Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.69 KB, 22 trang )

 PHẦN I:
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. L ý do chọn đề tài :
Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà
nước các kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà
nước phong kiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Dù ở kiểu nhà nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng
cho các tầng lớp trong xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang
được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây
có thể xem là nhà nước tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. Vai trò của nhà
nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn. Phương thức và hiệu
quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về
mọi mặt của quốc gia đó. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc
biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như
điều hành nhà nước tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã
có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà
nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú
trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại
càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước. Vấn
đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng. Mặc
dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong
nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế. Vì
vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu để tìm ra những mặt tích cực
cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, khi bộ máy nhà nước
được hoàn thiện thì việc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải


thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp hơn
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, thu
thập và phân tích các dữ liệu khảo sát thực tế.
4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Làm rõ vấn đề lý luận Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực.
-Xây dựng chế độ chính trị ổn định do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo,nền
kinh tế phát triển theo hướng xhcn,an ninh,quốc phòng mạnh mẽ và bền vững
- Khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ
chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là
sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu
mới - một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
-Đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho nhà nước
không ngừng vững mạnh,có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội,mở rộng dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhậpvững chắc
vào dời sống quốc tế.
-Góp phần củng cố bộ máy nhà nước,thống nhất quyền lực nhà nước.
-Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ,hiệu lực và hiệu quả,đủ khả năng tổ chức
và quản lí các quá trình kinh tế-xã hội,đảm bảo trật tự an toàn cho sự phát triển đất
nước,đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát quyền lực và việc thực thi quyền lục
nhà nước trên thực tế từ phía nhân dân và toàn thể xã hội.
-Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước.
-Xây dựng các khuôn khổ pháp lí cho tự do và dân chủ trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội mà đặc biệt là lĩnh vực tự d dân chủ trong kinh tế và bảo vệ
quyền con người.
-Xây dụng một cơ chế pháp lí vững chắc cho việc thực hiện dân chủ trực tiếp
của công dân.

 PHẦN 2:


NỘI DUNG
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CHƯƠNG I
_ KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ.
_ KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ.
1. Khái niệm về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam:
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là một hệ thống gồm nhiều cơ quan thuộc
nhiều nghành, nhiều cấp khác nhau, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện
những nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
2. Các chức năng của các cơ quan nhà nước
Điều 2,chương I,Hiến pháp 1992: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam,là Nhà nước của dân,do dân và vì nhân dân..Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai
cấp nông dân với tầng lớp trí thức.
2.1. Các cơ quan quyền lực là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
a. Quốc hội
Điều 83,chương VI,Hiến pháp 1992:Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân,cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Qua đó,ta thấy Quốc hội vừa là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân vừa nắm giữ mọi quyền lực cũng như mọi công viec quan trọng đều do Quốc
hội quyết định.
Cách tổ chức: Hội đồng dân tộc
Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Các ủy ban của Quốc hội

-
- Chức năng của quốc hội:
QUỐC HỘI
QUỐC HỘI
Chức năng giám
sát tối cao
Chức năng quyết
định các vấn đề
quan trọng
Chức năng lập
pháp
- Nhiệm vụ: thông qua các kì họp. Triệu tập một số cuôc họp thường kì khi cần
thiết.
b. Hội đồng nhân dân
Điều 119, chương IX, Hiến pháp 1992 quy định: Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí nguyên vọng và quyền
làm chủ của nhân dân,do nhân dân và địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước
nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.
Thông qua các nghị quyết, Hội đồng nhân dân đảm bảo thi hành Hiến pháp và
pháp luật ở địa phương ,trên các lĩnh vực kinh tế,xã hội,an ninh quốc phòng…
- Tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân
Các ban của Hội đồng nhân dân
2.2) Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước không phải là một hệ thống cơ quan mà chỉ là một chế định quy định
trong hiến pháp, do nghị viện bầu Phải được ít nhất 2/3 số nghị viên tán thành. Bầu
lần 2 theo đa số tương đối. Nhiệm kỳ 5 năm (khác nghị viên)
- Quyền hạn:
+ Vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa và chính phủ
+ Tập trung nhiều quyền hạn quan trọng
+ Không phải chịu trách nhiệm và bị nghị viện phế truất

+ Là cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo của đảng
- Nhiệm vụ
+ Tổng chỉ huy các lực lượng quân đội toàn quốc,chỉ định hoặc cách chức các tướng
soái
+ Ký hiệp ước
+ Đề nghị Nghị viên biểu quyết chọn Thủ tướng
+ Có quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại luật hoặc vấn đề bất tín nhiệm chính phủ
+ Chủ tịch nước không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện
2.3) Hệ thống cơ quan hành chính.
Hội đồng nhân dân
Hệ thống cơ quan hành chính hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành pháp gồm
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
a. Chính phủ.
Điều 109.chương XII hiến pháp 1992 quy định:”Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội,cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước…”
- Hình thức hoạt động:thông qua các phiên họp chính phủ,hoạt động của thủ
tướng và hoạt động của các thành viên trong chính phủ.
- Nhiệm vụ: thống nhat quản lí kinh tế,chính trị văn hóa,xã hội,quốc phòng,an ninh
và đối ngoai của nhà nước…
b. Ủy ban nhân dân.
Điều 123,chương IX,Hiến pháp 1992 quy định:Ủy ban nhân dân các cấp
do Hội đồng nhân dân bầu ra,là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,cơ
quan hành chính ở địa phương,chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật,các
văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân.
- Cách tổ chức: Chủ tịch và phó chủ tịch do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
ra.
Các cơ quan chuyên môn(sở,phòng ban) thuôc ủy ban nhân dân cũng do hội đồng
nhân dân bầu ra.
- Nhiệm vụ,quyền hạn: phối hợp với các cơ quan cấp trên quản lí ngân sách trong
địa bàn của mình,quản lí đất đai,tài nguyên,công trình vừa và nhỏ,hệ thống đê

