Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận lý luận quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.34 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Học viên:
HÀ NỘI – 2014
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 12 tháng 9 năm 2014
Thời gian nộp bài: ngày 12 tháng 9 năm 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:
















Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐỀ BÀI:
Với các tiền đề, đặc trưng quản lý giáo dục hãy vận dụng vào một trong


các chức năng quản lý hoặc vào một cách tiếp cận trong quản lý giáo dục?
Liên hệ đơn vị đang công tác (Chỉ ra những điểm khác biệt).
BÀI LÀM:
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản
chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối
tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ
sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển.
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm
tra.
Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật
các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu
giáo dục đã đề ra.
Trong thực tế thì quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có
tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá
trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và
đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đã đề ra.
Quản lý giáo dục có những tiền đề và đặc trưng sau đây:
1.1. Những tiền đề của quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục là một động từ chứ không phải là một danh từ.
- Quản lý giáo dục là một khái niệm có tính tình huống cụ thể.
- Quản lý giáo dục là một quá trình đòi hỏi sự chấp nhận, tích hợp và
đồng hóa
- Để trở thành nhà quản lý giáo dục giỏi cần học cách tham gia vào các
cuộc tranh luận về mục đích và giá trị.
- Học quản lý là một quá trình tìm tòi/gợi mở (heuristic process)
- Quản lý giáo dục được thể hiện trong hành vi của người quản lý

- Quản lý giáo dục lôi cuốn sự biến đổi.
1.2. Những đặc trưng của quản lý giáo dục
4
- Các mục đích cụ thể, tường minh, lượng hóa của các thiết chế giáo
dục rất khó xác định rõ ràng so với việc xác định mục đích của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
- Trong giáo dục, rất khó đo lường, đánh giá việc đạt được các mục
đích.
- Những yếu tố “đầu vào” (trẻ em, thanh thiếu niên) và những yếu tố
“đầu ra” của các cơ sở giáo dục – đào tạo khác biệt với những yếu tố “đầu
vào” (nguyên liệu thô) và những yếu tố “đầu ra” (hàng hóa) của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
- Người quản lý và người giáo viên phổ thông (và ở mức độ nhẹ hơn,
nếu xét đến các trường đại học) đều có chung một căn bản chuyên nghiệp, với
những giá trị được chia sẻ, được đào tạo và có những kinh nghiệm không
khác nhau bao xa.
- Mối quan hệ “khách hàng” giữa giáo viên với học sinh, giữa giảng
viên với sinh viên có nhiều điểm khác biệt so với mối quan hệ nhà chuyên
môn – khách hàng ở những lĩnh vực hoạt động khác.
- Cấu trúc tổ chức của các cơ sở giáo dục thường bị “chia cắt, phân
đoạn” vì những nhân tố bên trong cũng như những tác động bên ngoài.
- Các cán bộ quản lý ở các trường đại học có quá ít thời gian dành cho
hoạt động quản lý.
Trong phạm vi của tiểu luận này tôi xin đi sâu vào việc vận dụng tiền
đề quản lý giáo dục đầu tiên và thứ hai vào quá trình thực hiện chức năng kế
hoạch hóa. Qua đó liên hệ với thực tiễn quản lý giáo dục tại trường Cao đẳng
Vĩnh Phúc (đơn vị đang công tác) để thấy được những điểm khác biệt giữa lý
luận với hoạt động quản lý thực tiễn.
PHẦN II. NỘI DUNG
5

