thoải mái, được mọi người tôn
trọng, quý mến.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 13
Giáo dục công dân Lớp 8
trong nhà trường.
HS: Trả lời.

GV: Em biết gì về nội quy trường?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, cho HS biết một số
văn bản luật, tự liệu về một số vụ án
đã xử.
Hoạt động 3 : Thảo luận về biệ pháp
rèn luyện tính kỉ luật.
GV: Tính kỉ luật của người HS biểu
hiện ntn trong học tập, trong sinh
hoạt hàng ngày, ở nhà, ở cộng đồng?
HS: Thảo luận nhóm:
Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật.
Hoạt động 4 : Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm BT 1, 2(15)
- HS trình bày BT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật
* Biểu hiện: Tự giác, vượt khó, đi
học đúng giờ, đều đặn, làm bài đầy
đủ, không quay cóp khi kiểm tra, thi
cử Tự kiểm tra, đánh giá, tự lập kế
hoạch học tập. Tự giác hoàn thành
công việc được giao, có trách nhiệm
với công việc và mọi người. Không
bị sa ngã và bị cám dỗ bởi các tệ nạn
xã hội.
* Biện pháp:
- Làm việc có kế hoạch.
- Thường xuyên tự kiểm tra và điều
chỉnh kế hoạch.

- Tự kiềm chế, vượt khó, kiên trì
- Lắng nghe ý kiến người khác, góp ý
chân tình với bạn bè. Vâng lời bố
mẹ, thầy cô.
- Biết đánh giá hành vi PL và RL của
bản thân, mọi người.
- Theo dõi tình hình thời sự → học
tập gương người tốt, việc tốt.
IV. Củng cố
? Thế nào là pháp luật? Thế nào là kỉ luật?
- HS sắm vai tình huống BT 3(15)
- GV: Nhận xét, ghi điểm.
V. Hướng dẫn học ở nhà .
- Học bài. làm BT: 4(15).
- Nghiên cứu bài 6: “Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh”
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 14
Giáo dục công dân Lớp 8

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 6
Bài 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ
bạn bè.
- Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

3. Thái độ:
- Có thái độ quý trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành
mạnh.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Mẩu chuyện, câu thơ, ca dao, bài hát về tình bạn.
2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức GV kiểm tra sĩ số lớp học.
II. Kiểm tra bài cũ
HS1: Thế nào là pháp luật? Thế nào là kỉ luật? Vì sao chúng ta phải tuân
theo pháp luật và kỉ luật?
HS2: Để rèn luyện tính kỉ luật em đã làm gì?
HS trình bàyBT4(15).
- GV: Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Hoạt động 1 :
HS: Đọc phần đặt vấn đề.
GV: Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Mác và Ăng ghen? (Cùng chung
mục đích, lí tưởng. Đấu tranh chống lại hệ tư tưởng TB, truyền bá hệ tư tưởng
vô sản, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn).
HS: Trả lời.
GV KL: Có nhiều loại tình bạn: Có tình bạn trong sáng, lành mạnh; có tình
bạn lệch lạc, tiêu cực . Vậy thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Tình bạn
đó có đặc điểm gì? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Triển khai bài (28’)
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 15
Giáo dục công dân Lớp 8
Hoạt động 2 (18’): Tìm hiểu về tình bạn và đặc điểm của tình bạn trong
sáng, lành mạnh.

GV: Em hãy lấy ví dụ về tình bạn mà
em đã biết trong thực tế cuộc sống.
HS: VD
GV: Bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
BT1.
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến thảo
luận ý kiến đúng: c, d, đ, g.
GV: Thế nào là tình bạn? Tình bạn
được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Thế nào là tình bạn trong sáng,
lành mạnh? Đặc điểm của tình bạn
trong sáng, lành mạnh?
GV: Vì sao chúng ta cần phải xây
dựng tình bạn trong sáng, lành
mạnh?
Hoạt động 3 (10’): ứn xử trong quan
hệ với bạn bè.
HS: Thảo luận nhóm BT2 - Trình
bày.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
GV: Chúng ta cần làm gì để xây
dựng tình bạn trong sáng, lành
mạnh?
HS: Trao đổi.
GV: Nhận xét.
1. Khái niệm tình bạn.
- Tình bạn: Tình cảm gắn bó giữa hai

