TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TNTN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
________________
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN DƯA HẤU TẠI TRI TÔN
VÀ XÃ VĨNH THÀNH, CHÂU THÀNH, AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: Thành viên đề tài:
ThS. NGUYỄN PHÚ DŨNG KS. TRẦN VĂN THANH XUYÊN
KS. HUỲNH VŨ TRƯỜNG
Long Xuyên, tháng 4 năm 2007
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành An Giang đã
cung cấp thông tin và hổ trợ chúng tôi thực hiện đề tài.
Bác Nguyễn Thành An và Hai Hữu đã tạo mọi điều kiện cho tôi bố trí và hoàn thành thí
nghiệm ngoài đồng.
Công ty Giống cây trồng Trang Nông đã cung cấp giống để thực hiện thí nghiệm.
Các đồng sự trong khoa Nông nghiệp-TNTN, Th.S Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn
Thị Ngọc Giang đã đóng góp nhiều công sức trong những ngày thực hiện đề tài.
Các Ks Trần Văn Thanh Xuyên và Huỳnh Vũ Trường tham gia thí nghiệm, tổng kết số
liệu và trình bày bản thảo.
Các sinh viên DH2PN (Trí, Ly, Dung, Hà, Thảo, Diễm, Vượng…) và DH3PN (Cường,
Liễm, Hạnh, Long, Điền, Quý, Bá Linh, Hường, Ngoan…) đã hợp tác cùng tôi tham gia và
hoàn thành đề tài.
i
TÓM LƯỢC
Nhằm cải thiện năng suất, sản lượng dưa hấu và giảm chi phí cho nông dân. Ðề tài
“Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại
Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang” được thực hiện với kết quả như sau:
* Hiện trạng canh tác dưa hấu tại huyện Tri Tôn:
- Dưa được trồng nhiều nhất vào vụ Hè Thu và trồng dưa hấu bán tết ít được sự quan
tâm của các hộ trồng dưa trong vùng hiện nay.
- Canh tác dưa trong vùng phần lớn còn theo tập quán cũ, chưa có sự thống nhất về
kiểu liếp, kỹ thuật lên liếp theo khuyến cáo và 76,7 % hộ sử dụng rơm để phủ cho đất trồng
dưa.
- Lượng phân mà nông dân sử dụng (144,7 kg N : 123,9 kg P
2
O
5
: 53,8 kg K
2
O cho 1
ha đất trồng dưa) tương đối thấp hơn so với khuyến cáo và chưa có sự cân đối về loại và
lượng phân được sử dụng.
- Về sâu bệnh hại: Sâu xanh, bệnh thán thư, bệnh khảm… là đối tượng có tỷ lệ xuất
hiện và gây hại thường xuyên nhất. Phần lớn nông dân chọn giải pháp phun ngừa định kỳ đối
với sâu (45 % hộ) và bệnh (61,7 % hộ) với đa dạng các loại thuốc trừ sâu (36 loại thuốc) và
trừ bệnh (22 loại thuốc) được sử dụng.
- Mức lợi nhuận thu được trung bình là 16,46 triệu đồng/ha, nhưng có sự khác biệt
lớn về năng suất và mức lợi nhuận thu được giữa các hộ trồng dưa
* Một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã
Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang:
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 4 lần lập
lại và 4 nghiệm thức: (i) phun thuốc theo IPM kết hợp với xử lý nấm Trichoderma, (ii) phun
thuốc theo IPM và không xử lý nấm Trichoderma, (iii) phun thuốc cũng theo nông dân kết
hợp với xử lý nấm Trichoderma, (iv) phun thuốc theo nông dân và không xử lý nấm
Trichoderma. Trong thí nghiệm, nấm Trichoderma được xử lý bằng cách tưới lên liếp có phủ
rơm khô sau đó phủ bạt plastic, phun trên hạt khi gieo và phun định kỳ 2 tuần một lần. Còn
biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện theo hai cách, xử lý theo nông dân
và theo IPM.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả của nấm Trichoderma chưa được xác định do
bệnh chạy dây không xuất hiện ở các lô thí nghiệm. Hiệu quả của việc phòng trị bệnh theo
nông dân và IPM là tương đương nhau, nhưng theo IPM thì có hiệu quả về kinh tế hơn. Sự
sinh trưởng của dưa hấu trung bình khá đồng đều ở các nghiệm thức thí nghiệm qua chỉ tiêu
tốc độ ra lá/ngày, chiều dài dây dưa, chu vi trái, chiều dài trái vào giai đoạn trước, sau khi ra
hoa và ở thời điểm thu hoạch. Kết quả này cũng khẳng định sự tăng trưởng của dưa không
chịu sự tác động của nấm Trichoderma và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Thành phần
năng suất và năng suất thực tế của dưa ở các nghiệm thức cũng tương đương nhau qua trọng
lượng toàn dây, trọng lượng trái và năng suất trái. Tuy nhiên, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở
phương pháp phun thuốc theo IPM có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phun thuốc theo nông
dân.
ii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................................ i
TÓM LƯỢC......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... viii
Chương I MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................... 1
I. MỤC TIÊU........................................................................................................................ 1
II. NỘI DUNG.......................................................................................................................2
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................... 2
I. ĐỐI TƯỢNG.....................................................................................................................2
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................2
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................. 2
1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây dưa hấu...................................................................... 2
1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu....................................................................................2
1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước.........................................3
1.3. Điều kiện ngoại cảnh cây dưa hấu..........................................................................3
1.3.1. Nhiệt độ......................................................................................................... 3
1.3.2. Ẩm độ ..........................................................................................................3
1.3.3. Ánh sáng .......................................................................................................3
1.3.4. Đất ............................................................................................................... 3
2. IPM-quản lý dịch hại tổng hợp.......................................................................................4
2.1. Sự ra đời của IPM................................................................................................... 4
2.2. Định nghĩa, nguyên tắc và đặc trưng của IPM........................................................ 4
2.2.1. Định nghĩa..................................................................................................... 4
2.2.2. Những nguyên tắc của IPM............................................................................4
2.2.3. Đặc trưng của IPM.........................................................................................5
3. Sử dụng vật liệu phủ liếp trong sản xuất dưa hấu..........................................................5
3.1. Màng phủ nông nghiệp..........................................................................................5
3.1.1. Tác dụng của màng phủ plastic .................................................................... 5
3.1.2. Hạn chế của màng phủ plastic ......................................................................7
4. Một số sâu bệnh gây hại chính trên dưa hấu................................................................. 8
4.1. Bù lạch (rầy lửa hay bọ trĩ).....................................................................................8
4.1.1. Phân bố và ký chủ......................................................................................... 8
4.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..................................................................... 8
4.1.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại..............................................................8
4.1.4. Biện pháp phòng trị....................................................................................... 9
4.2. Rầy mềm.................................................................................................................9
4.2.1. Phân bố và ký chủ........................................................................................ 9
4.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học.................................................................... 9
4.2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại.............................................................9
4.2.4. Biện pháp phòng trị...................................................................................... 9
4.3. Rầy phấn trắng........................................................................................................9
4.4. Ruồi đục lòn......................................................................................................... 10
iii
4.4.1. Phân bố và ký chủ....................................................................................... 10
4.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................... 10
4.4.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại............................................................10
4.4.4. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 10
4.5. Sâu xanh ăn lá.......................................................................................................10
4.5.1. Phân bố và ký chủ....................................................................................... 10
4.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................... 10
4.5.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại............................................................10
4.5.4. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 11
4.6. Bệnh khảm............................................................................................................11
4.6.1. Tác nhân gây bệnh.......................................................................................11
4.6.2. Triệu chứng................................................................................................. 11
4.6.3. Cách phòng trị............................................................................................. 11
4.7. Bệnh héo vi khuẩn................................................................................................11
4.7.1.Triệu chứng.................................................................................................. 11
4.7.2. Phòng trị...................................................................................................... 11
4.8. Bệnh thán thư....................................................................................................... 12
4.8.1.Tác nhân....................................................................................................... 12
4.8.2.Triệu chứng ................................................................................................. 12
4.8.3. Phòng trị...................................................................................................... 12
4.9. Bệnh thối rễ héo dây (ngủ ngày, chết muộn, héo rũ)........................................... 12
4.9.1. Tác nhân...................................................................................................... 12
4.9.2. Triệu chứng ............................................................................................... 12
4.9.3. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 12
5. Nấm đối kháng Trichoderma.......................................................................................12
5.1. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 13
5.2. Đặc điểm sinh thái................................................................................................13
6. Một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm............................................. 13
6.1. Thuốc trừ sâu........................................................................................................13
6.1.1. Basudin 40 EC và 10 H............................................................................... 13
6.1.2. Regent 800 WG...........................................................................................13
6.1.3. Vertimec 1,8 ES.......................................................................................... 14
6.1.4. Proclaim 1,9 ES...........................................................................................14
6.2. Thuốc trừ bệnh..................................................................................................... 14
6.2.1. Curzate M8 72 WP......................................................................................14
6.2.2. Copper zinc 85 WP......................................................................................14
6.2.3. Ticarben 50WP............................................................................................15
6.2.4. Validacin 5L................................................................................................15
6.2.5. Dithane M - 45 80WP............................................................................... 15
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................................16
1. Phỏng vấn nông hộ ở các xã thuộc huyện Tri Tôn, An Giang.................................... 16
1.1. Phương tiện nghiên cứu........................................................................................16
1.2. Phương pháp.........................................................................................................16
1.2.1. Thu thập số liệu........................................................................................... 16
1.2.2. Phương pháp tiến hành................................................................................16
1.2.3. Xử lý số liệu và phân tích thống kê.............................................................17
2. Thí nghiệm ngoài đồng tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang...........................17
2.1. Phương tiện.......................................................................................................... 17
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................17
iv
2.3. Kỹ thuật canh tác..................................................................................................19
2.3.1. Thời vụ........................................................................................................ 19
2.3.2. Chọn giống.................................................................................................. 19
2.3.3. Chuẩn bị đất.................................................................................................19
2.3.4. Gieo hạt....................................................................................................... 20
2.3.5. Sử dụng màng phủ plastic........................................................................... 20
2.3.6. Chăm sóc..................................................................................................... 21
2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh......................................................................................22
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................22
2.4.1. Điều kiện ngoại cảnh...................................................................................22
2.4.2. Chỉ tiêu dịch hại (theo dõi cố định 20 dây/lô).............................................23
2.4.3. Chỉ tiêu về tăng trưởng (quan sát cố định 20 dây/lô).................................. 23
2.4.4. Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất............................................23
2.4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất (độ Brix).................................................................. 24
2.4.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.........................................................................24
2.5. Phân tích số liệu................................................................................................... 24
Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ............................25
I. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA HẤU TẠI
HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG ................................................................... 25
