Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giao trình MD 02 chuẩn bị bè nuôi hàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 88 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU

Mã số: MĐ 02

NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI
HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG

Trình độ: Sơ cấp nghề






Hà Nội, năm 2014

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.


Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: 02

2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề sản xuất giống và
nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển
đáng kể.
Chương trình khung nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu
theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá
trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo
nghề là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống và nuôi hàu
Thái Bình Dương cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề,
biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phương.
Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Xây dựng trại sản xuất giống
2) Chuẩn bị bè nuôi hàu
3) Cho đẻ và ấp trứng
4) Ương ấu trùng và hàu giống
5) Nuôi hàu thương phẩm
6) Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Chuẩn bị bè nuôi hàu là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để
dạy độc lập hoặc cùng với một số mô đun khác. Sau khi học mô đun này người
học có thể hành nghề việc chọn vị trí đặt bè, lắp ráp bè nuôi hàu, đặt và cố định
bè, chuẩn bị bè nuôi.
Giáo trình Chuẩn bị bè nuôi hàu giới thiệu về chọn vị trí đặt bè, lắp ráp bè
nuôi hàu, đặt và cố định bè, chuẩn bị bè nuôi; nội dung mô đun được phân bổ
giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm 4 bài:
Bài 1: Chọn vị trí đặt bè
Bài 2: Lắp ráp bè nuôi hàu
Bài 3: Đặt và cố định bè
Bài 4: Chuẩn bị bè

3
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo
nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn.
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các
chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng
tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.
Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình này còn nhiều
khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong có nhiều ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản
sau.

Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng

2. ThS. Đinh Quang Thuấn
3. ThS. Nguyễn Văn Tuấn




4
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 5
MÔ ĐUN CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU 6
Bài 1: Chọn vị trí đặt bè 7
1. Khảo sát địa hình 7
2. Xác định lưu tốc dòng chảy 13
3. Xác định độ sâu mực nước 16
4. Xác định các yếu tố môi trường 18
5. Xác định những yếu ảnh hưởng khác 33
Bài 2: Lắp ráp bè nuôi hàu 35
1. Thiết kế bè nuôi 35
2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư 42
3. Lắp ráp khung bè nuôi 44
4. Lắp ráp hệ thống phao 48
Bài 3: Đặt và cố định bè 53
1. Tìm hiểu thời tiết khí hậu 53
2. Chuyển khung bè đến vị trí nuôi 53
3. Cố định khung bè 54
4. Lắp ráp bè nuôi 58
5. Làm cầu công tác 60
6. Lắp ráp công trình phụ trợ 63
Bài 4: Chuẩn bị bè 66
1. Kiểm tra độ hư hỏng 66

2. Lập kế hoạch tu sửa 69
3. Tu sửa bè 70
4. Vệ sinh bè 71
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 72



5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT

TBD
Thái Bình Dương
m
3
Mét khối
mL
mililit
ppm
gram/mét khối; mililit/mét khối;
mini gram/lít

Phần nghìn

6
MÔ ĐUN CHUẨN BỊ BÈ NUÔI HÀU
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu:
Mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10
giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra.
Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực

hiện các công việc:
Trình bày được các bước kỹ thuật chọn vị trí đặt bè nuôi hàu phù hợp;
Mô tả được phương pháp làm bè nuôi, đặt và cố định bè nuôi và công tác
chuẩn bị bè.
Thực hiện được các thao tác làm bè nuôi hàu, đặt và cố định bè nuôi và
công tác chuẩn bị bè.
Nội dung mô đun gồm:
- Chọn vị trí đặt bè;
- Lắp ráp bè nuôi hàu;
- Đặt và cố dịnh bè;
- Chuẩn bị bè nuôi.
Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa.
- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực
hiện ở bè nuôi hàu thương phẩm của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp.
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành
thạo các thao tác.
Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng
thực hiện các kỹ năng.