(nhiều) người.
- Cơ sở: Hợp nhau về tính tình, sở
thích, cùng chung xu hướng hoạt
động, lí tưởng sống.
2. Đặc điểm của tình bạn trong sáng,
lành mạnh:
- Phù hợp với nhau về quan niệm
sống.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- Chân thành, tin cậy và có trách
nhiệm đối với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với
nhau.
- 1 người có thể kết bạn với nhiều
người, với người cùng hoặc khác
giới.
3. ý nghĩa.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh
giúp con người luôn ấm áp, tự tin,
yêu cuộc sống.
- Giúp con người tự hoàn thiện mình.
4. Cần làm gì để tôn trọng tình bạn
trong sáng, lành mạnh?
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 16
Giáo dục công dân Lớp 8
IV. Củng cố (5’)
GV:? Em hiểu câu ca dao ở SGK ntn?
? Nêu một vài câu ca dao, tục ngữ, hát bài hát có nội dung về tình bạn. HS
chơi theo 2 nhóm.
HS: Chơi.

GV: Nhận xét, ghi điểm.
V. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
- Học bài. làm BT: 3, 4(17).
- Nghiên cứu bài 7.

GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 17
Giáo dục công dân Lớp 8
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7
Bài 7: TÍCH CỰC THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu các loại hình hoạt dộng chính trị-xã hội, sự cần thiết tham
gia các hoạt động CT-XH vì lợi ích, ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng:
HS có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị-xã hội, qua đó hình thành
kỉ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng động.
3. Thái độ:
Hình thành ở HS niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong
muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội.
B. Phương pháp:
Thảo luận; nêu và giải quyết vấn đề; đóng vai…
C. Chuẩn bị dạy học:
- SGK, SGV GĐC 8
- Sưu tầm các sự kiện ở địa phương, những tấm gương của những cựu HS
của trường đã thành đạt, có cống hiến cho xã hội. Một số tranh ảnh có
nọi dung về hoạt đọng của thanh niên tình nguyện, phong trào thanh
niên, HS, SV tham gia các phong trào chống tệ nạn xã họi, giữ gìn trật

tự an ninh, hiến máu nhân đạo…
D. Hoạt động dạy-học:
I. Ổn định t/c:
- Nhận lớp, kiểm tra sĩ số .
II. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Em đồng ý với hành vi nào sau
đây(Khoanh tròn vào những câu đúng)
- Bạn bè cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
- Đã là bạn bè thân thiết thì cần phảI bảo vệ cho nhau.
- Có bạn bè tốt sẽ khắc phục được khó khăn.
- Dành nhiều thời gian vui chơI, hội hè với bạn bè là điều cần thiết
của tình bạn thân thiết.
Gọi HS trả lời, nhận xét.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 18
Giáo dục công dân Lớp 8
Cho HS đóng vai một tình huống: Vì không tuân theo Luật GT đường bộ đã xẩy
ra tai nạn trên đường. Trên đường đi học, gặp cảnh đó, em sẽ ứng xử ntn? Việc
không tuân thủ Luật GT đường bộ đã có tác hại gì?
Hoạt động 2: Giúp HS hiểu: Hoạt
động CT-XH bao gồm những lĩnh
vực nào? Kết hợp với thảo luận, HS
làm BT 1 trong SGK.
Thảo luận cả lớp.
1. Hãy kể những hoạt động CT-XH
mà em được biết, em đã tham gia.
2. Làm BT 1 SGK
HS phát biểu cá nhân.
Tham gia nhận xét ý kiến của bạn.