1. Số hộ được điều tra .....................................................................................................25
2. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng trồng dưa hấu..................25
2.1. Học vấn của nông hộ............................................................................................25
2.2. Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa của nông hộ.................................. 26
2.3. Phương tiện canh tác của nông hộ........................................................................26
2.4. Tình hình lao động tham gia trong canh tác dưa..................................................27
3. Hiện trạng canh tác của nông hộ..................................................................................27
3.1. Thời vụ trồng dưa hấu ........................................................................................ 27
3.2. Nền đất canh tác .................................................................................................. 28
3.3. Phương pháp lên liếp của nông hộ....................................................................... 29
3.4. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng........................31
3.4.1. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng...............31
3.4.2. Cách ngâm và ủ hạt giống dưa hấu............................................................. 31
3.5. Cách gieo, lượng giống, mật độ và khoảng cách trồng........................................ 31
3.6. Vật liệu phủ và xử lý đất trong canh tác dưa........................................................32
3.6.1. Vật liệu phủ đất........................................................................................... 32
3.6.2. Xử lý đất trước khi trồng.............................................................................33
3.7. Hiện trạng sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân của nông hộ........................ 33
3.7.1. Các loại phân được sử dụng........................................................................ 33
3.7.2. Liều lượng phân bón................................................................................... 34
3.7.3. Kỹ thuật bón phân của nông hộ...................................................................35
3.8. Các biện pháp chăm sóc khác...............................................................................36
3.8.1. Tưới nước.................................................................................................... 36
3.8.2. Trừ cỏ.......................................................................................................... 38
3.8.3. Vun gốc, sửa dây, tỉa nhánh, úp nụ và tuyển trái........................................ 39
4. Tình hình dịch hại và biện pháp phòng trị của nông hộ.............................................. 41
4.1. Sâu hại.................................................................................................................. 41
4.2. Bệnh hại................................................................................................................42
4.3. Giải pháp sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh của nông hộ.....................46
4.4. Sử dụng thuốc trừ cỏ trong phòng trừ cỏ dại ở nông hộ...................................... 47
v
5. Thu hoạch và tiêu thụ dưa hấu của nông hộ................................................................ 48
5.1. Thu hoạch.............................................................................................................48
5.2. Phương thức tiêu thụ............................................................................................ 48
5.3. Năng suất..............................................................................................................48
5.4. Giá bán................................................................................................................. 48
5.5. Hiệu quả kinh tế trong canh tác dưa của nông hộ................................................ 48
5.5.1. Chi phí......................................................................................................... 48
5.5.2. Doanh thu.................................................................................................... 49
5.5.3. Lợi nhuận.....................................................................................................49
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
DƯA HẤU TẠI XÃ VĨNH THÀNH, CHÂU THÀNH, AN GIANG....................... 50
1. Mô tả điểm thí nghiệm.................................................................................................50
2. Ghi nhận tổng quát kết quả thí nghiệm........................................................................51
3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm...................... 51
3.1. Tình hình sâu hại trên dưa hấu qua các thời điểm quan sát..................................51
3.1.1. Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica)..............................................................51
3.1.2. Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii Burgess)................................................... 53
3.2. Tình hình bệnh thán thư trên ruộng dưa hấu........................................................ 55
3.2.1. Thời điểm 28 NSKG .................................................................................. 55
3.2.2. Thời điểm 34 NSKG .................................................................................. 55
3.2.3. Thời điểm 41 NSKG .................................................................................. 56
3.2.4. Thời điểm 48 NSKG .................................................................................. 56
3.3. Tình hình sinh trưởng của cây dưa hấu................................................................ 57
3.3.1. Số lá trên dây chính.....................................................................................57
3.3.2. Chiều dài dây chính.....................................................................................58
3.3.3. Chiều dài trái .............................................................................................. 59
3.3.4. Chu vi trái....................................................................................................60
3.4. Thành phần năng suất của cây dưa hấu................................................................60
3.4.1. Trọng lượng toàn dây.................................................................................. 60
3.4.2. Trọng lượng trái.......................................................................................... 61
3.4.3. Năng suất trái...............................................................................................61
3.5. Phẩm chất trái dưa hấu (độ Brix)......................................................................... 62
3.6. Hiệu quả kinh tế................................................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................64
I. KẾT LUẬN......................................................................................................................64
1. Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Tri Tôn......................................................................64
2. Ảnh hưởng các biện pháp phun thuốc, xử lý nấm Trichoderma lên sâu bệnh,
năng suất dưa hấu tại Châu Thành, An Giang.............................................................64
II. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 66
PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................................. 70
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình số Tựa Hình Trang
1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng dưa hấu tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành,
An Giang vụ Xuân hè 2006
19
2 Số vụ dưa được trồng/năm của nông hộ tại huyện Tri Tôn, An Giang 28
3 Thời điểm gieo trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An
Giang
28
4 Nền đất sử dụng trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An
Giang
29
5 Phần trăm các kiểu liếp khác nhau được áp dụng canh tác dưa hấu ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
30
6 Phần trăm các loại phân bón được sử dụng trong canh tác dưa ở huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang
34
7 Phần trăm hộ sử dụng lượng phân bón so với lượng khuyến cáo (KC)
trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
35
8 Phần trăm hộ có thực hiện các biện pháp chăm sóc cần thiết trong canh
tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
39
9 Phần trăm số hộ có các mức lợi nhuận khác nhau khi tính cả công lao
động nhà trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
50
10 Biểu đồ biểu diễn mật số sâu xanh dưới sự ảnh hưởng của các biện
pháp phòng trừ sâu ở các thời điểm 16 NSKG, 22 NSKG, 28
NSKG; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ
Xuân hè 2006
53
11 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thiệt hại của bệnh thán thư dưới sự ảnh hưởng
của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở thời điểm 28 NSKG, 34
NSKG, 41 NSKG, 48 NSKG; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu
Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006
56
12 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý
sâu bệnh ở các thời điểm trước khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh
Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
57
13 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý
sâu bệnh ở các thời điểm sau khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh
Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006
58
14 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh
lên chiều dài trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu
hành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
59
15 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh
lên chu vi trái trên dưa hấu tại; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu
Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
60
16 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và
xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng toàn dây trên dưa hấu ở thí
nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
61
17 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và
xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng trái trên dưa hấu ở thí
nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
61
18 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và
xử lý nấm Trichoderma lên năng suất trái trên dưa hấu ở thí
nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006
62
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng số Tựa Bảng Trang
1 Biện pháp phun thuốc kết hợp với phương pháp xử lý nấm
Trichoderma
18
2 Lịch bón phân cho ruộng dưa hấu tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An
Giang
21
3 Lịch phun thuốc trừ sâu trên dưa hấu tại Vĩnh Thành – Châu Thành –
An Giang
22
4 Lịch phun thuốc trừ bệnh trên dưa hấu tại Vĩnh Thành – Châu Thành
– An Giang
22
5 Phân bố số hộ điều tra trong các xã ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 25
6 Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa hấu của các nông hộ tại
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong vụ đông xuân 2005 - 2006
26
7 Phần trăm hộ có số lao động gia đình khác nhau tham gia canh tác
dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
27
8 Kích thước các kiểu liếp được áp dụng trong canh tác dưa hấu ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
30
9 Các giống dưa và % nông hộ ngâm ủ hạt giống trước khi trồng ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
31
10 Phần trăm số hộ có thời gian ngâm, ủ hạt giống và xử lý giống khác
nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
31
11 Cách gieo, lượng giống, mật độ và khoảng cách trồng dưa hấu ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
32
12 Phần trăm hộ sử dụng vật liệu phủ đất và xử lý đất trong canh tác dưa
hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
33
13 Tổng lượng phân bón lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình được sử dụng
trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
34
14 Lượng phân bón lót được nông hộ sử dụng trong canh tác dưa hấu ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
35
15 Phần trăm số hộ áp dụng các lần bón thúc và thời gian cách ly phân
bón khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang
36
16 Phần trăm nông hộ áp dụng kỹ thuật tưới nước trong canh tác dưa hấu
ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
38
17 Phần trăm số hộ áp dụng kỹ thuật trừ cỏ trong canh tác dưa hấu ở
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
38
18 Phần trăm hộ có thực hiện kỹ thuật tỉa nhánh, úp nụ và tuyển trái
trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
40
19 Thành phần các loại sâu bệnh hại và giai đoạn xuất hiện qua phỏng
vấn của nông dân trồng dưa hấu ở huyện Tri Tôn, An Giang
43
20 Các loại thuốc sâu và phần trăm hộ sử dụng phòng trừ các loại sâu hại
trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
44
21 Phần trăm số hộ sử dụng các loại thuốc hoá học phòng trừ bệnh khác
nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
45
22 Phần trăm số hộ áp dụng giải pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và
thời gian cách ly thuốc hoá học khác nhau trong canh tác dưa hấu
ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
47
23 Các loại thuốc trừ cỏ và phần trăm số hộ sử dụng trong canh tác dưa 47
viii
hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
24 Phần trăm hộ có phương thức tiêu thụ khác nhau trong canh tác dưa
hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
49
25 Các mức năng suất, giá bán sản phẩm, các khoản chi, thu và lợi
nhuận trong canh dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
49
26 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại của sâu
xanh ở các thời điểm 16 NSKG, 22 NSKG, 28 NSGK; ở thí
nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
53
27 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại của
ruồi đục lòn ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSGK; ở thí nghiệm
tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006
55
28 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên sự tăng trưởng
chiều dài dây chính ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG, 55
NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ
Xuân hè 2006
59
29 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên độ Brix (%)
trong trái dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An
Giang, Vụ Xuân hè 2006
63
30 Hiệu quả kinh tế trồng dưa hấu thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu
Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006
63
ix
Chương I MỞ ĐẦU
Dưa hấu (Citrullus lanatus) thuộc họ Cucurbitaceae là một loại cây trồng nhiệt đới
có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. Với đặc tính sinh trưởng ngắn (khoảng 60
ngày), trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nên đã trở thành một trong những cây
trồng quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Sản
lượng dưa hàng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diện tích khoảng 2 triệu hecta
(ha). Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng Ðông Nam Châu Á (Phạm Hồng
Cúc, 2002). Ở Việt Nam, từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 8,1%, năng suất
tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Còn trên thế giới thì từ 1995-2003 diện tích trồng
dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Nhìn chung, tốc độ
tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của thế giới cao hơn Việt
Nam (FAO, 2004). Vì vậy, trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu
cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp diện tích trồng dưa
hấu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và An Giang nói
riêng ngày càng gia tăng, điển hình đối với huyện Tri Tôn, là một huyện có diện tích đất
phèn lớn, năng suất lúa và các loại hoa màu thấp. Do đó, dưa hấu được xem là một
trong những loại cây trồng tiềm năng của huyện, đặc biệt là dưa hấu vụ hè thu, tuy có sự
khác biệt lớn về năng suất và hiệu quả trồng dưa hấu giữa các hộ trong xã và giữa các
xã trong huyện.
Hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma trên thế giới được ứng dụng rộng rải trên các
loại cây trồng như: Cà chua, khoai tây, sầu riêng …riêng về cây ăn trái và rau dưa cũng
đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma.
Tuy nhiên, cây dưa hấu thường bị nhiều loài côn trùng và bệnh tấn công như bù
lạch, ruồi đục lòn, rầy mềm, rầy phấn trắng, sâu xanh ăn lá, bệnh chạy dây, bệnh khảm,
bệnh thán thư... làm giảm năng suất và phẩm chất trái đặc biệt là bệnh chạy dây do nấm
Fusarium oxysporum. Để đối phó với các loài dịch hại nầy, nông dân thường sử dụng
rất nhiều chủng loại thuốc trừ sâu độc hại, phun nhiều lần trong vụ với nồng độ và liều
lượng sử dụng thường cao hơn so với khuyến cáo. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, đồng thời gây ô nhiễm môi
trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế sự tấn công của dịch hại, hạn chế sử
dụng nông dược mà vẫn đảm bảo năng suất và lợi nhuận cho người trồng dưa hấu.
Nhằm cải thiện năng suất, sản lượng dưa hấu và giảm chi phí cho nông dân. Ðề tài
“Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa
hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang” được thực hiện nhằm
làm cơ sở cho nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất, để tạo
ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường, kỳ vọng khắc phục được những khó khăn mà
người trồng dưa hấu đang gặp phải, đồng thời góp phần nâng cao đời sống nông dân.
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
1. Đối với huyện Tri Tôn
Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân ở
các xã trong huyện.
1
Nắm được những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa ở từng
xã và đề xuất được hướng giải quyết thích hợp.
2. Đối với huyện Châu Thành
Xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên dưa
hấu.
Xác định hiệu quả của nấm đối kháng Trichoderma đối với bệnh chạy dây trên
dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum.
Góp phần vào việc hoàn thiện quy trình sản xuất dưa hấu trên nền đất lúa tại xã
Vĩnh Thành, Châu Thành.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại huyện Tri Tôn
- Bố trí thí nghiệm trên ruộng dưa hấu của nông dân để xác định hiệu quả của một
số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành,
An Giang.
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
Kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân ở các xã thuộc huyện Tri Tôn.
Hiệu quả của một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên giống dưa hấu
Tiểu Long 196.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân có diện tích trồng dưa
trên 1.000 m
2
và kinh nghiệm trồng dưa trên 3 vụ ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương
Phi, Lương An Trà, An Tức, Tân Tuyến,…thuộc huyện Tri Tôn.
Thí nghiệm xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính
trên dưa hấu được thực hiện trên ruộng của ông Hai Hữu tại xã Vĩnh Thành, huyện
Châu Thành, An Giang, trong vụ Xuân hè năm 2005-2006 từ tháng 03-05/2006.
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây dưa hấu
1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu
Nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt đới Trung Phi, một phần
phía Bắc sa mạc Sahara. Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI (Mai
Thị Phương Anh và ctv, 1996). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới nóng và khô của châu Phi và được canh tác rộng rải trong vùng Địa
Trung Hải cách đây hơn 3.000 năm. Theo Ito (1994) dưa hấu có nguồn gốc Nam châu
Phi và được đưa vào Trung Quốc năm 1600. Theo Janin (2005), dưa hấu hoang phân bố
2
rộng rãi ở Châu Phi và Châu Á, nhưng nó được bắt nguồn từ phía Nam Châu Phi,
Namibia, Boswana, Zimbabwe, Mozambique, Zambia and Malawi.
Ở Việt Nam dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18, dưa hấu được
xem là loại trái cây không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền của nhân dân ta (Trần
Thị Ba, 1999). Các vùng trồng dưa hấu truyền thống như ở Hải Hưng, Nghệ An, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An, ... thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu
dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). Riêng ở ĐBSCL trong vài năm trở lại
đây dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang,
Long An chiếm hàng ngàn hecta. Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân
Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Thị Ba, 2001).
1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước
Sản lượng dưa hấu hằng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diện tích
khoảng 2 triệu hecta. Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng Đông Nam Châu Á
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Ở Việt Nam, từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 8,1%
tương ứng năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Còn trên thế giới thì từ 1995-
2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%.
Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của thế
giới thấp hơn Việt Nam (FAO, 2004).
1.3. Điều kiện ngoại cảnh cây dưa hấu
1.3.1. Nhiệt độ
Dưa hấu thuộc nhóm cây ngắn ngày, có yêu cầu cao đối với nhiệt độ trong suốt
quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nẩy mầm là 30-
35
o
C, còn cho các thời điểm sau đó là 25-30
o
C. Nhiệt độ dưới 15
o
C cây ngừng sinh
trưởng và phát triển, tỷ lệ đậu trái thấp và trái lớn rất chậm làm ảnh hưởng trực tiếp tới
năng suất (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996 và Trần Thị Ba, 1999). Theo Purseglove
(1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánh sáng.
1.3.2. Ẩm độ
Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt trồng dưa hấu, mặt đất khô cũng thuận lợi cho dưa
sinh trưởng. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt sinh ra nhiều rễ bất định trên thân và hấp
thụ nhiều dinh dưỡng làm dây lá sum xuê ảnh hưởng ra hoa kết trái. Ẩm độ không khí
cao lá và trái dễ bị bệnh thán thư, thân cũng dễ nứt (Phạm Hồng Cúc, 2002). Dưa hấu
thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ lúc phát triển nhất đạt 3-4 m chiều sâu và 5-8 m đường
kính. Tuy vậy, hệ số thoát nước lớn nên nhu cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên là
cần thiết nhất là thời điểm đầu (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996).
1.3.3. Ánh sáng
Dưa hấu là loại cây trồng cần nhiều ánh sáng, ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho đến
khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều cùng nhiệt độ thích hợp là hai yếu tố ngoại cảnh làm
tăng năng suất và chất lượng trái. Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của
cây. Số giờ chiếu sáng trong ngày 8-10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng trái cũng
nhiều hơn (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996).
1.3.4. Đất
Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét nặng, thích
hợp nhất là đất có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH = 6-7 là thích hợp). Đất
3
phù sa ven sông, đất thịt nhẹ hay cát pha đều là đất lý tưởng để trồng dưa, chỉ cần chú ý
tưới nước và bón phân đầy đủ.
