Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CONG TAC GIAO VIEN CHU NHIEM LOP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.91 KB, 6 trang )

PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÊ THẾ HIẾU Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Năm học: 2010 - 2011
Họ và tên: Lê Thị Hằng Nam (nữ) Nữ
Năm sinh: 10/ 02/ 1971
Quê quán: Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Công việc được giao: Chủ nhiệm Lớp 5C – TT tổ 4+5
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Thế Hiếu
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh TH, Năm học 2010 – 2011 với
mục tiêu: “Đổi mới công tác quản lý; nêu cao chất lượng của người thầy, chú trọng
công tác chấm chữa”, tiếp tục thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện, Học sinh
tích cực” của sở GDĐT Quảng Trị và bộ GDĐT đề ra. Công tác chủ nhiệm lớp là
một công tác đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm nhiều đến học sinh cùng với việc
áp dụng các biện pháp thích hợp để hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng
sống cơ bản.
II./ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
- Tổng số HS: 24 em : - nữ 13em
- Học sinh hộ nghèo 4em
1/ Thuận lợi:
- Đa số học sinh ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo,kính trọng người lớn tuổi.
-Các em đều tích cực học tập, có tính cần cù, chăm chỉ, có ý thức giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường, của công
đoàn , của tập thể tổ chuyên môn.
-Được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo sát sao của chị TPT Đội ,của ban chỉ huy


Liên đội
- Sự cộng tác chặc chẽ của các giáo viên bộ môn
- Sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm yêu nghề, mến trẻ , nhiệt tình trong mọi công tác giảng
dạy cũng như mọi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2/ Khó khăn:
- Đa số các em là con em nông thôn, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì thế một
số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em. Các em đến trường là phụ
huynh phó thác cho giáo viên. Do đó đa số các em học sinh thường không có ý
thức trong học tập thậm chí các em không hề xem bài mới hay học bài ở nhà.
- Một số học sinh khó học, không ghi nhớ được kiến thức.
- Tiếp cận công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế do học sinh chưa có máy.
1
- Địa bàn rộng các em lại ở xa trường, đa số gia đình các em lại nghèo nên việc
đến trường còn gặp nhiều khó khăn.
-Với thực trạng trên bản thân tôi đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch và giải pháp thực hiện
như sau:
III.CHỈ TIÊU ĐĂNG KÍ:
1.Chất lượng đại trà:
Học lực: Giỏi 7em - 29,2%; Khá: 8 em – 33,3%; TB: 9 em – 37,5%
Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 24em – 100%
2.Chất lượng mũi nhọn:
Giỏi cấp tỉnh: 1 em – 4,2%
Giỏi cấp huyện: 1 em – 4,2%
GTTM cấp trường : 2 em -8,3%
3.Chất lượng VSCĐ: Loại A: 70%; Loại B : 30%
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi dã đúc rút cho mình
một số giải pháp để làm tốt chủ nhiệm như sau :- Bước vào năm học tôi nắm bắt tình
hình chung của lớp và cụ thể đến từng học sinh. Tìm hiểu đến những học sinh giỏi,

khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt,…
- Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp. Ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em.
Triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như nội quy của
lớp để phụ huynh phối kết hợp cùng với giáo viên một cách chặt chẽ về giáo dục học
sinh.
- Tôi tổ chức bầu Ban cán sự lớp và ban chỉ huy chi đội tiến hành ngay sau lễ
khai giảng, lấy ý kiến từ phía tập thể lớp và đại hội chi đội sau đó biểu quyết.
- Đổi ban cán sự lớp 1 tháng 1lần, đổi tổ trưởng 2 tuần 1lần để tất cả các em
được làm cán sự lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tin trước mọi người.
- Đổi vị trí ngồi cho các em để các em thấy được sự gần gũi, sự quan tâm của
giáo viên đối với các em.
- Nói chung là giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi ở chúng ta phải có tấm lòng cao cả
yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp.
1. Chia tổ và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp.
- Lớp tổng số 24 học sinh, tôi chia làm 3 tổ. Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có
học sinh yếu, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở địa
bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt, để các em có điều kiện giúp nhau
cùng tiến bộ.
- Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn thể mĩ: Lấy ý kiến biểu
quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.
- Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và lớp phó một cách cụ thể.
*Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung của
lớp và tổng hợp các bảng theo dõi hoạt động học tập trong tuần từ các tổ trưởng cho
GVCN kịp thời xử lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán sự lớp, kiểm tra cơ
sở vật chất của lớp, tắt đèn quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học,
*Lớp phó học tập:
+ Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng.
2
+ Ghi nhận những bạn thuộc bài, không thuộc bài, không học bài, không làm bài
tập hoặc làm việc riêng báo cáo cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí.

+ Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của
GVCN.
*Lớp phó văn thể mĩ:
+ Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể,
- Bầu tổ trưởng, tổ phó: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo
viên chủ nhiệm.
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng
ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập, …
+ Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường,
hoạt động ngoài giờ, …
Nhiệm vụ chung của tổ trưởng tổ phó là 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên của mình
về việc học ở nhà, làm bài tập. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em tổ trưởng,
tổ phó theo dõi chính xác và công bằng.
2.Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà:
- Như chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh, mỗi con người thì có đặc
điểm tâm sinh lí khác nhau. Nhất là đối tượng học sinh yếu, học sinh khó học thì
tâm sinh lí của các em càng khác thường hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất
lượng học tập của các em thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về từng em
đó. Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh
yếu, học sinh khó học sẽ giúp giáo viên đề ra các biện pháp và phương pháp dạy
học thích hợp.
- Tôi đã quan tâm nhiều đến học sinh yếu bằng cách phụ đạo thêm , có hệ
thống câu hỏi bài tập dễ hôn cho các em. Ngoài ra phụ đạo thêm cho các em 1
buổi/ tuần để củng cố cho các em những kiến thức còn hỏng.
``- Thường xuyên đi thực tế đến phụ huynh trao đổi tìm ra biện pháp giúp
các em có cách học ở nhà hợp lí, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của từng em kịp thời
động viên giúp đỡ các em thêm trong học tập. Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen
ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó
là rất ít. Có làm như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong
học tập .

- Hàng tháng tổ chức họp phụ huynh thông báo tình hình học tập của các
em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập ở lớp, ở nhà của các em qua sổ liên
lạc.
3,Giải pháp nâng cao công tác mũi nhọn:
- Vào đầu năm học tôi tổ chức thi khảo sát, trong giờ học tôi theo giỏi lực
học các em để chọn đội tuyển học sinh giỏi của lớp để tham gia bồi dưỡng tập
trung ở trường . Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, bài văn hay
nghiên cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em
một tuần một buổi, khuyến khích các em đọc nhiều sách báo, mượn sách nâng
cao để đọc, để học có vướng mắc kịp thời trao đổi để tháo gỡ ngay với GV
- Tham mưu với hội phụ huynh lớp trích quỹ lớp thưởng động viên các em
đạt giải trong các cuộc thi.
3
- Bồi dưỡng để các em tham gia thi giải toán trên mạng cấp trường, cấp
huyện, cấp tỉnh.
- Tích cực thường xuyên rèn chữ viết cho các em để tham gia thi cấp trường,
cấp huyện và đạt chỉ tiêu của nhà trường đề ra.
4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Tôi phối kết hợp với Đội nắm bắt mọi hoạt động Đội để triển khai kịp thời
cho ban cán sự lớp.
- Tôi thường đến lớp trước giờ học 20 phút để nhắc nhở các em công tác vệ
sinh lớp, vệ sinh cá nhân
- 15 phút đầu giờ tôi có mặt trên lớp để giúp đỡ các em tạo thói quen sinh hoạt .
- Cuối buổi học tôi giúp đỡ hướng dẫn các em vệ sinh lớp sạch sẻ cho buổi học
sau để các em làm quen với sự tự giác và có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đep, biết
bảo vệ môi trường .
- Trong các giờ sinh hoạt tập thể tôi đều tham gia cùng các em vui chơi, ca múa
hát tạo cho các em sự gần gủi thân thiện hơn.
- Tổ chức họp ban cán sự lớp 1tháng 2lần để giúp các em giải quyết những thắc
mắc.

