Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.42 KB, 46 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà
Nội
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp
Vận tải Xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực I. Xí nghiệp Vận tải Xăng dầu được
thành lập vào tháng 3/1981 với chức năng nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý kinh doanh
vận tải, đảm bảo vận chuyển xăng dầu cho Công ty Xăng dầu Khu vực I, Tổng Công ty
Xăng dầu Việt Nam.
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội ngày nay được thành
lập trên cơ sở tách chuyển một bộ phận của doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ
phần theo quyết định số 0722/1999/QĐ- BTM ngày 08 tháng 06 năm 1999 của Bộ
Thương Mại. Ngày 01 tháng 07 năm 1999, Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động và là một trong năm đơn vị được
Bộ Thương mại chọn cổ phần hóa đợt đầu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày
21 tháng 11 năm 2006, Cổ phiếu của Công ty được chính thức niêm yết và giao dịch tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 34/QĐ-TTGDHN với mã
chứng khoán PJC.
Tên pháp định: Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội.
Tên quốc tế: Petrolimex Ha Noi Transportation and Trading Joint-Stock Company.
Tên viết tắt: Petajico HaNoi
Trụ sở chính: Số 49 đường Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố
Hà Nội.
Điện thoại: +84-(0)4-38.77.01.66
Fax: +84-(0)4-36.55.78.14
1
Website: www.petajicohanoi.com.vn
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội luôn cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ, đảm bảo kinh doanh hiệu quả ngày càng cao. Trong những năm tới công
ty sẽ luôn nỗ lực hướng tới sự phát triển bền vững góp phần vào công cuộc đổi mới của
đất nước.


1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận
tải Petrolimex Hà Nội
Trước đây, khi còn là Xí nghiệp Vận tải Xăng dầu, công ty hoạt động dưới sự lãnh
đạo của Công ty xăng dầu Khu vực I theo hình thức công ty mẹ- công ty con, hạch toán
phụ thuộc. Khi chuyển sang cổ phần hóa công ty hoạt động tách khỏi cơ quan chủ quản là
Công ty xăng dầu Khu vực I, hạch toán độc lập và bộ máy tổ chức của công ty cũng đã
được thay đổi để phù hợp với tình hình hoạt động chung của công ty, cách này giúp công
ty giảm được tối đa chi phí và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với
đội ngũ quản lý dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Đứng đầu công ty là
Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty, giúp việc cho
Giám đốc gồm: Phó giám đốc nội chính, kỹ thuật và Phó giám đốc kinh doanh, bên cạnh
đó còn có 5 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, 7 đội xe, Cửa hàng xăng dầu số 1, Cửa
hàng xăng dầu số 68, Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà
Nội tại Bắc Ninh, Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
tại Lào Cai.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà
Nội
2
• Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm các cổ đông
có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của
từng loại cổ phần do Hội đồng quản trị đề nghị, quyết định thành lập công ty con, chia
tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi và giải thể doanh nghiệp. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ
đông còn có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, mua bán tài sản cổ
đông, đầu tư tài chính thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn của công ty do
Hội đồng quản trị đề ra, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất, quyết định mua lại trên
10% tổng số cổ phần đã bán của từng loại, bầu miễn nhiệm và bãi nhiệm các thành viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty và có toàn quyền nhân danh công ty để

quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
3
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch hội đồng
quản trị, các ủy viên hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị Công ty do Đại hội cổ đông bầu
và bãi miễn có nhiệm kỳ 5 năm, bao gồm 5 thành viên trong đó có 3 thành viên đại diện
vốn Nhà nước. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý
công ty. Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương
và các chế độ khác của Giám đốc Công ty, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Giám đốc
các đơn vị trực thuộc công ty; Kiến nghị thành lập công ty con với Đại hội đồng cổ đông
và chỉ đạo Giám đốc thực hiện.
• Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm kỳ 5 năm
cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn
về kế toán và ít nhất 1 thành viên là đại diện của cổ đông chi phối. Ban kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị,
hoạt động kinh doanh của Giám đốc công ty và báo cáo với Đại hội đồng cổ đông.
• Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Là đại diện pháp
nhân của Công ty, là người quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo
phân cấp quản lý, quy chế làm việc của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Hội đồng quản trị công ty về mọi hoạt động của công ty.
• Phó giám đốc Công ty: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền trực
tiếp phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết
định của mình.
• Phòng kinh doanh vận tải: Có nhiệm vụ nắm bắt mọi nhu cầu và năng lực vận tải về đầu
xe vận chuyển để tiến hành xây dựng kế hoạch điều động cho từng xe, loại xe trong từng
tháng và cả năm, đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện. Ngoài việc điều động xe theo
yêu cầu của công ty, phòng còn tổ chức tận dụng mọi khả năng dư thừa để làm tăng lợi
nhuận cho công ty, đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong công tác kinh doanh.
• Phòng thương mại: Tham mưu xây dựng các chiến lược, sách lược kinh doanh xăng dầu,
gas và các sản phẩm hóa dầu; thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, gas và các sản