2.1. Quản lý giáo dục là một động từ chứ không phải là một danh từ.
Điều này có nghĩa trong quá trình quản lý người cán bộ quản lý cần
phải xem quản lý là một hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhà
trường cùng tham gia, từ cán bộ có địa vị cao, cho đến tập thể đội ngũ giáo
viên, công nhân viên trong nhà trường, thậm chí cả học sinh, sinh viên nữa.
Quản lý là hoạt động chung của toàn bộ tổ chức. Điều này được thể hiện rất
rõ trong việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quá trình quản lý. Cụ thể:
Khi thực hiện chức năng kế hoạch hóa việc cần làm đầu tiên của nhà
quản lý là xác định mục tiêu, mục đích trong tương lai của tổ chức cũng như
quyết định lựa chọn những biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu, mục đích
đó. Muốn xác định được mục tiêu một cách phù hợp và khả thi cho tổ chức thì
nhà quản lý cần huy động rộng rãi sự tham gia của các thành viên trong tổ
chức, bao gồm đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường
trong việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch của đơn vị. Việc tham gia đóng góp
ý kiến của họ trong việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch sẽ giúp cho nhà quản
lý huy động được tối đa nguồn chất xám của tổ chức. Đồng thời sẽ làm cho
các thành viên trong tổ chức hiểu rõ và thấm nhuần được mục tiêu, mục đích
cần đạt được của nhà trường để từ đó họ có trách nhiệm hơn và gắn kết hơn
nữa với tổ chức. Và những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi có sự nhất trí
cao của các thành viên trong tổ chức.
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là trường chuyên nghiệp đào tạo theo
hướng đa ngành được thành lập từ năm 1997 theo quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Hằng năm, trước mỗi năm học nhà trường đã tiến
hành xây dựng các loại kế hoạch cho hoạt động của mình, cụ thể là kế hoạch
năm học. Khi xây dựng kế hoạch năm học Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà
trường luôn huy động sự tham gia của các thành viên nhà trường như: Ban
giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, tổ trung tâm cũng như những giáo viên
cốt cán trong nhà trường cùng tham gia vào quá trình xác định mục tiêu và
6
xây dựng kế hoạch năm học thông qua hình thức đóng góp ý kiến vào kế

hoạch dự thảo cũng như đóng góp ý kiến trực tiếp trong các cuộc họp giao
ban. Sau khi xây dựng kế hoạch thành công người đứng đầu nhà trường đã
tiến hành phổ biến và quán triệt nội dung kế hoạch đến từng thành viên trong
nhà trường thông qua buổi khai giảng năm học và hội nghị cán bộ viên chức.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch hóa cũng bộc
lộ một số điểm hạn chế cần khắc phục như: Trong kế hoạch đưa ra quá nhiều
mục tiêu trong khi các biện pháp và nguồn lực của nhà trường còn hạn hẹp;
vẫn còn một số cán bộ, giáo viên chưa tích cực khi tham gia xây dựng kế
hoạch
2.2. Quản lý giáo dục là một khái niệm có tính tình huống cụ thể.
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc (có
chứa mâu thuẫn) nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự
nhiên, với xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phải giải
quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa các hoạt động và quan hệ có chứa
đựng trạng thái có vấn đề bức xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển.
Tình huống trong quản lý là những tình huống nảy sinh trong quá trình
điều khiển hoạt động và quan hệ quản lý buộc người quản lý phải giải quyết
để đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển
khớp nhịp, nhằm hướng tới mục đích, yêu cầu, kế hoạch đã được xác định
của một tổ chức.
Quản lý giáo dục là một khái niệm có tính tình huống cụ thể điều này
có nghĩa trên thực tế sẽ không tồn tại “một cách tốt nhất” để quản lý. Quản lý
không hề có nghĩa tuyệt đối, phổ quát khi chúng ta áp dụng cách thức
(phương pháp) quản lý vào những bối cảnh cụ thể. Quản lý chỉ có ý nghĩa nếu
nó được biến thái trong mỗi tình huống cụ thể và khái niệm quản lý chỉ có giá
trị nếu nó được quan niệm theo mỗi tình huống cụ thể.
7
Như chúng ta đã biết quá trình quản lý giáo dục phải vận dụng những tri
thức, những quy luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn
cuộc sống. Do đó, việc áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau vào những