- Tôi phối kết hợp với thư viện mượn sách nâng cao, truyện, báo, đồ dùng học
tập cho các em, nắm lại số học sinh đọc sách chuyên cần để tuyên dương trong các tiết
sinh hoạt gây cho các em một bản năng siêng tìm tòi hiểu biết thêm.
5.Xây dựng môi trường học tập thân thiện:
-Công tác trang trí lớp học : Tôi cũng rất coi trọng việc trang trí lớp học, Tôi
thường xuyên thay chủ điểm theo tháng,tranh ảnh đẹp và khoa học; trưng bày sản
phẩm của các em để tạo cho các em tính tích cực thi đua trong học tập.
- Giáo dục truyền thống nhà trường ,truyền thống lịch sử địa phương.
-Phối hợp với đội tổ chức cho các em tham gia các tròn chơi dân gian.
-Tổ chức cho các em tham gia đi tìm địa chỉ đỏ, nghe nói chuyện truyền thống,
phát thanh truyên truyền măng non.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* Đầu năm học chất lượng khảo sát :
Tổng số 24em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 1 4,2 8 33,3 9 37,5 6 25,0
Tiếng Việt 4 16,7 9 37,5 8 33,3 3 12,5
*Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học lớp tôi đã đạt được những thành
tích đáng kể như sau:
- Đại đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức , kỉ luật cao. Biết phê bình,
tự phê bình, có tinh thần thi đua trong học tập.
- Các em, tự rèn cho mình luôn luôn có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Trong suốt buổi học lớp không có hiện tượng xả rác bừa bãi, để dép ngoài hành lang
dùng dép đi trong nhà để bảo vệ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh lớp học, tạo lớp học
thoáng mát.
- Từng tổ có ý thức trách nhiệm được giao và bảo quản cây xanh đạt hiệu quả
cao.
4
- Ý thức chấp hành nội quy của các em rất cao . Đồng phục trước khi đến lớp
theo quy định của trường. Xếp hàng trước khi ra, vào lớp.
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình, thông tin chính xác

kịp thời vì vậy lớp tôi trong năm học không có học sinh nghỉ học tuỳ tiện, đến lớp
thuộc bài, làm bài tập đầy đủ. Lớp tôi đã xoá được học sinh yếu, số lượng học sinh khá
giỏi cũng tăng lên đáng kể cụ thể:
* Cuối học kì I lớp tôi đạt được :
*HỌC LỰC: Giỏi : 4 - 16,7 % HẠNH KIỂM: THĐĐ: 24em – 100%
Khá: 7 - 29,2 %
TB: 13 - 54,1 %
* Chất lượng mũi nhọn :
-HSG văn hóa cấp tỉnh: 1em; cấp huyện : 1em
- Thi đọc diễn cảm cấp trường tham gia 2 em đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba
- Thi văn hoá đạt giải.5 giải
- Thi viết chữ đẹp đạt 3 giải
-Thi giải toán trên mạng đạt 2 giải cấp trường, 1 cấp huyện
- Chấm vở sạch chữ đẹp cấp trường đạt loại A 72, 9 %: loại B 27,1%
* Ngoài thành tích học tập trên lớp tôi còn đạt nhiều thành tích trong công
tác hoạt động ngoài giờ lên lớp.
-Tham gia đội thi điền kinh cấp cụm đạt kết quả tốt
-Thi văn nghệ chào mừng 20/ 11 đạt giải B .
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
* Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:
*Là người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lương tâm nghề nghiệp, thực sự yêu
nghề mến trẻ,nhiệt tình đi đầu trong mọi công tác. Thực sự mỗi thầy giáo là tấm gương
sáng cho HS noi theo.
* Đầu năm học nhận lớp tôi đã triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy
của nhà trường cũng như nội quy của lớp để phụ huynh phối kết hợp cùng với giáo
viên một cách chặt chẽ về giáo dục học sinh, bên cạnh đó tôi thường xuyên đi thực tế
gia đình học sinh để nắm bắt hoàn cảnh của từng em, chia sẻ niềm vui, nổi buồn cùng
các em như một người bạn để các em tâm sự những thắc mắc khó khăn của mình.
* Xây dựng đội ngũ cán sự lớp giỏi trong học tập và ý thức đạo đức tốt, năng

động, sáng tạo, mạnh dạn, là cánh tay đắt lực của giáo viên chủ nhiệm .
* Sự kết hơp chặt chẽ của giáo viên tổng phụ trách, giáo viên bộ môn, có biện
pháp và hỗ trợ kịp thời cùng giáo viên chủ nhiệm .
* Phải kiểm tra khả năng tiếp thu bài của các em để phân loại trình độ học
sinh. Tìm hiểu và theo dõi tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh.
* Động viên các em học yếu thông qua các tấm gương phấn đấu
trong học tập của các lớp đàn anh đi trước.
* Tổ chức nhiều trò chơi gây hứng thú cho các em.
* Lựa chọn cho các em những bài tập phù hợp từ đơn giản đến
khó dần.
5
* Động viên, khuyến khích các em khi có sự chuyển biến tốt (dù
chỉ là rất nhỏ).
* Trong quá trình rèn cho các em, không nên nóng vội mà tạo
nên tâm lí
thoải mái cho các em
* Sự quan tâm của gia đình, kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm bên cạnh
đó nhờ sự giúp đỡ của BGH nhà trường và xã hội.
Trên đây là thành tích mà trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được, mong sự
đóng góp của các đồng nghiệp giúp đỡ tôi làm tốt hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
Cam Chính, ngày 25 tháng 4 năm 2011
Người viết


Lê Thị Hằng
6

×