Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế trong khẩu phần rau muống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.34 KB, 39 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI - THÚ Y















ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


KHẢO SÁT NĂNG SUẤT THỎ THỊT KHI DÙNG
CÙI BẮP THAY THẾ TRONG KHẨU PHẦN RAU MUỐNG

















Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ NGỌC HOÀI


Long Xuyên, tháng 12 năm 2009



L Ờ I CẢ M Ơ N

Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tôi vô cùng cảm ơn:
Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học, Phòng Tài Vụ, Phòng Quản Lý Khoa
Học và Hợp Tác Quốc Tế Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện đề tài này.
Quý Thầy (Cô) Bộ môn Chăn nuôi – Thú y, Trại chăn nuôi thực nghiệm,
phòng thí nghiệm khoa Nông nghiệp – TNTN, Trường Đại học An Giang đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này.



























i
TÓM TẮT
Khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế
trong khẩu phần rau muống
Khảo sát và xác định khẩu phần tăng trọng của thỏ thịt khi sử dụng cùi bắp
thay thế 10 – 20% khẩu phần rau muống tính theo vật chất khô là mục tiêu chính
của đề tài nghiên cứu.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu

nhiên với 4 lần lập lại, mỗi lập lại nhận 1 thỏ thí nghiệm 2,5 – 3 tháng tuổi. Tất cả
các nghiệm thức đều tác động một quy trình tiêm phòng vaccine, thuốc thú y và
cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các nghiệm thức thí nghiệm bao gồm:
- Nghiệm thức T1 (đối chứng): 100% rau muống (VCK/TLCT, 10% TLCT)
- Nghiệm thức T2: 90% rau muống + 10% cùi bắp
- Nghiệm thức T3: 80% rau muống + 20% cùi bắp
- Nghiệm thức T4: 90% rau muống + 10% cùi bắp + 40 - 50 g đậu xanh hạt
- Nghiệm thức T5: 80% rau muống + 20% cùi bắp + 40 - 50 g đâu xanh hạt
(VCK: vật chất khô; TLCT: trọng lượng cơ thể)
Một số kết quả ghi nhận được như sau:
1. Lượng rau muống ăn vào (kg/con/ngày): ở các giai đoạn 1 – 15, 16 – 30, 31 – 45
và 46 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào ở nghiệm thức T5(0,40; 0,54; 0,56 và
0,46), T4(0,48; 0,58; 0,54 và 0,51), T3(0,56; 0,71; 0,91 và 0,77) và T2(0,74; 0,87;
0,77 và 0,99) thấp hơn so với T1(1,17; 1,24; 1,13 và 0,94) ở mức ý nghĩa 1%
(P<0,01).
2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy (kg/con/ngày): ở các giai đoạn tích lũy 1 – 30,
1 – 45 và 1 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào tích lũy ở nghiệm thức T5(0,93;
1,49; và 1,49), T4(1,06; 1,60 và 2,11), T3(1,28; 2,18 và 2,95), T2(1,61; 2,6 và
3,37) thấp hơn T1(2,4; 3,53 và 4,47) ở mức ý nghĩa 1% (P<0,01).
ii
3. Trọng lượng trung bình của thỏ ở các thời điểm khảo sát (kg/con): Ở các thời
điểm khảo sát 15, 30, 45 và 60 ngày, trọng lượng thỏ ở nghiệm thức T4(2,06; 2,43;
2,71 và 2,86), T5(1,99; 2,39; 2,64 và 2,80) và T1(2,06; 2,39; 2,63 và 2,79) cao hơn
T3(1,52; 1,85; 2,07 và 2,29) ở mức ý nghĩa 5% (P<0,05).
Từ khóa: Thỏ thịt, cùi bắp, rau muống.






























iii
ABSTRACT
Effect of replacement of water spinach by corn cob
in the diet of growing rabbits.
A study of replacement of water spinach by corn cob in the diet of growing
rabbits was done at An Giang University. The experiment of twenty growing

