Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giáo trình MD 01 chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 131 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN







GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI
LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ

MÃ SỐ: MĐ 01

NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ


Trình độ: Sơ cấp ngh





Hà Nội, Năm 2014

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể


được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01





















2
LỜI GIỚI
THIỆU


Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp
nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng
hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành
nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách
và cần thiết hiện nay
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn
tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có
trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là
những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản
làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học.
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng
3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả
4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả
5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm
Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động,
lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công
nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận
được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời
chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ
thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu
cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.

3
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và

PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn
rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng
tôi hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và
tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho
phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian
học tập là 110 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về chọn
giống, chuẩn bị chuồng trại, thức ăn, nước uống.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những
đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Ths.Hà Văn Lý: Chủ biên
2. Ths.Nguyễn Xuân Lới
3. Đỗ Huyền Trang
4. Nông Văn Trung

4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG

Bài mở đầu 8
1. Hiện trạng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 8
1.1. Nuôi lợn rừng. 8

1.2. Nuôi lợn nuôi thả. 10
2. Một số thuận lợi, khó khăn của việc nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. 13
2.1. Một số thuận lợi 13
2.2. Một số khó khăn 15
Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả 18
A. Nội dung. 18
1. Đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn nuôi thả 18
1.1. Đặc điểm một số giống lợn rừng 18
1.1.1. Lợn rừng Việt Nam 18
1.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình 18
1.1.1.2. Tập tính và khả năng sản xuất 24
1.1.2. Lợn rừng Thái Lan 27
1.1.2.1. Đặc điểm ngoại hình 28
1.1.2.2. Tập tính và khả năng sản xuất 31
1.2. Đặc điểm một số giống lợn nuôi thả 35
1.2.1. Lợn Mường Khương 35
1.2.1.1. Đặc điểm ngoại hình 35
1.2.1.2. Tập tính và khả năng sản xuất 36
1.2.2. Lợn Mẹo 37
1.2.2.1. Đặc điểm ngoại hình 37
1.2.2.2. Tập tính và khả năng sản xuất 38
1.2.3. Lợn Đen 39
1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 39
1.2.3. Lợn Sóc 40
1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 40
1.2.3.2. Tập tính và khả năng sản xuất 41
1.2.3. Lợn Cỏ 42
1.2.3.1. Đặc điểm ngoại hình 42
1.2.3.2. Tập tính và khả năng sản xuất 43
2. Đặc điểm sinh lý của lợn 43

2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục 43
2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa 46
2.3. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn 49
2.4. Đặc điểm sinh lý hô hấp 50

5
3. Chọn và nhân giống lợn rừng, lợn nuôi thả 52
3.1. Chọn giống lợn rừng 52
3.2. Chọn giống lợn nuôi thả 55
3.3. Lai tạo giống. 56
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 57
C. Ghi nhớ: 58
Bài 2: Chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 59
A. Nội dung 59
1. Những yêu cầu chung về chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 59
2. Địa điểm khu nuôi, thả 59
3. Chuồng nuôi lợn 60
3.1. Hướng chuồng 61
3.2. Diện tích chuồng nuôi 62
3.3. Các chi tiết chuồng nuôi 63
3.3.1. Nền chuồng 63
3.3.2. Mái chuồng 65
3.3.3. Tường và vách ngăn 68
3.3.4. Cửa chuồng 70
3.3.5. Hành lang 71
3.4. Dụng cụ, trang thiết bị trong chuồng 71
3.4.1. Máng ăn, máng uống 71
3.4.2. Rèm che 74
3.4.3. Đèn chiếu sáng 75
4. Hệ thống xử lý chất thải 75

