Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 22 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

MỞ ĐẦU
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy
học. Trường THCS Nâm N đir cũng như các trường khác rất quan tâm tới đổi mới
phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung
tâm. Đối với bộ môn Ngữ Văn thì dạy học theo phương châm tích cực sẽ đưa lại hứng
thú và nâng cao chất lượng học sinh.
Hiện nay việc thay sách, đổi mới phương pháp dạy học tích cực đang được các thầy cơ
thực hiện đồng bộ. Chúng ta có thể khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương
pháp dạy học đã giúp các em tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật với
cuộc sống; không những thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học mơn Ngữ Văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, phát
hiện vấn đề, biết nói lên suy nghĩ và cảm nhận riêng của mình.
Bản thân tơi là một giáo viên đứng lớp, tôi cũng rất băn khoăn là một số thầy cơ vẫn
vẫn thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức mang tính áp đặt, đặc biệt là “làm thế nào để
học sinh yêu và học tốt môn Ngữ Văn”.Tơi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính
tích cực của học sinh như tạo hứng thú trong giờ học, cho học sinh thảo luận,trình bày
theo cách hiểu của mình, vận dụng vào thực tiễn…vì theo giáo sư nguyễn Khắc phi nói
“khơng cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khn, nhồi sọ mà ln địi hỏi sự
năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”
Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng phương pháp dạy học tích cực để Nâng cao
hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 8a2 là nhóm thực
nghiệm và lớp 8a3 là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay
thế khi dạy các tiết 73 – 78. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết
quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng.
Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,09 điểm bài kiểm
tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Qua kết quả trên, ta thấy có sự khác biệt giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng


phương pháp dạy học tích cực làm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh ở các tiết
73 -78 của bộ môn Ngữ Văn.
GIỚI THIỆU
1.
Hiện trạng
Qua việc dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, chúng tơi thấy giáo viên vân cịn
sử dụng phương pháp thuyết trình cho học sinh ghi nhiều, giáo viên cố gắng đặt câu hỏi,
học sinh tích cực suy nghĩ, học sinh có hiểu bài nhưng hiểu chưa sâu sắc, chưa nắm
được bản chất của sự việc để vận dụng vào thực tế.
Thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp dạy học tích cực
thay thế cho phương pháp thuyết trình, đọc – chép.
2.
Giải pháp thay thế
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

1


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

Giáo viên đưa phương pháp dạy học tích cực vào thơng qua việc phát huy tính tích
cực của học sinh trong giờ học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh đi đến
kiến thức.
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho bài học, hướng dẫn học sinh học nhóm, tổ chức
ngoại khố, luyện tập cho học sinh.
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có phương pháp dạy học tích cực đã có nhiều bài
viết như:
Nguyễn Thị Son – Một cách đọc – hiểu văn bản trường THCS Tam Đa
Trịnh Thị Hiền – Thực trạng bài làm văn và giải pháp nâng cao chất lượng bài làm văn
– Trường THCS Liên Cẩm.

Nguyễn Thục Khanh - Ứng dụng CNTT vào bài giảng một số tiết trong chương trình
Ngữ Văn 9 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh – Trường THCS Nguyễn Khuyến.
3. Vấn đề nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Nâng cao hứng thú và chất lượng
học sinh môn Ngữ Văn ở THCS bằng phương pháp dạy học tích cực” qua việc tìm
hiểu học sinh tại trường và phát phiếu điều tra.
3.1.
Điều gì khiến em khơng hứng thú với mơn Ngữ Văn?
3.2.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn?
Với sự tham gia của 70 học sinh lớp 8 của trường THCS Nâm Nđir, huyện Krông
Nô,tỉnh ĐakNơng
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tích cực nâng cao hứng thú học tập cho học sinh với mơn Ngữ
Văn.
- Phương pháp dạy học tích cực làm tăng chất lượng học tập của học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
a.
Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn trường THCS Nâm N đir vì trường có điều kiện khá thuận lợi cho
nghiên cứu ứng dụng.
* Giáo viên
Thầy cô dạy hai lớp 8 có chun mơn giỏi nhiều năm, có lịng nhiệt tình và trách nhiệm
cao trong dạy học và giáo dục học sinh.
1. Nguyễn Thị Sơn – giáo viên dạy lớp 8a2
2. Hà Trọng Hải _giáo viên dạy lớp 8a3
* Học sinh
Bảng 1
Số HS các nhóm
Dân Tộc

Tổng
DT
Lớp
Nam
Nữ
Kinh
số
khác
Lớp
35
16
19
22
13
8A2
Lớp
35
14
22
20
15
8A3
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

2


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

Về ý thức học tập: Tất cả các em đều tích cực học tập

Về thành tích học tập: Hai lớp này tương đương nhau về điểm số
a.Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8a2 là lớp thực nghiệm, lớp 8a3 là lớp đối chứng. Chúng
tôi dùng bài kiểm tra học kì I làm bài trước tác động. Kết quả hai nhóm có sự khác
nhau.
Bảng 2
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học PPTC
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không
O4
sử dụng PPTC
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Thầy Hải dạy lớp đối chứng thiết kế bài học theo qui trình chuẩn như bài bình thường.
Nhóm nghiên cứu và cơ Sơn: Thiết kế bài học có sử dụng phương pháp dạy học tích
cực, sưu tầm các bài giảng của đồng nghiệp.
* Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu của nhà trường để đảm
bảo khách quan.
Thứ ngày
Môn/lớp
Tiết

theo
Tên bài dạy
PPCT
21/12/010
Văn 8a2
73
Nhớ rừng
22/12/010
Văn 8a2
74
Nhớ rừng
23/12/010
Văn 8a2
75
Câu nghi vấn
28/12/01
Văn8a2
77
Quê hương
0
29/12/010
Văn 8a2
78
Khi con Tu hú
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm học kì I do Phịng giáo dục ra đề thi chung.
Bài kiểm tra sau tác động là bài sau khi học xong phần thơ hiện đại do nhóm nghiên
cứu thiết kế. Bài kiểm tra này gồm 11 câu.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết(trình

bày ở phụ Lục). Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

3


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T - test
Chênh lệch g trị TB
chuẩn