rabbits aged 2,5 to 3 months was arranged in a Complete Randomized Design
(CRD) with 5 treatments and 4 replications.
Treatment 1 (T1); 100% water spinach (control), (dry matter/live weight;
10% live weight)
Treatment 2 (T2): 90% water spinach + 10% corn cob.
Treatment 3 (T3): 80% water spinach + 20% corn cob.
Treatment 4 (T4): The same as T2 + 40 or 50g grain green pea.
Treatment 5 (T5): The same as T3 + 40 or 50g grain green pea.
After being analyzed by Minitab.14 statistical program, some results was
recorded as below:
1. Water spinach feed intake (kg/head/day): at the 1 – 15, 16 – 30, 31 – 45,
46 – 60 days, water spinach feed intake in T5(0,40; 0,54; 0,56 and 0,46), T4(0,48;
0,58; 0,54 and 0,51), T3(0,56; 0,71; 0,91 and 0,77) and T2(0,74; 0,87; 0,77 and
0,99) was less than in T1(1,17; 1,24; 1,13 and 0,94) at 1% significant level.
2. Accumulated water spinach feed intake (kg/head): at the 1 – 30, 1 – 45, 1
– 60 days, accumulated water spinach feed intake in T5 (0,93; 1,49; and 1,49),
T4(1,06; 1,60 and 2,11), T3(1,28; 2,18 and 2,95), T2(1,61; 2,6 and 3,37) was less
than in T1(2,4; 3,53 and 4,47) at 1% significant level.
3. Average live weight (kg/head): at the 15, 30, 45 and 60 days, average
live weight in T4(2,06; 2,43; 2,71 and 2,86), T5(1,99; 2,39; 2,64 and 2,80) and
T1(2,06; 2,39; 2,63 and 2,79) was higher than T3(1,52; 1,85; 2,07 and 2,29) at 5%
significant level.
It was concluded that the replacement of 10% water spinach by corn cob
(dry matter) with supplementation of grain green pea (40 – 50 g/head/day) would
affect the water spinach feed intake, average live weight of growing rabbits.
Key words: growing rabbits, corn cob, water spinach












iv
MỤC LỤC
Nội dung…………………………………………………………………………..Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt ......................................................................................................................iii
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh sách bảng…………… ....................................................................................vii
Danh sách hình, sơ đồ, đồ thị ..................................................................................viii
Chương 1 Giới thiệu................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
Chương 2 Lược khảo tài liệu................................................................................... 3
2.1. Một số giống thỏ hiện nay................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh lý của thỏ ..................................................................................... 6
2.3. Một số đặc điểm sinh học, công dụng và giá trị dinh dưỡng của cây bắp .......... 9
2.4. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của hạt đậu xanh .................................. 10
2.5. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của rau muống...................................... 11
Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .......................................... 13
3.1. Phương tiện nghiên cứu..................................................................................... 13
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 13
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 13
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 13

3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 13
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 13
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 13
3.2.3. Khẩu phần thí nghiệm .................................................................................... 14
3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 14
Chương 4. Kết quả và Thảo luận.......................................................................... 16
4.1. Thành phần hóa học các thực liệu ..................................................................... 16
4.2. Lượng rau muống tiêu tốn................................................................................. 17
4.2.1. Lượng rau muống ăn vào ............................................................................... 17
4.2.2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy… ............................................................ .19
4.3. Trọng lượng và tăng trọng của thỏ .................................................................... 19
4.3.1. Trọng lượng của thỏ ở các thời điểm khảo sát ............................................... 19
4.3.2. Tăng trọng của thỏ ở các giai đoạn khảo sát .................................................. 21
v
4.3.3. Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn ................................................... 24
4.4. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt của thỏ.................................................... 26
4.5. Giá thành khẩu phần thí nghiệm……………………………………………...27
Chương 5 Kết luận và đề nghị............................................................................... 28
1. Kết luận ................................................................................................................ 28
2. Đề nghị ................................................................................................................. 28
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 29





























vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường …..….6
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ ....................................................................6
Bảng 3: Thành phần hóa học của sữa thỏ .................................................................6
Bảng 4: Thể tích ống tiêu hóa của thỏ ......................................................................7
Bảng 5: Khẩu phần ăn của thỏ trong 24 giờ………………………………………..7
Bảng 6: Nhu cầu một số dưỡng chất của thỏ………………………………………….…8
Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng, mang thai, nuôi con của thỏ……...8
Bảng 8: Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 24 giờ của thỏ theo thể trọng………..8
Bảng 9: Định mức ăn hàng ngày của thỏ ................................................................... 9

Bảng 10: Khẩu phần ăn của thỏ nuôi gia đình tại Việt Nam theo tháng tuổi ............ 9
Bảng 11: Thành phần dinh dưỡng của rau muống ................................................... 11
Bảng 12: Thành phần hóa học của rau muống ........................................................ 12
Bảng 13: Thành phần hóa học của các loại thực liệu thí nghiệm ............................ 16
Bảng 14: Lượng rau muống ăn vào trung bình ở các nghiệm thức……………….17
Bảng 15: Lượng rau muống ăn vào tích lũy trung bình ở các nghiệm thức..……..19
Bảng 16: Trọng lượng trung bình của thỏ ở các nghiệm thức…………..………..20
Bảng 17: Tăng trọng trung bình của thỏ ở các giai đoạn khảo sát………………..22
Bảng 18: Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn khảo sát…………………...24
Bảng 19: Một số chỉ tiêu khảo sát quầy thịt thỏ…………………………………..26
Bảng 20: Giá thành khẩu phần thí nghiệm………………………………………..27














vii
viii
DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Giống thỏ Newzealand white.………………….........................................4
Hình 2: Giống thỏ Newzealand white……………………………………………..4