5. Khu chăn thả lợn 77
5.1. Sân, vườn vận động 77
5.2. Hệ thống cây xanh 79
5.3. Hang trú, vũng đằm tắm 80
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 81
C. Ghi nhớ: 81
Bài 3: Thức ăn, nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả 82
A. Nội dung 82
1. Nhu cầu thức ăn của lợn rừng, lợn nuôi thả 82
2. Lựa chọn thức ăn 86
2.1. Thức ăn xanh tự nhiên 86
2.2. Thức ăn xanh trồng 88
2.3. Thức ăn tinh 93
2.4. Thức ăn bổ sung 97
3. Chế biến, sử dụng và bảo quản thức ăn 101
3.1. Thức ăn xanh 101
3.2. Thức ăn tinh 105

6
3.3. Thức ăn phụ phẩm 107
4. Phối trộn thức ăn tinh 110
4.1. Yêu cầu về nguyên liệu 110
4.2. Cách phối trộn thức ăn 110
5. Nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả 113
5.1. Nhu cầu nước uống của lợn 113
5.2. Nguồn cung cấp nước 114
5.3. Kiểm tra chất lượng nước 115
5.3.1. Màu nước 116
5.3.2. Mùi nước 116
5.3.3. Vị nước 117

5.3.4. Độ trong (độ đục) của nước 117
5.4. Dự trữ và vệ sinh nguồn nước 117
5.4.1. Dự trữ nguồn nước 117
5.4.2. Vệ sinh nguồn nước 118
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 120
C. Ghi nhớ: 121
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 122
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 122
II. Mục tiêu: 122
III. Nội dung chính của mô đun: 122
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 123
VI. Tài liệu tham khảo 129


7
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI LỢN RỪNG, LƠN CHĂN THẢ
Mã mô đun: MĐ
01
Giới thiệu mô
đun

Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian
đào tạo là 110 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 12 giờ kiểm
tra.
Mô đun này giúp cho học viên nắm bắt được đặc điểm một số giống lợn
rừng, lợn nuôi thả, cách ghép đôi, lai tạo nhằm tạo ra các con lai; bố trí khu chăn
nuôi; lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn nước
uống nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
Phần lý thuyết của mô đun gồm 4 bài học sau:
Bài mở đầu

Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả
Bài 2: Chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
Bài 3: Thức ăn, nước uống cho lợn rừng lợn nuôi thả
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ
sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn
rừng, lợn nuôi thả.
Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố
trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội
dung sau:
- Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo.
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun,
chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng
nghề cho người học.
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và
đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện
theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy,
ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

8
Bài mở đầu

Nghề nuôi lợn rừng đã và đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận cao
cho người chăn nuôi. Ban đầu, chỉ có một số ít hộ ở một số địa phương mạnh
dạn thử nghiệm nuôi lợn rừng lai với phương thức tự phát, sau đã có nhiều
người dân ở các địa phương khác học tập và làm theo. Đến nay, nghề nuôi lợn
rừng đã phát triển rộng ra nhiều vùng trong cả nước.
Bài mở đầu trong mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

giúp cho người học nắm bắt được hiện trạng nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
cũng như các điều kiện thuận lợi, khó khăn của việc phát triển nghề chăn nuôi
này.
1. Hiện trạng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
1.1. Nuôi lợn rừng.
Các loài vật con người hiện nuôi cơ bản được thuần hóa từ các loài hoang
dã. Các con vật khi được thuần dưỡng thường được hưởng chế độ ưu đãi hơn
những con ở rừng. Chúng được cung cấp đầy đủ thức ăn bổ dưỡng, được xây
chuồng để tránh mưa, tránh nắng, được tắm rửa và vệ sinh thường xuyên, được
phòng ngừa bệnh tật…Vì vậy chúng lớn nhanh hơn nhiều, cung cấp các sản
phẩm về thịt, trứng, da, lông, sức kéo…và mang lại lợi nhận cao cho con người.
Lợn là một loại vật nuôi điển hình, hầu như cả thế giới đều nuôi lợn. Lợn
là một trong những loài cung cấp thịt chủ yếu cho con người. Thế nhưng, trên
thế giới, khoảng mấy chục năm gần đây, mỡ lợn nói riêng và mỡ động nói chung
không còn được mấy người ưa chuộng vì trong mỡ chứa nhiều cholesterol vốn là
tác nhân gây một số bệnh, trong đó có bệnh tim mạch gây hại cho sức khỏe con
người. Từ đó, các loại dầu thực vật được dùng vào việc chiên nấu nướng thức ăn
thay thế mỡ động vật. Và cũng từ đó các loại lợn cao sản cho nhiều mỡ được lai

