Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

giáo trình nuôi dưỡng hươu nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.08 KB, 56 trang )












: 
: 
: 




















1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ04


2

Trong những năm gần đây phong trào nuôi hươu, nai ở Việt Nam phát triển
mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ nhung và thịt. Giá trị dinh dưỡng của
nhung và thịt cao. Hơn nữa nuôi hươu, nai vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận
dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Hươu, nai là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ
tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá bán sản
phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu
trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng
nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn, cùng
với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các hộ, nhóm nông dân chăn nuôi
hươu nai, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và
soạn thảo chương trình dạy nghề nuôi hươu nai trình độ sơ cấp nghề. Chương trình
được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những
kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến kỹ thuật nuôi hươu nai.
Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến

bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi hươu nai tại các địa phương trong cả nước
do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi hươu, nai ở nước ta.
Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển:
Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai
Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai
Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai
Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai
Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai
Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Cấu trúc giáo trình mô đun Nuôi dưỡng hươu, nai gồm 4 bài: Nuôi dưỡng
hươu, nai đực giống và lấy nhung; Nuôi dưỡng hươu, nai cái sinh sản; Nuôi dưỡng
hươu, nai con; Nuôi dưỡng hươu, nai lấy thịt.
Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm
và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự góp ý của Vụ Tổ chức
cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện,
Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà chuyên môn, nhà khoa học và bà con nông
dân…. Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn

3
sự đóng góp to lớn đó. Chúng tôi cũng nhận thức rằng, do thời gian và trình độ có
hạn, mặt khác, đối tượng mà giáo trình phục vụ rất mới và mang nhiều nét đặc thù
nên chắc chắn tài liệu này còn rất nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp
của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Tham gia biên soạn
1. Lê Công Hùng. Chủ biên
2. Nguyễn Ngọc Điểm. Thành viên
3. Nguyễn Linh. Thành Viên



4


 TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MÔ ĐUN: NUÔI DƯỠNG HƯƠU, NAI 6
BÀI 1: NUÔI DƯỠNG HƯƠU, NAI ĐỰC GIỐNG VÀ LẤY NHUNG 6
A. Nội dung 6
1. Nuôi dưỡng hươu đực giống và lấy nhung 6
1.1. Xác định khẩu phần 6
1.2. Kỹ thuật cho hươu ăn, uống 9
1.3. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn 10
1.4. Chăm sóc hươu đực sau cắt nhung 11
1.5. Theo dõi ghi chép sổ sách 11
2. Nuôi dưỡng nai đực giống lấy nhung 11
2.1. Xác định khẩu phần 11
2.2. Kỹ thuật cho nai ăn, uống 13
2.3. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn 14
2.4. Chăm sóc nai đực sau cắt nhung 14
2.5. Theo dõi ghi chép sổ sách 14
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15
1. Câu hỏi 15
2. Bài tập thực hành 15
C. Ghi nhớ 15
BÀI 2. NUÔI DƯỠNG HƯƠU, NAI CÁI SINH SẢN 16
A. Nội dung 16
1. Nuôi dưỡng hươu cái sinh sản 16
1.1. Nuôi dưỡng hươu cái hậu bị 16
1.2. Nuôi dưỡng hươu chửa và nuôi con 18
2. Nuôi dưỡng nai cái sinh sản 23

2.1. Nuôi dưỡng nai cái hậu bị 23
2.2. Nuôi dưỡng nai chửa và nuôi con 25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28
1. Câu hỏi 28
2. Bài tập thực hành 28
C. Ghi nhớ 28
BÀI 3 : NUÔI DƯỠNG HƯƠU, NAI CON 29
A. Nội dung 29
1. Nuôi dưỡng hươu con 29
1.1. Đặc điểm sinh lý của hươu con 29
1.2. Xác định khẩu phần 30

5
1.3. Kỹ thuật cho hươu con ăn, uống 31
1.4. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn 32
2. Nuôi dưỡng nai con 32
2.1. Đặc điểm sinh lý của nai con 32
2.2. Xác định khẩu phần 33
2.3. Kỹ thuật cho nai con ăn, uống 33
2.4. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn 34
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 34
1. Câu hỏi 34
2. Bài tập thực hành 34
C. Ghi nhớ 34
BÀI 4: NUÔI DƯỠNG HƯƠU, NAI LẤY THỊT 35
A. Nội dung 35
1. Nuôi dưỡng hươu 35
1.1. Xác định khẩu phần 35
1.2. Kỹ thuật cho ăn, uống 36
1.3. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn 36

1.4. Theo dõi ghi chép sổ sách 37
2. Nuôi dưỡng nai lấy thịt 37
2.1. Xác định khẩu phần 37
2.2. Kỹ thuật cho ăn, uống 38
2.3. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn, uống 38
2.4. Theo dõi ghi chép sổ sách 39
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39
1. Câu hỏi 39
2. Bài tập thực hành 39
C. Ghi nhớ 39
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 40
I. Vị trí, tính chất của mô đun 40
II. Mục tiêu 40
III. Nội dung chính của mô đun 40
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 41
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 49
VI. Tài liệu cần tham khảo 54







6
: 
: 


Mô đun Nuôi dưỡng hươu nai với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý

thuyết, 56 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị
cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: nuôi
dưỡng hươu nai đực giống và lấy nhung, nuôi dưỡng hươu nai cái sinh sản, nuôi
dưỡng hươu nai con và nuôi dưỡng hươu nai lấy thịt đạt chất lượng và hiệu quả.
Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và
thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm
bài tập thực hành.