tình huống khác nhau là tất yếu. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng,
không có phương pháp quản lý nào là vạn năng, chiếm vị trí độc tôn. Vì thế
trong quản lý giáo dục, việc lựa chọn đúng đắn và biết kết hợp tối ưu các phương
pháp quản lý phù hợp với nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý, tình huống
quản lý để đạt kết quả cao đòi hỏi mỗi người quản lý phải có tài năng, nghệ thuật
quản lý.
Dấu hiệu của việc vận dụng tốt phương pháp quản lý là năng suất, chất
lượng, hiệu quả giáo dục cao, không khí tâm lý trong tập thể lành mạnh.
Phương pháp là lĩnh vực sáng tạo của người quản lý, nó đòi hỏi người
quản lý vừa có tri thức, vừa có kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm ứng xử
và có óc sáng tạo. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật
Phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể và thời gian mà
lựa chọn và kết hợp các phương pháp cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả
quản lý cao. Trong thực tiễn quản lý phải biết sử dụng tổng hợp các phương
pháp quản lý.
Đối với trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, trong quá trình thực hiện chức
năng kế hoạch người hiệu trưởng đã vận dụng linh hoạt các cách quản lý
trong các tình huống khác nhau. Cụ thể, hằng năm nhà trường xây dựng
những kế hoạch hoạt động cụ thể từ vĩ mô đến vi mô, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện các kế hoạch đó nhà trường luôn luôn theo sát tình hình thực tế
của đơn vị và môi trường xung quanh để điều chỉnh và bổ sung kế hoạch cho
phù hợp và khả thi cũng như đảm bảo cho nhà trường luôn phát triển đúng
hướng trước những thay đổi liên tục của môi trường hiện nay.
8
Trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra kiểm tra các hoạt động
giáo dục đào tạo nhà trường cũng đã vận dụng hết sức linh hoạt, cụ thể phù
hợp với từng tình huống, từng đối tượng cụ thể.
2.3. Quản lý giáo dục là một quá trình đòi hỏi sự chấp nhận, tích hợp và
đồng hóa
Quá trình quản lý một cách hiệu nghiệm là kết quả của việc học hỏi lý

luận và thực tiễn đã được mô tả và áp dụng chúng vào tình huống cụ thể khiến
chúng phù hợp với mỗi bối cảnh riêng. Quá trình đó chính là sự chấp nhận,
chiếm lĩnh thực tiễn; còn sự tích hợp được hiểu theo nghĩa của sự tổng hợp,
kết hợp các mô hình và thủ tục. Trình tự tích hợp từ các tổ chức khác để ứng
dụng vào tổ chức mình và sự đồng hóa được hiểu là sự biến đổi, điều chỉnh
làm cho phù hợp các hoạt động thực tiển khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu
của bối cảnh cụ thể.
2.4. Để trở thành nhà quản lý giáo dục giỏi cần học cách tham gia vào các
cuộc tranh luận về mục đích và giá trị.
Để trở thành nhà quản lý cần học cách tham gia vào các cuộc tranh luận
về mục đích và giá trị. Quản lý luôn có tính mục đích nghĩa là hoạt động này
luôn hướng tới việc đạt kết quả liên quan tới một tập hợp các giá trị cả về bản
chất của kết quả và ý nghĩa của kết quả.
Để trở thành một người quản lý hiệu nghiệm cần phải hình thành và
phát triển năng lực hiểu biết bản chất của kết quả và liên hệ chúng với hệ
thống các giá trị thích hợp. Quản lý không và không thể là “trung tính” về giá
trị và kết quả.
2.5. Học quản lý là một quá trình tìm tòi/gợi mở (heuristic process)
Học để trở thành người quản lý hiệu nghiệm không chỉ thông qua hệ
thống lý thuyết mà phải thông qua các hoạt động thực tiễn, cách thực hiện,
trải nghiệm hoạt động quản lý. Sự tương tác giữa lý luận và thực tiễn là yếu tố
quyết định cho phép con người thông báo và mở rộng ảnh hưởng đến người
9
khác. Mặt khác, quản lý hiệu nghiệm cũng là vấn đề về các mối quan hệ trong
tổ chức, mà những sai lầm được chấp nhận như là cơ hội để tăng cường và
phát triển. Những tổ chức nào coi sai lầm là thất bại sẽ là những tổ chức
không thể tăng trưởng và phát triển được.
Trong hoạt động quản lý của mình, người quản lý phải là người có kiến
thức quản lý chuyên sâu, am hiểu, nắm bắt tường tận từng đơn vị trong tổ
chức mình. Nhưng để trở thành người quản lý giỏi thì người quản lý không