9
tạo hoàn toàn để tạo thành các giống lợn siêu nạc được cả thế giới tin dùng như
giống lợn Y-oóc–sai; lợn Lan –drat, lợn Đại bạch.
Các giống lợn siêu nạc cho tỷ lệ nạc cao, có thể tới 60%, thế nhưng nếu
đem so sánh với thịt lợn rừng và lợn rừng lai thì còn thua xa, vì thịt lợn rừng và
lợn rừng lai có tỷ lệ nạc tới 90%.
Cái tên lợn rừng và việc nuôi lợn rừng lai có phần nào còn xa lạ với những
người sống ở vùng đồng bằng. Còn những người sống ở vùng rừng núi, cao
nguyên như đồng bào thiểu số thì đó là nghề có từ lâu đời của họ.
Lợn rừng lai là giống lai giữa heo rừng đực thuần chủng với giống lợn cái
nội địa được đồng bào vùng núi nuôi nhiều ở vùng trung du, miền núi từ lâu nay.

Những con lợn này thuộc đời F1, nếu mua con cái về cho phối với lợn đực thuần
chủng thì quá tốt vì nó tạo ra con lai F2 có 75% máu lợn rừng.
Tuy nhiên, việc có được các con đực giống lợn rừng thuần chủng là rất khó
khăn, cho nên trong chăn nuôi lợn rừng hiện nay, người ta chủ yếu là nuôi các
con lai (giữa lợn đực rừng thuần chủng với lợn nái địa phương). Vì vậy, giá
giống lợn rừng lai trong những năm gần đây là rất cao, có khi tới 200.000 đ/kg.
Dù giá lợn giống cao, nhưng trong một số năm gần đây nhiều hộ chăn nuôi
ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú… thuộc các tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đã hăm hở bắt tay vào việc nuôi lợn
rừng lai. Hộ nuôi ít thì nuôi một số con, còn hộ nuôi nhiều thì tập trung thành
trang trại nuôi với qui mô hàng trăm con và bước đầu đã cho kết quả tốt.
Từ đó, mô hình nuôi lợn rừng lai phát triển mạnh ra các tỉnh từ miền trung,
khu vực miền tây nam bộ, vùng trung du miền núi phía bắc. Đây là giống lợn dễ
nuôi, ít bệnh tật, thức ăn dễ kiếm và rẻ tiền, chúng mau lớn trong điều kiện nuôi
nhốt như cách nuôi lợn nhà hoặc nuôi thả tự nhiên.
Vì chất lượng thịt tốt (ít mỡ và có tỷ lệ nạc cao), phẩm chất thịt thơm ngon
nên thịt lợn rừng được thị trường ưa chuộng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí minh và các trung tâm thành phố nơi quy tụ nhiều quán ăn,

10
nhà hàng… thì thịt lợn rừng, thịt lợn rừng lai được tiêu thụ mạnh, và thực tế cho
thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm này còn rất cao.
Như vây, có thể nói rằng, việc nuôi lợn rừng lai đã trở thành một nghề
chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng ra nhiều vùng
trong cả nước.

Hình 1.1: Nuôi lợn rừng lai
1.2. Nuôi lợn nuôi thả.
Từ lâu người dân vùng núi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng Tây
Nguyên đã có tập tục nuôi thả rông gia súc. Quá trình nuôi lợn thả rông là quá

trình chăn nuôi dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ban ngày, lợn được thả tự do,
tự tìm kiếm thức ăn, đến tối khi lợn về nhà người dân mới cho lợn ăn thêm.


