Tải bản đầy đủ (.pdf) (435 trang)

đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 435 trang )

i

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
**********







BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở
CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CNH, HĐH











Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC II
Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thành Khối
Thư ký đề tài: Ths. Nguyễn Tấn Vinh






8100


TP.Hồ Chí Minh năm 2010
ii

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
**********




BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở
CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ

ĐẨY MẠNH CNH, HĐH






Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thành Khối
Thành viên tham gia đề tài:
1. TS. Lê Anh Dũng
2. Ths. Nguyễn Tấn Vinh
3. TS. Hoàng Thị Ngọc Loan
4. Ths. Võ Hữu Phước
5. Ths. Hoàng Thị Hương
6. Ths. Nguyễn Thị Hằng
7. Ths. Ngô Quang Thành
8. Ths. Phan Thị Kim Phương
9. Ths. Đoàn Hùng Nam



TP.Hồ Chí Minh năm 2010
i

MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 9


1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực 9
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH 21
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực 24
1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực 24
1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 27
1.3. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy
nghề 34

1.3.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 34
1.3.2. Lợi tức từ đầu tư vào giáo dục 35
1.3.3. Lợi tức phi tiền tệ từ đầu tư vào giáo dục 36
1.3.4. Giáo dục và vấn đề ngoại ứng 36
1.4. Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Miền Đông
Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH 37

1.5. Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 40
Chương 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG
ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA 44

2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
lực vùng ĐNB Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 44
2.1.2. Về đặc điểm KT - XH 46
2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH của Vùng
ĐNB 51


2.2.1. Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51
2.2.2. Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao 58
2.3. Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB 59
2.3.1. Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật 59
ii

2.3.2. Đội ngũ doanh nhân 61

2.3.3. Khả năng thu hút nguồn nhân lực 62
2.4. Đánh giá nguồn nhân lực 63
2.4.1. Về số lượng nguồn lao động 63
2.4.2. Mô hình phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo
dục, đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB 68

2.4.3. Phân tích thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn
Đông Nam Bộ 81

2.4.4. Giáo dục - đào tạo và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 91
2.4.5. Vấn đề nghèo đói và phát triển con người 93
2.5. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ở Vùng Đông Nam
bộ 101

Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN
NĂM 2020 108

3.1. Những yêu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong hội nhập ở
Vùng ĐNB 108


3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 108
3.1.2. Nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB 110
3.1.3. Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực
Vùng ĐNB 114

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB trong quá
trình CNH, HĐH và hội nhập 122

3.2.1. Nhóm giải pháp tạo môi trường, điều kiện nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực 123

3.2.2. Nhóm giải pháp củng cố, phát huy các cấu thành của chất lượng
nguồn nhân lực 137
Phần kết luận 151
Tài liệu tham khảo 153

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Dân số chia theo vùng 46

Bảng 2.2: Mật độ dân số Vùng ĐNB 47
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB 51
Bảng 2.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua chia theo ngành Vùng ĐNB 52

Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị phân theo vùng 55
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của TP.HCM 57
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 63
Bảng 2.9: Biến số và giải thích (mặt cầu giáo dục) 70

Bảng 2.10: Mô tả biến số của mô hình giáo dục 70
Bảng 2.11: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 72
Bảng 2.12: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73
Bảng 2.13 Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73
Bảng 2.14: Giáo dục và nghèo cả nước 74
Bảng 2.15: Giáo dục và nghèo Đông Nam Bộ 75
Bảng 2.16: Thống kê mô tả 75
Bảng 2.18: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật theo khu vực (%) 92
Bảng 2.19: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo ngành chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên
có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94

Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nghề chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên
có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94

Bảng 2.21: Trình hộ học vấn và nghèo đói, 2008 95
Bảng 2.22: Trình độ học vấn cao nhất của thành viên năm 2008 96
Bảng 2.23: Quy mô hộ trung bình năm 2008 97
Bảng 2.24: Số con dưới 15 tuổi trung bình của một hộ gia đình, 2008 97
Bảng 2.25: Nhà cửa của hộ theo vùng, 2008 98
Bảng 2.26 Nhà cửa của hộ theo thành thị - nông thôn, dân tộc, 2008 98
Bảng 2.27: Tài sản của hộ theo vùng năm 2008 98
Bảng 2.28: Chỉ số phát triển con người HDI Vùng ĐNB 100
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng lao động và năng suất lao động vùng ĐNB 111
Đồ thị 3.1: Dự báo tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu thu hút lao động trong
các doanh nghiệp tại Vùng ĐNB (Đơn vị tính: %) 118


