Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo thực tập tại Thời báo kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.04 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sự tồn tại và phát triển của một tổ chức,doanh nghiệp phụ
thuộc nhiều vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, như: vốn, cơ
sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan
hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Những yếu tố máy móc thiết bị, của cải
vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được,
nhưng con người thì không thể. Cho nên công tác quản trị nhân sự đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp nói
chung. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào
cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng
ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản
trị nhân sự. Chính vì lẽ đó mà bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng chú trọng đến công
tác quản trị nhân sự để theo dõi, nhìn nhận và đánh giá tình hình nhân sự của cơ
quan, từ đó hoạch định nên các chiến lược, chính sách cụ thể, phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của cơ quan và lưu ý đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong thời gian 4 năm học tại trường đại học Thương mại chuyên ngành quản trị
nhân sự, em đã được học tập và trang bị những kiến thức về lĩnh vực nhân sự.
Những kiến thức bổ ích đó sẽ là hành trang để em vững tin bước vào con đường lập
nghiệp, trở thành 1 nhà quản trị nhân sự trong tương lai. Tuy nhiên, như người xưa
đã tưng nói “ học phải đi đôi với hành” kiến thức phải đi liền với thực tế, vì thế
sự cọ xát trong quá trình thực tập, ứng dụng những kiến thức đã được học trên ghế
nhà trường vào thực tế là điều cần thiết để em nâng cao khả năng tư duy, học hỏi
kiến thức ở môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm cho quá trình
làm việc sau này.
Được sự đồng ý và giúp đỡ nhiệt tình của khoa Quản trị nhân lực trường Đại học
Thương mại và Thời báo Kinh tế Việt Nam, em đã và đang được thực tập tại Thời
báo Kinh tế Việt Nam. Đây là cơ quan TW của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam,
được thành lập với sự tâm huyết của ban lãnh đạo. Đây là môi trường thuận lợi giúp
em có điều kiện học hỏi, tham gia vào quá trình làm việc của công ty, tạo tiền đề


cho bài báo cáo thực tập tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Liên, người đã nhiệt tình hướng dẫn,
giúp em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp và định hướng đề tài khóa
luận tốt nghiệp. Tiếp đó em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban
lãnh đạo cũng như các anh chị nhân viên của Thời báo Kinh tế Việt Nam đã hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
TBKTVN Thời báo Kinh tế Việt Nam
TBT Tổng Biên Tập
VPĐD Văn phòng đại diện
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Tên bảng và hình Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Thời báo Kinh tế Việt Nam
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực Thời báo Kinh Tế Việt Nam
Bảng 1.3: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm gần đây 2010-2012
Bảng 2.2: Số lượng và trình độ nhân sự Văn phòng – TBKTVN
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức văn phòng Thời báo Kinh tế Việt Nam
3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM.
1.1SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT
NAM.
1.1.1. Giới thiệu chung về Thời báo Kinh tế Việt Nam
Thời báo Kinh tế Việt Nam được thành lập từ đầu năm 1991.
Tên đầy đủ : Thời báo Kinh tế Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế :Vietnam economic times

Vốn điều lệ : 1.700.000.000 ( một tỷ bảy trăm triệu đồng)
Ngành nghề kinh doanh : Phát hành báo kinh tế tổng hợp hành ngày
Website : economy .vn/
Trụ sở : 96-98 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 043.7552060 – Fax : 043.7552046
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Thời báo Kinh tế Việt Nam
-Thời báo Kinh tế Việt Nam, cơ quan TW của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam,
được thành lập từ đầu năm 1991 với tên gọi là Thông tin Kinh Tế.
-Đến tháng 12/1991, Thông tin Kinh Tế đổi tên thành Thời báo Kinh tế Việt Nam.
-Năm 1994 phát hành ấn phẩm Vietnam Economic Times, The Guide
-Tháng 2/1996 phát hành ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng
-Ngày 28/7/1998 TBKTVN hòa mạng internet, báo điện tử VnEconomy
-Năm 2003 Ấn phẩm The Guide tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga ra mắt bạn đọc
-Đến nay Thời báo Kinh tế Việt Nam trở thành tờ báo Kinh tế tổng hợp hàng ngày
đầu tiên của Việt Nam.
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA
TBKTVN
1.2.1 Chức năng
Thời báo Kinh tế Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp và là cơ quan ngôn luận
của TW Hội Khoa học Kinh tế Việt nam. TBKTVN tổ chức các hoạt động kinh
doanh như: phát hành báo Kinh tế tổng hợp hàng ngày, báo điện tử, các ấn phẩm Tư
vấn Tiêu & Dùng, The Guide.
4
1.2.2 Nhiệm vụ
Thời báo Kinh tế có có nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời về đường lối
chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, về tình hình kinh tế của đất nước và của
thế giới, nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân, động viên nhân dân hăng hái phát
triển kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Là diễn đàn của giới khoa học kinh tế Việt Nam và của các nhà kinh tế
Việt Nam nói chung, đem lý luận soi sáng cho thực tiễn kinh tế, từ thực tiễn kinh

