BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THÙY HƯƠNG
CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN DÂN TỘC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng, Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: TS. Lê Đức Niêm
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02
năm 2015
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng
trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực phải tăng
nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành
nghề và trình độ đào tạo. Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở
nước ta còn thấp, mới đạt trên 25%, trong đó lao động qua đào tạo
nghề còn rất thấp, khoảng trên 13% . Tình trạng các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài “khát lao động có
kỹ thuật” ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, thị trường lao động ở
Việt Nam đang rơi vào tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, thiếu những
chuyên gia có trình độ cao, thiếu những công nhân lành nghề, lao
động nông thôn chủ yếu chưa qua đào tạo nghề, năng suất lao động
thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10),
xếp thứ 11/12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Đây cũng là
nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
còn thấp. Vì vậy, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường lao động, cần phải nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Tình
hình trên đòi hỏi không những đào tạo nghề phải được đầu tư phát
triển mạnh, tăng nhanh quy mô mà thông qua quá trình đào tạo,
người lao động mới có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của
mình, góp phần nâng cao năng suất lao động. Như vậy, có thể nói
rằng, giáo dục đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong việc phát
triển nguồn nhân lực.
2
Đắk Lắk là một tỉnh đang phát triển, có 46 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó chủ yếu là Ê - đê, M’nông. Thời gian qua,
hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá, kể cả về
số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo. Tuy
nhiên, nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn và yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khu vực
thành thị là 40,50% so với lực lượng lao động khu vực thành thị, tỷ
lệ tương ứng ở khu vực nông thôn là 18,58%[2] . Vì vậy hiện nay
tỉnh Đắk Lắk chủ trương tăng cường đầu tư cho đào tạo nghề, đồng
thời đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, bảo đảm thực hiện công bằng xã
hội về học nghề cho mọi người, tạo điều kiện phổ cập nghề cho
thanh niên và người lao động, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề cho
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo để phát triển nông nghiệp, nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc tăng cường đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc không
những tạo điều kiện cho địa phương có đội ngũ lao động dồi dào,
nâng cao thu nhập mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn.
Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Các giải pháp đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được lý luận về đào tạo nghề .
- Phân tích, đánh giá thực trạng về đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động về đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập trong khoảng
thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp
thống kê. Các chỉ tiêu sử dụng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân…
- Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên chương trình
EXCEL.
4.2 Phương pháp phân tích
Dùng phương pháp phân tổ theo ngành nghề, kết cấu dân tộc,
hệ đào tạo một số tiêu chí khác có liên quan.
+ Thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối phản ánh thực trạng
đào tạo nghề, số bình quân phản ánh mức độ đảm nhận công việc
của giáo viên, điều kiện làm việc của học sinh tốt nghiệp.
+ Thống kê so sánh: So sánh dùng số tuyệt đối và số tương
đối. So sánh tuyệt đối biểu hiện quy mô giá trị của một số chỉ tiêu
kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. So sánh
tương đối biểu hiện quan hệ so sánh trong mức độ của đối tượng
nghiên cứu, thể hiện mức độ phổ biến, kết cấu của các hiện tượng
trong tổng thể nghiên cứu.
4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài là một minh chứng thêm
cho việc phát triển hệ thống đào tạo nghề về quy mô và chất lượng
đáp ứng nhu cầu học nghề lập nghiệp của thanh niên dân tộc trên địa
bàn tỉnh ĐăkLăk hiện nay.