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNKT: Công nhân kỹ thuật
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTGT: Giá trị gia tăng
GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp
KCX, KCN: Khu chế xuất, Khu công nghiệp
KHKT: Khoa học - kỹ thuật
KT - XH kinh tế - xã hội
NSLĐ: năng suất lao động
THCN: Trung học chuyên nghiệp
TNCs: Các công ty xuyên quốc gia
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VKTT
ĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
CBYT Cán bộ y tế
NVYT Nhân viên y tế
TYT Trạm y tế
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
CSBVSK Cơ sở bảo vệ sức khỏe
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DVYT Dịch vụ y tế
MLYTCS Mạng lưới y tế cơ sở
CSYTCB Chăm sóc sức khỏe cơ bản
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
KCB Khám chữ
a bệnh
TTYT Trung tâm y tế

PB Phòng bệnh
PKĐK Phòng khám đa khoa
BVSKBMTE Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
DSKHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểm
của các nguồn lực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con người
được coi là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định thành công của công cuộc
phát triển KT - XH. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
“Đáp ứng
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Có thể thấy rằng, quá
trình CNH, HĐH ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp
hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền
vững trong đ
ó nhân tố con người là trung tâm. Trong tiến trình đó, việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện thành công sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước đang là những yêu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng
nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá.
Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực đã trở thành động lực tăng
năng suất lao độ
ng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, đây chính là yếu tố quyết định tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì, chỉ có nguồn nhân lực mới có khả
năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, công
nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công ngh
ệ,

tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá trình CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chiến lược quan
trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh
tế phát triển theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, chúng ta càng nhận thức
rõ h
ơn về vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã
cho thấy rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải
dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản: “áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng
cơ sở hiện đại và nâng cao chấ
t lượng nguồn nhân lực”. Trong đó, nguồn
nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong
một nền kinh tế toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, ưu thế cạnh
2

tranh sẽ nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi
trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và xã hội ổn định. Một số nước ở khu vực
châu Á đang điều chỉnh chiến lược cạnh tranh trong tương lai - khi phát triển
nền kinh tế tri thức, đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh
cơ bản nhất.
Tầm quan trọng của nguồ
n nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý
thuyết, ở tư duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điều
này được khẳng định trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Khi chuyển sang cơ
chế thị trường, Đảng ta đã khẳng định: “con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển”, đồng thời Nhà nước đã có nhiều chính sách phát
huy mọi nguồn l
ực, nhất là nguồn nhân lực, đã góp phần duy trì tốc độ tăng

trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và ổn định. Trong quá trình phát triển, tạo
ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh
và động lực to lớn để phát triển đất nước, đảm bảo đi tắt đón đầu, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạ
ng kém phát triển. Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ
con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên
của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực nếu được khai thác hiệu quả trong thời
kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là giải pháp đột phá nhằm thực
hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH trong tương lai.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã làm thay đổ
i cơ bản KT - XH, các địa
phương thuộc miền Đông Nam bộ cũng nằm trong xu thế vận động phát triển
đó. Miền Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, đây là vùng
kinh tế phát triển năng động nhất của các tỉnh phía Nam và cả nước. Vùng
ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đầu tàu trong phát triển
của cả nước; là vùng duy nh
ất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển
công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập; đặc
biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công
nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du
lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triể
n
khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,… phát
triển các ngành kinh tế hiện đại.
3

Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu,
nhiều cơ hội mở ra thì song song đó cũng phải đối mặt với thách thức, nguy
cơ. Trong đó, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng nâng cao sức mạnh cạnh tranh cũng là thách thức lớn. Phát triển
Vùng ĐNB đến 10, 20 năm nữa chắc chắn s
ẽ có thay đổi lớn như dân số phát
triển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật mở rộng, hình thành và phát triển các cụm kinh
tế kỹ thuật và khoa học công nghệ… tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Do đó, Vùng ĐNB rất cần nguồn nhân lực chất lượng
cao để đáp ứng yêu cầu này.
Mặt khác, hiện nay nguồn nhân lực của Vùng ĐNB chưa được chu
ẩn bị
tương xứng với yêu cầu CNH, HĐH. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết
quy hoạch phát triển giữa các địa phương trong vùng; chưa dự báo được yêu
cầu nhân lực cho từng ngành kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH của
cả Vùng trong dài hạn.
Tình trạng này cần phải khắc phục nhanh, vì nếu không nó sẽ không
phát huy được tiềm năng to lớn và triển vọng tăng trưởng cao từ chấ
t lượng
nguồn nhân lực của Vùng. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu KT
- XH của Vùng ĐNB trong giai đoạn tới. Các quyết sách cho những vấn đề
còn tồn tại cần đặt trong một chỉnh thể chiến lược dài hơi hơn là những giải
pháp rời rạc, tình huống. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân l
ực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu lúc này có ý nghĩa rất
lớn cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết
định đến khả năng thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH và hội nhập
của nước ta, đặc biệt là
đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh
tế tri thức. Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung theo các vấn đề