tế đúc kết thành kinh nghiệm, thành lý luận, góp phần giải quyết các vấn đề kinh
tế của đất nước.
Đề cao những mô hình thành công, những người tốt, việc tốt, phê phán
những hành vi sai trái, tiêu cực trong các hoạt động kinh tế.
5
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Thời báo kinh tế Việt Nam đi vào hoạt động được hơn 20 năm, hiện nay công ty có cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 1.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM
THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
Các VPĐD, Chi nhánh:
- Chi nhánh Miền Nam
- VPĐD Hải Phòng
- VPĐD Đà Nẵng
BỘ BIÊN TẬP
(Gồm Tổng Biên tập đứng
đầu và các Phó TBT)
6
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ LÂM THỜI
Công ty TNHH Dịch vụ Ấn hành
TBKTVN
(Nguồn: Văn phòng – Thời báo Kinh tế Việt Nam)
7
VET
online
The
Guide
Vietnam
Economic
Times

Tư vấn
Tiêu &
Dùng
Báo điện
tử
Ấn phẩm
TBKTVN
Phòng
phát
hành
Phòng
Quảng
cáo
Văn
phòng
Dự án
quảng
cáo , phát
hành các
ấn phẩm
Dự án khu
cống hóa
TBKTVN
Dự án toà
nhà 96-98
Hoàng
Quốc Việt
Văn phòng
Có thể nhận thấy rằng, bộ máy hoạt động của TBKTVN được tổ chức gọn nhẹ.
Đứng đầu là Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, trung tâm chỉ huy mọi hoạt động của

tòa soạn báo là Bộ Biên tập. Hiện tại, mỗi phòng đều có chức năng và quyền hạn rõ
ràng, song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh
sao cho toàn bộ các hoạt động đều diễn ra một cách nhịp nhàng, nhằm thực hiện
thống nhất các mục tiêu của tòa soạn báo.
1.3 LĨNH VỰC VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA TBKTVN
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
+ Lĩnh vực báo chí
- Phát hành ấn phẩm Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra hàng ngày
-Phát hành ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng
-Phát hành tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam tiếng anh
- Phát hành ba ấn phẩm du lịch The Guide xuất bản bằng các tiếng Anh, Hoa và
Nhật
+ Lĩnh vực thương mại
-Quảng cáo: trên báo giấy và báo điện tử
-Tổ chức các sự kiện: Triển lãm thương hiệu Việt Nam, chương trình Rồng vàng,
chương trình tin và dùng.
-Kinh doanh bất động sản
1.3.2 Đặc điểm hoạt động
Thời báo Kinh tế Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp của TW Hội Khoa học Kinh tế
Việt nam. TBKTVN là cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, do
Trung ương Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam thành lập và chỉ đạo, hoạt động theo
Luật Báo chí Việt Nam.
Báo chí Kinh tế đã có một lịch sử lâu dài, gắn chặt với sự phát triển của kinh
tế thị trường, với mục tiêu hoạt động là phản ánh, bình luận và dự báo về về các
chuyển động đáng chú ý trong nền kinh tế. Với TBKTVN, những hoạt động như
Rồng Vàng, Thương hiệu mạnh hay The Guide là những hoạt động cụ thể do tòa
soạn tổ chức nhằm cổ vũ và khích lệ hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh,
mang lại những lợi ích lành mạnh cho người lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế.
8
1.4 KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ NGUỒN LỰC CỦA

TBKTVN
1.4.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Trụ sở chính ở 96-98 Hoàng Quốc Việt. Tòa nhà 98 có 11 tầng, tòa nhà 96 có 7
tầng với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. 2 tòa nhà đã được khai thác và sử dụng có
hiệu quả
- Bên cạnh đó, TBKTVN còn có 2 chi nhánh ở Hải Phòng và Đã Nẵng và tiếp tục
xây dựng một trụ sở ở Tp. HCM với tòa nhà hiện đại 7 tầng lầu và một bãi đỗ xe
gần 6000m2 ở đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
-TBKTVN đã bổ sung, đổi mới trang thiết bị tác nghiệp tiên tiến phục vụ tốt cho
hoạt động tác nghiệp của cán bộ, phóng viên, biên tập viên để làm ra tờ báo.
1.4.2 Tài sản và nguồn vốn của công ty
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, hiện tại TBKTVN có hệ thống tài sản và
nguồn vốn như sau:
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán rút gọn TBKTVN năm 2012 -2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch (%)
2013/201
2
2014/2013
A.Nguồn vốn chủ sở hữu 54743 56694 60475 3.56 6.67
B.Tài sản lưu động 72543 78190 84083 7.78 7.54
C.Tài sản cố định 30884 32589 34960 5.52 7.28
Tổng tài sản 103427 110779 119043 7.11 7.46
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của tòa soạn tăng đều qua các năm: năm 2013
tăng 1951 triệu đồng (3.56%) so với 2012, năm 2014 tăng 3781 triệu đồng (6.67%) so
với 2013 và tăng 5732 triệu đồng (10.47%) so với 2012; Tổng tài sản của tòa soạn cũng
tăng đều qua các năm: năm 2013 tăng 7352 triệu đồng (7.11%) so với 2012, năm 2014
tăng 8264 triệu đồng (7.46%) so với 2013 và tăng 7516 triệu đồng (7.27%) so với 2012.