Đối chứng
7,21
0,9

Thực nghiệm
8,09
0,72
0,0003
0,9

BÀN LUẬN
Kết quả sau kiểm tra tác động của nhóm thực nghiệm là 8,09 kết quả nhóm đối chứng là
7,2.Độ lệch chuẩn giữa hai nhóm là điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm khác

nhau.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0,0003 điều này khẳng định
sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm khơng phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Ngữ Văn nâng cao hứng thú
và chất lượng học tập của học sinh.
* Kiến nghị
Đối với cấp lãnh đạo: trang bị cho bộ mơn một số tranh ảnh chân dung hay phóng tác,
phim được chuyển thể từ truyện, trang bị máy chiếu cho giờ ngoại khố.
Đối với giáo viên: khơng ngừng nâng cao chuyên môn, tự học hỏi cho vững tay nghề,
trang bị cho mình những kiến thức về cơng nghệ thơng tin,
Với kết quả này, chúng tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp quan tâm hơn nữa tới bộ
môn Ngữ Văn, đặc biệt có thể sử dụng đề tài này vào dạy học tại địa phương mình
nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

4


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI
NGỮ VĂN 8
Bài 18, tiết 75

CÂU NGHI VẤN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.
Kiến thức
_ Hiểu rõ đặc điểm hình thức câu nghi vấn
_ Chức năng của câu nghi vấn
2. Kỹ năng
_ Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể
_ Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn
A. CHUẨN BỊ
GV: Đọc sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, làm bảng phụ
HS: Đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong bài , định hướng làm bài tập.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.
Kiểm tra bài cũ
2.
Bài mới
Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những câu hỏi như: Vì sao em đi học muộn?
hoặc Bạn làm sao vậy? hoặc những câu thơ:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Có những câu hỏi trả lời được, có câu hỏi không cần trả lời nhưng đều kết thúc bằng
dấu chấm hỏi – vậy cơ trị ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về loại câu này.
Hoạt động của GV
HĐ I: Tìm hiểu
chung
Tìm hiểu đặc điểm
của câu nghi vấn
GV cho học sinh

đọc ví dụ
Dùng bảng phụ (có
nội dung ví dụ
SGK)

Hoạt động của
HS

HS đọc

Nội dung bài học
Tìm hiểu chung
1.
Đặc điểm hình thức và
chức năng chính
a.
Ví dụ (SGK, tr.11)
b.

Nhận xét

HS trả lời

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

5


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir


GV: trong đoạn văn
trên, câu nào được
kết thúc bằng dấu
chấm hỏi?
HS xác định
-

GV: trong các câu
hỏi trên từ nào
dùng để hỏi
GV: Dựa vào kiến
thức đã học ở tiểu
học, em hãy gọi tên
loại câu đó?

GV: trong câu nghi
vấn có các từ nào
dùng để hỏi?
GV: chức năng của
câu nghi vấn đùng
để làm gì? Thường
kết thúc câu bằng
dấu gì?
GV: Dựa vào đặc
điểm hình thức, em
hãy cho biết thế nào
là câu nghi vấn?
HĐ II: Luyện tập
GV hướng dẫn hs
làm bài tập

- Bài tâp nhanh qua
bảng phụ của GV
HS nhận dạng câu
nghi vấn
Anh thích cuốn
sách nào?

Câu nghi vấn
+ Sáng ngày người ta đấm
u có đau lắm khơng?
+ Thế làm sao u cứ khóc
mãi mà khơng ăn khoai?
+ Hay là u thương chúng
con đói q
HS:khơng, làm dấu hiệu hình thức
sao,hay là?
+ Từ nghi vấn: không, làm
sao, hay là
+ Chức năng: dùng để hỏi
+ Kết thúc câu bằng dấu
chấm hỏi
HS: rút ra từ
nhận xét ở trên
HS đọc ghi nhớ
2. Ghi nhớ ((SGK)
II.

Luyện tập
1.


Bài tập nhanh

HS làm vào vở,
sau lên bảng
2. Bài tập 1
Câu nghi vấn
+ Chị khất tiền sưu đến
chiều mai có phải khơng?

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

6


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

-

Cuốn sách nào
anh cũng thích.
Cá bán ở đâu?
Ở đâu bán cá.
- Bài tập 1: xác
định câu nghi vấn
bằng đặc điểm hình
thức

+ Tại sao con người lại phải
khiêm tốn như thế?
+ Văn là gì? Chương là gì?

+ chú mình muốn cùng tớ
đùa cho vui khơng? Đùa trị
gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo
xù đứng trước của nhà ta ấy
hả?
hình thức: dấu hỏi
3.Bài tập 2

-

Không thay được
+ sai ngữ pháp
+ Biến sang câu khác

GV: Căn cứ vào
đâu để xác định câu
trên là câu nghi
vấn?
GV: Có thể thay từ
“hay” bằng từ khác
được khơng?
D. CỦNG CỐ VÀ DẶN DỊ
Thế nào là câu nghi vấn? cho ví dụ?
Nhắc lại nghi nhớ
Bài tập về nhà: 3, 4, 5 sgk.13

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

7



Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

Bài 21- Tiết 77
Văn bản:

2.
B.
C.
1.
2.

QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và cả bài thơ này: tình yêu
quê hương đằm thắm
Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời
thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
Kỹ năng
Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
Phân tích được những chi tiết miêu tả,biểu cảm đặc sắc trong bài thơ
CHUẨN BỊ
Gv: Đọc sách chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, soạn bài
Hs: Đọc sách, soạn bài
TIẾN TRÌNH
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lịng khổ 1 của bài “Nhớ rừng”- Thế Lữ

Khổ thơ 1 nói về điều gì?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
HĐ I: Tìm hiểu chung
I.
Tìm hiểu chung
Gv Cho HS đọc bài thơ
Hs đọc
1. Đọc - tìm hiểu chú
sau khi đã đọc mẫu và
thích
hướng dẫn cách đọc.
a. Tác giả:
Gv: Em hãy nêu những
Hs nêu
- Tế Hanh(1921-2009)
nét chính về tác giả?
đến với Thơ mới khi
Tác phẩm
phong trào này đã có
nhiều thành tựu.
- Tình u q hương
tha thiết là điểm nổi bật
trong thơ của ông.
b. Tác phẩm
HS: 4 phần
Được in trong tập
Em hãy cho biết bài thơ

- Hai câu đầu
Nghẹn ngào(1939)
có bố cục như thế nào?
- Sáu câu tiếp
2.Bố cục
- Tám câu tiếp
- Giới thiệu chung về
- khổ cuối
làng
- Cảnh ra khơi đánh cá

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

8


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

HĐ II: Tìm hiểu văn
bản
Gv: cho hs đọc 2 câu
đầu
Gv: Tác giả đã giới
thiệu về quê hương
mình như thế nào?