sau đây:
3.1. Quan niệm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực.
4

- “Con người và phát triển con người”, Hồ Sĩ Quý, NXB Giáo dục, Hà
Nội 2007. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách nghiên cứu
khả kỹ về khoa học con người, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
nguồn nhân lực.
- “Quan điểm của Đảng ta về: Bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các
doanh nhân có tài, có đức và thành đạt”, Vũ Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số

12 (187) 12-2006. Bài viết tập trung luận giải sự đúng đắn quan điểm của
Đảng ta về doanh nhân, là lực lượng đảm đương vai trò tiên phong trong phát
triển kinh tế, tạo động lực và để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta.
3.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn
nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập.
- “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệ
p CNH, HĐH dựa trên tri thức của
nước ta hiện nay”, Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005. Công trình
nghiên cứu khá kỹ về yêu cầu của CNH, HĐH và sự phát triển kinh tế tri
thức, do đó cần phải có sự đổi mới trong giáo dục. Tác giả nêu ra 3 nhiệm vụ
cơ bản của nền giáo dục nước ta là: Nâng cao mặt bằng dân trí; Đào nguồn
nhân lực chất lượng cao thích nghi quá trình đổi mới và phát tri
ển nhanh, đáp
ứng được nhu cầu rút ngắn quá trình CNH, HĐH dựa vào tri thức; Phải chăm
lo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân tài.
- “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế
và thực tiễn Việt Nam”, Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2005.

Cuốn sách phân tích vấn đề trên trong 3 chương. Chương 1, hệ thống hóa một
số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển ngu
ồn nhân lực, vai trò,….
Chương 2, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta: ưu điểm, hạn chế,
xu hướng phát triển,…. Chương 3, xuất phát từ quan điểm của Đảng và thực
tiễn phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số giải
pháp phát huy nguồn nhân lực ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá sâu những đặc điểm, yêu
cầu của quá trình CNH, HĐ
H, hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển
nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở tính khái quát,
lý luận.
5

3.3. Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- “Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước”, Nguyễn Đắc Hưng, NXB
CTQG, Hà Nội 2007. Cuốn sách tập trung giới thiệu những phẩm chất cần có
của nhân tài, kinh nghiệm đào tạo, sử dụng nhân tài của ông cha ta và một số
quốc gia trên thế giới, những nội dung cơ bản về phát triển nhân tài.
- “Mô hình năng lực trong giáo d
ục, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực”, Nguyễn Hữu Lam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 3/2004. Tác giả phân
tích các lý thuyết về mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực có giá trị tham khảo phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- “Một số vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Vũ Thành
Hưng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 90) 12/2004. Nội dung công trình
phân tích nh
ững thành tựu và hạn chế vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của
nước ta, từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thông qua đào tạo.

Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được các công
trình trên đi sâu phân tích. Tuy nhiên, hầu hết chưa đưa ra mô hình giáo dục -
đào tạo phù hợp với điều kiện hộ
i nhập của Việt Nam, đáp ứng sự phát triển
các ngành kinh tế hiện đại.
3.4. Phát triển nguồn nhân lực trong các loại hình doanh nghiệp.
- “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Trần Kim Dung, Tạp chí Phát triển kinh tế
số 3/2004. Công trình phân tích và chỉ ra những bất cập trong hoạt động đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh qua số liệu
điều tra 120 cá nhân về hoạt động đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực và 558 cá nhân về quan điểm của nhân viên trong các doanh
nghiệp.
- “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước”, Lê Thị
Ngân, Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/2004. Công trình
nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước và
nguyên nhân, từ đó xác định những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
trong các doanh nghiệp này.
6

- “Thực trạng lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam”, Lê Thị Ngân, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2003. Tác
giả phân tích những đặc điểm của lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam, từ
đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao động góp phần thu
hút FDI ở Việt Nam.
Các công trình nêu trên đề cập đến những nội dung phát tri
ển nguồn
nhân lực ở cấp độ doanh nghiệp, chưa nghiên cứu đến sự phát triển nguồn
nhân lực trong điều kiện hội cho một vùng kinh tế.