1.4.3 Nhân lực
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ cấu lao động của TBKTVN
được sắp xếp lại để phù hợp với quy mô và điều kiện tổ chức. Lao động tại trụ sở
chính, chi nhánh và văn phòng đại diện được bố trí theo nhu cầu công việc. Các đơn
vị ngày càng trú trọng công tác tổ chức, bố trí lại lao động hiện có theo tiêu chuẩn
9
định biên lao động, nhằm hạn chế tuyển dụng mới, từng bước nâng cao năng xuất
lao động và thu nhập của người lao động.
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực Thời báo Kinh Tế Việt Nam năm 2012-2014
Chỉ tiêu 2012
Tỷ trọng
(%)
2013
Tỷ
trọng
(%)
2014
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số nhân lực
228 100 250 100 208 100
A.Cơ cấu theo giới tính
1.Nam
134 58,7 114 46 104 50
2.Nữ
94 41,3 136 54 104 50
B.Cơ cấu theo trình độ
1.THPT
16 7,2 14 5,6 11 5,3

2.Trung cấp, cao đẳng
42 18,3 40 16 36 17,3
3.Đại học
159 69,7 184 74 150 72,1
4.Trên đại học
11 4,8 11 4,4 11 5,3
C.Cơ cấu theo độ tuổi
1.<30 tuổi
142 62,3 140 56 120 57,7
2.30-55 tuổi
82 36 104 41,6 82 39,4
3.Trên 55 tuổi
4 1,7 6 2,4 6 2,9
(Nguồn: Văn phòng – Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Tính đến ngày 31/12/2014, TBKTVN có 208 người, so với toàn bộ tòa soạn tỷ lệ
giới tính nữ và nam đã có sự cân bằng; lao động có trình đại học là chủ yếu chiếm
150 người chiếm 72,1%, trên đại học có 11 người chiếm 5,3%, 11 người là lao động
THPT cũng chiếm 5,3%, còn lại 36 người (17,3) là lao động có trình độ trung cấp, cao
đẳng; đội ngũ lao động của công ty là lao động trẻ, số người có độ tuổi dưới 30 tuổi
chiếm tỷ trọng cao nhất là 120 người (57,7%)
1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA
TBKTVN
Kết quả hoạt động kinh doanh của Thời báo Kinh tế Việt Nam (2010 – 2012) được
thể hiện trong bảng 1.3
10
Bảng 1.3: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần
đây (2010-2012)
ST
T
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
1 Tổng doanh thu Triệu đồng 1821 1997 1903 185 -94
2 Tổng chi phí Triệu đồng 312 317 425 5 108
3
LN thuần từ hoạt động
KD
Triệu đồng 1509 1680 1478 171 -202
4 Lợi nhuận khác Triệu đồng 3,191 0 1,063
5 LN trước thuế Triệu đồng 1512 1680 1478 168 -202
6 LN sau thuế Triệu đồng 1134 1260 1109 126 -151
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Tình hình kinh doanh của tòa soạn năm 2011 đã có chút khởi sắc so với năm
2010, cụ thể tổng doanh thu năm 2011 tăng 185 triệu đồng so với cùng kì năm
2010. Việc chi tiêu năm 2011 so với năm 2010 cũng tăng 5 triệu đồng, song không
đáng kể. Lợi nhuận trước thuế tăng 168 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế cũng tăng
126 triệu đồng.
Đến năm 2012 tổng doanh thu của tòa soạn giảm 94 triệu đồng so với cùng kì
năm 2011, chi phí phát sinh cũng tăng lên 108 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế giảm
202 triệu, lợi nhuận sau thuế giảm 151 triệu. Các chỉ tiêu của năm 2012 tăng so với

năm 2011 là do chi phí sửa chữa tòa nhà dự tính tăng, chi cho việc sửa chữa và tháo
sỡ đá mặt tiền tòa nhà, sơn lại toàn bộ mặt ngoài tòa nhà, sửa chữa điều hòa và máy
móc thiết bị đến thời kì hỏng hóc và hết khấu hao. Chi phí vận hành dự tính tăng do
giá tiền điện nước tăng.
Theo kế hoạch sang năm 2014-2015 tòa soạn tiếp tục triển khai cá dự án đầu tư
và phát triển nhằm mang lại lợi nhuận cao.
11
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TBKTVN
2.1 TÌNH HÌNH NHÂN LỰC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ:
 Chức năng:
Tuyển dụng, quản lý và đảm bảo nguồn nhân lực của công ty; Thực hiện chế độ,
chính sách đối với người lao động, thực hiện BHXH, BHYT cùng các chế độ phúc lợi xã
hội khác; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác đoàn thể và xã hội
khác; Văn phòng TBKTVN cũng là đầu mối giao dịch của toàn thể bộ máy của tờ báo
 Nhiệm vụ
Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo về tình hình nhân sự của các phòng ban;
Tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ, tuyển dụng, đào tạo, trả công, đánh giá;
Giải quyết các công việc phát sinh đột xuất theo ủy nhiệm của Tổng Biên tập; Tổ chức
phục vụ các ngày lễ tết, hội họp; Tổ chức theo dõi quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực
hiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, ký kết hợp đồng lao động, bổ nhiệm,
miến nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV trong tòa soạn báo; Tổ
chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch CBCNV đảm bảo
bí mật tài liệu hồ sơ theo qui định của pháp luật Nhà nước
2.1.2 Tình hình nhân lực
Bảng 2.1 Số lượng và trình độ nhân sự Văn phòng – TBKTVN
ST
T
Họ và tên Chức vụ Giới tính Trình độ học vấn
Chuyên