7
Bài 1: Chọn vị trí đặt bè
Mã bài: MĐ 02-01
Mục tiêu
- Mô tả được phương pháp chọn vị trí đặt bè;
- Khảo sát được địa hình, xác định lưu tốc nước, độ sâu mực nước, các
yếu tố môi trường và yếu tố ảnh hưởng khác;
- Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, nghiêm túc, an toàn.
A. Nội dung

1. Khảo sát địa hình
1.1. Khảo sát hình dáng khu vực nuôi
- Khu vực nuôi nằm ở các vùng eo vịnh, đầm phá, những nơi có ít sóng
gió.
- Nguồn nước trong sạch, nước lưu thông, có dòng chảy nhẹ và nguồn
thức ăn phong phú, đặc biệt là thực vật phù du. Tránh những nơi có dòng chảy
mạnh, nước đục.
- Hàu Thái Bình Dương có đặc tính ăn lọc, do đó khi nước đục bởi các
chất vô cơ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và lọc thức ăn của hàu.





Hình 2.1.1: Eo vịnh

8



Hình 2.1.2: Đầm phá nuôi hàu Thái Bình Dương




Hình 2.1.3: Vùng đầm phá đặt bè nuôi hàu Thái Bình Dương

9





Hình 2.1.4: Vùng nuôi hàu rời bằng lồng lưới





Hình 2.1.5: Nuôi hầu bằng hệ thống phao dây trong nước


10



Hình 2.1.6: Nuôi hàu bằng dàn cọc

Hình 2.1.7: Vùng eo vịnh nuôi đặt bè nuôi hàu Thái Bình Dương





11
Lưu ý:
- Vị trí đặt bè không quá gần những công trình như cầu cảng, cống, cầu và
các công trình vượt sông khác hay khu vực cấm đặt bè của cơ quan chức năng
địa phương.

Hình 2.1.8: Cảng biển

- Tránh đặt bè nuôi hàu nơi neo đậu của tàu thuyền

Hình 2.1.9: Nơi neo đậu của tàu thuyền
- Vị trí đặt bè nuôi hàu không bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp đổ vào.

12

Hình 2.1.10: Nước thải sinh hoạt đổ ra biển

Hình 2.1.11: Nước thải công nghiệp


13
- Xa cửa các con suối, sông lớn đổ trực tiếp ra biển

Hình 2.1.12: Cửa sông đổ ra biển
1.2. Khảo sát chất đáy
Chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến hàu nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc
lựa chọn hình thức nuôi hàu Thái Bình Dương.
Chất đáy mềm có thể nuôi được hình thức nuôi cọc, giàn bè,… đối với
chất đáy cứng, nhiều đá không đóng cọc được thì chủ yếu là hình thức nuôi bằng
bè nổi.
2. Xác định lưu tốc dòng chảy
2.1. Xác định hướng dòng chảy
Hướng dòng chảy cho một điểm bất kỳ trong lưu vực được xác định trên
cơ sở so sánh độ chênh cao của điểm đó với 8 điểm xung quanh. Hướng dòng
chảy được xác định là hướng tới điểm có độ cao thấp nhất, hướng dòng chảy
theo 8 hướng được mã hóa theo hàm số mũ 2n, n = 0 ÷ 7, theo đó, hướng chính
Đông được mã hóa bằng giá trị 20 (tức là có giá trị bằng 1). Quá trình tính toán

được lặp lại để xác định hướng dòng chảy cho toàn bộ các điểm trong lưu vực.
Bản đồ hướng dòng chảy có thể được xác định tự động trong phần mềm ArcGIS
dưới dạng hàm “Flow Direction” từ mô hình số hóa độ cao đã được hiệu chỉnh.
Mục đích: Dòng chảy nhằm cung cấp oxy cho hàu, cung cấp thức ăn cho
sự sinh trưởng của hàu Thái Bình Dương.
Yêu cầu: Lưu tốc dòng chày phù hợp để nuôi hàu: 0,2 - 0,7m/s.


14


2.2. Đo lưu tốc dòng chảy
Tham khảo tài liệu thủy văn của cơ quan chức năng địa phương để
biết được lưu tốc dòng chảy của khu vực định đặt bè hàu Thái Bình Dương
theo từng thời kỳ trong năm.
Đo lưu tốc dòng chảy được thực hiện với máy đo lưu tốc nước.


Hình 2.1.13: Một loại lưu tốc kế cơ
(Hiệu 2030R)

Hình 2.1.14: Một loại lưu tốc kế
điện tử (Hiệu LS10)

Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau.
Cách sử dụng tùy theo từng loại máy.