3.5. Vai trò của Nhà nước, thị trường lao động và chất lượng nguồn
nhân lực
- “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Nguyễn Thị
Thơm, NXB CTQG, Hà Nội 2006. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản
v
ề thị trường lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Nội dung
cuốn sách cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về thị trường lao động
nước ta hiện nay.
- “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”, Bùi Văn Nhơn, NXB
Tư Pháp, Hà Nội 2006. Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết những nội dung
cơ bản trong quản lý phát triển nguồn nhân lực nh
ư: phân bổ và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực , thị trường lao động, các chính sách,…
- “Thị trường lao động; Vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát
triển ở Việt Nam”, Phạm Đức Chính, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 308
(1/2004). Tác giả phân tích khả kỹ những nội dung liên quan đến thị trường
lao động như: Khái niệm thị trường lao động; Bản chất của thị trường lao
động; Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động; Ý nghĩa của thị
trường lao động và cuối cùng tác giả phân tích thực trạng thị trường lao động
ở Việt Nam, rút ra một số đặc điểm chủ yếu của thị trường lao động.
Các công trình đề cập tương đối toàn diện vai trò của Nhà nước trong
việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các công
trình mớ
i chỉ dừng lại những vấn đề chung và chưa đề cập nhiều đến việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập.
3.6. Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
7

- “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu
Dũng, Nxb Lao động - Xã hội, 2003. Cuốn sách trình bày hệ thống những vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn
nhân lực trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ
đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình
phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020.
- “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao”,
Nguyễn Thị Thơm, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2003. Công trình đánh giá
hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta trên các nội dung: mức độ toàn dụng lao
động thấp, việ
c bố trí và sử dụng lao động còn bất hợp lý, năng suất lao động
hay hiệu quả hoạt động thấp, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta.
Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tập trung vào nội dung định
tính để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, chỉ đề cập đến một số ch

số cơ bản và đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phân tích thống kê, phân tích định lượng, phương pháp
chuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu.
a. Phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê, so sánh kết hợp với
phương pháp định lượng để tìm ra các kết luậ
n khoa học.
b. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo trong quá trình thực hiện
nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đề
xuất các giải pháp, kiến nghị. Chuyên gia là các cán bộ chỉ đạo thực
tiễn của tỉnh và một số nhà nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học và căn

cứ thự
c tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền
Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập (về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nhân lực, các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực,
xu hướng phát triển của nguồn nhân lực), những vấn đề đang đặt ra cần giải
8

quyết. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng ĐNB trong thời kỳ hội nhập.
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
- Hệ thống lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phân tích hiện trạ
ng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn miền Đông
Nam bộ, xác định những hạn chế và nguyên nhân.
- Xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các
tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập.
4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Vùng ĐNB từ
năm 2000 trở l
ại đây. Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa
của ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động. Đề tài nghiên
cứu chất lượng nguồn nhân lực trên 3 nội dung cơ bản:
- Giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Vấn đề nghèo đói và thu nhập.
Đề tài được trình bày trong ba chươ
ng:
Chương 1: Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nâng cao nguồn nhân lực
trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập

Chương 2: Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Vùng ĐNB trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập

9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
1.1.1.1. Quan điểm Mácxit về nguồn lực con người
Những thành tựu trong nhận thức về con người mà loài người đạt được ở
thời đại ngày nay là kết quả của sự
tích luỹ những giá trị tinh hoa của nhân
loại qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, những cống hiến của các nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin có tính chất quyết định, tạo ra bước ngoặt cách
mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Ngược dòng lịch sử nghiên cứu về con người có thể nhận thấy: thời cổ
đại, do hạn chế về thế giới quan, về đi
ều kiện lịch sử, trình độ sản xuất còn
thấp kém, khoa học chưa phát triển, nên quan niệm của các nhà triết học còn
phiến diện, mang nặng tính chất thần bí, siêu hình. Sang thời phong kiến, triết
học là ″nô tỳ" của thần học, các quan niệm về con người mất hết ý nghĩa tích
cực của nó. Con người được hiểu như là sự sáng tạo của Thượng đế, không có
khả năng làm ch
ủ cuộc sống của mình. Thời kỳ Phục Hưng và Khai Sáng,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và dần dần thắng thế ở
châu Âu đã mở ra một thời kỳ mới trong việc khám phá bản chất con người.