6. Bố cục đề tài
Gồm phần mở đầu và 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc
trên địa bàn tỉnh Đăklăk.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăklăk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN DÂN TỘC
1.1.1 Các khái niệm
a. Đào tạo nghề
b. Lao động qua đào tạo nghề
Như vậy có thể đưa ra khái niệm Lao động qua đào tạo nghề:
5
1.1.2. Thanh niên và những đặc điểm của thanh niên
dân tộc ảnh hưởng đến đào tạo nghề
a. Quan điểm về thanh niên và lực lượng lao động thanh
niên
b. Những đ ặc đ iểm của thanh niên ảnh hưởng đến
đ ào tạo nghề và tạo việc làm
1.1.4 Đặc điểm đào tạo nghề
1.1.5 Những đặc điểm của đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc
1.2. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC
1.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo
1.2.2 Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề
và nhu cầu học nghề của người lao động
1.2.3. Lựa chọn hình thức đào tạo nghề cho thanh niên
dân tộc
1.3.2. Quy mô, chất lượng lực lượng lao động và tình hình
việc làm cho TNDT
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC
1.4.1 Kinh nghiệm của Na Uy
1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.4.3 Kinh nghiệm của các nước trong khu vực
1.4.4 Kinh nghiệm đào tạo nghề ở Việt Nam
a. Thực tiền công tác đào tạo nghề tại Việt Nam
b. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc ở Việt
Nam
6
c hiu là dy ngh cho nhng
i có kh ng ch yu sinh sng c
bia bàn tnh. o ngh ng thanh niên
dân tc v to thu nhng, va
i quyc v vic
làm cho xã hm cng là thanh niên dân tc ,
nên viN cn phi có nhng cách thc t chc phù hp vi tng
xây d p,
chúng ta phi trin khai mt s ni dung ch yu sau:Muo
c ht phnh mnh nhu cu s dng
qng ci hc ngh la chn hình thc
u kin t nhiên, yu t hc vn
và k c ca lng trc tip ti kh
c ngh. lý lun v ng thanh niên
dân tc mà t thc tra bàn tnh
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐĂKLĂK
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh
Đăklăk tác động đến phát triển đào tạo nghề trên địa bàn.
Về điều kiện tự nhiên
Về kinh tế xã hội
7
2.1.2 Khái quát hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
Đăklăk
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có rất nhiều chính
sách nâng cao chất lượng lao động. Nhưng nhìn chung, chất lượng
lao động của tỉnh còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả
nước, vẫn chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
Với tỷ lệ 53,55% dân số toàn tỉnh là dân tộc thiểu số, lực
lượng thanh niên là dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ tương
đương, hầu hết là sống tại khu vực nông thôn (chiếm 68,7%). Vì vậy,
vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc là
điều quan tâm, trăn trở của Ủy ban nhân dân tỉnh và của ngành lao
động - thương binh xã hội. Tuy tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh tương đối
thấp nhưng việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số chất lượng
không cao, thu nhập thấp. Thanh niên dân tộc thiểu số không có
nhiều cơ hội về việc làm ở khu vực đòi hỏi trình độ tay nghề cao mà
chỉ là những công việc đơn giản. Việc dạy nghề cho đối tượng này
cũng gặp nhiều khó khăn do mặt bằng trình độ văn hóa thấp, khả
năng tiếp thu trong học các nghề kỹ thuật gặp nhiều hạn chế.
Do vậy, việc dạy nghề cho thanh niên dân tộc tại Đăklăk đòi
hỏi phải có phương pháp riêng, phù hợp với khả năng tiếp thu của
học viên.
2.1.3 Một số đặc điểm của đồng bào dân tộc ở ĐăkLăk ảnh
hưởng đến đào tạo nghề
* Từ những đặc điểm của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk Lắk, có
thể thấy thanh niên dân tộc trong trường nghề có những đặc điểm
ảnh hưởng đến đào tạo nghề như sau:
- Tâm lý học xong hầu như không muốn làm việc xa gia đình
"ly nông chứ không ly hương”. Vì vậy quá trình lựa chọn trường đào
tạo và cơ sở làm việc sau này thường bị ảnh hưởng về mặt địa lý.
8
Thanh niên dân tộc thiểu số thích chọn trường đào tạo và nơi làm
việc gần địa phương nơi sinh sống.
- Hầu hết học sinh chọn nghề theo nhóm bạn, theo ý thích,
theo cảm tính; chỉ vào học nghề sau khi không đậu vào đại học hoặc
không trúng tuyển vào các ngành công an, sĩ quan quân đội, trường
sư phạm, trường y
- Tính cộng đồng rất cao, múa hát tập thể và rượu cần là một
nét văn hoá đặc trưng của họ, học sinh dân tộc cũng hay uống rượu.
Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh.
- Trung thực, thẳng thắn, có tính tự ái, tự ty cao. Khi học sinh
bị xuống lớp, chỉ dưới 50% học lại (đối với trường dân tộc nội trú),
hoặc chỉ khoảng 30-35% học lại đối với các trường nghề; khi bị xúc
phạm hoặc chạm vào lòng tự ái họ sẵn sàng bỏ học, bỏ việc. Giáo
dục học sinh cá biệt tốt nhất là phải ân cần, nhẹ nhàng thông qua
cộng đồng hơn là các hình thức kỷ luật, rất nhạy cảm với tình hình
chính trị.