11

Hình 1.2: Vùng núi và trung du, nơi có điều kiện để nuôi lợn nuôi thả
Như vậy, chăn nuôi theo phương thức này, cho dù lợn có thể tự tìm kiếm
thêm được thức ăn từ tự nhiên, nhưng tỷ lệ hao hụt rất cao, năng xuất chăn nuôi
thấp, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt và hiệu quả chăn nuôi không cao. Vì
vậy, mô hình chăn nuôi thả rông đàn lợn hiện nay ít được áp dụng.

Hình 1.3: Lợn nuôi thả phải có hàng rào bảo vệ

12
Để hạn chế hao hụt, tăng hiệu quả chăn nuôi, người dân đã làm chuồng và
thực hiện quá trình bán nuôi nhốt. Theo phương thức này, lợn được tự do, vận
động và tìm kiếm thêm thức ăn trong khu nuôi thả. Khu nuôi thả được thiết kế
có hàng rào bảo vệ. Trong khu nuôi thả có hệ thống chuồng trại, hệ thống máng
ăn, máng uống để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, theo dõi. Đặc biệt, nuôi
theo phương thức này lợn được vận động hàng ngày trong khu chăn thả, tránh
được tỷ lệ hao hụt và nâng cao phẩm chất thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.
Các giống lợn nuôi theo phương thức này chủ yếu là các giống lợn địa
phương như lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Mẹo (Nghệ An), lợn Sóc (vùng
Tây nguyên), Lợn Mán (Tuyên Quang, Hòa Bình ) .
Đây là các giống lợn có nguồn gốc tại địa phương, lợn có da dày và
thường có lông đen, thích nghi cao với điều kiện khí hậu địa phương, chịu đựng
được kham khổ, thức ăn dễ tìm, chất lượng thịt đáp ứng được nhu cầu người tiêu
dùng.



13
Hình 1.4: Mô hình lợn nuôi thả tại Tân Sơn – Phú Thọ

Vì vậy, mô hình nuôi lợn nuôi thả hiện nay đã được người dân vùng trung
du, vùng núi áp dụng và phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô
hình nuôi lợn Lửng ở huyện Thanh Sơn, huyện Tân sơn (Phú Thọ), mô hình
nuôi lợn Mán tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
2. Một số thuận lợi, khó khăn của việc nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.
2.1. Một số thuận lợi
- Thị trường rộng lớn:
Thịt lợn rừng lai, lợn nuôi thả có tỷ lệ mỡ thấp, chất lượng thịt thơm ngon
nên được thị trường ưa chuộng. Hiện nay các nhà hàng, tiệm ăn của các thành
phố lớn trong cả nước đang có nhu cầu tiêu thụ một số lượng lớn đặc sản này. Vì
vậy, trước mắt thịt lợn rừng lai, thịt lợn nuôi thả chưa đáp ứng được hết nhu cầu
của người tiêu dùng.
- Nuôi lợn rừng lai dễ nuôi như lợn nhà:
Chỉ có lợn rừng thuần chủng mới còn chất hoang dã trong thời gian mấy
tháng đầu mới bắt về thuần dưỡng mà thôi. Bằng chứng là những con lợn đực
nuôi làm giống lâu ngày chúng cũng mau thuần tính, dạn dĩ, dễ dạy và cũng biết
thân thiện với người nuôi.
Với những con lợn rừng lai, nhất là những con thuộc thế hệ F2, F3, tuy vóc
dáng bên ngoài vẫn giống lợn rừng, nhưng tính nết rất thuần, giống hệt lợn nhà
nên rất dễ nuôi.