B
Mã bài: -01

- Mô tả được các bước trong công việc nuôi dưỡng hươu, nai đực giống và lấy
nhung.
- Thực hiện được các bước trong công việc nuôi dưỡng hươu, nai đực giống và
lấy nhung.




a. Tron
- Cần cho hươu ăn những thức ăn giàu đạm, khoáng và vitamin như: dây lạc,
các loại khô dầu…
- Trong những ngày phối giống cần bồi dưỡng cho hươu ăn thêm mỗi ngày 2 -
3 quả trứng gà và cho ăn cỏ, lá non, đậu, ngô, lạc nảy mầm hoặc ngô này mầm.
- Khẩu phần cho hươu đực giai đoạn phối giống có thể:
+ 7 - 10 kg lá, cỏ tươi non (1/2 - 1/3 dây lạc).
+ 0,3 kg gạo nấu cháo (có thể thay bằng 0,5 kg cám hoặc 1 kg khoai lang).
+ 0,7 kg khô dầu

7

+ 0,3 kg thóc nẩy mầm
+ 15 g muối
+ 20 g chất khoáng.
b. 
- Sau giai đoạn phối giống, sức khoẻ của đực giống giảm sút, cần có thời gian
cho hươu nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ. Về thức ăn cần tăng cường thức ăn dễ tiêu.
Chú ý cho hươu vận động thường xuyên nhằm kích thích tiêu hoá. Trong giai đoạn
này hươu ăn nhiều hơn trong mùa động dục, nên phải tăng khối lượng, chất lượng
thức ăn lên đúng mức.
- Khẩu phần cho huơu đực giai đoạn này có thể như sau:
+ Lá, cỏ: 10 - 15 kg
+ Gạo nấu cháo: 0,3 kg
+ Muối: 20 g
+ Chất khoáng 20 g
- Hoặc sử dụng khẩu phần.
+ Thức ăn xanh: 20 - 22 kg.
+ Thức ăn tinh: 0,6 - 0,8 kg.
+ Thức ăn củ quả: 2,5 – 3 kg.
+ Thức ăn giàu đam: 0,5 - 0,6 kg.
+ Thức ăn bổ sung (Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30 – 35 g
- Hoặc áp dụng khẩu phần sau:
+ Khẩu phần cho hươu vàng đực giống và lấy nhung:
Thức ăn xanh thô: 8 kg
Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,3 kg
Thức ăn củ quả: 0,5 kg
Muối: 10 g
+ Khẩu phần cho hươu cà tông đực giống và lấy nhung:
Thức ăn xanh thô: 10 kg
Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,5 kg
Thức ăn củ quả: 1,0 kg

Muối: 15 g

8
+ Thức ăn tinh hỗn hợp được phối chế theo công thức:
1. Ngô bột: 50%
2. Bột sắn: 30%
3. Khô dầu: 10%
4. Bột cá: 6%
5. Bột khoáng: 2%
6. Muối: 2%
Tổng: 100%
1.1
- Mục tiêu chính của nuôi hươu là thu hoạch nhung. Muốn có được một cặp
nhung to, mập, chất lượng tốt phải có biện pháp chăm sóc và bồi dưỡng hươu đực.
- Nên bồi dưỡng cho hươu đực khoảng 1 - 2 tháng trước khi nhung bắt đầu
nhú tức là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Bồi dưỡng vào giai đoạn này có tác
dụng nhiều hơn so với bồi dưỡng khi nhung đã xuất hiện rồi. Khẩu phần trung bình
hợp lý sẽ gần như khẩu như khẩu phần áp dụng cho hươu đực trong giai đoạn phối
giống. Cần chú ý tới thành phần, chất lượng lá, cỏ và lượng muối khoáng (20 g
muối, 20 - 25 g chất khoáng/ngày).
Chú ý:
- Khẩu phần cho hươu cần có nhiều loại thức ăn, cây, cỏ. Có như thế mới
tránh cho hươu khỏi bị thiếu chất.
- Không nên cho hươu ăn thường xuyên một hai loại lá, cỏ.
- Sử dụng các loại thức ăn hợp khẩu vị thức ăn để hươu ăn được nhiều.
- Tránh để hươu đói, buộc chúng phải ăn những thức ăn chúng không thích.
a. 
- Thức ăn xanh: 18 - 22 kg/ngày
- Thức ăn tinh: 0,6 - 0,8 kg/ngày
- Thức ăn củ quả: 2 - 2,5 kg/ngày.