Hướng dẫn cách sử dụng lưu tốc kế cơ 2030R:
- Cố định máy với khung lưới
vớt phiêu sinh vật hoặc cột một vật

nặng vào 1 trong 2 dây cố định máy;
- Ghi lại trị số của khung số trên
thân máy (trị số trước đo);
- Tháo vít thép ở phía sau của
máy;
- Lấy nước ngọt hoặc dầu
silicon vào ống tiêm.
Không dùng nước cất;
- Giữ thấp phần đầu máy và
bơm nước ngọt vào máy qua lỗ tháo
vít thép cho đến khi đầy.
- Lắp vít thép lại như cũ;


Hình 2.1.15: Liên kết lưu tốc kế với vật
nặng
- Đặt máy vào vị trí đo ngay để tránh nước trong máy chảy ra gây sai số
khi đo;
Máy ở dưới mặt nước ít nhất 0,1m;

15
- Lấy máy lên khỏi mặt nước, ghi lại thời gian đo (tính theo giây) và trị số
của khung số (trị số sau đo);
- Tính lưu tốc nước.
Công thức tính lưu tốc nước (cho máy 2030R)



Đơn vị tính lưu tốc là cm/giây
Với: 26873 là số không đổi riêng của loại máy 2030R

Ví dụ:
Tính lưu tốc nước của sông với thời gian đo là 30 giây, trị số trước đo là
000510, trị số sau đo là 000960
.




Có thể đo lưu tốc nước bằng cách đơn giản sau:
Thả xuống nước một vật nổi nhẹ (mảnh nhựa, quả bóng nhựa…).
Đo độ dài đoạn sông mà vật nổi nhẹ đã trôi trong khoảng thời gian xác
định.
Hoặc: đo thời gian vật nổi nhẹ đã trôi từ điểm đầu đến điểm cuối của một
đoạn sông xác định.
Tính lưu tốc nước theo công thức:



Ví dụ:
Lưu tốc nước của đoạn sông mà vật nổi trôi với độ dài là 48m trong thời
gian 120 giây là:



Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền nhưng có
sai số lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Lưu tốc nước =
26873 x 100 x (Trị số sau đo - Trị số trước đo)
999999 x Thời gian đo


Lưu tốc nước =
26873 x 100 x (000960 - 000510)
999999 x 30

= 40,3 cm/giây
Hay 0,4 m/giây

Lưu tốc nước =
Độ dài vật nổi trôi đi trên mặt nước (m)
Thời gian vật nổi trôi độ dài trên (giây)

Lưu tốc nước =
48 (m)
120 (giây)

= 0,4 (m/giây)

16
3. Xác định độ sâu mực nước
3.1. Xác định độ sâu mực nước
Độ sâu mực nước phù hợp cho nuôi hàu Thái Bình Dương dao động trong
khoảng 4 - 6m.
Phương pháp xác định độ sâu, dùng thước mét chia vạch hoặc dây có
buộc neo thả theo phương thẳng đứng. Xác định độ sâu tối thiểu khi thủy triều
xuống thấp nhất.
3.2. Xác định biên độ thủy triều
Thuỷ triều: Đó là hiện tượng dao động mực nước sông biển phát sinh bởi
sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp dẫn mặt trăng và mặt trời lên mỗi vị trí trên
bề mặt quả đất (do quả đất quay quanh trục của nó và tất cả chúng đều chuyển

động liên tục trong vũ trụ theo các quỹ đạo khác nhau).
Chu kỳ triều: Chu kỳ triều phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp các sóng triều
thành phần. Thông thường, khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một
ngày gọi là chu kỳ triều.
Nước lớn (đỉnh triều) Vị trí cao nhất của mực nước trong một chu kỳ triều.
Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một
chu kỳ triều.
Nếu trong một ngày có hai lần nước lớn, hai lần nước ròng thì phân biệt
nước lớn cao (NLC), nước lớn thấp (NLT) và nước ròng cao (NRC), nước ròng
thấp (NRT).
Thời gian triều dâng là khoảng thời gian từ lúc nước ròng đến lúc nước
lớn kế tiếp.
Thời gian triều rút là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng
kế tiếp.
Độ lớn triều là hiệu mực nước nước lớn cao và mực nước nước ròng thấp
trong ngày.