phẩm hóa dầu khác; tham mưu và đề xuất các phương án xử lý về giá cả, chính sách tiếp
thị, quảng cáo, phát triển thị phần xăng dầu; kinh doanh xuất nhập khẩu xe ô tô; kinh
4
doanh chứng khoán xây dựng; triển khai các kế hoạch kinh doanh trong từng tháng, quý,
năm; tổng hợp đánh giá, phân tích kết quả kinh doanh tại từng thời điểm tháng, quý, năm.
• Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, theo dõi nhân sự của công ty;
chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tiền lương theo chế độ chính sách của Nhà nước,
xây dựng đơn giá tiền lương cho từng luồng tuyến vận chuyển, khảo sát định mức ngày
công, tính lương phải trả cho người lao động; giải quyết các chế độ chính sách cho người
lao động theo đúng luật định; vây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế, thỏa ước lao
động tập thể trình Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
• Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tổ chức, xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính
của công ty. Chịu trách nhiệm cao nhất là kế toán trưởng, giúp Giám đốc chỉ đạo công tác
kế toán tài chính. Phòng tài chính kế toán còn tổ chức và đàm phán chính xác, kịp thời,
đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh; tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán
theo quy định của cấp trên; tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, thanh toán nợ,
quản lý các nguồn tiền, quỹ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, chuẩn bị các nguồn lực tài chính
phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty; tổ chức theo dõi, quản lý cổ phiếu, cổ phần
của công ty.
• Phòng quản lý kĩ thuật: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ đăng kiểm như giấy tờ cho
phép xe hoạt động, hồ sơ giấy phép lưu hành,… có lien quan đến công tác kỹ thuật; theo
dõi, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa xe trước khi vận hành; xây dựng các định mức
kinh tế kỹ thuật cho từng mục chi phí như săm lốp, bình điện,…; lập kế hoạch điều tra
phương tiện mới, làm thủ tục thanh lý xe cũ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về
công tác kỹ thuật.
• Đội xe: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu và hàng hóa theo nhiệm vụ
công ty giao; quản lý lao động, phương tiện, công cụ lao động trong phạm vi được phân
công; lập kế hoạch sửa chữa, đôn đốc, kiểm tra công tác sửa chữa bảo dưỡng phương tiện
và kỹ thuật an toàn xe, an toàn phòng cháy chữa cháy,… đảm bảo an toàn trong quá trình
sản xuất; giải quyết vụ việc tai nạn giao thông trong đội.

• Cửa hàng xăng dầu: Là nơi trực tiếp bán xăng dầu, các loại hàng hóa và dịch vụ khác phù
hợp với đăng ký kinh doanh. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ như dự trữ, bảo
quản, bán hàng, báo cáo thống kê; Bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất và các trang thiết bị
5
tại của hàng đúng mục đích, đúng quy định kỹ thuật theo đúng hướng dẫn của công ty;
đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
• Chi nhánh Công ty: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh xăng dầu, gas, các sản
phẩm hóa dầu và các dịch vụ khác của công ty. Tổ chức công tác thị trường, tìm kiếm đối
tác, xác lập các mối quan hệ kinh tế đảm bảo việc kinh doanh đa dạng có hiệu quả theo
đúng pháp luật. Chi nhánh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch toàn diện cho mọi hoạt
động của mình theo năm kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo công ty kết quả
thực hiện theo quy định của công ty.
1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex
Hà Nội
• Kinh doanh vận tải: Xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, gas, hành khách và các sản
phẩm hàng hóa khác trong nước và nước ngoài;
• Kinh doanh các loại xăng dầu, gas và các sản phẩm hóa dầu;
• Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại xe ô tô, máy, thiết bị xăng dầu vật tư, phụ
tùng săm lốp ô tô, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khoáng sản, nông thổ sản,
đệt may, giày da;
• Kinh doanh dịch vụ cơ khí, xây lắp các công trình xăng dầu, bảo hành sửa chữa o
tô, xe máy, vật tư xăng dầu;
• Kinh doanh bất động sản;
• Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống;
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế;
• Kinh doanh tài chính;
• Kinh doanh giáo dục, đào tạo dạy nghề;
• Kinh doanh đại lý dịch vụ bưu điện, hàng tiêu dùng và các dịch vụ kinh doanh
khác Nhà nước không cấm.
1.4. Khái quát về các hoạt động/ hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty Cổ phần

Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội:
1.4.1. Về nhân lực
Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2014 trong công ty là 480 người. Trong đó,
lao động nam chiếm tỷ trọng lớn (năm 2014 chiếm 84.17%) do đặc điểm của ngành nghề
là kinh doanh vận tải, xăng dầu, lao động lái xe,… đều là nam. Lao động nữ chủ yếu ở
khối văn phòng và tạp vụ. Lao động trong công ty có trình độ Đại học và trên Đại học
chiếm tỉ lệ thấp (năm 2014 14.59%) phù hợp với đặc điểm kinh doanh sản xuất. Số lượng
6
lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp, lao động trực
tiếp làm việc chủ yếu ở các đọi xe, cửa hàng xăng dầu, lao động gián tiếp làm việc chủ
yếu ở khối văn phòng. Công ty có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, lao động độ tuổi
36- 45 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong công ty đã tạo điều kiện cho công ty đảm bảo được
nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Đội ngũ lao
động trẻ kế cận cũng chiếm tỷ trọng khá cao đã đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của công ty
trong những năm tới.
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội năm 2014
Đơn vị: Người
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2014
Số lượng %
1 Số lao động 480 100
2 Theo giới tính
Nam 404 84.17
Nữ 76 15.83
3 Trình độ học vấn
Thạc sỹ 2 0.42
Đại học 68 14.17
Cao đẳng 4 0.83