Quan niệm về con người thường gắn với vai trò của nó trong xã hội, hướng
tới giải phóng con người khỏi thần học, khỏ
i các điều kiện nô dịch áp bức trong
xã hội. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các quan niệm
về con người chỉ phản ánh những khía cạnh hạn hẹp, thiếu tính hệ thống.
Như vậy, nghiên cứu những quan niệm về con người trước khi chủ nghĩa
Mác ra đời, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét sau:
- Các nhà triết học trước Mác mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và giải thích
con ng
ười từ nhiều phương diện với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng
cuối cùng vẫn chưa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của con người trong sự
10

phát triển của xã hội, chưa đề ra được những phương hướng, biện pháp nhằm
giải phóng hoàn toàn con người.
- Phần lớn các học thuyết triết học trước Mác, khi quan niệm về con
người thường chỉ xuất phát từ một phía: bản thể tinh thần (Chủ nghĩa duy
tâm), hoặc bản thể vật chất (chủ nghĩa duy vật). Họ không thấy được mối
quan hệ biệ
n chứng giữa những yếu tố tự nhiên, sinh học và những yếu tố xã
hội của con người.
- Khi xem xét con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, các nhà triết
học trước Mác không thấy tính năng động, sáng tạo của con người, coi con
người như một thực thể thụ động trước tác động của hoàn cảnh.
Triết học mácxit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhữ
ng di sản lý
luận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con
người hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người. Trong
quan niệm của triết học Mácxít con người là một thực thể trong sự thống nhất
biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân

theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tạ
i và phát triển gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Luận đề nổi tiếng về con người được C.
Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc: ″Bản chất con người không phải là
một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" [26, tr.11] . Với
quan niệm đó, C. Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu
tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một
thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội
mới là bản chất đích thực của con người. Ở đây, cá nhân được hiểu với tư
cách là những cá nhân sống, là ng
ười sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong
phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã
hội của nó. Hơn thế, mỗi cá thể là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện
có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó. Thông qua hoạt động thực tiễn, con
người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm
nên lịch sử của xã h
ội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là
một cống hiến quan trọng của triết học mácxit.
11

Kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức triết học
phương Đông và vốn văn hoá dân tộc, luôn chú ý đến con người. Theo Hồ
Chí Minh ″chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa
rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người" [
21, tr.644]. Với ý nghĩa
đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, là con người xã hội,
phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và
sinh sống. Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ

ba chiều: quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người
là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã h
ội nhất định trong đó con
người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con
người là một bộ phận không thể tách rời. Con người trong quan niệm của Hồ
Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt
động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm: sức khoẻ, tri thức, năng lực thực
tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần Người cho con người là tài sản quý nhất,
chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động
lực của sự phát triển xã hội, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng.
Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn
sáng tạo có ý thứ
c, là chủ thể của lịch sử.
1.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân
lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức
được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham
muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướng tới một m
ục đích xác
định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự
liên hệ biện chứng với nhau, đó là thể lực, trí lực, tâm lực. Nguồn nhân lực
được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức lực của con người trên đầy đủ
các phương diện cho lao động sản xuất.
″Nguồn lực con người" hay ″nguồn nhân lực" là khái niệ
m được hình
thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn
lực, là động lực của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và
trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác
nhau.

12

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “ Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển KT - XH trong một cộng đồng”. Việc quản lý
và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các
nguồn lực khác bởi con người là một th
ực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm
với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn
ra trong môi trường sống của họ.
Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người”
(thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp ) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực
con người được coi như là một nguồn v
ốn bên cạnh các nguồn vốn khác như
tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - công
nghệ cấp nhà nước mang mã số KX - 07 cho rằng nguồn lực con người được
hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức
khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc. GS.
Phạm Minh Hạc cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể các ti
ềm năng lao
động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị
(ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó”
[
16, tr.269]. TS Nguyễn Thanh xác định “nguồn nhân lực đó là tổng thể sức
dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động
của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội” [
33, tr.70].
Nghiên cứu các khái niệm trên cho thấy nguồn nhân lực không chỉ đơn
thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể

chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia
được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Khái niệm ″nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái
niệm ″nguồ
n lực con người". Khi được sử dụng như một khái niệm công cụ
để điều hành, thực thi chiến lược phát triển KT - XH, nguồn nhân lực bao
gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những
người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là
nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ

tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng
lao động.
13

Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm
khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội
dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội.
Theo chúng tôi, con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất,
giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của s
ự phát triển
thì không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng
mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức
mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng nguồn nhân lự
c là tổng thể số lượng và chất
lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm
chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội
đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và
tiến bộ xã hội.