2. IPM-quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Managemant)
2.1. Sự ra đời của IPM
Theo Nguyễn Công Thuật (1996) do Trịnh Tấn Đạt (2005) trích dẫn cho rằng thuốc
hóa học chính là “con dao hai lưỡi”. Nó không những tác động lên sâu mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và hủy diệt các hệ sinh thái. Tại các hội thảo khoa học quốc tế,
nhiều nhà khoa học đã nêu ý kiến cho rằng không thể phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu
quả đối với bất kỳ một loại cây trồng nào bằng việc áp dụng đơn thuần biện pháp hóa học,
các mục tiêu phòng trừ sâu hại có thể đạt được bằng cách áp dụng phối hợp thuốc hóa học
với biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học. Đó chính là khái niệm đầu tiên
của phòng trừ tổng hợp đã được ra đời vào những năm cuối thập kỷ 50 đầu thập 60.
Quản lý dịch hại tổng hợp là gì ? Theo Phạm Văn Lầm (1995) đó chính là hệ thống
gồm tất cả các biện pháp bảo vệ thực vật sẳn có (biện pháp canh tác, sinh học, hóa học…)
được kết hợp hài hòa với nhau để điều khiển không chỉ dịch hại mà còn hệ sinh thái cây
trồng, nhằm tránh những tổn thất kinh tế do dịch hại gây nên mà không ảnh hưởng xấu
cho môi trường.
2.2. Định nghĩa, nguyên tắc và đặc trưng của IPM
2.2.1. Định nghĩa
Theo Rainer và ctv (1994) phòng trừ tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà
trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây
hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ
của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Oudejans (1991) do Nguyễn Công Thuật (1996) trích dẫn cho rằng “phòng trừ tổng
hợp (PTTH) quan niệm một cách lý tưởng là một hệ thống phòng trừ hợp lý về kinh tế và
bền vững, dựa trên sự phối hợp của các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn
giống và hóa học, nhằm đạt được sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất tới môi trường”.
Lê Văn Thuyết và ctv do Nguyễn Công Thuật (1996) trích dẫn cho rằng khi nói về
chiến lược bảo vệ thực vật trong trương trình Lương Thực-Thực Phẩm đã phát biểu như
sau: “chiến lược đó (PTTH) nhằm làm cho các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu qủa
dài lâu về mặt kinh tế kỹ thuật, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi sinh. Chiến lược đó
không loại trừ hóa chất nông nghiệp mà cũng không dựa hẳn vào hữu cơ tự nhiên. Đó là
sự tổng hợp của việc sử dụng các giống kháng bền vững, kết hợp với các biện pháp canh
tác, sinh học và hóa học khi cần thiết”.
2.2.2. Những nguyên tắc của IPM
Theo Rainer và ctv (1994) IPM có những nguyên tắc sau:
- Một là, trong hệ thống PTTH tất cả các kỹ thuật tham gia cần được xem xét đến sự
hài hòa với các yếu tố môi trường, đặc biệt là cần phải khai thác tối đa những nhân tố gây
chết nhiên tự của sâu hại. Mặt khác, tác động của tất cả các kỹ thuật đựơc sử dụng cũng
phải được xem xét đánh giá về mặt nầy.
- Hai là, không thể suy nghĩ một cách nông cạn rằng có thể tiêu diệt hết các cơ thể
gây hại trên đồng ruộng, mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng ở dưới
mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Như vậy, một biện pháp phòng trừ chỉ được áp dụng
4
trong trường hợp mà nếu không thực hiện thì gía trị tổn thất về sản lượng cây trồng sẽ lớn
hơn những chi phí của việc xử lý.
- Ba là, không thể quan niệm PTTH như là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong
mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà phải cần coi đó như là một nguyên tắc cần phải
tuân theo để cho phép xác định, trong mỗi tình huống cụ thể, một giải pháp tối ưu, xét về
mọi mặt.
- Bốn là, những biện pháp có thể áp dụng trong PTTH thì rất đa dạng và phong phú.
Đồng thời những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật ngày càng
được đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều hơn và rộng rải hơn, không dừng lại ở một chỗ.
- Sau cùng, liên quan đến PTTH có hai khái niệm được đưa ra là “mức gây hại kinh
tế” và “ngưỡng kinh tế”.
2.2.3. Đặc trưng của IPM
Cũng theo Rainer và ctv (1994) IPM có các đặc trưng sau:
- Việc kiểm soát được dựa trên sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của chúng. Một
sự hiểu biết về sinh học và sinh thái học của sâu hại và thiên địch của chúng đặc biệt ở
đâu và khi nào chúng xảy ra và di chuyển như thế nào vào cây trồng làm nơi cư trú, hình
thành cơ sở cho sự kiểm soát. Người áp dụng IPM cũng cần hiểu quan hệ giữa dịch hại và
thiên địch của chúng và có thể quyết định mật độ của chúng.
- Mật độ quần thể của dịch hại được duy trì ở mức thấp nhất. Dịch hại gây ra ở một
qui mô nhỏ thì không hẳn gây ra sự tổn thất ngay. Ở mật độ quần thể thấp, tác động của
chúng có thể cân bằng với cây trồng sự thiệt hại xảy ra khi cây trồng không đủ khả năng
đền bù. Tuy nhiên, kiểm soát dịch hại thì chỉ đảm bảo bằng tài chính nếu chi phí của biện
pháp kiểm soát đó thấp hơn chi phí thiệt hại mà nó sẽ gây ra. Theo một qui luật chi phí
của các biện pháp kiểm soát thì cao hơn trong khi kết quả đạt được chỉ một thời đoạn
ngắn. Bởi thế từ quan điểm về kinh tế của người nông dân nó là một sự kỳ vọng ổn định
mật số quần thể của dịch hại ở một mức độ thấp, nhưng không loại trừ chúng hoàn toàn.
Người ta đã chứng minh rằng không thể thực hiện được cũng như không có hiệu
quả kinh tế để diệt trừ tận gốc những dịch hại cây trồng tại một miền hay ở cấp độ quốc
gia. Hơn nữa từ quan điểm sinh thái học xem cơ thể sâu hại là nguồn thức ăn cho thiên
địch duy trì sự cân bằng hệ sinh thái.
- Kết hợp các biện pháp kiểm soát là một đặc trung quan trọng của IPM. Và ít ra là
một công cụ cho việc định nghĩa khái niệm đó. Sự kết hợp các biện pháp ngăn ngừa và
diệt trừ để chặn đứng hoặc giúp ngăn chặn mật số dịch hại chống lại sự phát triển tới một
mức độ mà sự thiệt hại lớn xảy ra.
IPM nhằm vào mục tiêu nầy chủ yếu thông qua các kỹ thuật không sử dụng thuốc
hóa học. Dựa trên điều kiện cây trồng và điều kiện từng địa phương các biện pháp có thể
bao gồm: phương pháp canh tác chọn giống, vệ sinh đồng ruộng, sự can thiệp và cuối
cùng ít ra thúc đẩy sự phát triển của thiên địch.
3. Sử dụng vật liệu phủ liếp trong sản xuất dưa hấu
3.1. Màng phủ plastic
Sử dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau là một trong những tiến bộ mới của
ngành nông nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau
được bắt đầu từ thập kỷ 50, đi đầu là những nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Do
Thái, Indonesia, Đài Loan,... Năm 1951, ở Nhật đã ứng dụng thành công màng phủ
5
plastic cho vùng trồng rau khí hậu lạnh, sau đó ứng dụng rộng rải ở vùng khí hậu nóng
(Toshio, 1991). Hàng năm lượng màng phủ sử dụng ở Mỹ hơn 51 tấn với diện tích
khoảng 26.000 ha (Ennis, 1987).
Ở Việt Nam, màng phủ plastic bắt đầu được sử dụng năm 1994, dần dần lan ra các
nông hộ sản xuất rau ở miền Trung như Đà Lạt, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương. Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu
sử dụng màng phủ plastic từ năm 1992 nhằm mục đích cải thiện phương pháp canh tác
rau cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông
dân trồng rau.
Hiện nay, hầu hết bà con nông dân chấp nhận kỹ thuật sử dụng màng phủ plastic
để trồng rau. Tỉnh An Giang sử dụng màng phủ trên 250 ha (tập trung tại huyện Chợ
Mới) ngay sau khi điểm thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ thành công (tháng
5/1998). Các tỉnh có diện tích lớn trồng dưa hấu như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ đã
sử dụng màng phủ lên đến hàng ngàn hecta mỗi năm (Trần Thị Ba, 2003).
3.1.1. Tác dụng của màng phủ plastic
* Hạn chế sâu bệnh hại:
- Bù lạch: màng phủ plastic làm giảm sự tấn công của bù lạch lên cây trồng
(William và Lamont, 1993). Màng phủ màu xám bạc có mật số bù lạch thấp hơn so với
phủ rơm trên dưa hấu thí nghiệm tại huyện Vĩnh Châu-Sóc Trăng vụ Xuân Hè 2000
(Nguyễn Khởi Nghĩa, 2001), tại phường Bình Thủy, TP. Cần Thơ vụ Thu Đông, 2000
(Phạm Xuân Hồng, 2001).
- Rầy mềm: màng phủ trong suốt và màu xanh dương xua đuổi Aphids và giảm
hiện tượng chùn đột do siêu vi trùng trên bí, dưa leo, dưa hấu (Basky, 1984). Màu bạc
của màng phủ như một tác nhân làm đẩy lùi sự tấn công của rầy mềm truyền bệnh virus
trên dưa hấu nhất là vào thời điểm đầu (Toshio, 1991; Nguyễn Thị Thu Nga, 1999 và
Nguyễn Việt Toàn, 2000).