Hình 3: Giống thỏ Newzealand white……………………………………………..5
Hình 4: Giống thỏ Dé Việt Nam……………...........................................................5
Sơ đồ 1: Quy trình mổ khảo sát thỏ thí nghiệm.......................................................15
Đồ thị 1: Lượng rau muống ăn vào ở các giai đoạn của các nghiệm thức...............18
Đồ thị 2: Trọng lượng trung bình thỏ thí nghiệm ở các thời điểm khảo sát...…….21
Đồ thị 3: Tăng trọng trung bình của thỏ ở các giai đoản của các nghiệm thức..….23
Đồ thị 4: Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn của các nghiệm thức...……25













CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thỏ nói riêng hiện nay đang đứng trước
những thách thức (dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng) và cơ hội mới (Việt
Nam gia nhập tổ chức Worlh Trade Organization (WTO) vào năm 2005. Vì vậy chuyển
đổi vật nuôi và tìm ra những giải pháp thay thế thức ăn cho vật nuôi là việc làm thiết
thực và mang tính đột phá. Việc thử nghiệm và tìm ra những loại thức ăn thay thế thức
ăn truyền thống trong chăn nuôi đang được nhiều người quan tâm trong đó có thức ăn
để nuôi thỏ. Có rất nhiều loại thức ăn để nuôi thỏ theo phương pháp truyền thống như:

rau lang, rau muống, các loại cỏ, các loại củ quả…Việc khảo sát khả năng sử dụng cùi
bắp làm thức ăn thay thế rau muống cho thỏ thịt là một trong những giải pháp nhằm tận
dụng phụ phẩm này vào việc phát triển ngành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi thỏ nói
riêng, cùng với tạo việc làm, tăng thu nhập cho các nhà trồng bắp tham gia vào việc
phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Trong những năm gần đây, An Giang là một trong những tỉnh có diện tích và
năng suất trồng bắp lai lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bắp lai là cây màu
được trồng khá phổ biến ở vùng đất bãi bồi thuộc hai huyện An Phú và Tân Châu nhằm
phục vụ phát triển chăn nuôi. Theo Dương Minh (1999) từ năm 1992 việc du nhập và
phát động trồng các giống bắp lai (DK 888, Pacific 11…) với năng suất cao (có khả
năng lên đến 7 - 8 t /ha cá biệt có thể đạt đến 12,3 t /ha tại Tân Châu, An Giang). Với
diện tích, năng suất trồng bắp hiện nay thì nguồn phụ phẩm lõi bắp rất dồi dào đang
được sử dụng chưa hợp lý và cần được khai thác có hiệu quả. Bên cạnh sản phẩm chủ
yếu là bắp nguyên hạt để chế biến làm thức ăn gia súc, thân bắp dùng làm thức ăn xanh
cho trâu bò thì việc tận dụng và sử dụng cùi bắp chưa được chú ý. Nhiều nghiên cứu về
việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi thỏ: dùng khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su,
cỏ khô, rơm khô...để nuôi thỏ thịt (bản tin nông nghiệp Thủ đô); dùng rau muống
(Water spinach) làm khẩu phần cơ bản để nuôi thỏ thịt (Vo Thi Tuyet Nga, 2004); sử
dụng rau muống, cỏ Stylo 184 làm khẩu phần căn bản nuôi thỏ thịt (Hongthong
Phimmasan, Siton Kongvongxay, Chhay Ty and Preston T R 2004)… Với những cơ sở
lý luận trên đây, việc sử dụng lõi bắp thay thế một phần trong khảu phần rau muống để
nuôi thỏ thịt là khả thi và có cơ sở khoa học.


1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và xác định khẩu phần tăng trọng của thỏ khi sử dụng cùi bắp làm
nguồn thức ăn thay thế rau muống nhằm hướng tới một mô hình nuôi thỏ thịt bền vững
là tận dụng phụ phẩm của cây bắp làm thức ăn thay thế một phần các loại thức ăn truyền
thống khác.