- Thức ăn bổ sung (Premix khoáng và vitamin, muối ăn) 30 - 35 g.
Cho hươu được ăn khẩu phần này 1 - 2 tháng trước khi bắt đầu đổ đế, để nâng
cao chất lượng cũng như trọng lượng nhung thì trong giai đoạn này cần cho hươu
ăn nhiều lá cỏ hỗn hợp, nhất là các loại cây có mủ, thức ăn tinh cần phối trộn nhiều
thành phần như: khô dầu, cám ngô, cám gạo để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu

9
phần. Trong thời gian này hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản
xuất, tổng hợp nhung, đảm bảo chất lượng nhung thì cần cho ăn đủ cho ăn các loại
thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B,
tổng hợp, muối ăn…
b. 
- Thức ăn xanh: 20 - 25 kg.
- Thức ăn tinh: 0,6 - 0,8 kg.
- Thức ăn củ quả: 2,5 - 3 kg.
- Thức ăn giàu đạm: 0,5 - 0,6 kg.
- Thức ăn bổ sung (Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 35 - 40 g.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 55 - 60 ngày.

1.2.1. Ch
- Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số
thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày
hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm. Đây là một đặc điểm hết sức
quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết.


Hình 5.1.1. Hươu đực ăn thức ăn xanh
Hình 5.1.2. Hươu ăn thức ăn tinh
Cho hươu ăn từ 3 - 5 bữa, ít nhất 3 bữa trong ngày.
* Lịch cho ăn 3 bữa trong ngày:

+ Sáng từ 8 - 9 giờ cho thức ăn xanh thô
+ Chiều từ 14 - 15 giờ cho thức ăn tinh
+ Tối từ 17 - 18 giờ cho thức ăn xanh thô.

10
* Lịch cho ăn 5 bữa trong ngày:
+ Bữa thứ nhất: 6 - 7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ hai: 9 - 10 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ ba: 13 - 14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn
tinh trong ngày.
+ Bữa thứ tư: 17 - 18 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm
cho hươu ăn ít thức ăn xanh và thức ăn củ quả. Nên cho hươu ăn thức ăn tinh vào
bữa ăn thứ ba vào lúc 13 - 14 giờ trong ngày.

- Nước giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của động vật. Đối với động
vật nhai lại càng phải đảm bảo thật đầy đủ nhu cầu nước uống hàng ngày cho
chúng.
- Trung bình mỗi ngày một đầu hươu cần từ 1,5 - 2,5 lít nước để uống.
- Nước dùng cho hươu uống phải sạch, tuyệt đối không cho hươu uống nước
đục, bẩn, có mùi thối vì dễ làm cho hươu bị đau bụng hay sẩy thai.
- Chậu và máng đựng nước phải sạch sẽ chùi rửa thường xuyên và nên đặt
cách mặt đất 0,40 - 0,5 m để hươu không dẫm chân vào hoặc phân rác rơi vào
nước.
- Nếu nước quá lạnh hay vào những ngày trời rét buốt, cần hâm nóng nước rồi
mới cho hươu uống. Nên hoà muối vào nước với tỷ lệ 1 - 1,5%.

- Theo dõi phát hiện Hươu thích ăn loại cỏ, lá cây nào để điều chỉnh kịp thời.
Khi cho ăn thức ăn lạ cần phải cho ăn từ từ, không cho ăn nhiều cùng một lúc.

- Hàng ngày người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của hươu để
điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Bình thường phân của hươu có dạng viên bóng,
cứng hình bầu dục nếu khác với bình thường thì cần xem xét lại thức ăn cho hươu.
- Hươu đực giống và lấy nhung được nuôi theo khẩu phần nhằm đáp ứng đủ
nhu cầu dinh dưỡng cho hươu phối giống và cho nhung. Nếu để hươu đực giống
đói hoặc yếu thì chất lượng tinh dịch kém và ảnh hưởng tới sức khỏe hươu.
- Hàng ngày cần phải theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù
hợp không để thức ăn thừa, không để thiếu thức ăn. Những thức ăn thừa rơi vãi cần
phải thu dọn ngay.

