Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.38 KB, 16 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo
phương Đông? Khả năng vận dụng vào Việt Nam?
Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo những tư duy mới
trong công tác lãnh đạo - quản lý cũng là những nhân tố đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Khác với những ông chủ tư bản
trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế
phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm
theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp, những nhà
lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá
trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Các nhà lãnh đạo hiện nay có một
phong cách quản lý mới và hợp lý hơn. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong
cách phù hợp với điều kiện xã hội và ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được
các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá
nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố
quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một
doanh nghiệp. Vậy phong cách lãnh đạo của phương Đông và phương Tây có
gì khác nhau và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh
Việt Nam hiện nay?
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề về
phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay thông qua các nội dung sau:
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm lãnh đạo của
một số nhân vật điển hình
3. Phong cách lãnh đạo theo kiểu phương Tây
2
4. Sự khác biệt giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
5. Vận dụng vào điều kiện của Việt Nam
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay, những nhà lãnh đạo -


quản lý giỏi phải là người có giá trị đối với tổ chức mà họ quản lý. Người lãnh
đạo là người vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa
phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong môi trường
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của tổ
chức. Có thể khẳng định rằng, lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong những
yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp nhưng lại bị ảnh hưởng
nhiều từ các yếu tố của môi trường. Vậy lãnh đạo là gì và tầm quan trọng của
nó như thế nào? Có điều gì khác biệt giữa lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo
phương Đông, khả năng vận dụng chúng ở Việt Nam ra sao?
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó người lãnh
đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức. Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác mà
đôi khi chỉ là sự mị dân. Đó cũng không chỉ là khả năng gây cảm tình, thuyết
phục người khác mà đôi khi đó là kỹ năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh
đạo là nâng tầm nhìn của con người một mức cao hơn, đưa việc thực hiện đạt
tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách con người vượt qua những
giới hạn thông thường.
Trong bất kỳ một gia đình, một tập thể, một tổ chức hay một quốc gia
nào mà không có người lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể
không có đầu, đối với doanh nghiệp thì lãnh đậo là hoạt động quan trọng
nhất.
3
- Tầm nhìn của người lãnh đạo: lãnh đạo thực thụ là người có tầm
nhìn đúng đắn, được ví như hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể có thể
cảm nhận những phản ứng bên ngoài thấy được và nghĩ ra được những giải
pháp tối ưu để điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể tồn tại và phát triển
- Trách nhiệm của người lãnh đạo: là một tấm gương có ảnh hưởng
rất lớn đến cấp dưới, là ngưòi đựợc sự ủy nhiệm của tập thể có bổn phận
giải thích, bảo vệ, thực hiện cho kỳ được những công việc vì lợi ích tối cao
của cả tập thể

- Vai trò của người lãnh đạo: nhân tố trung tâm tập hợp lực lượng
nhằm thực thi mục tiêu của doanh nghiệp một cách tốt nhất
- Định hướng của người lãnh đạo: lãnh đạo là người dẫn đường chỉ
lối cho mọi hoạt động của doanh nghiệp “Một ngưòi lãnh đạo xứng đáng
phải biết cách làm cho đội ngũ của mình thấy những thành quả đạt được,
đồng thời với những nguy hiểm họ đang đương đầu, nhằm dùng những kết
quả đó mà chứng minh rằng họ đang đi đúng hướng”(Carrard).
Như đã nói ở trên, lãnh đạo có rất nhiều đặc trưng khác nhau tuy
nhiên mới chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh
đạo chứ chưa đề cập, xem xét lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt
động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã
hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Sự khác
biệt về vị trí địa lý về lịch sử phát triển của các vùng, miền trên thế giới đã
tạo nên sự đa dạng về văn hoá giữa các dân tộc từ đó dẫn đến những nét đặc
trưng rất riêng đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng như đối với mỗi tổ
chức dù là kinh tế, xã hội hay tôn giáo.
Phương thức lãnh đạo đối với mỗi tổ chức thuộc các nền văn hoá
khác nhau cũng có những nét khác biệt rất căn bản. Người ta thường so sánh
giữa văn hoá phương Tây, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của đạo thiên chúa, nơi
được coi là có trình độ phát triển cao hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, kỹ
4
năng quản trị tổ chức, doanh nghiệp với những giá trị tương tự của phương
Đông, nơi được coi là thuỷ tổ của đạo Phật với những giá trị mang tính nhân
văn của Khổng tử nhưng có một trình độ phát triển tương đối thấp hơn về
kinh tế và khoa học kỹ thuật.
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm
lãnh đạo của một số nhân vật điển hình
Lãnh đạo phương Đông do chưa có nghiên cứu một cách hệ thống
nên chưa thành một học thuyết mà mới chỉ nghiên cứu thông qua quan điểm
lãnh đạo của các học giả. Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi xin đề cập