Hs: vị trí, nghề
Hs: đọc
Cảnh ra khơi: hăng,
phăng, vượt…buồm

rướn thân

Gv: cho Hs đọc sáu câu
tiếp
Gv: sáu câu này miêu
tả cảnh gì? Được thể
hiện qua từ ngữ nào?

Hs: Vừa cảnh thiên
nhiên, vừa là bức tranh
lao động
Gv: Em có nhận xét gì
về cảnh ra khơi đánh cá
này?
Gv: Cho Hs đọc 8 câu
tiếp
- Cảnh đón thuyền trở
về được miêu tả như
thế nào? Tác giả miêu
tả những ai?
- Hình ảnh con thuyền
và trai tráng sau chuyến
đi biển được miêu tả ra
sao?

Hs: đọc diễn cảm
- Tác giả không tả ai cụ
thể
- Người dân chài da
đen, vạm vỡ,con

thuyền gấm muối

Hs: đọc
- nỗi nhớ làng khôn
nguôi

- Cảnh thuyền đánh cá
trở về
- Tình cảm của tác giả
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu
- Cách giới thiệu đầy
đủ mà ngắn ngọn về vị
trí và nghề nghiệp của
dân làng.
2. Cảnh dân chài ra
khơi
- Câu 1: Mở ra cảnh
bầu trời trong trẻo, có
màu của nắng sớm
- Câu 3, 4, 5, 6: Hình
ảnh con thuyền được so
sánh với con tuấn mã
với hành động: hăng,
phăng, vượt…diễn tả
khí thế của thuyền ra
khơi, toát lên sức sống
mạnh mẽ, hùng tráng.
- cánh buồm được nhân
hoá như một sinh thể

biết cử động
=> Đây là bức tranh
thiên nhiên và lao động
đầy hứng khởi và dạt
dào sức sống.
3. Cảnh thuyền đánh
cá trở về
- Tác giả chung cả làng
với âm thanh rộn rã,
vui vẻ, tấp nập…
- Người dân chài với
làn da nhuộm nắng gió,
vạm vỡ, nồng vị mặn
nhưng giản dị.Con
thuyền được nhân hoá
thành một thành viên

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GV: Nguyễn Thị Sơn

9


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

Gv: cho Hs đọc 4 câu
cuối
Tình cảm của tác giả
được thể hiện như thế
nào?
Gv: Em có suy nghĩ gì

về câu thơ cuối?
HD III. Tổng kết
Gv: hướng dẫn học
sinh tổng kết bài

Hs: Nhớ hương vị đặc
trưng của quê

của làng biển.
4.Tình cảm của tác giả
- Tác giả nói nỗi nhớ
làng q của mình
khơn ngi, đậm màu
sắc, hương vị của biển
- Nhà thơ nhớ hương vị
đăc trưng của quê
hương, đó là hương vị
của lao động.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- sáng tạo hình ảnh lao
động thơ mộng
- Tạo liên tưởng, so sánh
độc đáo,lời thơ giản dị
- thể thơ tự do phóng
khống
2. Nội dung
- Bức tranh lao động về
làng quê miền biển với
con người khoẻ khoắn,

sinh động.

D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-

Cảnh ra khơi đánh cá và cảnh trở về được miêu tả như thế nào?
Tình cảm nhà thơ với quê hương ra sao?
Đọc thuộc lòng bài thơ
Soạn bài : Khi con tu hú

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

I.
A.
B.
C.
D.

Phụ luc 1:
Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁCĐỘNG
Họ và tên……………………………..lớp……………………
Phần trắc nghiệm( 2đ) khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào năm nào?
Trước cách mạng tháng Tám 1945
Trong kháng chiến chống Pháp

Trong kháng chiến chống Mỹ
Trước năm 1930
Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được dùng trong bài Nhớ rừng?
A. Ẩn dụ và nhân hoá
B.So sánh và hoán dụ
C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ
D. Câu hỏi tu từ
Câu 3: Từ nào có thể thay thế từ “thét” trong câu “Với khi thét khúc trường ca dữ dội”
A. Hét
B. Gầm
C. rú
D. Gào
Câu 4: Dịng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để yêu cầu
B. Dùng để hỏi
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để kể lại sự việc
Câu 5: Trong bài Quê hương, đoan thứ hai nói về cảnh gì?
A. Cảnh đồn thuyền ra khơi
B.Cảnh đánh cá ngoài khơi
C. Cảnh đoàn thuyền trở về
D. Cảnh chờ đợi đoàn thuyền
Câu 6: Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã B. Dân làng C. Mảnh hồn làng D. Quê hương
Câu 7: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài “Khi con tu hú”?
A. Lúa chiêm
B. Trời xanhC. Con tu hú
D. Nắng đào
Câu 8: Ý nào nói đúng tâm trạng của người tù trong khổ thơ cuối của bài “Khi con tu
hú”?

A. Nung nấu ý chí vượt ngục
B. buồn vì chim tu hú cứ kêu
C. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng D. Mong nhớ cuộc sống bên
ngoài
II. Phần tự luận (8đ)
Câu 1( 2đ): Chép thuộc lòng và cho biết nội dung bài thơ “Khi con tu hú” của Tố
Hữu?
Câu 2( 2đ): Viết năm câu nghi vấn mà em hay gặp trong cuộc sống?
Câu 3( 4đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về quê hương em?