Trung cấp 8 1.67
Dạy nghề 398 82.91
4 Theo nhóm tuổi
20- 25 75 15.63
26- 35 109 22.71
36- 45 196 40.83
46- 55 43 8.96
56- 60 57 11.84
5 Theo loại hình lao động
Lao động trực tiếp 402 83.75
Lao động gián tiếp 78 16.25
6 Theo phòng ban
Hội đồng quản trị 5 1.04
Ban kiểm soát 3 0.625
Giám đốc Công ty 1 0.21
7
Phó giám đốc Công ty 2 0.42
Phòng Kinh doanh- Vận tải 9 1.875
Phòng Thương mại 5 1.04
Phòng Tổ chức- Hành chính 17 3.54
Phòng Tài chính- Kế toán 7 1.46
Phòng Quản lý kỹ thuật 23 4.79
Đội xe 287 59.79
Cửa hàng xăng dầu 23 4.79
Chi nhánh Công ty 98 20.42
Nguồn: Báo cáo lao động năm 2014, phòng Tổ chức- Hành chính
1.4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Trong những năm gần đây, theo mô hình công ty cổ phần, được sự ủng hộ tạo điều
kiện của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), sự nỗ
lực cố gắng, tinh thần đoàn kết trí tuệ kết hợp giữa tri thức với kinh nghiệm thực tiễn của

tập thể cán bộ người lao động trong công ty, công ty đã từng bước ổn định tổ chức, phát
triển bền vững, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, xứng đáng là nơi tiếp nguồn năng
lượng tin cậy của các bạn hàng, chung sức xây dựng ngôi nhà chung Petrolimex ngày
càng mạnh mẽ để tiến xa hơn vì một tương lai tươi sáng vì một đất nước Việt Nam không
ngừng thăng hoa và phát triển.
• Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải : Từ một đội xe chỉ có 21 đầu xe dung tích nhỏ, giá
thành cao, đến nay công ty đã phát triển thành đoàn xe mang thương hiệu Petrolimex với
7 Đội xe gồm 285 đầu xe, thị trường vận tải trước đây chỉ là 3 tỉnh thành phố: Hà nội,
Điện Biên, Lai Châu nay đã được mở rộng tới 21 tỉnh thành Miền Bắc. Hàng năm công ty
tổ chức vận chuyển trên 10 vạn chuyến hàng với hơn 1,3 triệu M3 hàng hóa đảm bảo
đúng đủ kịp thời cả về số lượng chất lượng tiến độ theo yêu cầu của các bạn hàng
• Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu : Sau khi cổ phần hóa, với chiến lược đa dạng hóa
ngành nghề kinh doanh trên cơ sở khai thác, phát huy các thế mạnh của ngành. Công ty
đã tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu. Hiện nay công ty đã có hệ thống các
cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên nhiều tỉnh, thành phố. Nhiều cửa hàng xăng dầu loại I của
công ty được xây dựng và khai thác với chức năng của một trạm dịch vụ dừng nghỉ như:
Cửa hàng xăng dầu số 18 nằm trên quốc lộ 1A, thuộc Chi nhánh Công ty tại tỉnh Bắc
8
Ninh; Cửa hàng xăng dầu số 34 nằm trên quốc lộ 70 thuộc Chi nhánh Công ty tại tỉnh Lào
Cai Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống các khách hàng là Tổng đại lý, đại lý và các
khách hàng công nghiệp .
• Lĩnh vực kinh doanh, đầu tư khác: Công ty hiện đang tổ chức kinh doanh nhập khẩu xe ô
tô si téc, xăm lốp, vật tư; Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Taxi Gas Petrolimex, Công
ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ sửa chữa ô tô Petrolimex; Đang nghiên cứu xây dựng
tổ hợp văn phòng, thuơng mại tại khu đất 49 Đức Giang
1.4.3. Về vốn
Vốn điều lệ hiện nay của công ty là 31.263.000.000 VNĐ. Tổng số vốn điều lệ của
công ty được chia thành 3.126.300 cổ phiếu với mệnh giá là 10.000 VNĐ, trong đó Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam nắm giữ 51% và cổ đông khác nắm 49%.
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận

tải Petrolimex Hà Nội trong 3 năm gần đây
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012- 2014
(Đơn vị: nghìn đồng)
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1 Tổng giá trị tài sản 134 232 116 145 843 241 140 006 388
2 Doanh thu thuần 1 121 825 712 1 206 326 985 1 282 175 544
3 Giá vốn hàng bán 1 080 993 901 1 165 920 863 1 247 853 188
4 Tổng lợi nhuận trước
thuế
14 591 013 14 486 224 14 770 798
5 Lợi nhuận thuần từ hợp
đồng kinh doanh
13 395 868 12 892 796 13 033 896
6 Lợi nhuận sau thuế 11 005 146 10 929 579 11 144 285
7 Nợ ngắn hạn 57 469 352 62 111 752 55 586 752
8 Tổng nợ 65 852 682 71 487 062 63 486 582
9 Vốn chủ sở hữu 68 379 434 74 356 179 76 519 806
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012- 2014, phòngTổ chức- Hành chính)
Trong 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2014 doanh thu của công ty có xu hướng tăng
dần (từ 1 121 825 712 000 VNĐ lên 1 282 175 544 000 VNĐ) tuy nhiên tốc độ tăng còn
chậm do tác động của khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới. Mặc dù vậy, lợi nhuận
9
sau thuế của công ty từ năm 2012 đến năm 2013 có xu hướng giảm (từ 11 005 146 000
VNĐ xuống 10 929 579 000 VNĐ) nhưng đến năm 2014 có xu hướng tăng lên (lên 11
144 285 000 VNĐ). Điều này cho thấy công ty đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng
khinh tế và có hướng đi hợp lý.
10
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI
2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực

của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
2.1.1. Tình hình nhân lực
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của Công ty
Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội năm 2014
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2014
Số lượng %
1 Số lao động 17 100
2 Theo giới tính
Nam 8 47.09
Nữ 9 52.91
3 Trình độ học vấn
Thạc sỹ 1 5.88
Đại học 8 47.06
Cao đẳng 3 17.65
Trung cấp 4 23.53
Dạy nghề 1 5.88
4 Theo nhóm tuổi
20- 25 4 23.53
26- 35 8 47.06
36- 45 3 17.65
46- 55 1 5.88
56- 60 1 5.88
5 Theo chức danh
Lãnh đạo phòng 2 11.76
Chuyên môn nghiệp vụ 7 41.18
Văn thư 1 5.88
Nhân viên phụ trách tuyển dụng 2 11.76
Nhân viên phụ trách đào tạo và phát triển

NL
2 11.76
Nhân viên phụ trách tiền lương 2 11.76
Nhân viên tạp vụ, vệ sinh 1 5.88
Nguồn: Báo cáo lao động năm 2014, phòng Tổ chức- Hành chính
11
Năm 2014, bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và
Vận tải Petrolimex Hà Nội bao gồm 17 lao động, trong đó lao động nam chiếm 47.09%;
lao động nữ chiếm 52.91%. Điều này hoàn toàn hợp lý với công việc văn phòng số lượng
lao động nữ chiếm nhiều hơn.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực
2.1.2.1. Chức năng:
• Tham mưu và đề xuất các phương án giải pháp cho công ty về tổ chức mô hình sản xuất
kinh doanh hiệu quả.
• Công tác tổ chức: Cán bộ, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ
chính sách đối với người lao động.
• Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ,
công tác bảo vệ an ninh trật tự, công tác quân sự.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
• Tham mưu và trực tiếp tổ chức xây dựng mô hình Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp
với tình hình thực tế của công ty.
• Đề xuất phương án tổ chức cán bộ và bố trí cán bộ, xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ,
phân công nhiệm vụ cán bộ trong công ty.
• Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với người
lao động và các văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản trị.
• Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho người lao
động.
• Quản lý lao động, tiền lương người lao động, cùng với phòng Tổ chức kỹ thuật xây dựng
đơn giá tiền lương, bảo vệ kế hoạch tiền lương hằng năm, kinh phí hành chính trong công
ty.

• Xây dựng đề xuất chương trình kế hoạch và các biện pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý, ngăn chặn, hạn chế các vụ việc tiêu cực phát sinh trong toàn công ty; tổ chức làm
tốt công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất ở những khâu, bộ phận thiết yếu dễ
phát sinh tiêu cực; xác minh, tập hợp, thực hiện giúp Giám đốc xử lý kịp thời, nghiêm
12
minh các vụ vi phạm; xem xét giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo
của người lao động trong công ty.
• Xây dựng kế hoạch, đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, tổ chức tập
huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiêu chuẩn, quy
phạm phòng cháy chữa cháy và các nội quy, quy định về an ninh trật tự.
• Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài
liệu.
• Xây dựng lịch công tác, giao ban, hội họp định kỳ, bất thường, thực hiện công tác bảo vệ
chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng.
• Tổ chức khảo sát xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học để giao khoán,
phân phối tiền lương theo hiệu quả và mức hao phí lao động hợp lý cho các đơn vị trực
thuộc công ty; Tổ chức tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng của Đảng, chính
quyền, các ngành hữu quan ở địa phương và người lao động đồng thời phối hợp chặt chẽ
với các phòng nghiệp vụ công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của phòng.
13
2.1.3. Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực
Sơ đồ tổ chức bộ phận quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận
tải Petrolimex Hà Nội
• Trưởng phòng: Có nhiệm vụ tổ chức và điều hành phòng để chực hiện tốt nhất chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của phòng, được Giám đốc Công ty giao theo đúng
điều lệ của công ty, luật pháp hiện hành; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và
pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; độc lập tổ chức và điều hành phòng hoàn thành
đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phòng theo đúng quy định của công ty và
luật pháp Nhà nước; được quyền ra các văn bản quy định nội quy, phân công nhiệm vụ,
giao công việc, quy định nề nếp làm việc để tổ chức điều hành phòng không trái với quy