đến 3 quan điểm lãnh đạo của 3 học giả điển hình phương Đông là Lão Tử,
Lưu Bị và Tào Tháo.
Trước hết là quan điểm lãnh đạo của Lão Tử. Tư tưởng của Lão Tử
được biểu lộ qua cuốn Đạo Đức Kinh, vỏn vẹn chỉ có năm ngàn chữ, thế mà
đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Trung Hoa. Tư tưởng của Lão Tử có
thể khái quát như sau:
- Chống xã hội đương thời: Lão Tử luôn luôn giữ thái độ đả kích tập
tục và chế độ xã hội đương thời, khiến cho tư tưởng và hành vi của Người,
nhất nhất đều trái ngược với tình trạng thực tế trong lúc đó. Lúc đó là thời
đại hiếu chiến, nước nào cũng lo tăng cường binh bị thì Lão Tử bảo rằng:
“Giai binh giả bất tường chi khí”. (Quân lực mạnh, là thứ chẳng lành), và
rằng: "Dĩ Đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ". (Kẻ biết dùng
Đạo mà phò chúa, thì chẳng lấy chiến tranh làm phương tiện, để cưỡng bức
thiên hạ). Đang lúc phần tử trí thức đua nhau chu du liệt quốc, ai nấy cố
gắng thuyết phục vua chúa các nước chấp nhận ý kiến của mình, mong có
thể làm được cái gì đó, thì Lão Tử lớn tiếng cảnh cáo họ rằng: "Thủ thiên
hạ thường dĩ vô sự, kịp kỳ hữu sự, bất túc dĩ thủ thiên hạ". (Được thiên hạ
thường là chẳng gây nên chuyện, nếu đã gây nên chuyện, thì không đủ tư
cách để được thiên hạ). Đó là lý tưởng chính trị trong thuyết "Vô vi" của
Lão Tử.
5
- Chất phác quy chân: Đây là đời sống lý tưởng của Lão Tử. Bối
cảnh dựng lên lý tưởng này có hai mặt: Về mặt chính trị, là thái độ ghét bỏ
hành động bạo lực và đời sống xa xỉ, tâm tư dối trá của tầng lớp quyền thế
trong xã hội đương thời; về mặt cá nhân đã gọi là "Ẩn quân tử", thì chất
phác quy chân (Đời sống đơn giản bình dị, trở về với chân thật, với thiên
nhiên), mới thật là đúng với cảnh sống mà Lão Tử hằng mơ ước.
- Công thành phất cư: Lão Tử cho rằng, mọi thành quả đó, rất có thể
đưa lại tai họa cho con người. Lão Tử bảo: "Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị,
trường nhi bất tể, thi vi nguyên đức". (Sống mà không giữ của, làm mà