Hoạt động 3 Thảo luận nhóm giúp
học sinh tìm hiểu ý nghĩa, lợi ích của
việc tích cực tham gia các hoạt động
CT-XH.
Thảo luận làm BT 2, 3 trong SGK
Chia nhóm bàn thảo luận các câu
hỏi:
1. GV tóm tắt lại: có 3 loại hoạt động
quan trọng đó là:
+ Hoạt động trong việc xây dựng và
bảo vệ Nhà nước, bảo vệ ché độ
chính trị, trật tự, an ninh xã hội như:
lao động SX nông nghiệp, công
nghiệp…; tham gia giữ ging trật tự
an ninh ở địa phương, ở trường, thực
hiện nghĩa vụ quân sự v.v…
+ Hoạt động giao lưu giữa con người
với con người như các hoạt động
nhân đạo, từ thiện giúp đỡ con người
trong hoàn cảnh khó khăn; các hoạt
động giữ gìn, bảo vệ môI trường tự
nhiên, môi trường văn hóa xã hội
nhằm tạo ra moi trường sống lành
mạnh thuận lợi nhất cho con người.
+ Hoạt động của các đoàn thể quần
chúng, tổ chức chính trị(Đội, Đoàn,
Hội, các hoạt động của câu lạc bộ…)
2.Đáp án: a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m,
n,
Bài 2:

Tích cực: a, e, g, i, k, l
Không tích cực:
Bài 3: Hs phát biểu, nhận xét.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 19
Giáo dục công dân Lớp 8
+ Xác định động cơ của việc tham
gia các hđ CT-XH.
+ Tích cực tham gia các hđ CT-XH
thì có lợi, có hại gì đối với: Bản thân
và người khác; Việc xây dựng quan
hệ xã hội, củng cố chế độ cính
trị;Xây dựng, bảo vệ môi trường,
phát triển kinh tế, văn hóa v.v…
Đại diện các nhóm trình bày, nhận
xét bổ sung.
GV: Đây là yêu cầu chính của bài, vì
các em có hiểu ý nghĩa, lợi ích của
việc tích cực tham gia các hđ CT-XH
thì bản thân các em mới xác định
đúng động cơ giúp nhau trong học
tập, trong công việc của trường, của
XH.
HS phát biểu ý kiến cá nhân và rút ra
bài học:
Thảo luận nhóm giúp học sinh biết
vạch kế hoạch và tự giác, chủ động
thực hiện các hoạt động chính trị xã
hội
Thảo luận nhóm hoặc thảo luận cả
lớp BT 3 SGK.

1. Thế nào là hoạt động CT-XH?
HĐ CT-XH là những hđ có nội
dung liên quan đến việc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc………
2. ý nghĩa: HĐ CT-XH là điều
kiện để mỗi cá nhân bộc lộ,
rèn luyện phát triển khả năng
và đóng góp trí tuệ, công sức
của mình vòa công việc chung
của XH
3. Rèn luyện: HS cần tham gia
các hđ CT-XH để hình thành
và pt trí thái độ, tình cảme,
niềm tin trong sáng, rèn luyện
năng lực giao tiếp ứng xử,
năng lực tổ chức, quản lí, năng
lực hợp tác.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 20
Giáo dục công dân Lớp 8
HS có thể đưa ra nhiều phương án,
nhưng phương án tốt nhất là cần phải
đi cổ động cho ngày bầu cử. Sau khi
về, tập trung chuẩn bị bài.
GV kết luận: HS cần:
+ XD kế hoạch đảm bảo cân đối các
nội dung học tập, việc nhà, hđ của
Đội, Đoàn, của trường để không bỏ
sót.
+ Nhắc nhỡ lẫn nhau
+ Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần

thiết.
IV. Chuẩn bị về nhà
Học nội dung bài học
Lập kế hoạch hoạt động của bản thân về mọi mặt
Chuẩn bị bài “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 21
Giáo dục công dân Lớp 8
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 8
Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi
các dân tộc khác.
2. Kỹ năng:
- HS biết phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc
khác; biết tiếp thu một cách có chọn lọc; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và
tham gia các hoạt động xây dựng tình hửu nghị giữa các dân tộc.
3. Thái độ:
- HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm
hiểu và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh ảnh, tư liệu về thành tựu của một số nước
2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức (1’: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, học bài ở nhà của lớp.
II. Kiểm tra bài cũ (5’):
HS1: Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm những lĩnh vực nào?
- Lợi ích của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?