11
- Trong trường hợp hươu ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện
pháp khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến hươu ăn uống kém có thể do điều
kiện môi trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do hươu bị bệnh… trên cơ sở đó
để điều chỉnh kịp thời.
Chú ý:
+ Cho hươu ăn nhiều loại thức ăn xanh, đặc tính của chúng là thích ăn nhiều
loại cỏ non, lá non và các loại cây có mủ.
+ Không nên cho hươu ăn độc nhất một loại thức ăn thì sinh trưởng và phát
triển, khả năng sản xuất sẽ bị hạn chế.
- Các loại thức ăn như khô dầu lạc, đỗ và một số loại thức ăn có nhiều nước
như khoai lang, lá lạc tươi nên cho ăn ở mức độ vừa phải, vì chúng dễ gây ỉa chảy,
đầy hơi. Tuyệt đối không cho ăn thức ăn đã ôi thiu, mốc.

- Sau khi cắt nhung, hươu bị mất máu, thường hoảng hốt, sợ hãi; cần để cho
hươu nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Hàng ngày nấu cháo có bỏ muối để hươu ăn chóng hồi phục sức khỏe.
- Chỗ vết cắt cần phải cầm máu ngay và băng vô trùng tránh cho ruồi đẻ trứng
vào đó thành vết thương có dòi.


- Hàng ngày theo dõi hươu ăn, uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ.
- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng hươu đực giống và lấy nhung.
- Ghi sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và hàng quý.
- Ghi sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng đực giống để quản lý.
- Theo dõi quá trình tạo nhung để có kế hoạch bồi dưỡng hươu cho nhung to.



- Nai là loài ăn tạp nhưng thức ăn phải sạch. Thức ăn cho nai bao gồm, thức ăn
xanh tươi, thức ăn ủ xanh của các loại cỏ, cây trồng hoặc tự nhiên như là sung, lá
mít, lá giới, lá bưởi, lá xoan, những lá cây, mầm cây ngọt bùi đắng, chát, rau, củ,
quả, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung đạm, khoáng, sinh tố… Những lá cây,
quả đắng chát dùng làm thức ăn cho nai rất tốt.

12
- Khẩu phần thức ăn:
+ 15 - 20 kg thức ăn xanh tươi, non ngon
+ 2 kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc tấm, cám gạo, bắp… để sống boặc nấu chín
+ 3 - 5 kg trái cây như chuối chín, vả, sung, roi… cho ăn ngày 2 bữa
+ Muối khoáng cho liếm tự do.
- Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng trộn theo tỷ lệ
+ Muối ăn 100 g
+ Sắt sunphát 100 g
+ Đồng sunphát 50 g
+ Diêm sinh 100 g
+ Vôi tôi 1.000 g…
+ Đất sét vừa đủ 3 kg
Cho nai liếm 10 - 15 gam/con/ ngày hoặc cho liếm tự do.

- Nai đực giống phải nuôi riêng, nhất là mùa động dục và có chế độ bồi dưỡng,
nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố
- Ngày phối giống bổ sung thêm 0,5 - 0,7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 1 - 2 quả
trứng, 2 - 3 kg trái cây và muối khoáng cho liếm tự do

- Nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là khâu quan trọng nhất trong quá trình
chăn nuôi vì, nhung là sản phẩm chủ yếu của nai.
- Nai ra nhung (sừng non) nhú ra thường từ tháng 6 - 9. Muốn có cặp nhung
tốt, thì phải bồi dưỡng cho nai, nhất là 1 - 2 tháng trước khi ra nhung.
- Ngoài khẩu phần thức ăn bình thường, cần bổ sung thêm 0,5 - 0, 7kg thức ăn
tinh hỗn hợp, 2 - 3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do và 5 - 7 ngày bổ sung 1
- 2 quả trứng . . . Sử dụng khẩu phần của nai đực giống hoặc khẩu phần sau:
- Khẩu phần cho nai đực giống và lấy nhung:
+ Thức ăn xanh thô: 17 kg
+ Thức ăn tinh hỗn hợp: 1,0 kg
+ Thức ăn củ quả: 2 kg
+ Muối: 20 g


13
Thức ăn tinh hỗn hợp được phối chế theo công thức:
1. Ngô bột: 50%
2. Bột sắn: 30%
3. Khô dầu: 10%
4. Bột cá: 6%
5. Bột khoáng: 2%
6. Muối: 2%
Tổng: 100%



- Nai chủ yếu hoạt động vào ban đêm, lượng thức ăn thu nhận ban đêm
khoảng 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi bữa ban ngày cho nai ăn ít
và tập trung vào các bữa ban đêm.
- Cho nai ăn 3 bữa trong ngày.
+ Sáng từ 8 - 9 giờ cho thức ăn xanh thô
+ Chiều từ 14 - 15 giờ cho thức ăn tinh
+ Tối từ 17 - 18 giờ cho thức ăn xanh thô.
- Thức ăn tinh không được cho nai ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm cho
nai no ăn ít thức ăn khác. Nên cho nai ăn thức ăn tinh vào bữa ăn thứ ba vào lúc 13
- 14 giờ trong ngày.
Chú ý:
+ Không nên cho ăn đơn điệu, vì ăn thế nai chóng chán và không đủ chất.
+ Khi mới ăn món lạ có thể nai chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích
thích. Có thể cho muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ để nước muối rỉ ra
cho nai liếm.
+ Nai nuôi nhốt, cung cấp thức ăn có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm,
khoáng, sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần
thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho nai.