chẳng ỷ công, dù lớn cũng không đứng làm chủ tể, đó mới là cái đức
nguyên vẹn) và rằng: "Công toại thân thoái, thiên chi đạo". (Khi đã đạt tới
thành quả rồi thì rút lui ngay, là đúng với lẽ trời) và "Vi giả bại chi, chấp
giả thất chi". (Kẻ ham làm sẽ gặp thất bại, kẻ ôm giữ sẽ bị mất mát).
- Họa phước vô môn: Lão Tử cho rằng, cái lẽ đó không chắc chắn.
Bởi trong quá trình đời người, đâu là họa đâu là phước, thật khó nói lắm.
Lão Tử bảo rằng, họa ư, lắm khi phước nhờ đó mà có; phước ư, biết đâu đó
là căn nguyên của họa. Cho nên đã có chuyện "Tái ông thất mã, yên tri phi
phúc".
- Dĩ nhu khắc cương: Lão Tử tin rằng "Nhu nhược thắng cương
cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên
cường giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm
hơn nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể
thắng nổi nước). Thuyết "Nhu khắc cương", là một trong những đặc điểm
của triết lý Lão Tử.
Từ tư tưởng của Lão tử, nếu phân tích riêng về quan điểm lãnh đạo,
có thể đúc rút từ một trong những giáo huấn của Ông đối với học trò:
“Người lãnh đạo giỏi nhất hiếm khi lên tiếng nói mà chỉ lẳng lặng theo dõi,
động viên tập thể. Người lãnh đạo không thành công khi cấp dưới tán
thưởng, xu nịnh và cuối cùng, họ thất bại khi tập thể ganh ghét, tỵ hiềm”.
6
Những triết lý đạo giáo ấy đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu
của những nhà lãnh đạo sáng suốt. Có thể áp dụng qua điểm đó vào
phương thức lãnh đạo và quản trị nhân lực hiện nay. Có thể hiểu như sau:
Chọn mặt gửi vàng: Tìm được nhân viên vừa ý cả về năng lực lẫn
tính cách quyết định 80% thành công về sau của người lãnh đạo. điều đầu
tiên người lãnh đạo cần ở nhân viên chính là sự nhiệt tình và thân thiện,
bởi công việc tập thể đòi hỏi từng thành viên phải hạn chế tối đa cái tôi để
hòa đồng và đóng góp cho thành quả chung. Người lãnh đạo có thể rèn
luyện bất kỳ chuyên môn nào cho nhân viên mới, nhưng khó thể bắt buộc

họ hòa đồng, vui vẻ bởi vì thân thiện không phải một kỹ năng có thể đào
tạo được.
Xây dựng lòng tự trọng cho nhân viên: Nếu người lãnh đạo xem
nhẹ vị trí của cấp dưới thì sự cống hiến của nhân viên ấy cũng sẽ ít tương
ứng. Người lãnh đạo giỏi phải luôn tự hỏi bất kỳ hành động, lời nói nào
của mình có khích lệ nhân viên không, hay chỉ làm họ thêm e dè, bức xúc.
Một cử chỉ nhỏ như lời khen ngợi, mời ăn trưa, hỏi han chuyện gia đình…
đều rất quan trọng, để từng cá nhân cảm thấy được tôn trọng và từ đó hết
lòng đóng góp cho công việc chung.
Sự tôn trọng luôn phải đến từ hai phía: Người lãnh đạo giỏi còn
phải biết bảo vệ và bênh vực quyền lợi nhân viên. Tại nhà hàng nổi tiếng
nhất Nam Phi là Carnivore, thực khách còn nhớ mãi chuyện người quản lý
Peter đã đuổi thẳng hai người khách đã vô cớ nạt nộ bồi bàn. Điều này
không hề làm giảm uy tín của Carnivore (hai năm gần đây doanh thu của
nhà hàng vẫn đứng đầu tại Nam Phi) mà còn khiến người quản lý Peter
được nhân viên thêm kính trọng. Điều này thêm một lần nữa khẳng định:
nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là một nhà lãnh đạo đắc nhân tâm.
7

×