định công ty và pháp luật hiện hành.
14
Trưởng phòng
Phó phòng
Chuyên viên
Nhân viên phụ
trách tiền lương
Nhân viên phụ
trách đào tạo
và phát triển
Nhân viên phụ
trách tuyển
dụng
Nhân viên tạp
vụ, vệ sinh
Văn thư
• Phó phòng: Là cán bộ trợ giúp cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng,
Giám đốc Công ty và pháp luật về hoạt động của mình, thực hiện các phần công việc
được trưởng phòng giao cho phụ trách.
• Chuyên viên: Là số lao động được định biên trong phòng để thực hiện chức năng nhiệm
vụ của phòng do trưởng phòng phân công nhiệm vụ và giao công việc.
• Văn thư: Có nhiệm vụ quản lý văn bản, công văn đến hoặc công văn đi,con dấu, lưu trữ
tài liệu của công ty, đóng dấu lệnh văn bản.
• Nhân viên phụ trách tuyển dụng: Là lao động đảm nhận hoạt động tuyển dụng trong công
ty.
• Nhân viên phụ trách đào tạo và phát triển nhân lực: Là lao động đảm nhận việc tổ chức
đào tạo và phát triển nhân lực trong công ty.
• Nhân viên phụ trách tiền lương: Là lao động đảm nhận hoạt động trả công lao động trong
công ty.
• Nhân viên tạp vụ, vệ sinh: Có nhiệm vụ quét, lau dọn, phục vụ tại phòng.

2.2. Ảnh hưởng các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực
của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
2.2.1. Môi trường bên ngoài
• Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản trị
nhân lực trong công ty. Khi có sự biến động về kinh tế, công ty đã điều chỉnh các hoạt
động về quản trị nhân lực để có thể thích nghi và phát triển tốt chính vì vậy mà ngay cả
khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex
Hà Nội vẫn đảm bảo được đời sống cho người lao động và hướng tới sự phát triển bền
vững.
• Dân số và lực lượng lao động: Thành phố Hà Nội- nơi công ty đặt trụ sở sản xuất kinh
doanh là thủ đô của nước ta, là nơi tập trung đông dân cư và có trình độ dân trí tiên tiến,
lực lượng lao động dồi dào vì vậy công ty có rất nhiều cơ hội để lựa chọn đội ngũ lao
động phù hợp cả về số lượng và chất lượng.
• Đối thủ cạnh tranh: Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong công ty.
Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp để thu
15
hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ, làm
người lao động gắn bó hơn với công ty.
• Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đã đặt ra nhiều thách thức về quản trị nhân lực
cho công ty; đòi hỏi sự tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực
lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng cao.
• Văn hóa- xã hội: Đặc thù văn hóa, xã hội của nước ta nói chung và của địa phương nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở nói riêng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nguồn nhân lực
với nấc thang giá trị khác nhau về giới tính, đẳng cấp,…
• Chính sách pháp luật: Luật lao động 2012 với những thay đổi về việc làm, hợp đồng lao
động, về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, về
thời gian làm việc - nghỉ ngơi hay về tiền lương. Từ đó trong công ty sẽ có sự điều chỉnh
về trả công, quan hệ lao động,… để tạo ra sự công bằng, thỏa mãn đối với công nhân viên
khiến công nhân viên gắn bó hơn với công ty.
2.2.2. Môi trường bên trong:

• Tầm nhìn chiến lược của công ty: Tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực kinh doanh
chính là vận tải xăng dầu, xây dựng hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và đầu tư vào
các lĩnh vực khác. Chiến lược kinh doanh này là cơ sở để định hướng chiến lược phát
triển nhân lực cho công ty, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và
phát huy tài năng của họ.
• Văn hóa công ty: Là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển nguồn nhân lực của
công ty, văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua các giá trị, niềm tin, chuẩn mực được chia sẻ.
Công ty luôn coi trọng yếu tố “con người là cốt lõi”, luôn nâng cao chất lượng cuộc sống
và phát triển tài năng của các cán bộ công nhân viên, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cả về
vật chất và tinh thần để thu hút và giữ chân người lao động.
• Cơ cấu tổ chức của công ty: Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị
nhân lực của công ty. Công ty cần xem xét mức độ phù hợp về cơ cấu lao động theo độ
tuổi, trình độ, giới tính, tính chất lao động,… với loại hình tổ chức, quy mô hoạt động của
công ty để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp
16
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
Công đoàn công ty được thành lập năm 2000.
Các căn cứ pháp lý của quan hệ lao động tại công ty:
• Người lao động được ký Hợp đồng lao động khi vào công ty với các mức:
- Hợp đồng thử việc: Ký trong thời hạn 2 tháng sau đó nhân viên sẽ được cung cấp
chương trình thử việc và đánh giá kết quả sau thử việc.
- Hợp đồng đào tạo và học việc: áp dụng đối với công nhân lái xe.
- Hợp đồng xác định thời hạn 1 năm: áp dụng đối với nhân viên đạt yêu cầu sau thử việc
và công nhân sau đào tạo học việc
• Tranh chấp lao động:
Tại công ty, cơ chế tương tác của quan hệ lao động là cơ chế hai bên giữa người sử dụng
lao động và người lao động, Nhà nước đóng vai trò tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo cho chúng
được thực thi và được bảo vệ. Hiện tại, công ty đã có Công đoàn, mọi tranh chấp lao động