- Nai ăn thức ăn xanh tươi, rau, củ, quả ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ
nước sạch và mát cho nai uống tự do.
- Nước dùng cho nai uống phải sạch, tuyệt đối không cho uống nước dễ dẫn
đến đau bụng.

14
- Chậu và máng đựng nước phải sạch sẽ chùi rửa thường xuyên và nên đặt
cách mặt đất 0,40 - 0,5 m để chúng không dẫm chân vào hoặc phân rác rơi vào
nước.
- Nếu nước quá lạnh hay vào những ngày trời rét buốt, cần hâm nóng nước rồi
mới cho nai uống. Nên hoà muối vào nước với tỷ lệ 1 - 1,5%.


- Theo dõi phát hiện nai thích ăn loại thức ăn nào để điều chỉnh kịp thời. Khi
cho ăn thức ăn mới cần phải cho ăn từ từ, không cho ăn nhiều cùng một lúc.
- Hàng ngày người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của nai để điều
chỉnh thức ăn cho hợp lý. Nếu có hiện tượng bất thường thì cần xem xét lại thức ăn
cho nai.
- Nai đực giống và lấy nhung được nuôi theo khẩu phần nhằm đáp ứng đủ nhu
cầu dinh dưỡng cho nai phối giống và cho nhung. Nếu để nai đực giống đói hoặc
yếu thì chất lượng tinh dịch kém, khối lượng nhung ít và ảnh hưởng tới sức khỏe
nai.
- Hàng ngày cần phải theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù
hợp không để thức ăn thừa, không để thiếu thức ăn. Những thức ăn thừa rơi vãi cần
phải thu dọn ngay.
- Trong trường hợp nai ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp
khắc phục kịp thời.

- Sau khi cắt nhung, nai bị mất máu, thường hoảng hốt, sợ hãi; cần để cho nghỉ
ngơi yên tĩnh.
- Hàng ngày nấu cháo có bỏ muối để chúng chóng hồi phục sức khỏe.
- Chỗ vết cắt cần phải cầm máu ngay và băng vô trùng tránh cho ruồi đẻ trứng
vào đó thành vết thương có dòi.

- Hàng ngày theo dõi nai ăn, uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ.
- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng nai đực giống và lấy nhung.
- Ghi sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và hàng quý.
- Ghi sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng đực giống để quản lý.
- Theo dõi quá trình tạo nhung để có kế hoạch bồi dưỡng nai cho nhung to.


15
B

1.1. Xác định khẩu phần ăn cho hươu, nai đực giống và lấy nhung? Liên hệ
với thực tế tại địa phương.
1.2. Mô tả cách cho hươu, nai ăn uống? Liên hệ thực tế tại địa phương.
1.3. Cách điều chỉnh khẩu phần ăn cho hươu, nai đực giống và lấy nhung?

2.1. Tính khẩu phần ăn cho hươu, nai đực giống và lấy nhung
2.2. Cho hươu, nai đực giống và lấy nhung ăn, uống
2.3. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần cho hươu, nai đực giống và lấy nhung.

1. Giữ cho hươu, nai đực giống và lấy nhung ở trạng thái cơ thể không quá
béo hoặc quá gầy.
2. Theo dõi và điều chỉnh thức ăn kịp thời tránh lãng phí thức ăn.
3. Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp dẫn đến hươu nai ăn, uống
kém.


16
BÀI 2: 
Mã bài: -02

- Mô tả được các bước trong công việc nuôi dưỡng hươu, nai cái sinh sản.
- Thực hiện được các bước trong công việc nuôi dưỡng hươu, nai cái sinh sản.


1.1. Nuôi 

- Trong giai đoạn hậu bị khả năng tiêu hóa của hươu tốt, vì vậy tăng cường sử

dụng nhiều thức ăn thô xanh, giảm thức ăn tinh hươu phát dục đúng tuổi và đạt
khối lượng chuẩn khi phối giống.
- Khẩu phần thức ăn cho hươu đực, cái hậu bị và hươu kiểm định.
+ Thức ăn xanh: 12 - 15 kg.
+ Thức ăn tinh: 0,4 - 0,5 kg.
+ Thức ăn củ quả: 1,5 - 2 kg.
+ Thức ăn bổ sung (premix khoáng và vitamin, muối ăn) 25 - 30 g.
 Nước uống: 7 - 10 lít nước.
- Hoặc sử dụng khẩu phần sau:
 Khẩu phân cho hươu cái vàng:
Thức ăn xanh thô: 5 kg
Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,2 kg
Thức ăn củ quả: 0,3 kg
Muối: 10 g
 Khẩu phân cho hươu cái cà tông:
Thức ăn xanh thô: 8 kg
Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,3 kg
Thức ăn củ quả: 0,5 kg
Muối: 15 g

17

- Lịch ăn cho hươu hậu bị ăn như sau:
+ Bữa thứ nhất: 6 - 7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ hai: 9 - 10 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ ba: 13 - 14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn
tinh trong ngày.
+ Bữa thứ tư: 17 - 18 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh nên cho ăn vào bữa ăn thứ ba vào lúc 13 - 14 giờ trong ngày, để

tránh ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thức ăn xanh và củ quả.
- Cho hươu uống nước đầy đủ và đảm bảo sạch.