chỉ có kiến thức sâu rộng mà người quản lý cần phải tham gia vào các hoạt
động, tình huống cụ thể của tổ chức, vận dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn
đề một cách hợp lý, linh hoạt.
2.6. Quản lý giáo dục được thể hiện trong hành vi của người quản lý
Người quản lý hiệu nghiệm phải có khả năng tiếp cận và xử lý những
tình huống và vấn đề phức tạp một cách linh hoạt. Quản lý sự căng thẳng, đối
đầu giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giá trị và thủ đoạn và tính phức tạp cao
độ của các quan hệ xã hội là nền tảng đối với quá trình quản lý. Điều này đòi
hỏi kỹ năng phân tích, kỹ năng xác định ưu tiên và kỹ năng giao tiếp.
Người quản lý giỏi được thể hiện qua phong thái bên ngoài uy nghiêm
tạo được cái uy đối với người cấp dưới, bên trong lại rất cởi mở tạo sự thân
thiện, thoải mái đối với người tiếp xúc. Trong các cuộc họp, người quản lý
phải thể hiện được các kiến thức, kỹ năng, năng lực của bản thân trong các
vấn đề xã hội trong và ngoài tổ chức mình.
2.7. Quản lý giáo dục lôi cuốn sự biến đổi.
“Để trở thành hoàn hảo thì thường xuyên phải biến đổi”.
Sự quản lý hiệu nghiệm đòi hỏi một quá trình của sự đáp ứng được duy
trì đối với những yêu cầu, đòi hỏi của cá nhân và của môi trường. Những căng
thẳng hay đối đầu thường xảy ra trong các thiết chế giáo dục trong bối cảnh
chuyển đổi, đổi mới phát sinh từ sự áp đặt những biến đổi và do sự thất bại
10
của việc chấp nhận nhu cầu có khả năng biến đổi, thay vì người ta phải cố
gắng quản lý sự biến đổi.
Sự phát triển kinh tế - xã hội với nền kinh tế thị trường; sự công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước tạo ra nhu cầu ngày càng cao của con người. Vì
vậy, cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng
được nhu cầu phát triển của cá nhân, môi trường trong tổ chức mà người quản
lý phải nắm bắt được. Để đảm bảo cho sự thay đổi trong nhà trường được
thành công thì người quản lý phải là người đi đầu, có quyết tâm, có cam kết
và có sự chỉ đạo quyết liệt cho sự thay đổi đó. Người quản lý phải tạo được

động lực cho sự thay đổi và có một kế hoạch với lộ trình đi đến đích “xác
đáng” nghĩa là phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình và khả thi trong bối
cảnh cụ thể.
11
PHẦN III. KẾT LUẬN
Mỗi nhà trường là một tổ chức với những đặc điểm khác nhau về mục
tiêu, cấu trúc, quy mô, phong cách của nhà quản lý…Vì vậy không thể áp
dụng một mô hình quản lý nào duy nhất vào tất cả các nhà trường mà mỗi một
nhà trường cần xây dựng cho mình một mô hình quản lý cho phù hợp với đặc
điểm, tình hình của nhà trường trên cơ sở những tiền đề của quản lý giáo dục.
Việc phân tích các tiền đề quản lý giáo dục với thực tế công tác quản lý giáo
dục sẽ giúp người quản lý nhà trường nhận biết và xây dựng được mô hình
quản lý của nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê.
2. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Bùi Minh Hiền,Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc
Chí, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13

×