14


Hình 1.5: Lợn Mường Khương – Lào Cai
- Thức ăn cho lợn dễ kiếm và rẻ.
Nuôi lợn rừng lai, lợn nuôi thả khâu tìm kiến thức ăn không tốn kém bằng
nuôi lợn nhà vì cách ăn uống của lợn rừng lai, lợn nuôi thả rất kham khổ.
Trong khẩu phần ăn của lợn rừng lai, đa số thức ăn có nguồn gốc thực vật
mà trong đó rau cỏ tươi và các loại củ quả chiếm đến 90%. Lợn rừng lai ăn được
nhiều loại cỏ hỗn hợp. Thức ăn tinh chỉ chiếm khoảng 10% trong khẩu phần ăn
hỗn hợp. Trong khi đó với lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì thức ăn
tinh là chủ yếu.
Một con lợn rừng lai trưởng thành, mỗi ngày chỉ ăn khoảng vài kg rau cỏ,
củ quả, và vài trăm gam thức ăn tinh. Như vậy, có thể nói nuôi lợn rừng lai việc
tìm kiếm thức ăn vừa dễ lại vừa rẻ tiền, gần như địa phương nào cũng có sẵn.
- Công chăm sóc thấp:
Nuôi lợn rừng lai, lợn nuôi thả công chăm sóc không nhiều. Ngoài việc vệ
sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh úng ngập, hàng ngày nên cho lợn ăn đúng bữa,
cho ăn no nê với thức ăn tươi, sạch sẽ và bổ dưỡng. Mặt khác, nên thường xuyên
theo dõi sức khỏe của từng con lợn nuôi, để nếu phát hiện con nào bị bệnh thì
tìm cách chữa trị kịp thời.

15
Nếu nuôi lợn nái, nên theo dõi sát sao đến hiện tượng động dục của chúng,
để cho phối đúng kỳ hạn, và ghi ngày phối giống để tiện theo dõi sự sinh sản tốt,
xấu ra sao của từng con nái một

Hình 1.6: Lợn nuôi thả công chăm sóc thấp và ít tốn thuốc men
- Ít tốn thuốc men:
Lợn rừng lai có sức đề kháng mạnh nên ít bệnh. Thông thường giống này
cũng có bị chung những bệnh như lợn nhà, nhưng do có sức đề kháng tốt nên
nhiều bệnh được lướt qua. Chỉ có một số bệnh lợn rừng lai thường gặp như tiêu
chảy (do nhiều nguyên nhân gây ra), bệnh ký sinh trùng ngoài da Khi phát

hiện, nên chữa trị kịp thời, đừng ngạy tốn kém vì thuốc thu y thường rẻ chứ
không cao giá như thuốc dành riêng cho người.
2.2. Một số khó khăn
- Tốc độ lớn của lợn rừng, lợn nuôi thả chậm

16
Do cuộc sống hoang dã, lợn rừng có tốc độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi,
chúng mới chỉ nặng được 30 - 40Kg. Nhiều con lợn cái động dục và phối giống
lần đầu ở 7 - 8 tháng tuổi khi chỉ năng trên dưới 20 kg, vì vậy lợn rừng thường
có số con để ra mỗi lứa thấp, từ 5 - 8 con. Lợn con sơ sinh rất nhỏ chỉ vài ba
lạng một con. Lợn con thường được lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi chúng
lại tiếp tục mang thai. Thời gian này có khi kéo dài đến 3 - 4 tháng. Do vậy, lợn
rừng thường đẻ 1,2 – 1,3 lứa/năm.
Cũng do cuộc sống hoang dã ở rừng, nên chúng có thân mình hẹp, da dày,
bụng gọn, chân cao, chắc, đi đứng trên tám ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh
nhẹn. Thân hình lợn rừng rất thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế dưới
đất để làm thức ăn. Mõm lợn rừng nhọn, thẳng và chắc. Nó rất phù hợp với việc
đào hang hốc để ẩn náu, che mưa, che nắng Lợn rừng cũng rất dễ bị “giật
mình” mỗi khi có tiếng động lạ, tiếng người lạ nó thích được chạy nhảy tự do
thoải mái trên các bãi rộng rãi, có cây bóng mát.