- Ruồi đục lòn: màng phủ có tác dụng hạn chế dòi đục lá trên cây bí đỏ, dưa leo,
đậu Cove, dưa hấu, nhất là trong thời điểm đầu (Chaefant và ctv, 1977; Lê Thị Bảo
Châu, 2000; Trần Vĩnh Nghi, 2000; Nguyễn Kim Quyên, 2000; Nguyễn Khởi Nghĩa,
2001).
- Rầy phấn trắng: các nhà khảo cứu nhận thấy khi che phủ màng phủ trên vườn bí
đỏ, một tuần lễ sau khi trồng không còn rầy phấn trắng phá hại nữa, còn vườn không sử
dụng màng phủ thì có 40% cây bị hại, tương tự kết quả trên ở những vườn trồng dưa
chuột, mướp hương, bí đao, cà chua, cải xanh, cải bắp (Tôn Thất Trình, 1998). Kết quả
nghiên cứu mới nhất của Bradeton tại Đại học Florida đã khám phá màng phủ phản
chiếu tia cực tím có hiệu quả trong việc phòng trừ rầy phấn trắng truyền bệnh khảm, gây
thiệt hại nặng nề trên cà chua (University of Tennessee, 2004).
- Bệnh hại: Màng phủ xám bạc giúp làm giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh do virus
(Black, 1980; Basky, 1984). Theo Lamont và ctv (1990), màng phủ màu xám bạc cho
kết quả giảm thiệt hại của bệnh khảm trên dưa leo cao nhất, còn màu đen có hiệu quả
cao hơn màu trắng.
* Ngăn ngừa cỏ dại:
Plastic đen cho hiệu quả phòng trừ cỏ dại tốt vì cắt đứt hơn 90% tia sáng mặt trời
chiếu vào mặt đất, cỏ dại không nẩy mầm được, plastic trong suốt không hạn chế cỏ dại.
6
Chính vì thế màng phủ được chế tạo thường có một mặt đen. Plastic màu đen khá hiệu
quả trong việc hạn chế cỏ Portulaca oleracea, nhưng không hiệu quả đối với cỏ
Cyperus difformis hoặc Digitaria adscendens. Độ dài sóng khoảng 520 nm có hiệu quả
ngăn cản sự nẩy mầm và tăng trưởng của cỏ, plastic xanh lá cây có độ dài sóng nầy
(520-600 nm) (Toshio, 1991).
* Điều hòa ẩm độ và giữ cấu trúc đất:
Màng phủ là một vật liệu có độ không thấm nước cao nên nước trong đất ở dưới
màng phủ không mất đi nhiều do bốc hơi, tiết kiệm nước và giảm được công tưới nước,
sự tăng trưởng của cây trồng trên màng phủ có thể gấp đôi so với mặt để trần (Suh,
1991). Ẩm độ đất trong ruộng cà rốt không phủ liếp biến động nhiều vào mùa mưa, có
phủ plastic ẩm độ ổn định hơn. Ẩm độ đất trong màng phủ đen luôn luôn cao hơn màng
phủ trong suốt. Khi mưa nhiều một phần nước mưa thấm qua lỗ trồng cây nên duy trì độ
ẩm đất trong thời gian khá dài mà không cần tưới.
* Giữ phân bón, giảm độ pH và độ mặn:
Phủ plastic ngăn cản sự thẩm lậu và rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc khi
mưa to, giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg cao hơn đất để trần
khoảng 1,5 lần, bởi vì tác động của màng phủ như là một hàng rào cản lượng mưa rơi.
Trên cà rốt, lượng Nitrate còn lại trong đất sau khi bón thúc cao nhất ở nghiệm thức phủ
plastic trong suốt, kế là plastic đen và thấp nhất không phủ. Ở đất nhiễm mặn có phủ
plastic sẽ làm giảm độ mặn vì giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên tăng năng suất cây
trồng. Trên đất phèn có phủ liếp bằng plastic sẽ có độ pH thấp hơn mặt đất trần từ 0,2-
0,5 (Toshio, 1991).
* Tăng nhiệt độ đất:
Phủ liếp bằng plastic làm tăng nhiệt độ đất vì làm chậm sự bốc thoát hơi nước.
Khả năng tăng nhiệt độ tùy màu sắc của màng phủ và cường độ bức xạ mặt trời. Nhiệt
độ đất có phủ plastic và không phủ chênh lệch 7
o
C đối với plastic trong suốt và 5
o
C đối
với plastic đen, sự chênh lệch nhiệt độ giảm dần khi cây giáp tán; nhưng plastic màu
bạc có tác dụng ngăn cản sự gia tăng nhiệt độ đất (Toshio, 1991).
* Những tác dụng khác của màng phủ:
Nói chung là trồng rau phủ liếp bằng plastic cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng không phủ liếp. Dưa hấu, dưa leo, dưa thơm tây, bí đỏ, cà chua, cà
phổi, ớt, đậu bắp được cải thiện tính chín sớm, năng suất và phẩm chất trái trong điều
kiện trồng có phủ liếp bằng plastic ở Mỹ (Lamond và ctv, 1990). Sự tăng trưởng của cây
con và năng suất thương phẩm của dưa hấu, dưa thơm tây, ớt gia tăng đáng kể bởi việc
phủ plastic màu xám bạc so với phủ rơm hoặc để mặt đất trần ở Chiang Mai, Thái Lan
(Paipool, 1991). Nhờ tăng quang hợp nên năng suất cao tăng gấp 10 lần so với đối
chứng, cây cao to hơn 50-60%, lá xanh cứng cáp hơn, cây đầy rẫy sức sống và nhờ ít
sâu rầy nên giảm được sự phun thuốc trừ sâu hại (Tôn Thất Trình, 1998).
3.1.2. Hạn chế của màng phủ plastic
Trồng rau có phủ liếp bằng màng phủ giá thành cao, tàn dư màng phủ khó phân
hủy dẫn đến ô nhiễm môi trường (Trần Văn Hòa và ctv, 2000). Ở nước ta, sử dụng
màng phủ plastic là kỹ thuật tương đối mới, người trồng rau cần am hiểu về điều kiện tự
nhiên như đất, nước, khí hậu nơi canh tác và nắm vững một số yếu tố kỹ thuật then chốt
của loại rau trồng mới đạt hiệu quả cao; riêng ở ĐBSCL, nhiệt độ cao màng phủ không
7
thích hợp đối với các loại rau có thân lá nhỏ, nằm sát mặt liếp, thời gian sinh trưởng
ngắn như nhóm rau ăn lá (Trần Thị Ba, 2003).
4. Một số sâu bệnh gây hại chính trên dưa hấu
4.1. Bù lạch (rầy lửa hay bọ trĩ): tên khoa học: Thrips palmi Karny (Thripidae -
Thysanoptera).
4.1.1. Phân bố và ký chủ
Bù lạch xuất hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc Mỹ
(USA), Trung Mỹ, Ca-ri-bê, … đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ trên sản phẩm rau cải ở
các nước Châu Á (Smith và ctv, 1992). Bù lạch là loài côn trùng thuộc nhóm chích hút,
chúng tấn công và gây hại trên 50 loài cây trồng thuộc 20 họ thực vật. Bù lạch gây hại
quan trọng trên các cây họ Cà (cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá...); họ Bầu bí (dưa chuột,
dưa hấu, bí rợ, ...); họ Đậu (đậu tây, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương,...) và các cây khác
như: hoa cúc, bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,...
4.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo CABI (2001) bù lạch có cấu tạo miệng tương tự nhau trong cùng một họ,
giống nhau giữa ấu trùng và thành trùng. Phần phụ miệng có cấu tạo không đối xứng
với nhiệm vụ đục lỗ và chích hút, mặt khác bù lạch sẽ cạp và nghiền nát thức ăn bằng
hàm dưới nhờ vào hai mảnh môi trên và dưới. Theo Lê Thị Sen (1996) miệng có cấu tạo
chuyên biệt chức năng chích hút, râu mang các cơ quan cảm nhận hóa chất, có vách
mỏng chẻ hoặc đơn. Mỗi xúc biện có từ 4-6 cơ quan cảm giác nhỏ ngoài cùng, có khả
năng cảm nhận hóa chất. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như thính giác và cơ quan
xúc giác. Con cái thường nhỏ hơn con đục và có râu ngắn hơn. Bên cạnh cũng có hiện
tượng lưỡng hình giống cái có đoạn râu thứ sáu được nới rộng hơn (CABI, 2001).
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bù lạch, nhiệt độ 15-30
0
C thích
hợp nhất. Vòng đời bù lạch kéo dài 70, 57 và 30 ngày, tương ứng ở 15
0
C, 20
0
C và 30
0
C.
Trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, hoạt động sinh sản của bù lạch diễn ra liên tục (khoảng
15 thế hệ/năm), nhiệt độ lạnh hoạt động sinh sản bị giảm rõ rệt (1-2 thế hệ) (CABI, 2001;
McDonald và ctv, 1999). Bù lạch sinh sản đơn tính, không cần giao phối mà vẫn tiếp tục
đẻ ra con cái (Lê Thị Sen, 1996). Vòng đời của bù lạch khoảng 30 ngày, trong đó thời
điểm trứng khoảng 4-5 ngày, ấu trùng 5-6 ngày, thành trùng sống khoảng 15 ngày, thời
điểm nhộng 3 ngày. Ấu trùng có 2 tuổi, màu sắc giống thành trùng nhưng hơi nhạt, sau
khi vũ hoá trưởng thành khoảng 2-3 ngày, thành trùng bắt đầu bắt cặp sinh sản (CABI,
2001).