- Ham thích văn nghệ thể thao, hoạt động ngoài trời, không
muốn gò bó trong khuôn khổ kỹ luật.
- Ham muốn học cái mới nhưng ít kiên trì và cẩn thận.
- Trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt nên thích học thực hành,
thực tế.
- Tình yêu nam nữ thể hiện rất sớm, họ sẵn sàng nghỉ học vì
tình yêu.
- Khả năng ngôn ngữ có hạn nên trong quá trình đào tạo gặp
nhiều khó khăn.
- Trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội thấp hơn so với người
Kinh cùng bằng cấp; bắt chước cái mới, cái lạ rất nhanh, ít nghĩ tới
kết quả về sau.
9
- Khả năng tài chính có hạn nếu không được bao cấp trong
học nghề họ khó có thể theo học được.
2.2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
a. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề trong các lĩnh vực
kinh tế
b. Nhu cầu học nghề của thanh niên dân tộc
Theo kết quả đợt điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Đăklăk năm 2011, do Tổng cục dạy nghề
phát động, kết quả có khoảng trên dưới 50 nghề được nhận biết trong
cuộc khảo sát, với 3.191 LĐ có nhu cầu học nghề ở 3 cấp trình độ
Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Trong đó Cao đẳng
nghề có 8 nghề LĐ có nhu cầu học, với 252 LĐ chiếm 7,8% nhu cầu
học nghề; Trung cấp nghề có 28 nghề LĐ có nhu cầu học, với 863
LĐ chiếm 27,04% nhu cầu học nghề; và Sơ cấp nghề có 49 nghề LĐ
có nhu cầu học, với 2.076 LĐ chiếm 65,06% nhu cầu học nghề.
c. Một số yêu cầu của thanh niên dân tộc đối với công tác
đào tạo nghề
2.2.2. Xác định chương trình và hình thức đào tạo
Về hình thức đào tạo, đa dạng với các hình thức: đối với đối
tượng học tại thôn, buôn chủ yếu là đào tạo ngắn hạn dưới 1 năm
thường không tập trung,còn đối với những thanh niên tập trung
tham gia học tại các cơ sở ĐTN thì có hai hình thức là trung cấp
nghề thời gian từ 2 đến 3 năm và hệ cao đẳng nghề là 3 năm.
Chính vì lí do tỷ lệ LĐ qua đào tạo với những những hình thức
chính qui và tập trung như vậy nên tỷ trọng LĐ qua đào tạo được
cấp bằng khá cao và có chất lượng. Phần lớn TNDT sau khi tốt
nghiệp đều tìm được việc làm tương ứng.
10
Về tình hình thực hiện chương trình ĐTN, thực tế khảo sát cho
thấy người LĐ sau khi được tuyển dụng việc áp dụng những kiến
thức và kỹ năng tay nghề, thì có tới gần 75% đã đạt yêu cầu tuyển
dụng của các DN và có khoảng 25% là phải đào tạo mới do doanh
nghiệp tự tổ chức đào tạo. Tất nhiên, trong quá trình này doanh
nghiệp sẽ đóng vai trò chính trong việc xây dựng chương trình ĐTN
cho LĐ theo yêu cầu của DN.
2.2.3. Lựa chọn phương pháp và cơ sở đào tạo
Các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh phát triển chậm. Hiện nay,
chỉ có 01 Trường Cao Đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây nguyên,
trực thuộc UBND tỉnh Đăklăk là đơn vị công lập vừa thực hiện ĐTN
cho đối tượng dân tộc thiểu số,03 trường trung cấp nghề nhưng chủ
yếu đào tạo cho đối tượng dân tộc kinh. Ngoài ra, còn có một vài cơ
sở, làng nghề truyền thống có chức năng đăng ký hoạt động dạy
nghề với mạng lưới dạy nghề mỏng , qui mô tuyển sinh nhỏ, thiếu cơ
sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề, nên điều này
cũng rất khó khăn cho việc cung ứng LĐ qua ĐTN (Bảng 2.2) ở
cuốn luận văn chính.