Hình 1.7: Lợn nuôi thả 10 tháng tuổi
- Khó tìm kiếm giống lợn rừng:
Với nghề nuôi lợn rừng, lợn rừng lai thực chất rất khó có thể nuôi được
những con lợn rừng thuần chủng 100%. Chỉ có một số nơi bắt được lợn rừng về,

17
sau đó nuôi dưỡng, thuần hóa để nuôi những con lợn đực. Tuy nhiên tỷ lệ thuần
hóa lợn rừng thấp vì bản tính nhút nhát, rất hung dữ của lợn rừng.
Vì vậy, trong chăn nuôi lợn rừng, người ta cố gắng cho lai tạo ra những

con lai có nhiều máu lợn rừng để nuôi. Tuy nhiên, trở ngại trước mắt với những
người nuôi lợn rừng lai hiện nay là khan hiếm con giống. Theo thời giá, giá lợn
giống khoảng 200.000 đ - 250.000 đ/kg, vậy con giống 5 kg đã có giá hơn
1.000.000 đ. Trong khi đó giá lợn hơi rừng lai chỉ khoảng 60.000 đ/kg.
May một điều, lợn là giống đẻ sai, mỗi năm được khoảng 2 lứa, và mỗi lứa
trung bình được 6 - 7 con, nên trong tương lai không xa, khi chúng ta đã tạo
được thế hệ con lai F4, thì vấn đề con giống không còn là một trở ngại lớn. Giá
lợn con từ đó sẽ sụt giảm, giúp người chăn nuôi tăng được lợi nhuận .
- Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh:
Cho dù nhu cầu thịt lợn rừng lai và lợn nuôi thả của thị trường còn khá
cao, tuy nhiên nhu cầu này bấp bênh và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nếu
điều kiện kinh tế khá giả thì nhu cầu về thịt lợn rừng và thịt lợn nuôi thả sẽ
nhiều, giá sẽ cao và tăng lợi nhuận khuyến khích người chăn nuôi.
Ngược lại, khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu về loại sản phẩm
này sẽ bị sút giảm, dẫn tới giá sẽ giảm và ảnh hưởng tới người chăn nuôi.

18
Bài 1: Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả

Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm giống lợn rừng, lợn nuôi thả và phương pháp lai tạo
nhằm chọn được các giống lợn rừng, lợn nuôi thả phù hợp với điều kiện chăn
nuôi của địa phương.
A. Nội dung.
1. Đặc điểm một số giống lợn rừng, lợn nuôi thả
1.1. Đặc điểm một số giống lợn rừng
1.1.1. Lợn rừng Việt Nam
1.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình



Hình 1.1.1. Lợn rừng Việt Nam
* Đặc điểm chung
Khi ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con đã có phản xạ đứng dậy ngay. Trong thời
gian 2 - 4 phút lợn con tự tìm đến vú mẹ và có phản xạ bú ngay: động tác bú mẹ
là vừa bú vừa thúc vú. Trong quá trình tìm vú và tranh bú thường những con có
khối lượng lớn (khỏe) sẽ tranh bú ở những vú phía trước, còn con nhỏ thường
phải bú vú sau cùng. Con sinh ra đầu tiên thường là những con có khối lượng sơ