HS2: Ví dụ về những hoạt động chính trị - xã hội của lớp, trường, địa
phương em. Em đã tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ntn?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (2’)
- GV giới thiệu tranh ảnh, tư liệu về thành tựu nổi bật, công trình truyền
thống, phong tục tập quán.
- GV: Em có nhận xét gì về những hình ảnh tư liệu trên?
Trách nhiệm của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung như thế nào đối
với những thành tựu trên thế giới?
Để hiểu hơn về những điều đó chúng ta học bài mới hôm nay.
2. Triển khai bài
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu biểu
hiện của tôn trọng và học hỏi các dân
tộc khác.
- HS: Đọc phần Đặt vấn đề ở SGK.
- GV: Vì sao Bác Hồ được coi là
danh nhân văn hoá thế giới?
Bác: Học hỏi kinh nghiệm đấu tranh,
tìm đường cứu nước.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 22
Giáo dục công dân Lớp 8
HS:Trả lời.
GV KL: Bác Hồ là người biết tôn
trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu
tranh của các nước trên thế giới.
Thành công của Bác và dân tộc là bài
học quý giá cho các nước khác đấu
tranh giành ĐLDT.
- GV: Việt Nam đã có đóng góp gì

đáng tự hào vào nền văn hoá thế
giới?
- HS: Lấy ví dụ - cả lớp nhận xét, bổ
sung.
- GV KL: Trải qua hàng ngàn năm
lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng
góp tự hào cho nền văn hoá thế giới:
Kinh nghiệm chốn ngoại xâm, truyền
thống đạo đức, phong tục tập quán
- GV: Chúng ta có cần tôn trọng, học
hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?
- GV: Lí do quan trọng khiến nền
kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh
mẽ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL: Giữa các dân tộc
có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau,
sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm
phong phú nền văn hoá nhân loại.
Hoạt động 2 (15’): HS hiểu ý nghĩa
- Là hiện tượng kiệt xuất về quyết
tâm của cả dân tộc.
- Cống hiến trọn cuộc đời cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
* Việt Nam có: - Cố đô Huế.
- Vịnh Hạ Long.
- Phố cổ Hội An.
- Thánh địa Mỹ Sơn.
- Vườn quốc gia Phong Nha.
- Nhã nhạc cung đình Huế.

- Văn hoá ẩm thực.
- Áo dài truyền thống.
1. Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền,
lợi ích nền văn hoá các dân tộc khác.
- Có quan hệ hữu nghị, không kì thị,
coi thường, phân biệt các dân tộc
khác;
- Khiêm tốn học hỏi giá trị văn hoá
của các dân tộc khác.
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Vì: Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá
riêng; giá trị văn hoá tư tưởng của
dân tộc khác góp phần giúp chúng ta
phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Đất nước ta còn nghèo, rất cần học
hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc
khác.
- Trung Quốc: Mở rộng quan hệ, học
tập kinh nghiệm của các nước khác;
phát triển ngành công nghiệp mới có
nhiều triển vọng.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 23
Giáo dục công dân Lớp 8
và yêu cầu của việc tôn trọng và học
hỏi các dân tộc khác.
HS thảo luận theo nhóm.
. Nhóm 1: Chúng ta nên học tập, tiếp
thu những gì ở các dân tôc khác? VD
. Nhóm 2: Nên học tập các dân tộc
khác ntn? VD?