ngành
Thâ
m
niên
1 Lê Hữu Dư Chánh VP Nam ĐH An Ninh Luật 10
2 Nguyễn Văn Nguyên Phó TB.PCCC Nam ĐH An Ninh Luật 12
3 Chu Xuân Khoa Quản trị mạng Nam ĐH Bách Khoa CNTT 19
4 Bùi Thu Huyền TK.công đoàn Nữ ĐH Thương Kế Toán 18
5 Lê Thu Trang Nhân viên Nữ ĐH Ngoại Ngữ Tiếng Anh 11
6 Trần Ngọc Linh Nhân viên Nữ ĐH Văn Hóa Thư viện 15
7 Hoàng Thị Hải Nhân viên Nữ ĐH Luật Luật 04
8 Nguyễn Thị Thu Tuyến Nhân viên Nữ ĐH Văn Hóa CNTT 06
9 Lê Ngọc Hiền Nhân viên Nữ ĐH Đông Đô Thông tin 07
10 Nguyễn Thị Minh Trang Nhân viên Nữ ĐH Văn Hóa Phát hành 09
11 Lê Tài Vượng Nhân viên Nam THPT 18
12 Nguyễn Phương Mai Lễ tân Nữ ĐH Phương Đông QTKD 08
13 Bùi Kim Anh Lễ tân Nữ Trung cấp SXKD 11
14 Nguyễn Văn Đường Lái xe Nam THPT 18
15 Nguyễn Văn Nhanh Lái xe Nam THPT 12
12
(Nguồn:Văn phòng – TBKVN)
13
2.1.2.1 Số lượng
Tính đến 31/12/2014 tổng số cán bộ, nhân viên khối văn phòng của tòa soạn
ở trụ sở chính là 15 người, gồm 6 nam chiếm 40% và 9 nữ chiếm 60%.
2.1.2.2 Chất lượng
Theo thống kê của văn phòng - TBKTVN, có khoảng gần 75% số cán bộ,
nhân viên trong công ty có trình độ đại học còn lại là trung cấp và tốt nghiệp THPT
chiếm khoảng 25%. Lực lượng lao động trung cấp và tốt nghiệp THPT được sử
dụng cho các vị trí lao động giản đơn như: lễ tân, lái xe.

Hầu hết các nhân viên ở TBKTVN đều là những người năng động, tâm
huyết, gắn bó lâu dài với nghề và có kinh nghiệm công tác lâu năm. Trung bình
thâm niên của mỗi nhân viên là 12 năm.
Lĩnh vực hoạt động của công ty là báo chí và làm việc văn phòng nên có những
đặc thù riêng ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của văn phòng trong công ty. Do đó, số
lượng lao động nữ nhiều hơn so với lao động nam (lao động nữ chiếm 60% trên tổng số
lao động và lao động nam chiếm 40% trên tổng số nhân viên khối văn phòng).
14
2.1.3 Cơ cấu tổ chức văn phòng - Thời báo Kinh tế Việt Nam
Hình 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VĂN PHÒNG THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
TỔNG BIÊN TẬP
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
THƯỜNG TRỰC
VĂN PHÒNG
(Đầu mối giao dịch của toàn thể
cơ quan, bao gồm cả Biên tập và
Trị sự)
Văn thư hành
chính, quản trị,
CNTT
Tổ chức nhân
sự
Quản lý bất
động sản
Tài chính, kế
toán
Văn phòng
Chi nhánh
miền Nam
(Nguồn: Văn phòng – Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Với cơ cấu như trên, mỗi chức năng chuyên biệt trong Văn phòng sẽ được
thực đảm nhiệm bởi các nhân viên trong từng lĩnh vực, các nhân viên báo cáo công
việc của mình cho chánh Văn phòng từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp, thống nhất
và hệ thống trong toàn bộ các khâu tổ chức tại Văn phòng. Giúp đảm bảo tính hiệu
quả trong hoạt động quản trị nhân lực cũng như các chức năng khác của Văn phòng.
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TBKTVN
2.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài công ty
Thứ nhất là nhân tố thị trường lao động trong ngành báo chí.
15
Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động
chiếm tới 50%, tạo nên một thị trường lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển của
kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ thì nguồn lực trong báo chí đang hết sức đa
dạng và phong phú. Điều này đã tạo cơ hội để TBKTVN tiến hành các hoạt động
tuyển mộ một cách hiệu quả nhất khi công ty sử dụng đa phần là lực lượng lao động
trẻ, có độ tuổi từ 22 – 30. Với nguồn tuyển mộ phong phú, bộ phận tuyển dụng của
TBKTVN dễ dàng thu hút được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất
nhu cầu công việc và yêu cầu đặt ra của công ty.
Thứ hai, cùng với sự lạm phát và biến động của nền kinh tế, hoạt động quản
trị nhân lực tại TBKTVN còn chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học, công
nghệ.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, TBKTVN đã tự nghiên cứu và
thiết kế phần mềm quản trị nhân sự TBKT. Đây là hệ thống phần mềm quản lý toàn
diện vòng đời nhân sự từ khâu tuyển dụng, quản lý, đào tạo, tới khi nghỉ hưu, nghỉ
việc hoặc thuyên chuyển công tác giúp cho tòa soạn kiểm soát chặt chẽ hoạt động
nhân sự. Dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc nhập và lấy dữ liệu của nhân sự.
Thứ ba, hoạt động quản trị nhân lực còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính
sách pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình trạng vi phạm pháp luật
về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí càng ngày càng được chú trọng và gia tăng.