Hình 5.2.3. Cho hươu ăn thức ăn xanh
Hình 5.2.4. Cho hươu ăn thức ăn tinh


Hình 5.2.5. Cho hươu ăn thức ăn xanh
Hình 5.2.6. Cho hươu ăn thức ăn tinh

18

- Cho hươu hậu bị ăn theo định mức, không để hươu bị đói hoặc cho ăn thừa
thức ăn. Hàng ngày cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
- Nếu hươu quá béo thì giảm thức giầu năng lượng, đồng thời tăng thức ăn xơ
lên để hươu không có cảm giác đói ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu hươu gầy tăng
thức ăn giầu năng lượng.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể không để hươu hậu bị quá gầy hoặc quá béo.
Hươu quá gầy hoặc quá béo đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của hươu mẹ sau
này.
- Quan sát khả năng ăn, uống của hươu để tìm ra các nguyên nhân bất thường
và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Công việc ghi chép sổ sách phải làm thường xuyên và liên tục để cập nhật
những thông tin về từng cá thể trong đàn về lượng thức ăn, nước uống, từng giai
đoạn để có chế độ chăm sóc, phòng bệnh cụ thể và đạt hiệu quả cao


a. 
* Nhu cầu dinh dưỡng

- Khi có chửa, hươu mẹ cần tích luỹ các chất dinh dưỡng để vừa nuôi sống bản
thân vừa để nuôi bào thai. Bào thai phát triển không đều ở các giai đoạn: Các tháng
đầu phát triển chậm, các tháng sau tốc độ phát triển nhanh.
- Nói chung, thức ăn phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về đạm, khoáng, sinh tố.
Nếu thiếu đạm, thì tỷ lệ thụ thai giảm, hoặc nếu có thụ thai thì thai phát triển yếu,
trọng lượng hươu sơ sinh thấp. Nếu thiếu khoáng thì sự phát triển của các cơ quan
của bào thai không hoàn chỉnh.
- Thường hươu cái chửa trong thời gian 7 tháng 9 ngày. Căn cứ vào tốc độ
phát triển và nhu cầu của bào thai, có thể chia làm 2 giai đoạn để chăm sóc hươu có
chửa.
* Giai đoạn 1: Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5.
- Trong giai đoạn này bào thai phát triển còn chậm, chưa đòi hỏi nhiều về nhu
cầu dinh dưỡng, nên có thể nuôi dưỡng bình thường.
- Khẩu phần cho hươu cái giai đoạn này có thể là:
+ Khẩu phần thức ăn 1:
Lá, cỏ 10 - 15 kg

19
Muối 15 g
Chất khoáng 20 g.
+ Khẩu phần thức ăn 2:
Thức ăn xanh: 18 kg.
Thức ăn tinh: 0,8 kg.
Thức ăn củ quả: 1,5 kg.
Thức ăn bổ sung (Premix khoáng và vitamin, muối ăn) 25 - 30 g.
Nước uống:10 lít nước.
* Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 6 đến khi đẻ.
- Lá, cỏ cần phải tươi ngon, nhiều loại để đủ sinh tố. Đặc biệt trong những
tháng cuối nên cho ăn những lá, củ, quả có tác dụng lợi sữa như: lá ngãi, lá quả
sung, đu đủ xanh.

- Khẩu phần cho hươu chửa giai đoạn 2 có thể là:
+ Khẩu phần thức ăn 1:
Lá cỏ tươi 10 - 15 kg
Chất bột nấu cháo 0,3 kg
Khô dầu 0,3 kg
Thóc nẩy mầm 0,3 kg
Muối 15 g
Khoáng 25 g
+ Khẩu phần thức ăn 2:
Thức ăn xanh: 15 kg.
Thức ăn tinh: 0,5 kg.
Thức ăn giàu đạm: 0,3 - 0,5kg
Thức ăn củ quả: 2 kg.
Thức ăn bổ sung( Premix khoáng và vitamin, muối ăn) 30 - 35g.
Nước uống: 12 lít nước.
b. 
- Việc chăm sóc hươu mẹ sau khi đẻ có tác dụng phục hồi nhanh sức khoẻ cho
nó, đồng thời tăng cường tạo sữa để nuôi con. Nên cho ăn những thức ăn nhiều
chất, những lá có nhiều nhựa như lá quả sung, vả, cỏ sữa, cây vú bò, cháo đu đủ,

20
cám Cho ăn thức ăn tinh, nhất là đạm dễ tiêu. Cho uống nước vo gạo có pha
muối.
- Khẩu phần ăn cho hươu mẹ giai đoạn cho con bú có thể là:
+ Khẩu phần thức ăn 1:
Lá cỏ tươi: 10 - 15 kg
Chất bột nấu cháo: 0,5 kg
Khô dầu: 0,5 kg
Muối: 20 g
Chất khoáng 25 g.