4.1.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Cả thành trùng và ấu trùng đều chích vào biểu bì lá và hút nhựa, bù lạch thường đẻ
trứng trong mô lá, thường sống ở mặt dưới lá và chui vào gần gân để trốn (Gabystoll,
1986 và Lê Thị Sen, 1996). Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến
dạng và bị cong xuống dưới (Lê Thị Sen, 1996).
Bù lạch là côn trùng đa ký chủ phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh khi gặp điều
kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cả ấu trùng và thành
trùng đều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây nhất là các bộ phận còn non
như lá non, hoa và trái. Các bộ phận bị bù lạch tấn công thường bị biến dạng, lá xoăn, trái
có hình dạng bất thường... quan trọng nhất là bù lạch tấn công có thể truyền virus gây
bệnh khảm (Smith và ctv, 1992; Lewis, 1997; Young và Zhang, 1998). Theo Kato (2000),
8
thì loài Thrips palmi là tác nhân truyền virus gây bệnh khảm đốm vàng trên dưa hấu và
dưa leo.
4.1.4. Biện pháp phòng trị
Rất khó phòng trị bù lạch bằng thuốc hóa học do chúng có khả năng kháng thuốc
cao. Mặt khác, bù lạch thường trú ẩn trong đỉnh sinh trưởng, mặt dưới các lá non, do đó
thuốc trừ sâu khó tiếp xúc. Biện pháp kỹ thuật canh tác, cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng
ruộng, diệt cỏ dại trước khi trổ hoa giúp hạn chế một phần thiệt hại do bù lạch gây ra
(Dibble, 1994 và Gabystoll, 1986). Theo Jayma và Ronald (1992) cho biết sử dụng
màng phủ plastic hạn chế hữu hiệu thiệt hại do bù lạch nhất là thời điểm cây còn nhỏ.
4.2. Rầy mềm: tên khoa học Aphis gossypii Glover (Aphididae - Homoptera).
4.2.1. Phân bố và ký chủ
Gồm các cây họ đậu, họ cà độc dược, bầu bí dưa, cam quýt và nhiều loại cây khác
(Gabystoll, 1986).
4.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng gồm 2 dạng có và không có cánh. Dạng không cánh cơ thể dài từ 1,5-
1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm, toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp, một
ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm, rộng từ 0,4-
0,7 mm, đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng
ngực trước màu đen, mắt kép to, ống bụng đen (Lê Thị Sen, 1996). Thân mềm, dạng
quả lê, chích hút nhiều loại cây, kích thước lớn nhất khoảng 4 mm chiều dài (Gabystoll,
1986).
4.2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đột non, bông, chồi, hút
nhựa làm cho các phần nầy bị héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá, và truyền
bệnh virus cho cây. Trên dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay
đỉnh sinh trưởng, nếu tập trung số lượng lớn ở đột sẽ làm cho lá bị quăn queo. Phân thải
ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng sự phát triển trái (Lê Thị Sen, 1996)
và ảnh hưởng đến quang hợp của cây (Gabystoll, 1986).
4.2.4 Biện pháp phòng trị
Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại, không nên bón thừa đạm, thường xuyên
kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc, nên sử dụng thuốc sớm
diệt rầy ở thời điểm đầu để hạn chế khả năng truyền bệnh virus. Khi phun thuốc trừ sâu
nên chú ý quần thể thiên địch của rầy mềm (Lê Thị Sen, 1996). Nếu sử dụng phân đạm
đơn thì phải bổ sung đầy đủ phân hữu cơ (Gabystoll, 1986).
4.3. Rầy phấn trắng
Rầy phấn trắng Bemisia tabaci (Aleyrodidae - Hemiptera), thành trùng có màu
trắng bóng dài khoảng 1-2 mm, hình dạng bên ngoài giống bướm thuộc bộ cánh vảy. Ấu
trùng giống rệp dính, màu trắng trong, phủ lớp sáp, ít bò, thường ở cố định và chích hút
cây. Cả thành trùng và ấu trùng sống mặt dưới lá. Khi cây bị rầy phấn trắng, lá bị vàng
do bị hút nhựa, cây suy yếu và giảm năng suất. Rầy phấn trắng cũng là vector truyền
virus gây hại cây, trong điều kiện nắng nóng và khô, rầy phấn trắng phát triển mạnh
(CABI, 2001). Ngoài các biện pháp canh tác cũng như sinh học, có thể sử dụng các loại
thuốc Supracide 40 EC, Admire 50 EC, Confidor 100 SL phun đều mặt dưới lá để diệt
ấu trùng và thành trùng rầy phấn trắng (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999).
9
4.4. Ruồi đục lòn: tên khoa học Liriomyza trifolii Burgess (Agromyzyidae -
Diptera).
4.5.1. Phân bố và ký chủ: gây hại nhiều trên các loại cây trồng như bầu, bí,
dưa, cà, ớt, các loại đậu,... (Lê Thị Sen, 1999).
4.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng rất nhỏ dài từ 1,3-1,5 mm, màu đen bóng, nhưng 1 phần cơ thể gồm
cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép có màu đen bóng, cánh trước có chiều dài
1,4 mm, rộng 0,6 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ màu vàng nhạt. Bụng và chân có
nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2
móng cong màu đen. Trứng rất nhỏ có màu trắng hồng, tròn đường kính khoảng 0,2
mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở sau đó chuyển
sang màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng mốc câu màu đen, thời gian phát
triển của ấu trùng từ 3-4 ngày. Nhộng có chiều dài 1,5 mm rộng 0,7 mm, thời gian phát
triển của nhộng 6-8 ngày (Lê Thị Sen, 1996).
4.4.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng hoạt động vào 7-9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ
phận đẻ trứng rạch nhiều lỗ, các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo bìa lá.
Dòi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngèo ở mặt trên lá, lúc
đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng. Khi
trưởng thành dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các
bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng (Lê Thị Sen, 1996).
4.4.4. Biện pháp phòng trị
Làm sạch cỏ xung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống và cày sâu sau thu
hoạch. Ngoài thiên nhiên ruồi có nhiều thiên địch, cần lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu
làm ảnh hưởng thiên địch (Lê Thị Sen, 1996). Ngoài ra có thể phun dầu khoáng DC-
Tron Plus 98,8 EC để phòng trị ruồi đục lòn rất hiệu quả (Công ty thuốc sát trùng Việt
Nam, 2000).
4.5. Sâu xanh ăn lá: tên khoa học: Diaphania indica Saunders (Pyralidae -
Lepidoptera).
4.5.1. Phân bố và ký chủ: sâu cắn phá và gây hại nặng trên họ bầu, bí, dưa (Lê
Thị Sen, 1996).
4.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài thân từ 10-12 mm, sải cánh rộng 20-25 mm, thời gian sống của
bướm từ 5-6 ngày, 1 bướm cái có thể đẻ 200 trứng, trứng màu trắng đục, thời gian ủ
trứng 4-5 ngày. Sâu màu xanh lá cây nhạt, có 2 sọc trắng chạy dọc theo cơ thể, ấu trùng
có 5 tuổi kéo dài từ 10-20 ngày, sâu tuổi lớn dài 20-25 mm.
4.5.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các lá non lại và ở bên trong cắn phá. Khi sâu lớn
có thể cắn trụi cả lá và chồi ngon của đột non, sâu ăn trái non làm trái bị thối và rụng.
Sâu thường sống mặt dưới lá, nơi phần trái chạm mặt đất, sâu cạp làm vỏ trái bị loang
lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại (Lê Thị Sen, 1996).
10
4.5.4. Biện pháp phòng trị: có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít, hoặc áp
dụng thuốc trước khi sâu cuốn lá lại (Lê Thị Sen, 1996).
4.6. Bệnh khảm
4.6.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do virus gây ra, bệnh phân bố rộng trên thế giới; có hai loại virus chính gây
ra bệnh khảm lá WMV1 (watermelon mosaic virus 1) và WMV2 (watermelon mosaic
virus 2); virus truyền bằng cơ học tiếp xúc và đặc biệt truyền bằng côn trùng môi giới
theo kiểu không bền vững. Mầm bệnh có trên 200 loài ký chủ như cây cải củ, đậu, đậu
Hà Lan,...và nhiều loại cỏ dại cũng bị nhiễm bệnh, có hơn 60 loài rầy mềm có khả năng
truyền virus nầy, quan trọng nhất là Aphis gossypii và Myzus perisicae, virus nầy không
có thời gian ủ bệnh trong cơ thể mà chỉ tồn tại trong cơ thể rầy mềm dưới 4 giờ sau mỗi
lần chích hút (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Bệnh xuất hiện rộng rải trên toàn thế giới
(John, 1952). Bù lạch cũng là một trong những tác nhân lây truyền bệnh khảm (Lê Thị
Sen, 1996).
Virus có dạng khối cầu, đường kính khoảng 30 nm, thuộc nhóm có cấu tạo acid
nhân RNA (Ribonucleic acid). Virus hiện diện trong tế bào chất và không tạo thể kết
(inclusion bodies) trong tế bào cây bệnh (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
4.6.2. Triệu chứng
Chồi non chùn lại, lá đột nhỏ hơn và bị xoăn lại, có màu xanh đậm xen lẫn màu
xanh nhạt hay khảm xanh vàng, dây kém phát triển, lóng dây ngắn hơn bình thường
(Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Dấu hiệu bệnh là trên lá có đốm màu xanh nhạt, nhẹ thì lá
và hoa không bình thường, trái có đốm vằn; nặng thì trái mang mụn cóc và hầu hết mất
màu. Nhiều dây chết trước khi thành thục, hoặc không cho trái sau nầy (John, 1952).