Đặc biệt là với báo điện tử, báo hình. Việc một số báo điện tử và trang thông tin
điện tử tổng hợp tự ý lấy tin, bài, hình ảnh của báo khác mà không xin phép, không
dẫn nguồn khiến không ít cơ quan chủ quản chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm
của mình, dẫn đến buông lỏng, nể nang, chưa kiên quyết trong xử lý vi phạm đối
với báo thuộc quyền. Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có ảnh
hưởng và vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị nhân lực không chỉ
với TBKTVN mà còn với nhiều tòa soạn khác. Ràng buộc các tòa soạn trong việc
tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
Ở nước ta, hệ thống pháp luật được coi là khá hiện đại, đặc biệt là Bộ luật báo chí
Việt Nam, luật Lao động.
Thứ tư, đó là ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
16
Tài nguyên nhân lực là nhân tố cạnh tranh cốt lõi của các doanh nghiệp, do đó
doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài thích hợp, đồng thời
duy trì, phát triển và giữ chân nhân viên không để mất nhân tài vào tay đối thủ. Để
tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh đó, TBKTVN đang tích cực thúc đẩy tính
sáng tạo, tích cực làm việc của nhân viên và nhà quản lý để nâng cao tính cạnh tranh,
khuyến khích nhân viên đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc xây dựng chính sách
lương, thưởng, phúc lợi hợp lý, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc.
Cuối cùng, đó là sự ảnh hưởng của khách
TBKTVN đã áp ứng được các yêu cầu thông tin của các doanh nghiệp. Tờ
báo có những phản ánh riêng, thẳng thắn, thậm chí gay gắt, mạnh mẽ hơn, phản ánh
thực tế cuộc sống. Như vậy tờ báo sẽ được ủng hộ và các bạn đọc đánh giá cao.
Không có khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định đến tiền
lương và phúc lợi. Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất.
2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong công ty
Thứ nhất, đó là sự ảnh hưởng của mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh doanh
trong doanh nghiệp.
TBKTVN có tôn chỉ hoạt động là cung cấp các thông tin về đường lối chính

sách kinh tế của Đảng và Nhà nước về tình hình kinh tế của đất nước và của thế
giới, nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân, động viên nhân dân hăng hái phát triển
kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Đây cũng là diễn đàn của giới khoa học kinh tế Việt Nam và của các nhà kinh
tế Việt Nam nói chung, đem lý luận soi sáng cho thực tiễn kinh tế, từ thực tiễn kinh
tế đúc kết thành kinh nghiệm, thành lý luận, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế
của đất nước. Đề cao những mô hình thành công, những người tốt, việc tốt, phê phán
những hành vi sai trái, tiêu cực trong các hoạt động kinh tế.
Sự thay đổi này cần sự phối hợp hiệu quả giữa bộ phận tuyển dụng của Văn
phòng với các bộ phận khác, đảm bảo công ty có được nguồn nhân lực tốt nhất,
phục vụ tốt cho chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Ngoài sự thay đổi trong
hoạt động tuyển dụng, các hoạt động quản trị nhân lực khác như: đào tạo, truyền
thông, đánh giá, đãi ngộ nhân lực cũng cần có những thay đổi phù hợp.
17
Thứ hai, đó là sự ảnh hưởng của bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp.
TBKTVN luôn coi sự “thành - bại” tất cả đều do con người. Tòa soạn luôn
đề cao vai trò của đội ngũ nhân lực và phát động nhiều phong trào thi đua . Ngoài ra
tòa soạn còn tổ chức các hoạt động văn - thể và khích lệ các đoàn viên, các nhà báo,
phóng viên tham gia các hoạt động nâng cao thể chất, đời sống văn hóa và tinh thần.
Góp phần tạo bầu không khí làm việc hào hứng, vui tươi, phấn khởi và thoải mái
nhất cho cán bộ nhân viên trong công ty phát huy khả năng sáng tạo, năng lực làm
việc của người lao động và tạo nên văn hoá lao động của tòa soạn.
Thứ ba, đó là sự ảnh hưởng bởi Tổ chức Công đoàn.
Tổ chức Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý,
kể cả quyết định về nhân sự như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần của NLĐ tại công ty.
Thứ tư, đó là sự ảnh hưởng bởi quan điểm của Tổng Biên tập và ban trị sự
cấp cao của tòa soạn.
Hoạt động viết bài của TBKTVN phụ thuộc vào những quan điểm, phong
cách quản trị và sự nhìn nhận vấn đề của Tổng Biên tập và ban lãnh đạo của tòa