+ Khẩu phần thức ăn 2:
Thức ăn xanh: 18 kg.
Thức ăn tinh: 0,5 kg.
Thức ăn giàu đạm: 0,5 kg
Thức ăn củ quả: 2 kg.
Thức ăn bổ sung (Premix khoáng và vitamin, muối ăn) 30 - 35 g.
Nước uống: 12 lít nước.
- Sau đẻ 3 tháng hươu con đã tự ăn được nhiều lá cỏ nên khẩu phần thức ăn
của hươu mẹ có thể trở lại mức bình thường.

- Do đặc điểm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, vì vậy nên phân bố lịch ăn cho
hươu ăn như sau:
+ Bữa thứ nhất: 6 - 7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ hai: 9 - 10 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
+ Bữa thứ ba: 13 - 14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn
tinh trong ngày.
+ Bữa thứ tư: 17 - 18 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
 Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ làm
cho hươu ăn ít thức ăn xanh và thức ăn củ quả. Nên cho hươu ăn thức ăn tinh vào
bữa ăn thứ ba vào lúc 13 - 14 giờ trong ngày.
- Hươu cái nuôi con cần cho ăn thức ăn xanh thô, quả có tác dụng lợi cho việc
tiết sữa như sung, mít, vả, cỏ non, ngô cây non Trong thời gian nuôi con, tránh

21
cho ăn thất thường khi no khi đói. Nếu thời gian này hươu mẹ ăn không đủ chất,
ngoài việc ảnh hưởng đến sức lớn hươu con, còn làm hươu mẹ dễ sinh bệnh và
chậm động dục trở lại.

- Hàng ngày người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của hươu để

điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.
- Thường phân của hươu có dạng viên bóng, cứng hình bầu dục nếu khác với
bình thường thì cần xem xét lại thức ăn cho hươu.
- Cho hươu ăn nhiều loại thức ăn xanh, đặc tính của chúng là thích ăn nhiều
loại cỏ non, lá non và các loại cây có mủ.
- Không nên cho hươu ăn độc nhất một loại thức ăn thì sinh trưởng và phát
triển, khả năng sản xuất sẽ bị hạn chế.

- Có thể căn cứ vào lý lịch phối giống của từng con để xác định trước ngày
hươu đẻ hoặc qua những dấu hiệu của hươu khi sắp đẻ.
- Người chăn nuôi, khi mới thấy một vài dấu hiệu trên đã phải chuẩn bị thật
chu đáo "chuồng đẻ" và đưa hươu vào đó.
"Chuồng đẻ" phải được quét dọn sạch sẽ, tiêu độc nền và xung quanh thành
chuồng bằng Crezyl 5% hay nước vôi. Ở một góc chuồng, rải một lớp rơm mềm
hay cỏ khô để làm ổ. Cần giữ cho chuồng đẻ ấm, thoáng, khô, kín đáo; nhất thiết
phải có người theo dõi, nhưng không để cho hươu thấy. Không nói chuyện ồn ào
hoặc làm cho hươu sợ hãi. Cần hết sức hạn chế sự can thiệp của người khi hươu đẻ.
Chỉ can thiệp trong trường hợp đẻ khó hay thấy hết sức cần thiết (đẻ ngược, đẻ
đôi ). Lúc đó, cần làm khẩn trương, dụng cụ và tay người phải vô trùng, để tránh
gây viêm nhiễm cho hươu sau này.
- Thông thường sau khi đẻ, hươu mẹ dùng răng cắn dây rốn cho hươu con. Để
tránh nhiễm trùng, ta thường dùng cồn Iốt bôi vào rốn cho hươu con.
- Chờ cho nhau ra hết, ta đưa hươu mẹ và hươu con sang một ngăn khác sạch
sẽ hơn.
- Sau khi đẻ một giờ rưỡi, mà thấy nhau vẫn không ra, tức là coi như đã bị sót
nhau. Lúc này cần tìm cách lấy nhau ra với thao tác cẩn thận, tỷ mỉ và nhẹ nhàng.
Sau đó, phải rửa sạch máu ở tử cung bằng thuốc sát trùng. Nếu không lấy sạch
nhau, nhau sẽ bị thối, gây viêm nhiễm, có thể làm hươu bị chết.