Phụ lục 2
Đáp án và biểu điểm
I.
Phần trắc nghiệm: 2đ, đúng mỗi câu được 0,25đ
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 6: C Câu 7: C
câu 8:C

Câu 5: A

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

II. Phần tự luận

Câu 1: -chép thuộc lòng bài thơ( 1đ)
Nội dung bài thơ: Khi con tu hú là bài thơ lục bát giản dị, thể hiện sâu sắc lòng yêu
cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng bị tù đày.
(1đ)
Câu 2: Năm câu (2đ)
Bạn làm gì mà khơng đi học/
Lan ơi! Cậu cịn nhớ cái Hoa khơng?
Mẹ đi đâu rồi?
Em làm gì vậy?
Bạn Huệ nghỉ học mấy ngày rồi?
Câu 3(4đ): Đoạn văn khoảng 100- 150 từ, có một số ý sau:
Nói được tên địa phương, cảnh quan nơi đó
Tình cảm của em dành cho quê hương mình
Quê hương em được mọi người biết đến
Phụ lục 3
BẢNG ĐIỂM
Lớp 8a2 (thực nghiệm)
STT Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13

Hoàng Văn Cường
Trần Anh Dũng
Bùi Văn Đạt
Đặng Văn Điệp
Bùi Văn Đông
Lê Thị Hằng
Vũ Thuý Hằng
Nguyễn Thị Thu Hiên
Bùi Thị Hiền
Trương Thị Hiền
Nguyễn Thị Thu Hiền
Đặng Thị kim Hoa
Đặng Quốc Huệ

Lớp 8a3( đối chứng)
Trư
ớc
tác
độn
g
5
5
5
6
5
6
7

5
7
6
7
5
5

Sau
tác
động
7
7
7
8
7
7
9
7
9
8
8
7
7

STT Họ và tên

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nguyễn T Kim Anh
Đặng Thanh Bình
Bàn Thị Dung
Đặng Thị Dung
Bùi Văn Đạt
Lý Văn Hiếu
Vũ Văn Hiếu
Vũ T Diệu Huyền
Triệu Thị Liên
Vòng Thị Liên
Lê Văn Linh
Nguyễn Thị Lý
Bàn Thị Mai

Trước Sau
tác
tác
động động
7
5

4
5
6
4
5
6
6
5
6
7
4

8
6
5
6
7
6
6
7
7
6
7
9
6

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12
GV: Nguyễn Thị Sơn



Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Phạm Thị Thu Huyền
Nguyễn Thanh Hương
Lý Văn Khuyến
Phạm Thị Hoài Kim
Lê Văn Long
Nguyễn Ngọc Luân

Bàng Thị mây
Lý Thị Minh
Đào Văn minh
Bàn Thị Nga
Lê Thị Ngọc
Trần Bùi Nguyên
Mai Thị Nhi
Trần Thị Huỳnh Như
Đặng Văn Thái
Lý văn Thắng
Phùng Văn Thắng
Nguyễn Thị Thuý
Bàn Văn Tuấn
Nguyễn Văn Tuấn
Lương Phương Tuyền

7
7
5
8
5
5
6
7
4
6
7
8
6
7

5
5
5
5
4
5
7

9
8
6
9
6
6
7
8
6
7
9
9
7
9
6
7
7
7
6
7
9


14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Nguyễn Tấn Minh
Lý Thị Mừng
Nguyễn Thị Ngọc
H Ngơn
Nịnh Thị Nhân
H Nhung
Lương Thị Như
H Nôi

Nguyễn Dương Phát
Đặng Thị Sen
Thiều Sinh Tân
H Thảo
Đỗ thị Thảo
Triệu Thị Thảo
Hà Đức Thiêm
Đặng Xuân Thuỷ
Đỗ Thị Thương
Phạm Văn Tuân
H Uyn
H Ven
Nguyễn Văn Việt

5
4
7
5
5
4
6
6
8
5
4
5
5
6
5
5

4
7
7
6
4

6
6
8
6
6
6
7
7
9
7
5
6
6
7
5
6
5
8
8
7
5

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MƠN NGỮ VĂN Ở THCS

1.1 Tình hình chung
1.1.1. Đặc điểm
Xã Nâm Nđir là một xã vùng 2, có hồn cảnh kinh tế khá khó khăn, cư dân phân bố
khơng đều,xã có 12 thơn trên địa bàn rộng lớn, với nhiều đồng bào dân tộc khác nhau
cùng sinh sống.
Tình hình giáo dục của xã những năm gần đây có nhiều biên chuyển tốt, người dân
bắt đầu có sự quan tâm tới việc học của con em mình.Hệ thống trường lớp có nhiều
phát triển.xã có 1 trường cấp 2, 3 trường tiểu học, 2 trường mẫu giáo.
Trường THCS Nâm Nđir đóng trên địa bàn gần cuối xã nhưng vẫn có thuận lợ cho
việc đi học của học sinh. Năm học 2009- 2010 trường có 16 lớp với tổng số học là 550
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

em, năm học 2010-2011 tổng số học sinh là 560 em. Tổng số giáo viên của trường là 26
giáo viên, đáp ứng nhu cầu phân công giảng dạy học sinh.
1.1.2. Thuận lợi
Được sự quan tâm sâu sát của Đảng uỷ, UBND, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban
ngành đoàn thể địa phương, nhất là sự giúp đỡ của Phịng giáo dục và Đào tạo huyện
Krơng Nơ, sự quan tâm của BGH nhà trường, của các thầy cô giảng dạy trong trường
nên học sinh của trường ln có những điều kiện tốt cho việc tập trung học tập.
Với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo thông tư …của Bộ giáo dục và Đào tạo, các
thầy cô luôn tận tình, tâm huyết với nghề giúp học sinh ln tin tưởng, vững tâm.
Được sự đồng tình nhất trí của các bậc phụ huynh phối hợp kịp thời với nhà trường
trong việc dạy học và giáo dục học sinh.
1.1.3 Khó khăn
Đây là một xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống chiếm 60,76% nên số học sinh
dân tộc nhiều, có lớp tới 22/ 35 học sinh chiếm 62,85% nên khả năng tiếp thu chậm, khả

năng tư duy còn hạn chế, việc học tập chủ động chưa cao, khả năng phối hợp giữa các
nhóm học sinh cịn yếu.
Với 16 lớp như hiện nay trường phải thực hiện 2 ca mới đủ phịng học, phương tiện
nghe nhìn và trang thiết bị cho dạy học cịn thiếu. Trường có 16 lớp với 4 giáo viên dạy
môn Ngữ Văn biên chế, 1 giáo viên hợp đồng( trong đó có một giáo viên nghỉ sinh).
Trong khi đó giáo viên Văn cịn phải dạy chéo mơn vì mơn Địa lý thiếu giáo viên(lý do
nghỉ sinh), việc dạy và học bộ mơn này cịn gặp khó khăn, hơn nữa bộ mơn này rất ít
tranh ảnh, đồ dùng dạy học nên các em chưa có điều kiện tiếp xúc với những điều mới
lạ nên khả năng thu hút học sinh còn hạn chế.
1.2.