điều,quản lí công trình giao thông đô thị,hộ tịch,hô khẩu,giải quyết các khiếu nại,tố
cáo,kiến nghị của của công dân…..
2.4) Hệ thống cơ quan xét xử.
Bao gồm tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân địa phương.
a. Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 126,chương X,hiến pháp 1992 quy định: Tòa án nhân dân và viện kiểm
sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong phạm vi chức năng
của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ XHCN và quyền làm chủ của
nhân dân.,bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng và tài sản, tự
do, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Gồm các tổ chức:
- Gồm các chức danh:
Phó chánh án
Hội thẩm nhân dân
Thẩm phán
Chánh án
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Hướng dẫn các tòa án quân sự áp dụng thống nhất
pháp luật, giám sát xét xử và đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, quản
lí các tòa án địa phương về mặt tổ chức.
a) Tòa án nhân dân các cấp
Tòa án
TAND quận, huyện
TA Quân sự các cấp
TAND tỉnh,thành phố
TAND tố cao
TAQS Trung ương
TAND Quân khu
TAQS khu vực
Tòa án nhân
dân tối cao

Các tòa chuyên
trách của Tòa
án nhân dân
tối cao
Bộ máy giúp
việc của Tòa án
nhân dân tối
cao
Hội đồng thẩm
phán tòa án
nhân dân tối
cao
Tòa án nhân dân tối
cao
Điều 129,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:việc xét xử TAND có hội thẩm
nhân dân,của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân,tham gia theo quy định của
pháp luât.Khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.
Điều 130,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:Khi xét xử Thẩm phán và Hội
đồng thẩm định chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 131,chương X,Hiến pháp 1992 quy định:tòa án nhân dân xét xử công
khai,trừ trường hợp do luật định.Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định
theo đa số.
2.5) Hệ thống cơ quan kiểm sát.
VKS nhân dân tỉnh,thành phố
VKS quân sự các cấp
VKS nhân dân quận,huyện và tương đương
VKS Nhân dân tối cao
VKSQS trung ương
VKSQS Quân khu
VKSQS Quân chủng

VKSQC Khu vực
Điều 137,chương IX,Hiến pháp 1992 quy định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ,các cơ quan ngang Bộ,các cơ quan khác
thuộc chính phủ,các cơ quan chính quyền địa phương,tổ chức kinh tế,tổ chức xã
hội,đơn vị vũ trang nhân dân và công dân,thực hành quyền công bố đảm bảo cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chương II _ Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1. Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
 Chức năng đối nội
VIỆN KIỂM SÁT
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước, diễn ra
trong phạm vi nội bộ đất nước như: tổ chức các hoạt động kinh tế và các mặt văn
hóa, xã hội, giáo dục; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân; trấn áp những phần tử chống đối chính quyền, đi
ngược lại lợi ích của xã hội…chức năng này gọi là chức năng quản lý mọi mặt của
đời sống xã hội.
 Chức năng đối ngoại
Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yế của nhà nước diễn ra
trong mối quan hệ với các quốc gia khác, các dân tộc khác như: thiết lập mối quan hệ
bang giao với các quốc gia khác, gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực; phòng
thủ đất nước và chống giặc ngoại xâm, phát hiện và dập tắt các âm mưu phản động
nhằm chống phá nhà nước…
Giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong đó chức năng đối nội giữ vai trò quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện chức
năng đối ngoại. ngược lại, chức năng đối ngoaijcungx có tác động mãnh mẽ đến việc
thực hiện chức năng đối ngoại.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
2.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
Nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thể hiện ở chổ

quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền luật pháp, hành pháp và tư pháp (điều 2 hiến
pháp năm 1992). Phân công và phối hợp là hai yếu tố đặc thù chi phối việc tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước XHCNVN, nó khác biệt về cơ bản với nguyên tắc
phân quyền vốn được xem là nguyên tắc chủ yếu trong bộ máy tổ chức nhà nước tư
sản.
Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” cũng đòi hỏi việc
tạo điều kiện đầy đủ cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước. Nhân dân phải
được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc nhà nước; phải tạo cơ hội để nhân dân
tham gia ý kiến, đề xuất những giải pháp liên quan đến chính sách kinh tế, xã hội của
đất nước; nhân dân phải được thực thi quyền giám sát công việc nhà nước.

×