được giải quyết thông qua Công đoàn. Những ý kiến phản hồi, phàn nàn, thắc mắc từ phía
người lao động đều được Công đoàn ghi nhận và giải quyết thỏa đáng đến người lao
động.
Có thể thấy, các quy định của hoạt động quan hệ lao động được quy định rất cụ thể trong
công ty, phù hợp với từng đối tượng người lao động khác nhau, điều này giúp công ty
quản lý dễ dàng lực lượng lao động cũng như giúp người lao động hiểu và yên tâm thực
hiện công việc.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
17
 Hiện tại, công việc của các cấp quản lý được Giám đốc Công ty trực tiếp phân công, còn
từ cấp phó đến các nhân viên sẽ do trưởng các đơn vị bộ phận phân công cụ thể, chi tiết.
Vai trò công việc cũng như chuyên môn trong công việc đều được tham khảo, xét duyệt
dựa vào hoạt động phân tích công việc và trình độ chuyên môn của từng cá nhân để bố trí
công việc hợp lý.
 Tổ chức nơi làm việc: Công ty có đủ các trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu của từng
công việc, nhiệm vụ của nhân viên. Công ty luôn ưu tiên sử dụng những trang thiết bị kỹ
thuật đạt yêu cầu về chất lượng, giảm bớt sự tổn hại của môi trường làm việc và đảm bảo
an toàn, vệ sinh cho người lao động đồng thời phù hợp với công ty. Công ty bố trí các
trang thiết bị rất hợp lý vừa tiết kiệm không gian, diện tích đồng thời vẫn đảm bảo tầm
nhìn và phù hợp với thao tác của người lao động.
 Phục vụ nơi làm việc: Công ty thường tổ chức chế độ phục vụ theo kế hoạch- các phục vụ
về bảo dưỡng xe, cung cấp thiết bị, dụng cụ,… đều được lập trước theo kế hoạch kinh
doanh của mỗi bộ phận. Trong công ty, mỗi phòng, ban sẽ tự đảm nhận việc phục vụ hay
còn gọi là hình thức phục vụ phân tán.
Như vậy hoạt động tổ chức tại công ty rất cụ thể, phù hợp với cơ cấu công ty, đáp
ứng được nhu cầu phát triển ở mỗi giai đoạn, là cơ sở hướng tới sự phát triển bền vững.
2.3.3. Thực trạng về định mức lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
Công ty áp dụng phương pháp định mức: phương pháp phân tích khảo sát. Phương

pháp khảo sát mà công ty áp dụng để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là kết hợp cả
chụp ảnh và bấm giờ. Kết quả chụp ảnh và bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của
người lao động và thiết bị trong ca làm việc, mặt khác cũng có thể nghiên cứu hao phí
thời gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của từng bước công việc, nó giúp công ty
phát hiện được thời gian lãng phí. Các định mức lao động được xây dựng bài bản, theo
trật tự hợp lý, các bước chuẩn bị được tiến hành kỹ lưỡng, đối tượng khảo sát cụ thể, có
khả năng làm việc và trình độ lành nghệ nhất định, thời điểm chọn khảo sát hoàn toàn phù
hợp, mức lao động đã tính toán đầy đủ thời gian, nhu cầu nghỉ ngơi cần thiết của người
18
lao động nhằm đảm bảo những nhu cầu thiết yêu của người lao động. Nhìn chung, công
tác định mức đã được thực hiện có chất lượng, quy trình chặt chẽ và luôn được điều chỉnh
kịp thời, sát với thực tế.
2.3.4. Thực trạng về hoạch định nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận
tải Petrolimex Hà Nội
Dự báo nhu cầu nhân lực: Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công ty, đòi
hỏi công ty phải có một đội ngũ lao động với số lượng, chất lượng hợp lý, phù hợp thì
mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Theo phương hướng phát triển của công ty,
đến năm 2016, công ty sẽ tăng thêm một số lượng lớn các xe vận tải, mở rộng hoạt động
tại công ty và các chi nhánh. Như vậy, khi chiến lược kinh doanh thay đổi sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chiến lược nhân sự. Nhu cầu nhân sự sẽ được mở rộng và thay đổi dự kiến
như sau:
Bảng 2.2: Dự kiến nhu cầu nguồn nhân lực trong năm 2016
Đơn vị: Người
Tiêu chí Năm 2014 Nhu cầu năm 2016
Sau Đại học 2 10
Đại học 68 83
Cao đẳng 4 12
Trung cấp 8 16
Bằng nghề 398 428
Tổng 480 549