1.3. Nội dung nghiên cứu
Phân tích thành phần hóa học (Vật chất khô, đạm thô, xơ thô, tro) của cùi bắp,
rau muống và đậu xanh nguyên hạt dùng làm thức ăn cho thỏ.
Nghiên cứu tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của thỏ khi sử dụng cùi bắp làm thức
ăn thay thế trong khẩu phần rau muống.
Khảo sát quầy thịt thỏ cuối thí nghiệm.





























2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu một số giống thỏ hiện nay
Thỏ thuộc lớp động vật có vú Mammalia, bộ gặm nhấm Rodentia, họ Leporidae.
Loài thỏ rừng Oryctolagus cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà. Trên thế giới có rất
nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lồ Bhauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 - 6,8
kg, Thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ
California (Mỹ), Thỏ Chinchila (Anh).
Riêng tại Việt Nam, hiện nay các giống thỏ thuần chủ yếu được nuôi ở các Viện
và Trung tâm nghiên cứu giống quốc gia, trong sản xuất ở nông hộ phần lớn nuôi các
giống thỏ bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: Thỏ trắng Tân Tây Lan - Việt Nam (nhập từ
Hungari (1978), thỏ xám Việt Nam, thỏ đen Việt Nam.
Thỏ Dé: Trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg mầu lông thường loang, trắng
vàng, đen xám, chân, tai dài, đầu to, bụng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46%.
Thỏ xám và thỏ đen: Hai giống này thuộc nhóm tầm trung, được Trung tâm
nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây chọn lọc và nhân thuần. Trọng lượng thỏ trưởng thành
nặng 3,8 - 4,5 kg; thỏ đen có mầu lônhg đen tuyền, thỏ xám có màu xám tro dưới bụng
hơi sáng hơn. Cả hai giống đều có mắt đen, tai và đầu ngắn, nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
Thỏ New - Zealand trắng: Đây là giống thỏ tầm trung được nhập vào nước ta
từ Hungari năm 1977, màu lông trắng tuyền, mắt hồng, xương chân, đầu nhỏ, tai ngắn,
nặng tối đa 4,5 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 55%, thích nghi với điều kiện sống ở nước ta.
Thỏ California: Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila,
thỏ Nga và thỏ Newzealand được nhập vào Việt Nam từ Hungari. Lần thứ nhất vào năm
1978 và lần thứ hai vào năm 2000. Đây là giống thỏ tầm trung cho thịt, khối lượng trung
bình 4,5 -5 kg, tỷ lệ xẻ thịt 55-60%; thân ngắn hơn thỏ Newzealand, lông trắng nhưng

tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông màu đen, màu mùa đông lớp lông màu đen này
đậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ Newzealand.
Giống này cũng đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước ta.

3

Hình 1: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)



Hình 2: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)



4


Hình 3: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)




Hình 4: Thỏ Dé Việt Nam (Nguồn: Atlas các giống vật nuôi ở Việt Nam)

5

2.2. Đặc điểm sinh lý của thỏ
Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với yếu
tố môi trường kém. Thân nhiệt thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, thải nhiệt qua
đường hô hấp, khứu giác rất phát triển, thính tai, tinh mắt, trong bóng tối cũng có thể

nhìn thấy để ăn uống và phát hiện những tiếng động nhỏ.
Bảng 1: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ (
0
C)
Nhiệt độ không khí nhà nuôi thỏ 5 10 20 35 40
Nhiệt độ cơ thể 37,5 38,0 38,7 40,5 41,6
Nguyễn Chu Chương, 2007
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ
Các chỉ tiêu Đơn vị tính
Nhiệt lượng thải ra 72-96 Kcal/ngày/kg thể trọng
Phân thải ra 62-70 kg/con/năm
Nước tiểu thải ra 66-180 lít/con/năm
Tiêu thụ Oxy 0,5-0,65 lít/giờ/kg thể trọng
Nguyễn Chu Chương, 2007
Bảng 3: Thành phần hóa học của sữa thỏ
Thành phần Tỷ lệ (%)
Nước 69,5
Vật chất khô 30,5
Đạm toàn phần 15,5
Đường 1,8-2,1
Mỡ 10,4-22
Khoáng 2,6
Nguyễn Chu Chương, 2007
2.2.1. Sinh lý tiêu hóa
Cấu tạo dạ dày thỏ không thích ứng với việc tiêu hóa chất xơ, chất xơ được tiêu
hóa ở kết tràng và manh tràng do hệ vi sinh vật cư trú ở đây tác động. Những viên phân
thải ra ban đêm có dạng mềm là “phân vitamin”, những viên phân này thường được thỏ
ăn lại ngay từ lúc mới ra dính ở hậu môn, các chất dinh dưỡng, trong đó có các loại


6

×