19
sinh nhỏ nhất trong đàn. Sau khi bú sữa đầu, lợn con thường tìm chỗ kín và ấm
để nằm và thường nằm chung, tụm vào một nơi. Về mùa lạnh lợn thường chui
vào rác hoặc vật khác miễn là phủ kín mình và nằm thành “đống”. Khi có tiếng
động hoặc tiếng khua mạnh thì lợn con phản xạ rất nhanh phát ra tiếng kêu đồng
thanh, chạy nhanh về phía mẹ và tập trung thành cụm. Đặc biệt khi thấy con vật
lạ thì lợn con thường quay đầu ra phía trước để quan sát và phòng thủ tự vệ “tập
thể”
Màu lông
Lợn rừng có màu lông không đồng nhất trên cơ thể, nó được phân chia
theo từng vùng khác nhau và thay đổi theo tháng tuổi, đặc biệt giai đoạn nhỏ
khác hoàn toàn với giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn nhỏ: toàn thân có nhiều
màu vàng thâm, đen, bạc, hung như màu lá rụng (lá vàng,đen, khô, thâm).
+ Màu lông sơ sinh
Hai bên mình cách dọc sống lưng 1 - 1,5cm là sọc đầu tiên chạy liên tục từ
phía sau mông cho tới sau hốc tai. Mỗi bên bao gồm 6 sọc: 3 sọc đậm thường là
màu vàng sọc dưa bở và 3 sọc màu nâu đen. Hai bên đối xứng nhau, riêng 2 sọc
đối xứng gần sống lưng là sọc liên tục còn lại là sọc ngắt quãng làm 2 hoặc 4
đoạn có xen kẽ. Phần dưới bụng là màu trắng bạc. Các sọc này đậm nét từ ngày
thứ 10 đến ngày thứ 60, từ ngày 61 trở đi bắt đầu chuyển màu nhạt dần cho tới
khi được 4 tháng và trở thành màu hung bạc hoặc nâu đen từ tháng thứ 6 - 7.


20


Hình 1.1.2. Lợn rừng sơ sinh, trưởng thành
Màu lông giai đoạn trưởng thành
Hai bên má màu bạc, vùng bụng màu trắng đục, còn lại toàn thân màu nâu
hung hoặc đen hung. Lông dựng đứng, chĩa ra và cứng (Trong trường hợp màu
nâu hung hoặc màu vàng cháy lông dày, mượt là lợn mọi hoặc lợn Ba Xuyên
Việt Nam hoặc lợn mọi của đồng bào dân tộc Mèo, Thái Lan nuôi ở phía Bắc,
loại lợn này cũng có lông chụm 3 ở phía lưng, có khác nhau giữa lợn rừng Việt
Nam và lợn Rừng Thái Lan. Khi trưởng thành toàn thân lợn được chia làm 3 loại
màu đặc trưng đó là loại nâu hung, loại đen và loại xám đen ở cả hai giống Việt
và Thái.

21

Hình 1.1.3. Lợn rừng trưởng thành
Cách bố trí và phân vùng lông: Lông được bố trí thành cụm chụm 3 lông
thành cụm hình tam giác đều: Vùng gáy và chạy dọc sống lưng tới nửa lưng là
lông cứng, chân lông to và tốt tạo thành dọc lông Bờm. Vùng lông này thường
dựng đứng khi có phản xạ tự vệ hoặc khi thực hiện phản xạ giao phối. Còn lại là
lông nhỏ và mịn hơn đối với các vùng gần bụng (giao đoạn nhỏ). Càng lớn lên
thì lông càng phát triển.

22

Hình 1.1.4. Lông bờm
Mật độ lông: Lợn rừng Việt Nam có bộ lông dài, rậm hơn và cứng, đối
với màu sắc thì lợn rừng Việt Nam màu sắc đậm và rõ nét. Khi trưởng thành
toàn thân lợn được chia làm 3 loại màu đặc trưng đó là loại nâu hung, loại đen

và loại xám đen.