Hình 2.1.16: Biên độ thủy triều

17
Kỳ nước cường và kỳ nước kém: cứ trong khoảng nửa tháng có 3-5 ngày
triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường; sau đó
độ lớn triều giảm dần kéo dài chừng 4-5 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên
xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Kế đó, độ lớn triều tăng dần trong vòng 4-5
ngày và bước vào kỳ nước cường tiếp theo. Các kỳ con nước lặp lại một cách
tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Kỳ triều cường xảy ra vào tuần trăng
rằm và đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên một đường
thẳng. Tuần triều kém có độ lớn triều cực tiểu xảy ra vào thời kỳ trăng non và
trăng già. Trong trường hợp này, mặt trăng và mặt trời tạo với trái đất thành một
góc vuông mà đỉnh là trái đất.

Chế độ triều: Chế độ triều tại một vị trí nhất định được xác định theo chu
kỳ giao động mực nước triều. Có hai loại triều cơ bản là bán nhật triều và nhật
triều. Với bán nhật triều, trong một ngày có hai lần triều dâng lên và hai lần
triều rút, trong khi đó, nhật triều chỉ có một lần lên và một lần xuống. Ngoài hai
loại cơ bản còn có 2 loại triều hỗn hợp là bán nhật triều không đều và nhật
triều không đều. Tại khu vực có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các
ngày trong tháng có có hai lần triều dâng và hai lần triều rút và một số ngày chỉ
có một lần triều lên hoặc một lần triều rút. Khu vực có chế độ nhật triều không
đều, hầu hết các ngày trong tháng là nhật triều và một số ít ngày là bán nhật triều.

Hình 2.1.17: Chế độ triều
‘0’ hải đồ (‘0’ độ sâu) tại một vị trí là mực nước thấp nhất tại vị trí đó.
Cao trình ‘0’ hải đồ so với mốc cao độ Quốc gia tại mỗi vị trí mỗi khác.
Đặc điểm chính thuỷ triều khu vực Nam Bộ
Chế độ triều: Khu vực Nam Bộ chịu tác động của hai hệ thống thủy triều
khác nhau xuất phát từ biển Đông và biển Tây Nam Bộ. Do đó, chế độ thủy triều
dải ven bờ biển từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau là bán nhật triều không đều,
trong khi đó, chế độ thủy triều dãi ven bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên là
nhật triều không đều. Mũi Cà Mau là khu vực chuyển tiếp.
Độ lớn triều: Độ lớn triều vùng ven biển Đông Nam Bộ đạt khoảng 3,0-
4,0m (lớn nhất Việt Nam), trong khi đó độ lớn triều vùng ven biển Tây Nam bộ
đạt khoảng 0.8-1.2m.
Diễn biến mực nước triều trong năm: Trong toàn khu vực ven bờ biển
Nam Bộ, mực nước triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng X, XI.
Trong các tháng VI và VII, mực nước triều thấp nhất năm.

18
Diễn biến mực nước triều theo không gian: Mực nước triều cao nhất tại
ven bờ biển Đông Nam Bộ có xu thế tăng dần từ Bắc (Vũng Tàu, Cửa Tiểu)
xuống Nam (Gành Hào). Trong khi đó, tại vùng ven bờ biển phía Tây Nam Bộ,