Theo kết quả điều tra nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh Đăklăk
thì có có khoảng 70% số LĐ đang làm việc tại các DN đã được học
nghề trước khi tuyển dụng vào làm việc và hơn 30% còn lại chưa
qua ĐTN trước khi được tuyển dụng. Việc tuyển sinh đóng vai trò
quan trọng đến số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường. Đây là
nguồn cung HSSV của quá trình đào tạo sau khi đã xem xét đến các
điều kiện xét tuyển. Bảng 2.3 thể hiện số HSSV đăng ký vào trường,
số học sinh trúng tuyển và số thực nhập trong các năm gần đây.
Như vậy, số lượng HSSV đăng ký vào các trường khá đông
qua các năm, chứng tỏ khâu quảng bá, tuyển sinh khá tốt. Tuy nhiên
11
do chất lượng đầu vào tuyển sinh đối với các ngành cao đẳng hoặc
trung cấp nghề tin học, kế toán yêu cầu khá cao nên số HSSV trúng
tuyển còn hạn chế. Mặt khác, thị trường đào tạo nghề ở Đắk Lắk
đang mở rộng tạo ra cơ hội lựa chọn nhiều cho HSSV nên số lượng
học sinh nhập học chỉ chiếm khoảng 75%.
Bng 2.4 S ng HSSV phân theo gii tính và dân t
(c trình bày cun chính lu)
Thống kê số HSSV năm học 2013 cho thấy hệ Trung cấp nghề
chiếm tỷ trọng lớn (64%), là ngành đào tạo chính của các trường. Hệ
Cao đẳng nghề đã từng bước phát triển và là một bộ phận quan trọng
trong xu hướng phát triển trong thời gian tới. Trung cấp nghề với
thời lượng đào tạo ngắn hơn và chi phí thấp hơn được xem là cơ hội
tốt cho giới nữ. Càng lên cấp học cao, lượng HSSV nữ càng ít hơn
(38%). Vì ĐTN cho thanh niên dân tộc ở khu vực Tây Nguyên nên
số lượng học viên dân tộc thiểu số chiếm 77% tổng số HSSV toàn
trường, trong đó dân tộc Ê-đê chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 35%, chứng
tỏ các trường đã chú trọng tới việc nâng cao chất lượng lao động cho
thanh niên dân tộc tại chỗ. Tuy nhiên, các HSSV người Ê-đê lại ít
tham gia vào cấp học cao hơn (21% HSSV Ê-đê học Cao đẳng).
Trong khi đó, HSSV người Kinh lại có xu hướng học Cao đẳng
nhiều hơn học trung cấp 2,6 lần.
Bng 2.5: S ng tuyn sinh các ngh o t 2011 2014 ca
(c trình bày cun chính lu)
Dạy học theo nhu cầu thị trường là hướng đi mới trong ngành
giáo dục, là yêu cầu cấp thiết để các trường, các cơ sở giáo dục có
thể tồn tại và phát triển. Nhận thức được điều đó, các trường nghề đã
từng bước đổi mới phù hợp hơn cả về ngành nghề và cấp học.
12
Qua bảng trên cho thấy số lượng nghề đào tạo có sự biến động
qua các năm. Đối với hệ Trung cấp nghề, năm 2011 mới chỉ có 10
nghề thì năm 2012 đã tăng lên 14 nghề (tăng 14%). Các nghề mới
được đăng ký đào tạo là các nghề đang có nhu cầu trong nền kinh tế
như nghề quản trị kinh doanh lương thực – thực phẩm, nghề kế toán
doanh nghiệp. Các nghề truyền thống và thế mạnh của các trường
vẫn được giữ vững như nghề May và thiết kế thời trang, điện dân
dụng, kỹ thuật máy nông nghiệp, thú y… Tuy nhiên do tác động của
thị trường đào tạo nghề trong tỉnh với sự gia tăng của 01 trường Cao
đẳng nghề và 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp cùng với sự mở
rộng quy mô tuyển sinh của các trường trong khu vực và cả nước,
đặc biệt là khu vực phía Nam, nên từ năm 2011 đến 2014 đã có sự
bình ổn tương đối về số lượng ngành nghề, một số nghề có xu hướng
thu giảm. Cụ thể năm 2013 có 13 nghề, năm 2041 tiếp tục giảm còn
12 nghề. Nguyên nhân sự sụt giảm số học sinh sinh viên (HSSV)
đăng ký vào học các ngành nghề như ngành sửa chữa máy tính, công
nghệ ô tô hay điêu khắc gỗ là do trong quá trình sử dụng lao động tại
các doanh nghiệp, cơ sở lao động, người lao động đã qua đào tạo
chính thức và chưa qua đào tạo chính thức không có sự khác biệt về
thu nhập và điều kiện lao động.
Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng
cao của tỉnh và khu vực, các ngành nghề hệ Cao đẳng lại có xu
hướng được mở rộng. Năm 2011 đã tăng 75% số lượng nghề, các
năm tiếp theo mặc dù tốc độ tăng chậm hơn nhưng luôn có sự ổn
định. Tăng nhiều nhất là các nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
và các nghề dịch vụ như kế toán, thú y.
13
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của giáo viên về mức độ tiếp thu bài học
của HSSV học nghề người dân tộc
5
0
0
20
0
0
14
17
12
10
0
50
57
33
76
20
100
50
24
50
12
50
0
0
BQC
May
Điện
Thú y
Tin học
Kế toán
Môn Lý thuyết
Dưới 30% 30%-50% 50%-80% Trên 80%
2
0
6
0
0
0
10
0
6
20
0
25
50
33
41
40
100
75
38
67
47
40
0
0
BQC
May
Điện
Thú y
Tin học
Kế toán
Môn thực hành
Dưới 30% 30%-50% 50%-80% Trên 80%
14
Theo đánh giá từ phía giáo viên, có khoảng 4/5 HSSV trong
môn lý thuyết và gần 9/10 HSSV tiếp thu môn thực hành hiểu bài ở
mức 50% trở lên. Các ngành thuộc khối kỹ thuật có mức tiếp thu
môn thực hành tốt hơn môn lý thuyết (ngành may 67%, điện 47%,
thú y 40%). Mức độ tiếp thu giữa các nhóm HSSV dân tộc theo thứ
tự từ cao xuống thấp là: dân tộc Kinh – Dân tộc khác – dân tộc Ê-đê.
Việc tăng cường kiến thức bổ trợ cũng yếu tố tích cực ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo và khả năng tìm kiếm việc làm sau khi
ra trường. Tuy nhiên, tỷ lệ HSSV theo học thêm các kiến thức bổ trợ
còn tương đối ít (chỉ khoảng 20%), tập trung vào tăng cường kỹ năng
tin học (47%). Điều này cũng xảy ra đối với các nhóm HSSV dân tộc
thiểu số, trong khi đó có tới 30% học tập ngoài chương trình đào tạo
chính thức của nhà trường.
Chất lượng đào tạo nghề được đánh giá khá tốt 96,67%. Trong
đó các nghề trung cấp nghề được đánh giá là có chất lượng đào tạo
tốt hơn hẳn so với hệ cao đẳng nghề. Điều này cho thấy thời gian đào
tạo dài sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo đúc rút kinh nghiệm và
đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên phù hợp hơn. Chất
lượng đào tạo nghề cao cũng cho thấy cơ hội tìm kiếm việc làm của
HSSV sau khi ra trường là khá rộng. Cụ thể trong từng nghề, chất
lượng đào tạo của các nghề truyền thống (may, mộc, điện, hàn, thú
y) cao hơn hẳn so với các nghề mới (tin, chế biến cà phê, nông lâm,
công nghệ ô tô ). Các nghề thuộc khối kỹ thuật cũng được xem là
thế mạnh của trường trong quá trình đào tạo như nghề mộc, hàn,
điện, xây dựng
các
15
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến xếp loại học lực của HSSV,
mức độ tiếp thu là yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định đối
với chất lượng đào tạo.
Bng 2.7 M tip thu ca HSSV phân theo ngh và dân tc
(c trình bày cun chính lu)
Theo đánh giá chủ quan từ phía HSSV thì HSSV nắm bài
tương đối tốt (54% HSSV hiểu bài 50 – 80%), mức độ tiếp thu này
không chịu ảnh hưởng bởi nhóm nghề đang theo học. Mức tiếp thu
tăng dần từ nhóm ngành kỹ thuật sang nhóm ngành dịch vụ, công
nghệ. HSSV Ê–đê là nhóm có mức tiếp thu bài thấp nhất, chính điều
này dẫn tới xếp loại HSSV của nhóm này có 76% HSSV trung bình.
Vì vậy, nhà trường cần có biện pháp để giúp đỡ HSSV Ê–đê cải
thiện tình hình học tập.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN NGƯỜI DÂN TỘC
2.3.1 Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề đối với
thanh niên dân tộc
Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cũng đầu tư rất
lớn vào cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và đời sống của
HSSV.