Hình 1.1.5. Màu lông loại đen và xám đen
Phần đầu: Đầu dài, thon, mõm dài hơn lợn nhà (đối với lợn đưa từ rừng
về thường là mõm dài). Má gọn, không phệ. Đặc biệt màu lông phần đầu đều là

23
một màu bạc hoặc màu đen sáng, hai bên má là hoàn toàn màu bạc má (chiếm
86% - 88% trong tổng số lông má). Lợn rừng Việt Nam đầu dài, mõm dài, thon,
gọn.
Răng: Hàm răng dưới bố trí 4: 4: 4 (bốn răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng
hàm). Răng hàm trên: 2: 4: 4 (hai răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm) Răng
nanh hàm trên phát triển hơn 2 răng nanh hàm dưới và chìa ra ngoài, 4 răng cửa
trước dưới và 2 răng cửa trước trên chụm thành hình máng nhọn chìa ra phía
trước như hình mũi tên.
Tai: Tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước, không cụp như lợn nhà,
phù hợp với phát hiện tiếng động từ xa. Đối với lợn rừng Việt Nam tai nhỏ
đứng.
Mắt: có 2 mắt tròn, màu nâu, hàng mi trên phát triển hơn hàng mi dưới,
tuyến lệ phát triển bình thường, phản xạ mắt ban đêm nhanh hơn ban ngày.
Phần mình: Mình thon hình trụ, bụng gọn đặc biệt là lợn đực. Ở con lai
hoặc lợn địa phương thì bụng xổ, da dày tích mỡ.
Chân: Lợn rừng 4 chân cao, 2 chân sau dài hơn 2 chân trước tạo thành thế
lao người về phía trước, phù hợp với điều kiện phòng vệ bỏ chạy trốn khi nghe,
hoặc phát hiện ra một động thái nào cho dù đó là âm thanh hay tiếng động đó là
lành hay dữ. Bốn móng bao gồm 2 móng treo trên thường kém phát triển, 2
móng tiếp giáp đất chụm, nhọn, màu đen chắc: Tạo bước đi nhẹ nhàng, tránh
tiếng động và tiếp giáp chắc vào mặt đất, màu lông chân đen hung (một số con
có móng và lông lang đen đó là con có máu lai với lợn nhà). Đối với lợn rừng

Việt Nam: chân nhỏ, móng chụm và đen thẫm.
Vú: Lợn rừng Việt Nam có từ 8-12 vú: trong đó 97% là 10 vú, 2,5 % 12
vú, 0,2% có 8 vú và 0,3 % có từ 1-3 vú kẹ.
Đuôi: Lợn rừng có đuôi nhỏ vót hình đuôi chuột, có chùm lông hình dẻ
quạt ở cuối đuôi như lợn nhà và đuôi kém phát triển hơn lợn nhà.

24
1.1.1.2. Tập tính và khả năng sản xuất
Tập tính đi lại: Lợn rừng con: từ 1-3 ngày tuổi lợn thích nằm chỗ kín và
ấm (dù mùa hè thì lợn vẫn thích chui vào rác hoặc nơi có nhiệt độ cao), hầu hết
thời gian dành riêng cho ngủ, ngoài thời gian bú mẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi lợn
thường chơi đùa ra nơi có ánh nắng, đặc biệt khi thời tiết nóng nực thì chúng
thích vầy nơi có nước hoặc bùn. Đối với lợn trưởng thành thích cà người vào
thân cây hoặc bờ tường, bờ rào và thích gặm vỏ thân cây (động tác mài răng
nanh).
Lợn rừng mẹ: Lợn rừng giống lợn nhà ở chỗ, sau khi ăn no đều nằm nghỉ sau đó
mới dành thời gian cho nô đùa. Thời gian đi lại trong ngày nhiều hơn thời gian
ngủ nghỉ, đặc biệt là lợn trưởng thành và lợn đực: Thời gian hoạt động nhiều
nhất trong ngày vào lúc từ 7giờ30 đến 10giờ30, và từ 14giờ30 đến 17 giờ. Thời
gian nghỉ, ngủ thường tập trung vào trưa từ 11giờ30 đến 13giờ30 và vào ban
đêm.

Hình 1.1.6. Tìm các vũng nước khi thời tiết nóng

×