4.6.3. Cách phòng trị
Loại bỏ ngay các dây bệnh để tránh lây lan, phun xịt thuốc trừ sâu và phối hợp với
thuốc kích thích sinh trưởng để cây phục hồi nhanh chóng. Virus không truyền qua hạt
giống, vì vậy phòng trừ bệnh hại chủ yếu là diệt rầy mềm thuộc họ Aphididae và làm vệ
sinh đồng ruộng, chọn giống có khả năng chống chịu với bệnh nầy (Nguyễn Thị
Nghiêm, 1996).
4.7. Bệnh héo vi khuẩn: do vi khuẩn Pseudomonas lacrymans Carsner.
4.7.1. Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu rất khó phân biệt với bệnh đốm phấn hay bệnh ghẻ, cây có
triệu chứng héo mất nước giống như bệnh héo dây do nấm Fusarium nhưng cây chết
nhanh trong 1-2 ngày, trong khi bộ lá còn tươi nên còn gọi là bệnh héo tươi (Nguyễn
Thị Nghiêm, 1996). Triệu chứng héo rũ thường biểu hiện ngay sau khi vi khuẩn xâm
nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất, lá ban ngày màu xanh tái, héo và gốc lá bị héo
trước, khoảng 2-3 ngày sau thì chết, khi cắt ngang phần gốc thân thì có dịch màu trắng
đục, sau đó chuyển sang vàng, bệnh sẽ không phát triển trong điều kiện đất có pH cao,
nhiệt độ và ẩm độ thấp. Ở nhiệt độ thích hợp 28-30
o
C, ẩm độ cao thì vi khuẩn có thể tồn
tại trong đất khoảng 5-6 năm (Phạm Thị Nhất, 2000).
4.7.2. Phòng trị
Cần áp dụng biện pháp tổng hợp như dùng giống sạch bệnh, trước khi gieo phải
ngâm ủ hạt giống với Kasuran (5g/lít nước) trong 1 giờ, vệ sinh đồng ruộng sau thu
hoạch kết hợp biện pháp luân canh để cắt đứt nguồn bệnh. Nếu có điều kiện nên phơi
11
đất và lên luống cao, phun thuốc ngừa bệnh định kỳ bằng Copper zinc, Kasuran nồng độ
từ 0,1-0,2% và phòng trừ côn trùng truyền bệnh (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
4.8. Bệnh thán thư
4.8.1. Tác nhân
Bệnh do nấm Collectotrichum lagenarium gây ra, mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác
bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống, bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa
nhiều, bào tử lây lan chủ yếu do mưa (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Bệnh gây hại ở mỗi bộ
phận cây và quả, vừa làm giảm năng suất, vừa làm giảm chất lượng sản phẩm. Bệnh xuất
hiện khi có độ ẩm không khí cao, nhiệt độ 22-27
o
C, bệnh truyền qua tàn dư cây vụ trước và
truyền qua hạt (Trần Khắc Thi, 1996).
4.8.2. Triệu chứng
Có thể phát hiện bệnh thán thư dưa hấu bằng các dấu hiệu trên lá, thân và trái. Vết
bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt hoặc vàng nâu. Vết bệnh phát triển lớn
dần hình thành các vòng đồng tâm, tâm vết bệnh có màu xám trắng, lâu ngày vết bệnh
có thể bị rách để lại những lỗ thủng trên lá (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
4.8.3. Phòng trị
Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo, sử dụng màng phủ plastic để
ngăn chặn các bào tử từ dưới đất,... Tránh dùng thừa phân đạm, khi có bệnh sử dụng các
loại thuốc trừ bệnh như Daconil, Carbendazim,... (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
4.9. Bệnh thối rễ héo dây (ngủ ngày, chết muộn, héo rũ)
4.9.1. Tác nhân
Bệnh nầy do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Theo Nguyễn Thị Nghiêm (1996)
bào tử nấm sinh ra có hai dạng: đính bào tử và tiểu đính bào tử, nấm lây lan theo gió,
mưa.
4.9.2. Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trể, lúc cây bắt đầu cho trái, cây bị héo vào buổi trưa và
xanh lại vào buổi chiều hay vào sáng sớm, sau vài ngày thì cây bị chết (Nguyễn Thị
Nghiêm, 1996). Theo Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (1999) nhận xét cây bệnh bị mất
nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi nứt. Cây con chết rạp từng đám, còn cây lớn bị nấm
gây hại từ lúc ra hoa đến tượng trái làm dưa héo từng nhánh rồi chết cả cây.
4.9.3. Biện pháp phòng trị
Nhổ bỏ cây bị bệnh, tiêu hủy mầm bệnh sau khi thu hoạch xong, tránh bị ngập úng
làm tổn thương rễ, phòng trị tuyến trùng trong đất (nếu có), luân canh sau 1-2 vụ trồng,
có thể khử đất bằng Thiram hay Rovral 50 WP, tưới hoặc phun gốc bằng Copper B 75
WP (0,2-0,3%) hay bằng Benomyl 50 WP, Topsin M 70 WP (0,1-2%) (Nguyễn Thị
Nghiêm, 1996).
5. Nấm đối kháng Trichoderma
Nấm Trichoderma là một trong những loài nấm đối kháng có khả năng ức chế một
số loài nấm gây bệnh cây trồng, đặc biệt với các loài nấm gây bệnh cho cây ở bộ phận
nằm trong đất, ở phần mặt đất như: Rhizoctonia, Fusarium,.. (Trần Thị Thuần và ctv,
1996-2000). Ở công thức thí nghiệm với nấm Fusarium, nấm bệnh bị hạn chế khả năng
lan rộng rồi dần dần thu hẹp lại do sợi bị chết, nhưng ở công thức đối chứng, nấm
12
Fusurium phát triển tốt, đường kính vùng tản nấm đạt 7,55 cm (Trần Thị Thuần và ctv,
1996-2000). Bên cạnh tác động đối kháng với nấm gây bệnh hại cây, nấm Trichoderma
còn biểu hiện tác động kích thích đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng
(Seiketop, 1982, được trích dẫn bởi Trần Thị Thuần và ctv, 1996-2000).
5.1. Đặc điểm hình thái
Đài nấm có nhiều cành, trong suốt, cành hình chai, đơn bào hay đa bào, sinh
trưởng nhanh và có màu xanh đậm, nấm Trichoderma có đài mọc thẳng đứng hay mọc
lan, tỷ lệ mọc nhánh cao, nhiều hay ít cành. Bào tử phát triển nhanh chóng, mọc thành
chùm, ban đầu có màu trắng sau chuyển thành xanh (Ngô Thị Mỹ Hiền, 2003).
5.2. Đặc điểm sinh thái
Trichoderma thường sống trong đất có ẩm độ cao, tuy nhiên chúng có thể sống
trong đất khô ráo. Trichoderma phân bố ở khắp nơi, đặc trưng của nấm là sống hoại
sinh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ký sinh trên nấm gây hại cho cây trồng, cho nên
cây trồng sẽ ít bệnh nếu có sự tập trung nhiều loài của Trichoderma (Ngô Thị Mỹ Hiền,
2003).
6. Một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm
6.1. Thuốc trừ sâu
6.1.1. Basudin 40 EC và 10 H
Tên thương mại khác: Diaphos 50 EC, Vibasu 40 ND, Diazan 60 EC, Kayazinon
40 EC, ... tên hoạt chất Diazinon nhóm lân hữu cơ (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Văn
Biên, 2000); tên hóa học O, O-ietyl-O-(2-isoprobyl-4-methyl pyrymidyl-6)
thiophosphate công thức hóa học C
12
H
21
N
2
O
3
PS; tính chất vật lý tinh khiết ở dạng dầu
không màu, có áp suất hơi và độ bay hơi cao hơn Methyl parathion, ít tan trong nước và
tan nhiều trong dung môi hữu cơ; tính chất hóa học, thủy phân trong môi trường acid
lẫn môi trường kiềm (Trần Văn Hai, 2002). Dạng Basudin 10H dùng bón vào đất để trừ
sâu đục thân, tuyến trùng, ... liều lượng sử dụng 10-20 kg/ha (Trần Văn Hai, 2002).
Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1.250 mg/kg, LD50 qua da 2.150
mg/kg, độc với cá và ong mật; dư lượng tối đa với ngũ cốc 0,1mg/kg, rau quả 0,5-0,7
mg/kg; thời gian cách ly là 14 ngày; tác động tiếp xúc và vị độc, có khả năng thấm sâu
và một phần xông hơi; phổ tác dụng rộng. Thuốc phòng trừ được nhiều loại sâu đục
thân, ăn lá, chích hút và tuyến trùng cho nhiều loại cây trồng (lúa, rau, đậu, mía, cây ăn
quả,...); chế phẩm dạng sữa 40-50% dùng 1-2 lít/ha cho lúa và rau màu; với cây ăn quả
và cây công nghiệp lâu năm, pha thuốc ở nồng độ 0,1-0,2% phun đẫm lên cây; chế
phẩm dạng hạt 10% dùng trừ sâu đục thân, tuyến trùng cho lúa, đậu, rau, mía,... rắc
xuống đất hoặc theo hàng quanh gốc cây với lượng 15-25 kg/ha (Phạm Văn Biên và ctv,
2000).