soạn. Những quyết định, quan điểm đó buộc các nhà quản lý và nhân viên phải thi
hành. Cụ thể qua các kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn, công tác đánh giá, đào tạo và
phát triển, đãi ngộ nhân sự,
Thứ năm, đó là sự ảnh hưởng của ý chí và nguyện vọng của nhân viên.
Ý chí và nguyện vọng của nhân viên phản ánh động lực làm việc của họ.
Các nguyện vọng này tập trung chủ yếu ở khía cạnh tăng lợi ích và giảm nghĩa vụ
của nhân viên.
2.3 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TBKTVN
Với đặc thù ngành nghề là báo chí, trong hoạt động quản trị nhân lực của
công ty sẽ chỉ được chú trọng vào các hoạt động chính như đào tạo, tuyển dụng và
các chế độ chính sách tại công ty. Các hoạt động quản trị nhân lực khác như quan hệ
lao động, hoạch định nhân lực, tổ chức và định mức lao động, hay hoạt động đánh
giá nhân lực vẫn chưa thực sự được quan tâm và chú trọng.
2.3.1 Thực trạng về việc đào tạo:
 Quy trình đào tạo:
18
19
Qui trình đào tạo ở tòa soạn như sau:

• Xác định nhu cầu đào tạo:
Hàng năm, Văn phòng sẽ tiến hành nghiên cứu và lên kế hoạch đào tạo cho cán bộ,
nhân viên, dự toán kinh phí đào tạo trình Ban lãnh đạo xem xét và quyết định.
• Xây dựng kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo bao gồm đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài.
- Đào tạo trước khi vào làm việc:
Trong thời gian thử việc, các nhân viên mới được hướng dẫn để làm quen với
công việc, môi trường làm việc, nắm bắt được trách nhiệm cũng như công việc cụ
thể của mình. Chương trình đào tạo trước khi vào làm việc do Chánh Văn phòng và
Trưởng bộ phận chuyên môn thực hiện, bao gồm:
+ Lịch sử và các ấn phẩm của TBKTVN

+ Tổng Biên tập và đội ngũ lãnh đạo các ấn phẩm, phòng ban TBKTVN
+ Các quy định, quy chế và sơ đồ tổ chức TBKTVN
+ Giới thiệu về bộ phận chuyên môn và các hoạt động nghiệp vụ của bộ phận
- Đào tạo trong thời gian làm việc tại TBKTVN
TBKTVN có thể tổ chức các khóa học trung và ngắn hạn nhằm nâng cao
năng lực, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt là cán bộ, nhân viên các bộ
phận chuyên môn như quảng cáo, phát hành, phóng viên, biên tập viên, thiết kế và
trình bày cần có các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn một cách thường xuyên.
20
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo
Bước 4: Đánh giá chương trình đào tạo
 Hiệu quả đào tạo:
Việc đào tạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cán bộ nhân viên
và của cả cơ quan, tổ chức, đào tạo không chỉ trang bị cho nhân viên những kỹ năng
nghề nghiệp mà còn thể hiện cơ quan đang đầu tư vào họ và tạo điều kiện để họ sát
cánh với mình. Trong những năm qua, thời báo đã phối hợp với hội báo chí Việt
Nam mở các lớp đào đạo nghiệp vụ báo chí ngay tại thời báo Kinh tế Việt Nam
nhưng còn ở mức độ hạn chế. Sáu tháng đầu năm, thời báo không có một chương
trình đào tạo nào.
2.3.2 Thực trạng về công tác tuyển dụng:
 Quy trình tuyển dụng nhân sự
Việc tuyển dụng nhân sự theo quy trình tuyển dụng dưới đây:
• Xác định nguồn nhân sự
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mô tả công việc và yêu cầu chuyên môn
của các nhân sự cần tuyển, bộ phận Văn phòng xác định nguồn tuyển dụng.
Ngoài ra, bộ phận Văn phòng có thể đề xuất sử dụng các giải pháp về nhân
sự khác mà không cần tuyển dụng nhân sự mới, như: làm thêm giờ, hợp đồng với
các đơn vị chuyên ngành khác (vệ sinh, bảo vệ,…)

• Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ
Sau khi tìm kiếm được các ứng viên, người phụ trách nhân sự của Văn phòng
tiến hành nghiên cứu, xem xét hồ sơ của ứng viên. Mục đích của công việc này là
để kiểm chứng những thông tin mà ứng viên cung cấp, xác định tính trung thực và
21
Bước 1: Xác định nguồn nhân sự
Bước 2:Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ
a hồ sơ
Bước 3: Làm bài kiểm tra, sát hạch và phỏng vấn
Bước 4: Quyết định tuyển dụng
chính xác của hồ sơ, cũng như quá trình hoạt động chuyên môn và nhân thân của
các ứng cử viên này để báo cáo Tổng Biên tập.
• Cho làm bài kiểm tra, sát hạch và phỏng vấn
- Các ứng cử viên có thể phải tham gia một cuộc trắc nghiệm, kiểm tra trình độ
chuyên môn (ví dụ: viết một bài báo, một bản tin theo chủ đề hoặc dữ liệu cho
trước…)
- Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng tiến hành phỏng vấn sơ bộ để đánh
giá tổng quát khả năng, trình độ chuyên môn, sở thích…của ứng viên.
• Quyết định tuyển dụng
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn và báo cáo của Văn phòng về lý lịch và nhân
thân của các ứng cử viên, Tổng Biên tập quyết định tuyển dụng nhân sự vào vị trí
cần tuyển. Văn phòng sẽ soạn thảo quyết định tuyển dụng, hợp đồng (thỏa thuận)
công việc để Tổng Biên tập ký.
 Hiệu quả tuyển dụng
Công tác tuyển dụng của Toà báo trong thời gian qua đã được tổ chức thông
qua đăng báo tuyển dụng, thành lập hội đồng và phỏng vấn tuyển dụng,… trong sáu
tháng đầu năm 2010, Tòa soạn đã tuyển được 02 nhân viên cho phòng VET và
phòng Internet.
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng nhân sự vẫn còn nhiều bất cập như: các bộ
phận chưa đưa ra được quy hoạch nhân sự, yêu cầu về tuyển dụng và kế hoạch nhân

sự dài hạn. Do vậy, chỉ khi nào thật sự cần, các bộ phận mới làm.
2.3.3 Thực trạng về đánh giá thực hiện công việc:
Do đặc thù của Thời báo là một cơ quan báo chí, việc quy định về thời gian
làm việc chỉ mang tính chất tương đối vì một số bộ phận như bộ phận phóng viên,
bộ phận quảng cáo, phát hành…do nhân viên phải đi lại nhiều nên việc quản lý về
thời gian là rất khó.
Hơn nữa, một tình trạng còn tồn tại ở Tòa soạn là chất lượng của một số bài
viết trên các ấn phẩm còn yếu cả về nội dung và hình thức, có những sai sót rất
nghiêm trọng, ví dụ như sai số liệu thống kê, tên người, tên cơ quan… Để Tổng
Biên tập có những quyết định phù hợp về thưởng phạt, tăng hay giảm lương, bổ
22
nhiệm hay miễn nhiệm, thậm chí cho thôi việc cán bộ, nhân viên, do đó, việc đánh
giá công việc định kỳ rất cần thiết.
Đối với nhân viên thử việc, khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên này
phải có báo cáo và tự đánh giá về quá trình làm việc trong thời gian thử việc. Đồng
thời, Trưởng bộ phận (có các nhân viên này làm việc) cần có Bản đánh giá về công
việc của các nhân viên này và đề xuất về việc ký hợp đồng lao động chính thức hay
chấm dứt/gia hạn hợp đồng hiện tại.
Đối với cán bộ, nhân viên chính thức của TBKTVN, mỗi cá nhân phải có bản
tự đánh giá công việc của mình trong thời gian 6 tháng và 1 năm một lần, gửi tới
Trưởng bộ phận chuyên môn và bộ phận Văn phòng. Trưởng bộ phận chuyên môn
căn cứ vào bản tự đánh giá của các cá nhân và công tác quản lý của mình để có bản
đánh giá tổng hợp về công việc của từng cá nhân và toàn bộ phận (định kỳ 6 tháng
và 1 năm), đồng thời đưa ra những kiến nghị về thưởng phạt đối với từng cá nhân
và bộ phận, để gửi tới bộ phận Văn phòng vào 30/6 (đối với đánh giá 6 tháng đầu
năm) và vào 31/12 (đối với đánh giá 6 tháng cuối năm và cả năm).
Bộ phận Văn phòng sẽ tổng hợp các đánh giá công việc, kiến nghị của các bộ
phận và căn cứ vào hồ sơ theo dõi nhân sự của Văn phòng để lập bản báo cáo tình
hình nhân sự và kiến nghị gửi Tổng Biên tập.
2.3.4 Thực trạng về trả công lao động