B vt cht phc v o ngh cho thanh niên dân
tc (c trình bày cun chính lu)
Số máy tính phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy còn
thấp, đa số là máy tính thế hệ cũ, chưa có nhiều phòng thực hành
chuyên biệt. Một số xưởng thực hành của các nghê còn thiếu độ
thoáng, độ sáng và chưa đảm bảo về độ ồn. Mức độ trang bị máy
chiếu cho mỗi phòng học lý thuyết thì còn rất thấp, gần như không
đáp ứng đủ cho nhu cầu của giáo viên. Chính điều này đã ảnh hưởng
16
lớn đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp của giáo
viên.
2.3.2 Đội ngũ giáo viên
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, các trường cần có một đội ngũ
giáo viên đủ và số lượng và đảm bảo về chất lượng. Nhưng theo
thống kê từ các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh thì số lượng giáo viên
hiện nay đã có sự tăng lên theo quy mô đào tạo qua các năm, tuy
nhiên vẫn còn sức ép, chưa phù hợp với quy định chung của Luật
dạy nghề ban hành. Tỷ lệ HSSV : Giáo viên là 20 : 1, còn khá cao so
với chuẩn 15 : 1 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Mức độ
tương đối giữa HSSV và giáo viên theo từng nhóm ngành được thể
hiện trong bảng như sau:
Bng 2.10 T l HSSV / giáo viên phân theo các ngh
Chỉ tiêu
Số giáo
viên
Số
HSSV
Số
HSS
V
/giáo
viên
Toàn tỉnh
110
2172
20
Nghề Cơ – Điện - xây dựng
30
660
22
Nghề Dệt may và kỹ thuật nữ công
21
438
21
Nghề Tin học và kinh tế
31
537
17
Nghề nông lâm - thú y
13
342
26
Nghề chế biến nông - lâm sản – thực
phẩm
15
195
13
2.3.3 Chương trình đào tạo nghề
Thời gian đào tạo nghề của các trường theo đúng quy định
trong luật dạy nghề. Thời gian đào tạo các khóa khá cứng nhắc, chưa
áp dụng quá trình học theo tín chỉ trong đào tạo nghề để tạo điều
kiện cho người học chủ động về thời gian học tập.
17
Bng 2.12 T l giáo viên tham gia biên so
theo cp trì o ngh
Chỉ tiêu
Tổng số
May
Điện
Thú y
Tin học
Kế toán
Có tham gia
47,62
16,67
52,94
80,00
20,00
25,00
- Sơ cấp
10,00
33,33
0,00
15,38
0,00
0,00
- Trung cấp nghề
60,00
33,33
66,67
61,54
0,00
100,00
- Cao đẳng nghề
30,00
33,33
33,33
23,08
100,00
0,00
Xuất phát từ vấn đề đào tạo theo nhu cầu thị trường, chương
trình khung đào tạo cho các ngành nghề đã được đội ngũ giáo viên
giàu kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng tham gia soạn thảo,
thiết lập. 70% số môn học, mô-đun là chương trình học bắt buộc của
HSSV đã được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chuẩn hóa,
30% là số môn học, mô-đun tự chọn. Mô-đun, môn học bắt buộc đã
gây khó khăn cho quá trình đào tạo vì thực tế có một số môn học quá
khó với trình độ của HSSV trong trường, một số môn tính ứng dụng
không cao. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hợp tác
với nhà trường trong vấn đề tuyển dụng lao động tham gia tích cực
vào việc lựa chọn và chỉnh sửa chương trình khung hàng năm.
Nhiều HSSV và giáo viên cho rằng chương trình gồm quá nhiều
môn học chung như anh văn, chính trị, pháp luật là không cần thiết.
Lượng kiến thức của các môn thực hành phù hợp với HSSV trong trường
hơn là các môn lý thuyết. Đối với các nghề kỹ thuật như nghề may, thú y,
HSSV cũng kiến nghị cần giảm bớt một số môn học lý thuyết với lượng
kiến thức quá nặng, không phù hợp với trình độ tiếp cận của mình. Với
các ngành điện, tin học, nhiều giáo viên cho rằng tính ứng dụng trong
thực tiễn của một số môn học, mô-đun còn thấp, sẽ gây khó khăn cho
HSSV khi tiếp cận thực tế.