Khái niệm nguồn lực con người bao quát được những mặt, những khía
cạnh, phương diện cơ
bản của nguồn lực con người, khắc phục được những
hạn chế trong nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa các mặt số lượng và
chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và tâm lực,
khẳng định nguồn lực con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của mọi hoạt
động kinh tế và quan hệ xã hộ
i. Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến con
người đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển KT - XH. Ở đây, cần
lưu ý đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, con người không tồn tại một cách biệt lập, mà liên kết chặt chẽ
với nhau thành lực lượng thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo nên sức
mạnh tổng hợp của chỉnh thể ngườ
i trong hoạt động. Xét ở khía cạnh này,
nguồn nhân lực là tổng hợp những con người với những phẩm chất nhất định
đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển KT - XH. Năng lực sức mạnh
này bắt nguồn trước hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi con
người và nó được nhân lên gấp bội trong tổng thể những con người cụ thể. Do
đó, khi đề cập đế
n nguồn lực con người về phương diện xã hội, chúng ta
không thể không bàn đến số lượng và chất lượng của nó. Trong đó:
14

+ Số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng
cung cấp lực lượng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu
tuổi, giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ.
+ Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn lực
con người với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc bi
ệt, vừa là chủ thể
của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực

là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể
lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực.
Như vậy, về phương diện xã hội, nói đến nguồn nhân lực là nói tới hàng
loạt các vấn đề v
ề số lượng dân cư, sự phát triển dân số, lực lượng lao động,
vấn đề phân bố và sử dụng lao động, vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô đối với
nguồn nhân lực
Thứ hai, nói tới nguồn lực con người phải nói tới phương diện cá thể -
chủ thể của nó. Bởi vì, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo
và chi phối toàn b
ộ quá trình phát triển KT - XH, hướng nó tới mục tiêu đã
được chọn. Phương diện này được hiểu như là những yếu tố tạo thành cơ sở
hoạt động của cá nhân và cơ sở để phát triển một con người với tư cách là một
cá nhân. Đó là sự kết hợp giữa trí lực, thể lực và những phẩm chất khác của
nhân cách.
+ Trí lực là toàn bộ năng lực của trí tuệ
, tinh thần, quyết định phần lớn
khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan
trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi ″tất cả những gì thúc đẩy con
người hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ". Khai thác và phát
huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy
nguồn lực con người. Trí lực quyế
t định phần lớn khả năng sáng tạo của con
người, là yếu tố ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại
do chính bàn tay, khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang
chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình. Với ý
nghĩa đó, nhà tương lai học Mỹ Alvin Toffler đ
ã khẳng định rằng: “Tri thức
có tính chất lấy không bao giờ hết được” và xếp quyền lực trí tuệ ở vị trí hàng

đầu trong tất cả các quyền lực đã có trong lịch sử.
15

+ Thể lực đó là trạng thái sức khoẻ của con người biểu hiện ở sự phát
triển sinh học, không có bệnh tật, có sức làm việc trong một hình thái lao
động- nghề nghiệp nào đó, có sức khoẻ để tiếp tục học tập, làm việc lâu
dài…, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách
bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đ
òi hỏi về sự hao phí sức lực,
thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định
trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ
có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ
cho người dân là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tạ
o tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.
+ Đạo đức cá nhân phản ánh những giá trị và những chuẩn mực đạo đức
xã hội. Những giá trị và chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởng
đạo đức mà xã hội vươn tới, được cá nhân lĩnh hội và thể hiện trong đời sống
của mình, nhất là trong hoạt động lao động, trong lối sống và nế
p sống hàng
ngày. Các giá trị chuẩn mực đó phải thể hiện thành hiệu quả công việc, đóng
góp vào sự phát triển xã hội, vào sự hoàn thiện nhân cách cá nhân. Đạo đức
gắn liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách, của chất
lượng nguồn nhân lực từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội. Ngày
nay, cái đem lại lợi thế cho nguồ
n nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn phải
tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Bởi vì, trí lực cũng như thể
lực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đẩy tiến bộ xã hội khi chủ nhân của nó là
những con người có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt. Trình độ phát triển
nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức

năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã
hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt
bằng và đỉnh cao dân trí, tới việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ cho mỗi
con người, cho cộng đồng xã hội, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc xây
dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người.
Như vậy, cấu thành nguồn lực con người xét từ
phương diện cá thể, đó là
một tổng hợp các năng lực và giá trị về trí lực, thể lực và những phẩm chất
tinh thần. Vì vậy, muốn phát huy nguồn nhân lực trước hết phải phát triển cá
nhân con người, tức là phải đầu tư chăm lo cho sự phát triển về trí tuệ, sức
khỏe, đạo đức, tinh thần của từng con người, từng thế hệ.
16

Thứ ba, vai trò của nguồn lực con người so với các nguồn lực khác
trong quá trình phát triển KT - XH đã được Đảng ta xác định là nguồn lực quý
báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài
chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Dĩ nhiên, ngay cả khi xã hội đã phát
triển cao với tiềm lực phong phú dồi dào về vốn vật chất thì “vốn người” vẫn
không hề mất đi vai trò quyết định của nó. Điều đó được thể hiện ở những
điểm sau:
+ Các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên thiên nhiên ) tự nó tồn tại dưới
dạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành động lực của sự phát triển khi kết hợp
với nguồn lực con người, trở thành khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sử
dụng của con ng
ười.
+ Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có
nguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn,
biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà
còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm
lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý.

Kinh nghiệ
m của nhiều nước đã cho thấy thành tựu phát triển KT - XH
phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược
phát triển của mình. Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con
người và đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất l
ượng nguồn
lao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá của sự tăng trưởng đã đem lại
thành công cho các nước công nghiệp mới Đông Á. Hàn Quốc từ một trong
những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công
nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba, vượt xa An-giê-ri -
quốc gia có cùng điểm xuất phát về trình độ cách đây 40 năm. M
ột nước Nhật
đạt được những bước tiến vượt bậc cũng do biết đặt vấn đề con người vào
trung tâm của sự phát triển bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, biết
sử dụng nguồn lực con người thông qua các thành tựu khoa học công nghệ và
đã nhanh chóng bứt lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.
Do vậy, không phải ngẫu nhiên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
đã khẳng
định: lịch sử phát triển chân chính của xã hội là lịch sử phát triển
con người, do con người và vì con người. Tiến trình phát triển lịch sử được
17

quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó người lao
động ngày càng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về
vai trò của con người trong chiến lược phát triển KT - XH, Đại hội VII của
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con
người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công b
ằng và
tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định mục tiêu

và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Vì vậy,
chiến lược ổn định và phát triển KT - XH, xét về thực chất là chiến lược con
người. ″Nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cu
ộc CNH, HĐH đất
nước" [11, tr.21]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục xác định: “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ” [
12, tr.112]. Tạo bước chuyển
mạnh về phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá để
làm chuyển động toàn bộ tình hình KT - XH.
Từ vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển KT - XH, vấn
đề tất yếu đặt ra là phải phát huy được nguồn lực con người.
“Phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở
thêm. Theo đó phát huy nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồ
n
lực con người trong sự phát triển KT - XH, qua đó làm gia tăng giá trị của
con người.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, cần phân biệt khái niệm ″nguồn lực con
người" với ″nhân tố con người". Trước hết, ″nguồn lực con người" và ″nhân
tố con người" có cùng nghĩa như nhau khi đặt trong quan hệ với các nhân tố
khác, nguồn lực khác (nguồn lực vật chất) ở ch
ỗ chúng đều biểu hiện những
đặc trưng, thuộc tính cơ bản của con người như: là nhân tố hoạt động, sống,
khả năng tái sinh, tiềm năng vô tận của trí tuệ, tinh thần con người. Do đó,
phát huy nhân tố con người có thể hiểu như là phát huy nguồn lực con người,
khi con người trở thành một điều kiện, một tiềm năng cần phát huy để tạo ra
động lực phát tri
ển của một quá trình xã hội.
Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này: ″nguồn lực con người" được coi