Thời báo là một cơ quan độc lập về tài chính, tự hoạch định về chính sách
tiền lương và các chế độ phụ cấp cho nên các quy định về tiền lương, phụ cấp
không theo quy định của Nhà nước và chưa được thống nhất. Sáu tháng đầu năm bộ
phận Nhân sự đã phối hợp với bộ phận Tài chính (tham khảo ý kiến của Ban Lãnh
đạo) để xây dựng lại hệ thống lương và các chế độ phụ cấp.
Tổng Biên tập là người quyết định mức lương và phụ cấp cho từng cán bộ,
nhân viên TBKTVN. Tuy nhiên, mức lương và phụ cấp đối với từng cá nhân phải
được xem xét hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp với chất lượng công việc
và những đóng góp của từng cá nhân đối với TBKTVN.
Căn cứ vào đánh giá công việc của cá nhân và bộ phận chuyên môn, theo báo
cáo và kiến nghị của Văn phòng, hàng năm Tổng Biên tập sẽ xem xét và quyết định
23
việc tăng, giảm hay giữ nguyên lương và phụ cấp của toàn bộ cán bộ, nhân viên
TBKTVN.
2.3.4.1 Thưởng
Tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của Tòa báo, Tổng Biên tập sẽ
xem xét quyết định thưởng cuối năm cho cán bộ, nhân viên Tòa soạn.
Đánh giá công việc của cá nhân, nhận xét của bộ phận chuyên môn và báo
cáo của Văn phòng sẽ là căn cứ để Tổng Biên tập quyết định các mức thưởng khác
nhau, đó cũng là căn cứ để Tổng Biên tập xem xét đề bạt các cán bộ, nhân viên vào
các vị trí quản lý cao hơn.Ngoài ra, Tổng Biên tập còn xem xét để khen thưởng
những cá nhân, bộ phận có thành tích công tác hoặc có những đóng góp lớn cho Tòa
báo trong năm hoặc trong một quá trình.
2.3.4.2 Phạt
Tổng Biên tập cũng xem xét để phạt các cá nhân hoặc bộ phận có những vi
phạm về kỷ luật cơ quan hay chất lượng công việc, năng suất kém hoặc giảm sút
không đạt theo mục tiêu của Tòa báo (ví dụ: không đạt quota đối với nhân viên
quảng cáo, số lượng bài viết được đăng không đảm bảo trong thời gian dài trên 3
tháng).
Đồng thời, dựa vào đánh giá công việc của cá nhân, bộ phận chuyên môn và

báo cáo của Văn phòng, Tổng Biên tập quyết định miễn nhiệm hoặc thậm chí cho
thôi việc những cá nhân có quá trình công tác với chất lượng và hiệu suất làm việc
thấp và kéo dài.
24
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA TBKTVN
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của
TBKTVN
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
 Ưu điểm
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn và điều kiện kinh doanh, kết
quả kinh doanh còn thấp so với kế hoạch đề ra, song trong 3 năm qua tòa soạn đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Tổ chức thành công các sự kiện Rồng Vàng
– tôn vinh các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả ở
Việt Nam, chương trình tin và dùng, chương trình thương hiệu mạnh Việt Nam,
ngoài ra tòa nhà làm việc của CBCNV được sơn lại toàn bộ mặt ngoài tòa nhà, sửa
chữa điều hòa và máy móc thiết bị đến thời kì hỏng hóc và hết khấu hao, đời sống,
môi trường làm việc của CBNV được nâng cao, thu nhập ổn định làm tiền để để
tòa soạn phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014-2015.
Để đạt được những thành quả đó, tòa soạn đã tập trung đầu tư cho công tác
kinh doanh về nhân sự, phương pháp và chính sách: Tiếp tục bổ sung nhân sự, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; rà soát đánh giá chất lượng cán bộ để đào
tạo và bố trí công việc phù hợp; điều chỉnh chính sách về thu nhập cho cán bộ kinh
doanh gắn trực tiếp với kết quả hoạt động.
Bên cạnh đó, nhờ những thay đổi tích cực trong chính sách quản lý của Nhà
nước về báo chí và mức độ phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của đất nước, các mô
hình nhóm báo chí với đa dạng sản phẩm cũng như các phương thức kinh doanh
trên thông tin xuất hiện ngày càng nhiều trong những năm trở lại đây. Tòa soạn
đang đứng trước thời cơ lớn. Ban điều hành tin tưởng rằng với chỉ đạo sát sao của
Ban trị sự, sự nỗ lực sáng tạo của toàn thể cán bộ nhân viên, tòa soạn sẽ phát huy

hơn nữa những ưu điểm và những thành tựu, tránh được những thiếu sót không
đáng có, phấn đấu để tờ báo tiếp tục giữ vững tôn chỉ mục đích của mình với nội
dung ngày càng sinh động, phong phú, hấp dẫn nhiều bạn đọc và tạo bước đi vững
chắc cho lộ trình phát triển của những năm tiếp theo.
 Nhược điểm
Các hoạt động kinh doanh của tòa soạn vẫn còn gặp những hạn chế như sau:
-Trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, tốc độ phát triển của công nghệ,
đặc biệt là công nghệ Internet đã và đang làm thay đổi mọi ngành công nghiệp. Báo
25

×