18
2.3.4 Ảnh hưởng từ phía người học là HSSV dân tộc ít
người
Bng 2.15 Các yu t n m tip thu ca
HSSV dân ti phân theo ngh và theo dân tc (c trình
bày cun chính lu)
Cũng như bất cứ một đối tượng nào khác, để có thể yên tâm
đầu tư vào học tập, trước hết HSSV phải có mức độ đầu tư thỏa mãn
về mặt tài chính. Theo điều tra sơ bộ, nguồn kinh phí phục vụ cho
học tập có được từ nhiều nguồn khác nhau như từ gia đình, đi vay
vốn ở các ngân hàng, người thân, đi làm thêm Trong đó, đa phần
HSSV đi học dựa trên nguồn cung cấp tài chính từ gia đình (85%),
chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư đi vay, trong đó chủ yếu vay ngân
hàng chính sách xã hội và một số ngân hàng thương mại khác. Ngoài
ra, học trong trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên,
HSSV được hưởng các mức trợ cấp khác nhau. Nhờ có số tiền trợ
cấp này, HSSV đã có thể trang trải nhiều vấn đề trong học tập và
sinh hoạt, và đây cũng là điểm lợi thế của nhà trường khi tuyển sinh
đối với đối tượng là HSSV dân tộc thiểu số.
Bng 2.16 M tha mãn v tài chính ca HSSV các dân tc
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Hoàn toàn
không đáp
ứng
Chưa đáp ứng
đủ
Bình
thường
Hoàn toàn
đáp ứng
Tổng số
11,74
34,74
48,36
5,16
Ê-đê
2,86
38,57
55,71
2,86
Kinh
25,00
22,92
41,67
10,42
Dân tộc
khác
11,58
37,89
46,32
4,21
19
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TỈNH ĐĂKLĂK ĐẾN
NĂM 2020
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐĂKLĂK
3.1.1. Dự báo một số ngành, lĩnh vực KT – XH và KCN có
nhu cầu LĐ qua ĐTN giai đoạn 2012 – 2020
Các ngành, lĩnh vực phi NN
- - may - giày:
-
- - :
-
-
.
20
Tỉnh Đăkalăk hiện nay có 01 KCN trên địa bàn và 03 CCN
đang sử dụng khoảng 23.882 LĐ, trong đó khoảng 10.832 LĐ được
ĐTN. Dự kiến trong giai đoạn 2012 - 2020 nhu cầu tuyển LĐ qua
ĐTN trong KCN và các CCN tăng lên cả về số lượng và chất lượng,
với tổng dự kiến nhu cầu cần khoảng 19.500 LĐ ở các trình độ, trong
đó cần khoảng 8.000 LĐ qua ĐTN ở 3 trình độ, chiếm 45% tổng nhu
cầu, trung bình mỗi năm cần 1.500 LĐ qua ĐTN.
Các ngành nghề và doanh nghiệp trong KCN và CCN có nhu
cầu tuyển LĐ qua ĐTN lớn là: Ngành chế biến xuất khẩu nông sản
với các công ty như: Intimex, Trung Nguyên, An Thái
3.1.2 Quan điểm
3.1.3. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
b. Mục tiêu cụ thể
3.1.4. Phương hướng
a. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với
đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc
b. Nâng cao chất lượng lao động thanh niên dân tộc
thông qua đào tạo nghề để khai thác có hiệu quả các tiềm năng,
lợi thế của tỉnh và tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐĂKLĂK
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, xã hội
và nhất là thanh niên dân tộc về học nghề và việc làm
- Nâng cao nhận thức của doanh nhân về lợi ích của đào tạo
nghề đối với sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham
gia, đóng góp chính vào hoạt động đào tạo nghề., dưới các hình thức
21
như tổ chức các hội thảo, hội nghị, đối thoại với doanh nhân, tổ chức
triễn lãm, ngày hội việc làm…
- Ngành Giáo dục và ngành Lao động Thương binh và xã hội
và Đoàn thanh niên cần phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch để tiếp
tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các
trường trung học cơ sở và trung học phổ thông để định hướng học
sinh học nghề.
3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cường quản
lý nhà nước
- Tăng cường quản lý Nhà nước bằng các chính sách, pháp
luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm.