. Nhóm 3: HS cần làm gì để thể hiện
tôn trọng và học hỏi các dân tộc
khác?
. Nhóm 4: ý nghĩa của sự tôn trọng
và học hỏi các dân tộc khác?
- HS: Trình bày ý kiến thảo luận. Cả
lớp trao đổi.
- GV: Nhận xét.
- HS: Đọc mục “Bài học” ở SGK.
Hoạt động 3 (6’): Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm BT 4:
HS: Thực hiện theo cách phân vai.
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
2. Chúng ta nên học tập những thành
tựu nổi bật về kinh tế, KH-KT, văn
hoá, nghệ thuật, công trình đặc sắc,
truyền thống quý báu của các nước
khác. VD: Máy móc hiện đại, vũ khí,
máy vi tính, kiến trúc
3. Tôn trọng, học hỏi, giao lưu, hợp
tác, đoàn kết hữu nghị.
- Tôn trọng học hỏi các nước phát
triển, đang phát triển.
- Tiếp thu chọn lọc phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh dân tộc.
- Phải tự chủ, có lòng tin dân tộc.
4. Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện để nước ta phát triển
nhanh trên con đường xây dựng đất
nước.

- Góp phần xây dựng nền văn hoá
chung của nhân loại ngày càng phát
triển.
IV. Củng cố (5’)
GV: Việt Nam đã tham gia các tổ chức nào trên thế giới?
Để học hỏi các dân tộc trên thế giới Việt Nam đã làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
GV KL: Việt Nam tự hào với nền văn minh lúa nước, truyền thống đạo đức,
lòng yêu nước, yêu lao động, những phong tục tập quán lưu truyền từ ngàn đời
nay. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn phát huy và ngày càng phát triển hơn. Là
học sinh, chúng ta cần tôn trọng và học hỏi những giá trị văn hoá của dân tộc
mình nói riêng và các dân tộc nói chung.
V. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
- Học bài. làm BT: 3, 5(22).
- Chuẩn bị: Kiểm tra viết 1 tiết.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 24
Giáo dục công dân Lớp 8

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 9
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm chính xác các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8.
2. Kỹ năng:
- Trình bày bài làm có hệ thống, khoa học.
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả.
3. Thái độ:

- Rèn tính tự lập, trung thực cho HS.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Đề kiểm tra.
2. HS: Học kĩ bài.
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định tổ chức (1’): GV nắm sĩ số lớp.
II. Kiểm tra (5’):
1. GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài.
2. GV phát đề, HS làm bài.
3. GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
- Soạn, nghiên cứu bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng
dân cư.
Đề bài số 1:
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 : Khoanh tròn vào câu em cho là đúng:
A. Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là:
a. Đói cho sạch, rách cho thơm.
b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
d. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
B. Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tôn trọng người khác là:
a. Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
b. Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c. Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 25

Giáo dục công dân Lớp 8
Câu 2 : Điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai:
Để rèn luyện tính kỉ luật chúng ta cần phải:
a. Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nỗ lực hàng ngày.
b. Biết tự thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch.
c. Làm việc theo đúng hướng.
d. Bảo vệ ý kiến bản thân.
đ. Tham gia các hoạt động của trường, lớp.
e. Theo dõi tình hình thời sự diễn ra xung quanh, học tập những tấm gương
người tôt, việc tốt, tránh những tiêu cực ngoài xã hội.
Câu 3 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Pháp luật là do ban hành
thực hiện
bằng…………………………………………………………………….
b. Kỉ luật là do đề ra nhằm
……………………………………………………………………………………
Câu 4 : Khi thấy bạn em vô lễ với thầy( cô giáo), em sẽ làm gì?
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 : Thế nào là giữ chữ tín? Vì sao phải giữ chữ tín? Cần phải làm gì để giữ
chữ tín?
Câu 2 : Ca dao có câu: Thói thường “gần mực thì đen”
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những người lêu lỗng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa
Em hiểu câu ca dao trên như thế nào? Suy nghĩ của em về ý kiến câu ca dao
trên?
Đề số 2
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào câu em cho là đúng:
A. Câu tục ngữ nói về pháp luật, kỉ luật là:

a. Đất có lề, quê có thói.
b. Đất có thổ công, sông có hà bá.
c. Tiên học lễ, hậu học văn.
d. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
B. Câu tục ngữ nói về tình bạn là:
a. Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Thêm bạn bớt thù.
c. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
d. Muốn tròn phải có khuôn.
Muốn vuông phải có thước.
Câu 2 (1 điểm): Điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước ý sai:
Hành vi thể hiện tôn trọng người khác là:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×