22



Hình 5.2.7. Hươu đẻ


Hình 5.2.8. Hươu đẻ xong


Hình 5.2.9. Hươu mẹ liếm con

Công việc ghi chép sổ sách phải làm thường xuyên và liên tục để cập nhật
những thông tin về từng cá thể trong đàn về thời gian mang thai, từng giai đoạn để
có chế độ chăm sóc, phòng bệnh cụ thể và đạt hiệu quả cao.

23
- Hàng ngày theo dõi ăn uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ các số liệu.
- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng hươu mẹ giai đoạn chửa, đẻ và
nuôi con.
- Thường xuyên thay đổi loại thức ăn để hươu không bị rối loạn tiêu hóa.
- Sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng và hàng quý.



- Thức ăn cho nai bao gồm, thức ăn xanh tươi, thức ăn ủ xanh của các loại cỏ,
cây trồng hoặc tự nhiên như là sung, lá mít, lá giới, lá bưởi, lá xoan, những lá cây,
mầm cây ngọt bùi đắng, chát, rau, củ, quả, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung
đạm, khoáng, sinh tố… Những lá cây, quả đắng chát dùng làm thức ăn cho nai rất
tốt.

- Trong giai đoạn hậu bị khả năng tiêu hóa của nai tốt, vì vậy tăng cường sử
dụng nhiều thức ăn thô xanh, giảm thức ăn tinh để nai phát dục đúng tuổi và đạt
khối lượng chuẩn khi phối giống.
- Khẩu phần thức ăn:
+ 15 - 20 kg thức ăn xanh tươi, non ngon
+ 2 kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc tấm, cám gạo, bắp… để sống boặc nấu chín
+ 3 - 5 kg trái cây như chuối chín, vả, sung, roi… cho ăn ngày 2 bữa
+ Muối khoáng cho liếm tự do.
- Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng trộn theo tỷ lệ:
+ Muối ăn 100 g
+ Sắt sunphát 100 g
+ Đồng sunphát 50 g
+ Diêm sinh 100 g
+ Vôi tôi 1.000 g…
+ Đất sét vừa đủ 3 kg
Cho nai liếm 10 - 15 gam/con/ ngày hoặc cho liếm tự do.


24

- Mỗi ngày cho nai ăn 2 - 3 bữa trong ngày.
+ Sáng từ 8 - 9 giờ cho thức ăn xanh thô
+ Chiều từ 14 - 15 giờ cho thức ăn tinh
+ Tối từ 17 - 18 giờ cho thức ăn xanh thô.
- Thức ăn tinh chỉ nên bổ sung vào bữa thứ 3.
Chú ý: Các loại thức ăn mới phải chuyển đổi từ ít đến tăng dần khối lượng
các loại thức ăn mà nai thích ăn.
- Cách cho nai uống: Cho nai uống nước tự do, đảm bảo đủ cung cấp nước
sạch.
nai 

- Tuổi phối giống thích hợp:
Nai cái từ 8 tháng đến 12 tháng thì đã thành thục về tính, tuy nhiên thời điểm
phối giống tốt nhất là từ 18 tháng tuổi trở lên vì tuổi đó thì thể vóc mới hoàn thiện.
Vì thế tuổi phối lần đầu là 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt từ 45 - 60 kg là
phối giống thích hợp nhất.
- Thời điểm phối giống thích hợp:
Nai cái có chu kỳ động dục trung bình là từ 18 - 21 ngày. Thời gian động dục
kéo dài 1 - 3 ngày. Căn cứ vào triệu chứng động dục của nai cái mà chúng ta biết
được thời điểm phối giống thích hợp. Khi động dục nai có những triệu chứng sau đây:
+ Nai ít ăn, nhòm ngó tìm kiếm con đực.
+ Bộ phận sinh dục sưng to, có màu đỏ, kiểm tra niêm mạc âm hộ thấy màu
đỏ, có dịch nhầy đặc dính.
+ Liếm cho con đực, hay để cho con đực liếm cho nó, nhòm ngó phía con đực.
+ Hay ve vây đuôi so với bình thường hay cong đuôi về một phía.
+ Dễ tiếp xúc với con đực hơn so với bình thường, đặc biệt sờ nắn vào mông.
Lúc ta tiếp xúc với con vật và vỗ vào mông và thấy nó có động tác giang hai
chân ra. Khi theo dõi thấy biểu hiện tất cả các triệu chứng trên thì tại thời điểm đó
phối giống là thích hợp nhất. Thời gian phối giống tốt nhất trong ngày là vào buổi 9
- 10 giờ sáng trong ngày và vào buổi chiều tối.

- Cho nai hậu bị ăn theo định mức, không để nai bị đói hoặc cho ăn thừa thức
ăn. Hàng ngày cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời.

×