Đảm bảo mọi hoạt động như: tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, sản xuất kinh
doanh tạo mở việc làm được tự do, thông thoáng trong khuôn khổ
của pháp luật quy ñịnh. Xử lý nghiêm minh theo luật định đối với bất
kỳ tổ chức và cá nhân nào có hành vi vi phạm đến chính sách lao
động và việc làm.
3.2.3. Quy hoạch, quản lý các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo
đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn
3.2.4. Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế
trong đào tạo nghề
3.2.5. Tăng cường hoạt động tư vấn, định hướng nghề cho
thanh niên dân tộc
- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc
phải trở thành nội dung hoạt động chủ yếu và thường xuyên
trong học sinh, sinh viên,có chương trình cụ thể, phù hợp với từng
đối tượng khác nhau:
- Đối với học sinh THPT và cuối cấp THCS: Đoàn Thanh niên
trong nhà trường phải tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên
truyền, tư vấn, định hướng nghề để giúp các em có nhận thức đúng
22
về giá trị nghề nghiệp để sau khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể
đi vào thị trường lao động hoặc học nghề. không nhất thiết chỉ có
con ñường duy nhất là thi vào ĐH, chạy theo bằng cấp.
- Tăng cường thông tin, phát triển hình thức sinh hoạt câu lạc
bộ có nội dung hướng nghiệp cho thanh niên học sinh phổ thông,
nhất là các thông tin về ngành nghề, về đào tạo nghề, thông tin thị
trường lao động và tư vấn cho thanh niên để họ lựa chọn được nghề
đúng với nguyện vọng, sở thích, khả năng và điều kiện hoàn cảnh
của mình, yêu cầu của xã hội. Thông qua các hình thức : Tư vấn mùa
thi được tổ chức hàng năm cho học sinh phổ thông trung học; hay
như tổ chức giao lưu trực tuyến, gặp mặt, đối thoại với các doanh
nghiệp về nghề nghiệp và việc làm
3.2.6. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cả về quy mô và chất
lượng.
- Về mặt số lượng, phấn đấu hạ tỷ lệ HSSV / giáo viên xuống
còn 15/1 (Chiến lược phát triển giáo dục 2010), như vậy các trường
cần tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề để giảm sức ép
về số lượng môn học và số tiết chuẩn phải đảm nhiệm.
- Về mặt chất lượng, cần phải từng bước chuẩn hóa đội ngũ
giáo viên bao gồm cả ba yếu tố: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
và kỹ năng sư phạm dạy nghề.
- Tuyển thẳng đối với những người tốt nghiệp hạng giỏi, xuất
sắc từ các trường sư phạm kỹ thuật hoặc các trường đại học kỹ thuật,
công nghệ có nguyện vọng trở thành giáo viên dạy nghề.
- Khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ tự học –
tự nghiên cứu, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, nâng
cao trình độ ngoại ngữ, tin học để tham khảo các tài liệu khoa học
23
của nước ngoài, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại phục vụ cho
quá trình dạy nghề.
3.2.7 Giải pháp về phía người học là HSSV dân tộc
- Tham khảo các kênh tư vấn, hướng nghiệp để có định hướng
nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và
nhu cầu xã hội.
- Tăng cường tính tích cực trong học tập, thường xuyên tham
gia các hình thức thảo luận nhóm, thực hành, tham quan mô hình.
- Tăng cường khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu ngoài
giờ lên lớp.
- Chủ động tham gia các khóa đào tạo ngoại khóa ngoại ngữ,
tin học, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn,
viết lý lịch
- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt, tích cực tham gia các
hội thi tay nghề, chuẩn bị cho Hội thi tay nghề quốc gia và Hội thi
tay nghề ASEAN.
KẾT LUẬN
Thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên các dân tộc nói
riêng là lực lượng xã hội to lớn, là bộ phận ưu tú nhất của nguồn
nhân lực và luôn luôn có hoài bão được học tập, lao động sáng tạo
cho đất nước và chính mình. Tuy nhiên, thanh niên cũng đang đứng
trước những thử thách lớn về việc làm. Tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm trong thanh niên còn rất lớn. Định hướng nghề nghiệp,
học nghề và tạo việc làm cho thanh niên chưa phù hợp với yêu cầu
của thị trường lao động.
Vấn đề đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên các dân
tộc hiện nay là vấn đề xã hội bức xúc, là nhiệm vụ trọng tâm không