Thực trạng của việc dạy và học môn Ngữ Văn ở trường THCS Nâm N’đir

1.2.1. Những việc đã làm được
Trong năm học 2010- 2011, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ Ngữ Văn đã
tích cực dạy học theo đúng phân phối chương trình của Sở giáo dục và Đào tạo, nghiêm
túc chấp hành mọi nội quy, quy chế của ngành cũng như của trường đề ra.Tham gia tích
cực các hoạt động giáo dục của ngành như thi giáo viên giỏi, hội thao ngành, tập huấn
chun mơn, học chính trị đầu năm nhằm nâng cao tư tưởng và phẩm chất chính trị.
Giáo viên của bộ môn đã bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8 và 9 đều đặn và đạt kết quả
khả quan (mỗi khối đều có học sinh giỏi cấp huyện)
Các thành viên trong tổ rất quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau
cùng tiến bộ, với 3 thành viên có trình độ Đại học chính qui, 1 trình độ cao đẳng nên
việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới khơng gặp khó khăn nhiều.
Năm học 2010- 2011, tổ có 2 thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và
được huyện khen thưởng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
GV: Nguyễn Thị Sơn



Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

1.2.2. Những việc chưa làm được
Với đội ngũ giáo viên bộ mơn có trình độ đạt chuẩn như trên mà tổ Văn vẫn còn
nhiều mặt chưa đạt yêu cầu. Chất lượng học sinh cịn thấp, chưa có nhiều học sinh giỏi,
số học sinh đạt từ 8,0 trở lên ít. Số giáo viên giỏi ít, chỉ có 1 giáo viên giỏi tỉnh, khơng
có giáo viên giỏi cấp huyện. Số học sinh u và thích học mơn Văn cũng ít, chủ yếu học
cho qua để đủ điểm lên lớp.
Giáo viên dạy mơn Ngữ văn cịn ít sử dụng đồ dùng dạy học, chưa có tiết dạy bằng
máy chiếu, học sinh chưa được thực hiện ngoại khố mơn văn, chưa được xem các tác
phẩm chuyển thể thành phim, chèo, kịch…
Điểm kiểm tra và đánh giá định kỳ còn thấp và mang tính chủ quan, học sinh cịn
ham chơi qn học bài, nhiều em cịn phải phụ gia đình làm rẫy nên bê trễ việc học
hành, thậm chí bỏ học vì nhà quá xa trường. Học sinh đồng bào chiếm tỷ lệ cao nên học
lực của các em không đều.
1.2.3 Hiện trạng
Học sinh lớp 8 trường THCS Nâm Nđir có điểm kiểm tra học I môn Ngữ Văn
không cao.
1.2.4. Nguyên nhân
1.Bài đọc hiểu dài, văn nghị luận khơ khan, khó hiểu, khó lấy ví dụ thực tế, gây buồn ngủ.
2.Các bài tập làm văn rất khó, viết khơng hay,chữ xấu thường xun bị điểm kém.
3.Bài giảng của thầy cô chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, đọc- chép.
4.Học sinh ít tư liệu tham khảo, số tiết trên tuần nhiều, các văn bản chưa có sức hút
Với những ngun nhân trên, tơi mạnh dạn chọn ra một nguyên nhân để đưa ra biện
pháp tác động: Bài giảng của thầy cô chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình,
đọc- chép, gây nhàm chán và buồn ngủ.
1.2.5. Biện pháp thay thế
1. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Văn bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
2. GV chuẩn bị tiết học chu đáo
3. Đề kiểm tra đánh giá của Gv luôn phù hợp với trình độ của học sinh.

4. Tổ chức học nhóm, ngoại khố đều đặn cho học sinh
5. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào dạy học

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

CHƯƠNG II
NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN Ở
THCS BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1.1 Giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học Văn
Để làm được điều đó, giáo viên phải có lịng u nghề, kiến thức vững vàng,
hiểu tâm lý học sinh, phương pháp dạy học phù hợp. Tại sao mà có nhiều học sinh do
yêu thích thầy cơ mà học tốt mơn đó, khi thầy cơ mình thích khơng cịn dạy thì các em
học yếu hẳn hoặc khơng cịn hứng thú với mơn học ấy nữa.
Là giáo viên dạy môn Ngữ Văn, hơn ai hết tơi hiểu rõ vai trị “ dẫn đường” của
người thầy. Thầy chính là người dẫn các em đi tìm vẻ đẹp văn chương. Tơi hiểu rằng
nếu thầy khơng có phương pháp truyền những dung cảm của mình tới trị thì làm sao
các em thấy yêu văn, thích văn. Song thầy u văn, say văn mà trị khơng hứng thú sẽ
tạo ra một “khoảng trống” đáng sợ. Vậy làm thế nào để rút ngắn “khoảng trống” đó?
Để lấp đầy “khoảng trống” cần có sự cố gắng từ hai phía. Trước tiên thầy phải
là người khơi gợi, đánh thức những tiềm ẩn ở học trị, thầy phát tín hiệu để trị bawtts
nhịp và sau đó thầy hướng dẫn từ khó đến dễ.
Ví dụ: Văn bản “ Thạch Sanh” và “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ngữ văn 6- tập 1

Thầy dẫn dắt học sinh đi từ câu hỏi dễ đến khó
Câu 1: trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh trải qua những thử thách nào?

HS: Lần lượt trả lời 4 thử thách mà Thạch Sanh trải qua.
Câu 2: Thạch sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những thử thách đó?
HS: Trả lời các phẩm chất của Thạch Sanh.
Câu 3: Nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì qua nhân vật này?
HS: suy nghĩ trả lời ước muốn của người dân.