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Petajico Hà Nội
Dựa vào bảng trên có thể thấy nhu cầu về lao động của công ty đến năm 2016 là
rất lớn. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của công ty nhằm phục vụ
tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dự báo khả năng cung nhân lực: Công ty dự báo nguồn cung nhân lực nội bộ (từ
các phòng ban khác; thông qua hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực có thể phát hiện
ra những ứng viên tiềm năng) và từ bên ngoài (sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng;
19
Xác định công việc cần phân tích
Thu thập thông tin về công việc
Hoàn thiện các sản phẩm của phân tích công việc
học viên tại các trường dạy nghề; những người đang tìm kiếm việc làm hay từ trung tâm
giới thiệu việc làm,…). Với nguồn cung vô cùng đa dạng, công ty đã tìm kiếm được đội
ngũ nhân lực phù hợp nhất với công ty, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng hằng năm.
2.3.5. Thực trạng về phân tích công việc của của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
Quy trình phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Petajico Hà Nội
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã
xây dựng các quy định nhiệm vụ và chức năng cho từng bộ phận. Căn cứ vào đó, các
trưởng phòng giao việc cho từng cá nhân. Trong quá trình thực hiện công việc, các trưởng
bộ phận sẽ ghi chép, theo dõi các công việc đã giao cho các nhân viên của mình, tổng hợp
các tài liệu về công việc đó và gửi tới phòng Tổ chức- Hành chính để tổng hợp, xây dựng
và sửa đổi các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Căn cứ vào các thông tin về công việc, cán bộ phòng Tổ chức- Hành chính sẽ xây
dựng các văn bản quy định các tiêu chuẩn, nhiệm vụ cụ thể của từng công việc và các tiêu
chí để đánh giá thực hiện công việc của mỗi công việc. Các sản phẩm của phân tích công
việc sẽ bao gồm ý kiến chuyên môn của người quản lý trực tiếp nhân viên và các nghiệp
vụ của cán bộ phòng Tổ chức- Hành chính. Hiện nay, trong ba sản phẩm của phân tích

20
công việc là bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và bản yêu cầu thực
hiện công việc đối với người thực hiện công ty mới chỉ có bản tiêu chuẩn thực hiện công
việc và bản tổng hợp nhiệm vụ của một số chức danh. Khi có sự thay đổi về yêu cầu công
việc thì các quản lý sẽ thông báo trực tiếp cho cán bộ phân tích công việc để chỉnh sửa
các văn bản tiêu chuẩn thực hiện và đánh giá thực hiện công việc tương ứng.
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn thực hiện công việc của các chức danh tại Công ty Cổ phần
Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
Chức danh Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Giám đốc Công ty, Phó giám đốc Công
ty, Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc
Chi nhánh, Trưởng các phòng nghiệp
vụ của Công ty và Chi nhánh
- Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Lập kế hoạch công tác cho từng tháng và quý
- Quản lý mức độ hoàn thành công việc của các
phòng ban và nhân viên
- Chủ động phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Xử lý và điều hành tốt công việc theo chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao
Phó trưởng phòng các phòng nghiệp vụ
của Công ty và Chi nhánh, Đội trưởng
đội xe, Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng
dầu
- Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Lập kế hoạch công tác cho từng tháng và quý
- Xử lý và điều hành tốt công việc theo chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao
- Chủ động phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và
báo cáo với ban Lãnh đạo
- Hoàn thành công việc được giao đúng với tiêu
chuẩn và yêu cầu.
Các chuyên viên nghiệp vụ - Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Hoàn thành công việc được giao đúng với tiêu
chuẩn và yêu cầu.
Công nhân lái xe văn phòng - Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Hoàn thành công việc được giao đúng với tiêu
chuẩn và yêu cầu.
- Chấp hành sự phân công của quản lý
- Không tiết lộ thông tin, can thiệp vào công việc
và có thái độ lịch sự đối với người sử dụng xe
Nhân viên văn thư, nhân viên y tế,
nhân viên tạp vụ, nhân viên bảo vệ,
Công nhân bán lẻ xăng dầu, Công nhân
- Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Hoàn thành công việc được giao đúng với tiêu
chuẩn và yêu cầu.
21
sửa chữa cơ khí, Công nhân rửa xe,
thay dầu mỡ, săm lốp
- Thực hiện đấy đủ các quy trình sản xuất theo yêu
cầu kỹ thuật
Công nhân lái xe vận tải - Tuân thủ các nội quy lao động của Công ty
- Hoàn thành công việc được giao đúng với tiêu
chuẩn và yêu cầu.
- Chịu được áp lực công việc cao
- Chấp hành sự phân công của quản lý
- Có thái độ đúng mực, lịch sự trong quá trình vận