6.1.2. Regent 800 WG
Tên hoạt chất: Fipronil; tên hóa học: (+) 5-Amino-1-(2,6-diclo-triflo-p-tolyloxy)-
4-triflomethylsulfinyl-pyrazole-3-carbonitril; công thức hóa học C
12
H
4
C
l2
F
6
N
4
OS; thuộc
nhóm hóa học Fiprole; thuốc kỹ thuật thể rắn, không màu, tan rất ít trong nước, tan
trong acetone và dung môi hữu cơ khác. Thủy phân ở pH > 9, bền vững ở nhiệt độ cao,
phân giải nhanh trong dung dịch nước dưới tác động của ánh sáng trực xạ. Nhóm độc I,
LD
50
qua miệng: 77-95 mg/kg, LD
50
qua da: 354-2000 mg/kg. Độc với cá, rất độc với
13
ong, thời gian cách ly 14 ngày, tác dụng tiếp xúc, vị độc có khả năng nội hấp, phổ tác
dụng rộng.
Sử dụng: phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, sâu ăn lá và chích hút cho nhiều cây
trồng (lúa, mía, rau, bông, cây ăn trái,...), Regent 800 WG dạng bột hòa nước, dùng trừ
bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân cho lúa, sâu tơ, sâu xanh cho rau, các sâu ăn lá, rầy
cho cây ăn trái; liều lượng sử dụng 0,2-0,3 kg/ha pha nước với nồng độ 0,05% phun ướt
đều lên cây, thuốc có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác (Nguyễn Mạnh
Chinh và Phạm Văn Biên, 2000).
6.1.3. Vertimec 1,8 EC
Tên gọi khác là Abatimec 3,6 EC, Vibamec 1,8 EC, Sword 40EC, Binhtox 1.8ES;
tên hoạt chất: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại chất Avermectin B1a (80%) và B1b
(20%); tính chất thuốc được sản xuất từ dịch phân lặp qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis; nhóm độc II, LD
50
qua miệng 300 mg/kg, LD
50
qua da lớn hơn 1800 mg/kg,
dễ kích thích da và mắt; thời gian cách ly 14 ngày; thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc vị
độc; phổ tác dụng tương đối hẹp; sử dụng: chủ yếu dùng phòng trừ các loại rầy, rệp, bọ
phấn trắng và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác; liều lượng
sử dụng trừ sâu 10-20 g a.i/ha, trừ nhện 15-25 g a.i/ha; chế phẩm Vertimec 1,8 EC dùng
từ 0,6-1,2 lít/ha, nồng độ 0,15-0,3% phun đẫm lên cây; có khả năng hỗn hợp với nhiều
loại thuốc trừ sâu khác (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
6.1.4. Proclaim 1,9 EC
Là thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên, hoạt chất: Emamectin
benzoate (90% Emamectin benzoate B1a + 10% Emamectin benzoate B1b) từ
Streptomyces avemitilis, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, phạm vi tác động rộng, trừ được
nhiều loại côn trùng. Thuộc nhóm độc II (WHO), LD
50
(miệng chuột): 3.270mg/kg,
LD
50
(da chuột):>2000mg/kg, an toàn cho cây trồng nhưng độc đối với ong (Công ty cổ
phần khử trùng giám định Việt Nam, 2006).
6.2. Thuốc trừ bệnh
6.2.1. Curzate M8 72 WP
Tên hóa học: 2-Cyano-N-[(ethylamino) carbonyl]-2-methoxyimino) acetamid.
Thành phần là Cymoxanil 8% + Mancozeb 64%.
Tính chất và sử dụng: thuốc dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 160
0
C, tỷ
trọng 1,31 (ở 25
0
C), tan trong nước (1.000 ppm), tan trong một số dung môi hữu cơ như
acetone (10,5), chloroform (10,3), benzene (0,2), methanol (4,1), hexane (0,1 g/100 g).
Nhóm độc II, LD
50
qua miệng 1.100 mg/kg, LD
50
qua da >3.000 mg/kg. Ít độc đối với
cá (LC
50
: 13,5-18,7 mg/l trong 96 giờ). Không độc với ong. Thuốc trừ nấm
Peronosporales (như các bệnh mốc xám nho, mốc sương cà chua, khoai tây), sương mai
rau cải, đốm phấn dưa leo, chạy dây dưa hấu. Liều lượng 0,8-1,2 kg/ha, pha nước với
nồng độ 0,2-0,3 %. Phun ướt đều lên cây.
6.2.2. Copper zinc 85 WP:
Thành phần: Zineb 25% + Bordeaux 60%. Zineb tên hóa học kẽm-etylenbis
(dithio-cacbamat) (polymeric), công thức hóa học: (C
4
H
6
N
2
S
4
Zn)
x.
Bordeaux được pha
với tỷ lệ 1 kg đồng sunfat (CuSO
4
.5H
2
O) + 0,5-1,0 kg vôi sống + 100 lít nước. Thành
phần hoạt chất chính của nước thuốc Boóc-đô là Cu(OH)
2
+ CuSO
4
.
14
Tính chất và công dụng của Copper zinc: Thuốc hỗn hợp trừ nấm, phổ tác dụng
rộng, nhóm độc IV, thời gian cách ly 14 ngày. Dùng để phòng trừ các bệnh đốm lá, mốc
xám, mốc sương, bồ hóng, thán thư, gỉ sắt, thối quả, loét sẹo cho lúa, ngô, khoai tây,
rau, dưa, cà chua, ớt, hành, tỏi, đậu, thuốc lá, nho, xoài, cam, quýt, hoa và cây cảnh.
Liều sử dụng 1,5-2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,3-0,4 % phun ướt đều lên cây.
6.2.3. Ticarben 50WP
Hoạt chất là Carbendazim (MBC, Carbenzim, carban, Bavistin, Derosal, Carosal,
Delsene, Appencarb supper): Metylbenzimida-zole -2-yl cacba- mate, là thuốc nội hấp,
dùng để trừ nhiều loại nấm hại ngũ cốc, bông, cây ăn quả, nho, chuối, cây cảnh…; thuốc
thuộc nhóm độc IV, LD
50
per os: 15.000mg/kg, LD
50
dermal: 2.000mg/kg, AVI:
0,01mg/kg, dưa chuột, ngũ cốc 0,5mg/kg. PHI: ngũ cốc 35-56 ngày, cây thức ăn gia súc
7 ngày, rau ăn lá 28 ngày, hạt có dầu, hành, tỏi 14 ngày, rau ăn quả 4 ngày….
Đặc tính: Carbendazim tinh khiết ở dạnh tinh thể không màu, không tan trong
nước, tan ít trong môi trường hữu cơ, phân hủy trong môi trường axit, kiềm mạnh và
trong điều kiện bảo quản ẩm, không ăn mòn kim loại.
Sử dụng: là loại thuốc trừ nấm bệnh tác dụng nội hấp, có phổ tác động rộng, trừ
được nhiều bệnh hại rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa và cây cảnh. Ngoài ra
thuốc còn trừ được nhện đỏ, liều lượng sử dụng đối với rau là 140-550g a.i/ha; đối với
cây cao lớn 550-1.100g ai/ha, dùng để xử lý nông sản sau thu hoạch 25-200g ai/100 lít
nước. Thuốc Carbendazim bột thấm nước 50% dùng xử lý hạt giống hành để trừ bệnh
Botrytis (2g/kg hạt giống); xử lý củ hoa Layơn và các loại hoa trồng bằng củ để trừ
bệnh thối củ và nấm Botrytis spp…và Fusarium spp, ở nồng độ 0,2% trong 30 phút;
dùng 0,3kg/ha trừ bệnh đốm đen trên lúa mì, bệnh phấn trắng trên rau quả; ở nồng độ
0,05% phun trừ bệnh phấn trắng hoa hồng…(Trần Văn Hai, 2002).
6.2.4. Validacin 5L
Hoạt chất là Streptomicin: là chế phẩm được sản xuất từ sự lên men của nấm
Streptomices, có tác động kháng sinh, tên gọi khác là Validamicin A. Tên hóa học: 1L-
(1,3,4/2,6)-2, 3-Dihidroxy-6-hydroxymetyl-4-(1S, 4R, 5S, 6S)-4, 5, 6 –trihydroxy- 3 –
hydroxymetylxiclohex -2-eidlamino) xiclohexyl β-D-glicopira-noside. Công thức hóa
học: C
20
H
35
NO
13
.
Đặc tính: Thuốc kỹ thuật (45-60%) ở dạng bột, dễ hút ẩm, bền vững dưới nhiệt độ
thông thường và trong dung dịch kiềm hoặc axit, tuy nhiên thuốc bị phân giải dưới tác
động chất kiềm và ion kim loại (sắt), thuốc tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.
Thuốc thuộc nhóm độc IV; LD
50
per os:>20.000mg/kg, LD
50
dermal:>5.000mg/kg, PHI:
14 ngày. Thuốc độc với ong mật và cá.
Sử dụng: Valimadicin A được sử dụng để trừ bệnh khô văn hại lúa ngô, bệnh đốm
lá và thân lá ngô do Rhizoctonia solani, Rhizoctonia oryzae và Sclerotium oryzae
satizae gây nên. Ngoài ra thuốc còn trừ bệnh thối củ, thối rể khoai tây, bông, cà chua và
nhiều loại rau do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Có thể phun dung dịch thuốc lên cây
hay nhúng rể cây, xử lý cây con và củ (khoai tây, cây giống rau). Đối với lúa phun khi
lúa có đòng (Trần Văn Hai, 2002).
6.2.5. Dithane M - 45 80WP
Hoạt chất Mancozeb, tên hóa học Mangan- etylenbis (dithiocacbamat) (polimeric)
phức hợp với muối kẽm.
15