Thầy khơi gợi, đánh thức tiềm ẩn của trị
Tình huống: vua Hùng thách cưới bằng các lễ vật : Một trăm ván cơm nếp, một
trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đơi.
Câu hỏi 1: Em suy nghĩ như thế nào về việc vua Hùng thách cưới?
HS: trả lời theo suy nghĩ hồn nhiên của bản thân rằng vua là người thiên vị, thích Sơn
Tinh hơn Thuỷ Tinh, rằng vua Hùng biết rõ sự tàn phá nguy hại của Thuỷ Tinh, cịn
Sơn tinh có thể chiến thắng Thuỷ Tinh, đem lại cuộc sống yên lành cho nhân dân. Cũng
có em trả lời rằng nếu vua Hùng gả Mị Nương cho Thuỷ tinh thì sẽ khơng có lũ lụt xảy
ra.
Câu hỏi 2: Việc vua Hùng có thiện cảm với Sơn Tinh nói lên điều gì?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

HS: phù hợp với ý nguyện của nhân dân muốn chiến thắng thiên tai, bão lũ.
Làm được như vậy ở mỗi giờ dạy là giáo viên đã thành cơng một nửa việc giúp học sinh
thích học mơn Văn.
Tuy nhiên để tạo ra được sự nhịp nhàng giữa thầy và trò, các em phải thường trực ý
niệm rằng: “ mình có thể khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương”.
Muốn vậy các em phải dành cho mơn văn một thời gian thích đáng. Các em phải tự đọc
tác phẩm, tiếp cận tác phẩm nếu không sẽ chẳng làm được gì. Sau đó các em soạn bài,
tìm ra ý hay( có thể sai) càng tốt, trên cơ sở tranh luận, trao đổi với bạn( có thể trao đổi

với thầy thì càng hay). Làm được như vậy là các em đã đặt chân đến “ miền đất lạ” rồi
đấy. Trên cơ sở những điều mình “vỡ vạc” được, đến lớp thầy hướng dẫn, các em bình
luận, đánh giá tác phẩm thì các em sẽ thấy thú vị hơn và dần sẽ thích mơn học này.
2.1.2.Giáo viên phải chuẩn bị tiết học chu đáo
Một tiết học thành công phải là một tiết học gây hứng thú, học sinh dễ hiểu bài, dễ
tiếp thu và khả năng vận dụng sau tiết học rất khả quan. Muốn làm được điều đó, giáo
viên cần chuẩn bị những vấn đề sau:
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động trước tiết học
Hoạt động này diễn ra ở nhà, giáo viên cần chuẩn bị các việc đọc sách chuẩn kiến
thức, kỹ năng, sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu liên quan, chuẩn bị đồ dùng dạy
học, tranh minh hoạ nếu có, soạn giáo án, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
Đối với học sinh: dặn các em đọc bài, soạn bài, đọc phân vai với tác phẩm nhiều
nhân vật, chuẩn bị tranh minh hoạ theo suy nghĩ của các em…
Giáo viên càng chuẩn bị kỹ, giao nhiệm vụ cụ thể thì tiết học sẽ đạt kết quả càng cao.
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động trong tiết học
Đây là hoạt động trọng tâm của quá trình dạy học bao gồm đọc văn bản, các ngữ
liệu, phát biểu ý kiến hay nhận xét, trao đổi thảo luận,, học sinh ghi chép thông tin cần
thiết. Hoạt động của thầy và trò xen kẽ nhau tạo thành nhịp độ cơ bản của tiết học. Hoạt
động này luôn là một thách thức đối với bất kì người dạy nào.
Đối với tiết văn: đọc diễn cảm, phân tích cái hay của nội dung và nghệ thuật, chỉ ra
giá trị của tác phẩm thông qua hoạt động trả lời câu hỏi, thảo luận…
Đối với tiết tiếng việt: phát biểu ý kiến, làm bài tập, đưa ra kết luận làm việc của tổ,
nhóm…
Đối với tiết tập làm văn: đọc ngữ liệu, phân tích, khía quát lý thuyết, thực hành, tìm
ý, xây dựng dàn ý, viết thành đoạn văn, bài văn.
Một phương châm mà Chế Lan Viên đã áp dụng
Bài giảng của thầy, thầy giảng một nửa thơi
Cịn một nửa nhiều để học sinh làm lấy.
Bởi hoạt động của học sinh mang tính trí tuệ bên trong chứ khơng phải bên ngồi, hời
hợt. khi học sinh im phăng phắc, không ai phát biểu mà tập trung suy nghĩ vấn đề đặt ra

lại là hoạt động tích cực còn nếu giáo viên cứ cho học sinh đứng lên ngồi xuống, sôi nổi
nhưng không tập trung vào nội dung chính của bài.
2.1.2.3. Tổ chức hoạt động sau giờ học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

Hoạt động này mang tính bổ trợ cần thiết: dặn dò, làm bài tập, sưu tầm tài liệu cho
bài sau, …. Đặc biệt là hoạt động ngoại khoá sau giờ học sẽ khắc sâu kiến thức cho học
sinh.
2.1.2.4 Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Một trong yếu tố cần thiết phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả là đồ dùng dạy
học. Viêc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn do có nhiều
nguồn cung cấp thơng tin, học sinh dễ hiểu, tích cực khai thác nội dung bài học làm cho
lao động của học sinh nhẹ nhàng hơn, hiệu quả tập trung cao hơn.
Sử dụng đồ dùng dạy học có thể giúp giáo viên thay đổi phương pháp, để cho tư
liệu đó nói lên một cách thuyết phục học sinh. Nếu không sử dụng đồ dùng dạy học là
người dạy đã bỏ qua rất nhiều thuận lợi cho người lao động sư phạm.
a. Tranh, ảnh minh hoạ các bài học
Tranh văn bản chương trình ngữ văn 6: truyền thuyết ( Con rồng cháu tiên, bánh
chưng, bánh giầy, sơn tinh, thuỷ tinh….) cổ tich, văn bản trung đại…
Tranh văn bản ngữ văn 7,8 ,9 có rất ít chủ yếu là giáo viên tự vẽ
b.Băng ghi hình dân ca
c.
Đĩa có nội dung phim
Vở chèo “quan âm thị kính” – ngữ văn7
Phim “Chị Dậu”, “ Làng Vũ Đại ngày ấy”...liên quan đến bài 3 và bài 4 Ngữ Văn 8 –
tập 1.