là khái niệm công cụ cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển KT - XH, theo
18

quan điểm hệ thống phải đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực khác.
Nó biểu hiện khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động cả về mặt số
lượng và chất lượng. Còn ″nhân tố con người" là cái cốt lõi, đặc trưng xã hội,
giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của nguồn lực con người, phản ánh bản
chất xã hội, m
ặt chất lượng của nguồn lực con người, nhấn mạnh tính chất
tích cực, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người trong quan hệ với thể lực,
kinh nghiệm thói quen của chủ thể. Thực chất của việc phát huy nhân tố con
người là hướng mỗi cá nhân, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của cá nhân
hoặc đặt con người vào đúng vị trí của nó để con người có cơ
hội bộc lộ mình
cống hiến cho sự phát triển. Nhưng chúng ta chỉ hiểu được khái niệm nhân tố
con người khi đặt nó trong hoạt động thực tiễn mà hoạt động bản thân là hoạt
động lao động. Vì vậy, khi nhấn mạnh hệ thống các chỉ số về chất lượng lao
động thì khái niệm nguồn lực con người là sự cụ thể hoá của khái niệm nhân
tố con người. Tuy nhiên, ″phát huy nguồ
n lực con người" xét theo quan điểm
đầu tư cho sự phát triển KT - XH bao hàm nghĩa rộng hơn ″phát huy nhân tố
con người".
Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: phát triển nguồn nhân
lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực.
Điều đó liên quan đến hàng loạt vấn đề từ việc nuôi dưỡng, giáo dục - đào tạo
đến việc tổ chứ
c khai thác, sử dụng nguồn nhân lực; từ việc phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân đến việc tạo môi trường xã hội thuận
lợi cho sự cống hiến và hưởng thụ của con người; từ việc nâng cao năng lực
và phẩm chất của người lao động với tư cách là chủ thể nhận thức và hoạt

động thực tiễn trong quá trình phát triển KT - XH đến khâu khai thác hợp lý,
có hiệ
u quả trí lực, thể lực, tâm lực của họ với tư cách là khách thể của sự
khai thác; từ việc sử dụng con người với tư cách là một nguồn lực, động lực
cho sự phát triển đến việc chăm lo cho con người với tư cách là mục tiêu của
sự phát triển KT - XH Những vấn đề trên nếu được thực hiện tốt sẽ phát huy
được vai trò của nguồn lự
c con người trong quá trình phát triển KT - XH.
Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế
của các quốc gia là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa.
Quá trình CNH, HĐH đã được các nước phát triển thực hiện thành công và
các nước đang phát triển đang trong quá trình đẩy nhanh tiến trình này. Hiện
19

nay, trên phạm vi toàn cầu, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, làm thay đổi vượt bậc trên tất cả các mặt của đời sống con
người. Việt Nam khẳng định con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội,
từng bước hiện đại hóa nền kinh tế là một nhiệm vụ trung tâm của quá trình
phát triển đất nước.
Định hướng phát triển trong giai
đoạn cách mạng mới - giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta là xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp có cơ sở
vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với xu hướng toàn
cầu hóa với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vă
n minh”.
Vấn đề nguồn nhân lực hiện đang là một vấn đề trung tâm cần giải quyết
cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Đại hội IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Con người và nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH ”. Nguồn lực

con người là điểm cốt yếu nhấ
t của nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát
huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực (Human Resources) là nguồn lực con người, yếu tố quan
trọng, năng động nhất của quá trình tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia.
Nguồn nhân lực được xác định trong một thời gian và không gian nhất định
của một quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương. Nguồn nhân lự
c khác với các
nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ và tài nguyên thiên nhiên) ở chỗ
nó có khả năng hoạt động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi
thế giới tự nhiên. Trong quá trình lao động làm nảy sinh các mối quan hệ lao
động và quan hệ xã hội, nguồn nhân lực của một quốc gia được hiểu hiện trên
hai khía cạnh sau:
- Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào, nguồn cung cấp sức lao động cho xã
h
ội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị vật
chất và tinh thần cho xã hội. Nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể những
tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) của
một quốc gia, vùng, lãnh thổ và địa phương. Tiềm năng đó bao hàm tổng hòa
năng lực về thể
lực, trí lực, nhân cách của con người (lao động) của một quốc
gia (vùng, lãnh thổ), đó chính là tiềm năng của người lao động về số lượng,
chất lượng và cơ cấu.

×