chuyển, giao nhận hàng hóa
- Thực hiện đấy đủ các quy trình sản xuất theo yêu
cầu kỹ thuật
Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính- Petajico Hà Nội
Như vậy, phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội chưa tiến hành đúng theo quy trình phân tích công việc thông thường.
Do đó, chất lượng của hoạt động này chưa được đảm bảo và phản ánh đúng vai trò quan
trọng của hoạt động này trong quản lý nguồn nhân lực.
2.3.6. Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải
Petrolimex Hà Nội
Tuyển dụng nhân lực là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản trị
nhân lực. Việc tuyển dụng nhân lực của công ty xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và dựa trên
kết quả của việc phân tích công việc, lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc
đòi hỏi.Các tiêu chuẩn để tuyển dụng nhân viên cần phải dựa trên chiến lược sử dụng
nhân sự, định hướng viễn cảnh của công ty và bầu không khí văn hóa của công ty. Hình
thức tuyển dụng của công ty là Thi tuyển trực tiếp. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng.
Đây là công việc của phòng tổ chức- hành chính, phòng tổ chức- hành chính quản
lý tình hình nhân sự nói chung của công ty và có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong
công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn
định tổ chức. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty
sẽ đề ra các tiêu chuẩn tuyển dụng như:
22
- Khả năng nhân cách.
- Khả năng chuyên môn.
- Khả năng giao tế.
- Khả năng lãnh đạo (nếu tuyển chọn cấp quản trị).
Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự.
Thông báo tuyển dụng nhân sự được dán ở bảng thông báo của đơn vị tuyển dụng
và thông báo trong nội bộ công ty. Đối với vị trí quan trọng, thông báo được đăng tải trên

báo.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ.
Phòng tổ chức sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên để
loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu đã đề ra nhằm giúp cho công ty giảm chi phí
cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các bước tiếp theo.
Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và thi tuyển.
Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc
phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng phòng tổ chức, phưởng phòng hoặc
trưởng đơn vị cần tuyển nhân viên và một số đại diện của phòng ban lien quan.
Bước 5: Tổ chức khám sức khỏe.
Các ứng viên sau khi vượt qua việc phỏng vấn và thi tuyển phải kiểm tra sức khỏe.
Nếu ai không đủ sức khở sẽ bị loại.
Bước 6: Thử việc.
Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng. Nếu trong quá trình thử việc
được đánh giá tốt thì được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm. Sau 2 năm,
ứng viên sẽ được đánh giá lại một lần nữa. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt hợp
đồng còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được ký hợp đồng lao động không xác định
thời hạn.
23
Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động.
Giám đốc Công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao động
chính thức sẽ được ký kết giữa Giám đốc Công ty và người lao động.
Bảng 2.4: Tình hình tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận
tải Petrolimex Hà Nội năm 2014
Đơn vị: Người
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng số lao động tuyển dụng 10 16 30
2 Theo trình độ

Sau Đại học 1 0 1
Đại học 3 5 5
Cao đẳng 1 2 2
Trung cấp 0 1 2
Bằng nghề 5 8 20
Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính- Petajico Hà Nội
Dựa vào bảng trên ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, số lao động công ty tuyển
dụng ngày càng tăng (năm 2012 là 10 lao động đến năm 2014 là 30 lao động) nhằm đáp
ứng yêu cầu về công việc cũng như mở rộng về quy mô sản xuất.
2.3.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần Thương mại
và Vận tải Petrolimex Hà Nội
Đào tạo và phát triển nhân lực là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty và là điều kiện quyết định để các tổ
chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Có rất nhiều phương
pháp đào tạo và phát triển nhân lực trong đó có một số phương pháp chủ yếu mà Công ty
Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội áp dụng như sau:
Đào tạo trong công ty:
24
Công ty đã sử dụng phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó, người
học sẽ được học những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực
hiện công việc. Đối với công nhân lái xe, công ty bố trí lái xe mới đi cùng lái xe đang làm
việc tại công ty và thường là dưới sự hướng dẫn của những công nhân lái xe có tay nghề
cao hơn. Đối với công nhân bán lẻ xăng dầu cũng vậy, đào dạo bằng các hình thức sau:
• Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải
thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách
quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hường dẫn và chỉ dẫn
chặt chẽ của người dạy
• Kèm cặp và chỉ bảo: Thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn để
giúp cho cán bộ quản lý và các nhân viên học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết
cho công việc.

• Tổ chức các buổi giảng bài, các hội nghị, hội thảo, qua đó giúp người lao động học được
những kiến thức kinh nghiệm cần thiết.
• Điều động người lao động đến nhận công tác ở bộ phận khác trong Công ty nhưng vẫn
với chức năng và quyền hạn như cũ; người lao động được bố trí làm công việc khác trong
phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn, hoặc được cử đến nhận công việc mới ngoài
chuyên môn của họ.
Đào tạo ngoài công ty:
Đào tạo ngoài công ty là phương pháp đào tạo trong đó người lao động được công
ty cử đi học ở các tổ chức bên ngoài công ty. Bao gồm:
• Đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị
• Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
• Đào tạo nâng bậc
25

×