mực nước cực đại giảm theo hướng từ Nam (mũi Cà Mâu) lên Bắc (Rạch Giá,
Hà Tiên).
Các yếu tố phi triều ảnh hưởng đến dao động mực nước tại vùng ven
biển Nam Bộ bao gồm:
Sự dâng/rút mực nước do gió mùa và gió bão gây ra. Vào thời kỳ gió mùa
Đông Bắc, gió “chướng” có thể làm mực nước vùng ven biển Đông Nam bộ
dâng lên 10- 50cm (tùy thuộc vào cường độ và thời gian gió thổi) và mực nước
vùng biển Tây hạ xuống 10-20cm. Các đợt gió mùa Tây Nam lớn trong mùa
mưa có thể làm mực vùng biển Tây Nam Bộ dâng lên 10-30cm so với các ngày
không gió. Nước dâng trong bão có thể đạt đến 50-110cm, tùy nơi và cấp bão.
Tác động của dòng chảy sông Mê Kông đối với mực nước tại vùng ven
biển Nam Bộ khá lớn. Những năm lũ lớn, mực nước vùng ven bờ biển có thể
cao hơn năm lũ trung bình 15-30cm. Ngược lại, các năm lũ nhỏ, mực nước thấp
hơn năm lũ trung bình 10-25cm. Các yếu tố mưa cục bộ, bốc hơi và thấm cũng
ảnh hưởng nhất định đến dao động mực nước.
Ảnh hưởng của lũ, mưa tại chỗ tăng lên đối với các điểm nằm sâu hơn
trong đất liền.
Hiện nay, việc dự tính mực nước triều đã tính đến ảnh hưởng của các yếu
tố phi triều trung bình nhiều năm.
Mực nước triều tại các vị trí không có số liệu dự tính có thể được nội
suy ra theo số liệu mực nước triều dự tính tại ít nhất hai điểm gần nhất (về mặt
lan truyền sóng triều) và có chung chế độ triều.
4. Xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1.1: Các thông số môi trường phù hợp nuôi hàu Thái Bình Dương
TT
Yếu tố môi trường
Khoảng thích ứng
1
Độ mặn của nước:
10 - 25‰

2
Nhiệt độ nước
25-31
0
C
3
pH
7,5-8,5
4
Kim loại nặng
< 0,01 mg/l
5
NH
4
+
-N
< 0,1 mg/l
6
NO
2
–N
< 0,01 mg/l
7
H
2
S
< 0,01 mg/l


19

4.1. Đo độ mặn
Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế.
- Dùng tỷ trọng kế: Múc nước vào xô nhựa, dùng cốc thủy tinh sạch đổ đầy
nước vào ống đong. Thả từ từ phần đế của tỷ trọng kế (phần có chứa các tinh thể)
cho nước tràn ra từ từ. Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động) thì ta
có giá trị độ mặn cần đo. Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch máy
bằng nước sạch và đậy nắp lại.

Hình 2.1.18: Tỷ trọng kế đo độ mặn
* Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế:
Bước 1: Múc nước vào xô nhựa
+ Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa.
+ Đổ nước mẫu vào xô nhựa.
Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong

Hình 2.1.19: Đổ nước mẫu vào ống đong

20
Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài

Hình 2.1.20: Thả tỷ trọng kế vào ống
Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định

Hình 2.1.21: Giữ cho tỷ trọng kế ổn định
Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký

21

Hình 2.1.22: Đọc kết quả đo
- Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay

nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ măn về 0 trước khi đo. Múc nước vào xô nhựa, lấy 1
giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời.
Đọc kết quả và ghi vào sỏ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và
đậy nắp lại.

Hình 2.1.23: Khúc xạ kế đo độ mặn
* Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế:
- Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính

Hình 2.1.24: Thao tác nhỏ nước mặn
- Đậy tấm chắn sáng

22

Hình 2.1.25: Thao tác đậy tấm chắn sáng
- Nước phải phủ đều trên lăng kính






Hình 2.1.26: Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật

- Đưa lên mắt ngắm







Hình 2.1.27: Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế
- Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.







Hình 2.1.28: Nhìn đọc kết quả độ mặn


23
- Hiệu chuẩn
+ Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng
kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường.
+ Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì
dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000
Độ mặn phù hợp cho hàu Thái Bình Dương là 20 - 25‰.
4.2. Đo nhiệt độ
- Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân:

Hình 2.1.29: Nhiệt kế thủy ngân
Bước 1: Đo trực tiếp dưới nước hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ,
cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước
cách mặt nước khoảng 30cm.










Hình 2.1.30: Cách đo nhiệt độ nước
Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật
ký, rồi rửa sạch cho vào hộp.
- Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đo luôn cả nhiệt độ
Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo
Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định
(không nhấp nháy) thì dừng lại.
Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước
sạch và đậy nắp lại.
30cm

24

Hình 2.1.31: Máy đo nhiệt độ nước
Nhiệt độ thích hợp cho hàu Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển
trong khoảng 25 - 30
0
C.
4.3. Đo pH
- Đo pH bằng bộ test phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH
bằng bộ thử nhanh sera pH test kit.

Hình 2.1.32: Bộ thử nhanh sera pH test kit



×