Sau khi xem phim giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi liên quan đến tác phẩm nhằm
khắc sâu nội dung văn bản.
2.1.3. Đề kiểm tra và đánh giá của giáo viên ln phù hợp trình độ của học sinh.
Bất kì mơn học nào cũng có kiểm tra và đánh giá việc học và hành của học sinh,
môn Ngữ Văn cũng vậy. Kiểm tra và đánh giá ngữ văn ở 3 phân môn.
2.1.3.1 Vấn đề kiểm tra
a.
Đối với phân môn văn học
Cần bám sát các kiểu văn bản đã được học, bám sát nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa
cụ thể, câu hỏi phân loại từng mức độ học sinh.
b.
Phân môn tiếng việt
Bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,
hoạt động giao tiếp. Có thể kiểm tra việc vận dụng lý thuyết vào làm tập tiếng việt.
c.
Phân môn tập làm văn
Đây là phân mơn mang tính thực hành cao, vận dụng kiến thức văn học và tiếng
việt để rèn kĩ năng tạo lập văn bản.Bài viết văn thường phải có đủ 3 phần: mở bài, thân
bài, kết bài. Đề văn giáo viên ra bao giờ cũng mang tính chất mở cho học sinh dễ viết
bài.
Ví dụ: Đề bài viết số 1- Ngữ văn 6- tập một
Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
Yêu cầu: kể lại một câu chuyện mà em thích
Có nghĩa là học sinh tự chọn cho mình câu chuyện kể, hơn nữa phải kể bằng lời văn của
mình.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir


2.1.3.2. Vấn đề đánh giá
Đánh giá có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất
hay tinh thần.Đánh giá giáo dục khơng nằm ngồi phạm vi đó.Trước đây đánh giá học
sinh trên hai mặt là học lực và hạnh kiểm, giờ đây khi đổi mới giáo dục được thực hiện
việc đánh giá diễn ra trên bình diện kiến thức và kĩ năng. Giáo viên khi đánh giá học
sinh cũng luôn phải nhìn nhận tồn diện bởi việc đánh giá khơng chỉ diễn ra sau khi
kiểm tra mà là cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Đối với những học sinh
cá biệt không thể lúc nào cũng chê, cảnh cáo, phạt…mà giáo viên nên tìm ra điểm tốt
của trị cho dù là nhỏ để khích lệ kịp thời, khuyến khích các em tự toả sáng, tự thể hiện
mình…nếu làm được như vậy là giáo viên đã giúp cho học sinh có khả năng tự tin trước
đám đơng, trước xã hội mà sau này các em hoà nhập.
2.1.4.Tổ chức học nhóm, ngoại khố cho học sinh
Giáo viên có thể phân cơng việc học nhóm cho học ở nhà và ngay trong tiết học. Ở nhà
các em tự tìm gặp nhau thành một nhóm gần nhà nhau cho tiên đi lại. học nhóm sẽ giúp
cho bạn học khá chỉ bảo bạn học yếu, sau mỗi giờ học các em có thể giải lao bằng một
bản nhạc, một món ăn sở thích…các em sẽ bớt căng thẳng và thấy mơn Văn sẽ thú vị
hơn.
Ở lớp, giáo viên phân cơng học nhóm trong khi thảo luận, tạo cho các em cảm giac
thoải mái, tự học, tự sáng tạo và được trình bày ý kiến cá nhân, học sinh sẽ thấy tự tin
hơn, dễ bắt nhịp khi làm việc tập thể ở ngoài cuộc sống.
Sau giờ học căng thẳng giáo viên sắp xếp thời gian cho học giải strees bằng ngoại
khố, với mơn Văn thì việc được tự mình sắm các vai diễn thật là thích thú. Bạn thì
thích vai Sùng ơng, sùng bà, bạn thích Thị Kính, bạn mạnh mẽ hơn thích Thị Mầu
(Quan Âm Thị Kính – chèo, Ngữ Văn 7). Gần gũi hơn với chúng ta là nhân vật chị
Dậu, Lão Hạc….
Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010 vừa qua, thầy
trò trường THCS Nâm Ndir và tồn bộ khán giả đã khơng cầm được nước mắt khi bắt
gặp chị Dậu, cái Tý, thằng Dần trong cám cảnh được trình diễn dưới tài năng của các
học sinh Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Hồng Linh, Hà Ngọc Sơn lớp 8a1.

Giáo viên có thể cho học sinh xem phim “Chị Dậu và Làng Vũ Đại ngày ấy”…để
học sinh so sánh các chi tiết trong truyện với chi tiết trong phim. Giáo viên có thể đưa
ra một số câu hỏi như:
Nhận xét các chi tiết thay đổi so với tác phẩm?
Trang phục của diễn viên có đúng với miêu tả của nhà văn không?
Chi tiết nào làm em xúc động nhất?
Diễn viễn đã thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật chưa?
Ngồi ra, giáo viên có thể co học sinh vẽ tranh chân dung nhân vật, bức nào đạt gần với
miêu tả của nhà văn thì làm tài liệu học tập cho lớp khác.
2.1.5 Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin học vào dạy học Ngữ Văn
Các môn học đều có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học, mơn Văn thì
càng cần thiết hơn bởi nếu nói đến Quảng Bình bài Động Phong Nha mà học sinh chưa
được đặt chân đến thì rất khó hình dung, hay nói đến hang Pác Bó nơi Bác Hồ sống và
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

làm việc mà bản thân học sinh chưa biết hoặc giáo viên cũng chưa biết thì làm sao cho
bài học sinh động.
Với nhiều bài giáo viên có thể dùng giáo án điện tử làm tăng hứng thú học tập cho
học sinh, giúp học sinh hiểu rộng hơn các vấn đề ngoài xã hội.
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều điều thú vị cho học sinh học
môn Ngữ Văn.
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
2.2.1 Thái độ của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh
Giáo viên luôn là tấm gương sáng về đạo đức và tự học cho học sinh noi theo vì
vậy mà thái độ của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh là rất quan trọng. Mỗi giáo viên
tự nhủ rằng mình ln mang lại cho học sinh những điều tốt đẹp nhất thì chắc chắn sẽ

nhận được sự đáp lại chân thành của học sinh.
Với giờ dạy trên lớp giáo viên phải nghiêm túc, tránh đùa cợt, phải có ranh giới giữa
thầy và trị, chỉ bảo tận tình cho các em, tuy nhiên trong giờ dạy giáo viên có thể kể
truyện cười có nội dung phù hợp để giải toả khơng khí căng thẳng của lớp học…
Với giờ ngoại khố, lao động,…giáo viên có thể thân mật hơn với học sinh, đặc biệt
là cởi mở, vui tính, thân thiện với học sinh sẽ làm cho học sinh tin tưởng dễ trở thành
người anh, người chị, người bạn cho học sinh gửi gắm tâm sự, giải toả khúc mắc.
Hơn bao giờ hết khi bước vào lớp với một nụ cười của thầy cơ sẽ xố đi sự xa cách
giữa thầy và trò, cộng thêm phương pháp dạy học lơi cuốn thì tiết học đó sẽ thực sự
thành cơng.
2.2.2. Nâng cao vai trị và vị trí của bộ mơn Ngữ Văn
2.2.2.1. Ý nghĩa
Nhân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, trước khi học làm người thì phải học
lễ, lễ ở đây là nghi lễ, lễ phép, sau đó mới học văn, tức là học cái đẹp. Trong cuộc sống
ai cũng muốn vươn tới “chân, thiện, mĩ”, vươn tới những cái chân thực, cái thiện và cái
đẹp. Bởi vậy mới cần học văn.
Môn Ngữ Văn có vai trị và vị trí quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc
biệt trong việc hình thành tư tưởng thẩm mĩ, thái độ trước những rung cảm của cuộc
sống. Vì thơng qua bài học giáo viên sẽ trang bị một phần cho học sinh những phẩm
chất, những cư xử hoà nhã cần thiết trong cuộc sống.
Trong thực tế thì mơn học này ln chiếm số tiết nhiều và kì thi nào cũng có tên nó
nhưng do quan niệm của mọi người rằng học văn chẳng áp dụng được gì cho cuộc sống,
đơi khi những lời nói nhã nhặn lại không giải quyết được việc nên môn học này dần mất
đi sự ưu ái hàng thứ hai mà nó vốn có.
2.2.2.2 Nội dung
Làm cho các bậc phụ huynh, cán bộ công nhiên viên nhận thức đúng đắn hơn nữa
về tầm quan trọng của môn Ngữ Văn trong việc hình thành phẩm chất, thái độ, cư xử
của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bởi học sinh ngày nay có phần hâm mộ chát,
game online nhiều hơn là học văn, lời nói cũng trở nên thơ hơn, tục hơn, chữ viết khó
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20

GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

đọc, lời văn thì lủng củng, câu văn thì tối nghĩa…từ đó mọi người có cái nhìn khác về
môn Ngữ Văn.
Ban giám hiệu cần thường xuyên quán triệt mục tiêu môn học, mục tiêu học tập
của học sinh.
Giáo viên dạy môn Ngữ Văn là lực lượng quyết định chất lượng dạy học bộ môn, phải
thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức đúng về vai trị, vị trí
của bộ mơn mình đảm nhiệm.
2.2.3. Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện
2.2.3.1.Ý nghĩa
Một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc dạy học là cảnh quan sư
phạm nhà trường, để nhà trường thật sự thân thiện với học sinh. Khi học sinh đến
trường được hồ mình vào mơi trường trong lành, được vui chơi những hoạt động bổ
ích sau giờ học chính khố căng thẳng thì chắc chắn rằng việc u thích học tập là điều
dễ dàng. Vì vậy mơi trường giáo dục là rất quan trọng, nó góp phần hình thành nhân
cách học sinh và tránh cho học những ham vui bên ngoài.
2.2.3.2. Nội dung
* Tăng cường ổn định nề nếp của học sinh, hình thành một phong cách sinh hoạt
chung trong trường và mỗi lớp, biểu hiện:
Có tập thể tốt, ủng hộ và tuyên dương người tốt việc tốt, phê phán cái sai, cái lạc hậu,
có phong trào thi đua sơi nổi đúng thực chất
Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường: giữa thầy với thầy, thầy với trò,
giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hoà, giáo
viên yêu thương học sinh. Học sinh không hỗn, khúm núm sợ sệt, tôn trọng và tin tưởng
thầy cơ. Học sinh đồn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh
nhau, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

* Nhà trường thường xuyên tu sửa khung cảnh, cảnh quan toát lên ý nghĩa giáo
dục.
KẾT LUẬN
Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực làm nâng cao hứng thú học
tập và tăng chất lượng học sinh ở môn Ngữ văn. Sau khi đề tài này hồn thành, chúng
tơi tin rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi và được bạn bè đồng nghiệp tham khảo.
Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng với chất lượng học sinh, vì vậy
mỗi giáo viên ln ý thức cao việc dạy và học của học sinh theo phương pháp mới thì
kết quả đạt được sẽ như mong muốn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21
GV: Nguyễn Thị Sơn


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng…………………………….…..Trường THCS Nâm N’đir

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1
GIỚI THIỆU
1
1. Hiện trang
1
2. Giải pháp thay thế
1
3. Vấn đề nghiên cứu
1
4. Giả thuyết nghiên cứu

2
5. Phương pháp nghiên cứu
2
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
3
BÀN LUẬN
4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4
MINH CHỨNG ĐỀ TÀI
5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở THCS
1. Tình hình chung
13
2. Thực trạng của dạy và học
13
CHƯƠNG II: NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH MÔN NGỮ
VĂN Ở THCS BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍC CỰC
1.Một số phương pháp dạy học tích cực
17
2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh
21
KẾT LUẬN
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Dạy và học tích cực (một số phương pháp và kĩ thuật dạy học). Nxb Đại học sư
phạm, năm 2010
b. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Ngữ Văn. Nxb giáo
dục năm, 2007
a.

Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.Nxb
giáo dục năm, 1992
b.
Tài liệu tập huấn NCKHSPUD. Sở giáo dục và Đào tạo Đak Nông, năm 2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22
GV: Nguyễn Thị Sơn



×