Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đặc điểm xây dựng tiêu chí đánh giá và trình tự kiểm toán chương trình ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.24 KB, 15 trang )

Đặc điểm xây dựng tiêu chí đánh giá và trình tự kiểm
toán chương trình ngân sách nhà nước
I.Đặc điểm xây dựng tiêu chí đánh giá ngân sách chương trình nhà nước
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá luôn là một công việc khó khăn. Để giải
quyết khó khăn đó, kiểm toán hoạt động luôn hướng tới việc giảm thiểu sự
cách biệt để hướng tới sự nhất quán cao nhất có thể có về hệ thống tiêu chí
đánh giá hoạt động của các chương trình. Để thực hiện định hướng đó, kiểm
toán hoạt động sử dụng phương pháp ngiên cứu mục tiêu của chương trình và
xử lý theo tình huống cụ thể. Theo đó tất cả các chương trình được phân loại
theo tiêu thức “mức độ rõ ràng của mục tiêu”. Ở đây, mức độ rõ ràng được
xem xét trong quan hệ giữa “tính tiêu chuẩn đo lường” của mục tiêu chương
trình với yêu cầu đánh giá của kiểm toán hoạt động: Mục tiêu chương trình
được coi là rõ ràng khi có thể trực tiếp làm thước đo cho kiểm toán hoạt động.
Muốn vậy, mục tiêu này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
• Một là, đã lượng hóa tối đa những mục tiêu cần và có thể lượng
hóa, kể cả mục tiêu và nguồn lực cho các tiểu chương trình;
• Hai là, đã cụ thể tới các tiểu chương trình và tới mức đo lường
được cho cả những tiêu chí định tính, kể cả các phương pháp và
các trình tự tiên tiến cần áp dụng liên tục qua từng giai đoạn trong
quá trình hoat động của chương trình :
• Ba là, đã khẳng định tính hiệu lực của mục tiêu (từ cung cấp
nguồn lực đến tổ chức kiểm toán chi tiết theo các tiểu chương
trình với tiến độ thực hiện cụ thể) trong thực tiễn hoạt động của
chương trình.
Để có những đánh giá này, kiểm toán hoạt động cần ngiên cứu cả mục
tiêu đã ghi trong chưng trình, cả hiệu lực của chương trình trong hoạt động
thực tiễn để khẳng định mức đạt được “tính chuẩn mực” hay “tính tiêu chuẩn”
của mục tiêu này.
Với quy ước đó có thể quy tính đa dạng của mục tiêu các chương trình
khác nhau về hai loại cơ bản:
 Loại I: Mục tiêu chương trình đã rõ ràng


- Qua nghiên cứu mục tiêu chương trình trên giấy tờ và trong thực
tiễn, nếu kết quả ngiên cứu cho thấy mục tiêu chương trình đã rõ
ràng tới mức có thể đo lường trực tiếp hoạt động trực tiếp của
chương trình thì kiểm toán hoạt động chuyển ngay sang bược lựa
chọn tiêu chí đánh giá hoạt động chương trình; Ngược lại, nếu
mức rõ ràng này chưa đạt tới mức có thể đánh giá được hoạt động
theo yêu cầu thì kiểm toán hoạt động cần thực hiện các thủ tục bổ
xung để khắc phục khiếm khuyết của mục tiêu đã được ghi trong
chương trình. Các bước ngiên cứu cụ thể tiếp theo sẽ được đề cập
trong phần trình tự kiểm toán.
- Loại chương trình này thường xuất hiện trong các chương trình
đầu tư quy mô lớn có mục tiêu được lượng hóa cụ thể, hoặc ít ra
cũng rõ ràng, đặc biệt là các chương trình trọng điểm quốc gia
hoặc các chương trình đầu tư cho quốc phòng với các tiểu chương
trình có mục tiêu cụ thể rất rõ ràng. Trong trường hợp này, kiểm
toán hoạt động có thể sử dụng ngay mục tiêu của chương trình
làm cơ sở để đánh giá hoạt động của chương trình. Ở đây, mối
quan hệ giữa chuẩn bị ngân sách với kiểm toán hoạt động được
gắn kết rất chặt chẽ với nhau. Để phát triển mối quan hệ đó, ở các
nước có nền quản lý công (trong đó có kiểm toán hoạt động
chương trình ngân sách nhà nước) phát triển trong thời gian dài đã
hình thành phương pháp kết hợp giữa chuẩn bị ngân sách với
kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động không chỉ thực hiện
công việc “hậu kiểm” theo quan điểm truyền thống mà trái lại,
kiểm toán hoạt động thực hiển cả những công việc “tiền kiểm”
theo quan điểm hiện đại thông qua kiểm toán quá trình và kết quả
chuẩn bị ngân sách: Thông qua kiểm toán quá trình và kết quả
chuẩn bị ngân sách trên dự toán ngân sách, cùng với các đơn vị
thụ hưởng ngân sách và các đơn vị quản lý ngân sách, kiểm toán
hoạt động tham gia vào quá trình chuẩn bị ngân sách này. Đặc

biệt trong quá trình này, cả lập dự toán ngân sách, cả kiểm toán
hoạt động đều không chỉ hướng tới mục tiêu của chương tình mà
còn hướng đến cả các phương pháp và trình tự tiên tiến được sử
dụng để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đây là sự thể
hiện sinh động và hiệu quả việc kết hợp giữa quá trình lập ngân
sách với kiểm toán hoạt động chương trình ngân sách nhà nước.
Trong sự kết hợp đó, lập ngân sách đã chứa đựng những yếu tố
của kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động lại là quá trình
nghiên cứu như một hệ thống đánh giá kiểm soát nội bộ về chu
trình ngân sách trong bước chuẩn bị.
Cụ thể, quá trình kết hợp này gồm hai pha:
 Pha “Khởi đầu”: Lựa chọn ngân sách trên cơ sở phương pháp
hoạt động tiên tiến.
Đây là phương pháp gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu chương trình với
những dự kiến các trình tự và phương pháp tiên tiến trong hoạt động triển khai
cùng các phương pháp sử dụng. phương pháp này là sự hỗ trợ thiết thực cho
việc ra các quyết định về ngân sách.
 Pha “Thẩm định”: Đánh giá quá trình ngân sách
Kiểm toán hoạt động có thể thẩm đinh chương trình đã được hoàn tất
hoặc ngiên cứu một bước cụ thể của chu trình ngân sách tùy theo nhiệm vụ
được giao. Trong trường hợp này, do bản thân các mục tiêu hoạt động đã được
cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đo lường nên công việc chủ yếu là thu thập
thông tin thực hiện để so sánh xác định tính khả thi của hệ thống mục tiêu
chương trình đã xác định và đánh giá từ những nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự
cách biệt.
Phương pháp “Hợp lý hóa lựa chọn ngân sách” (RCB) nói trên
thường được kiểm toán hoạt động chương trình ngân sách nhà
nước vận dụng như một hệ thống kiểm tra nội bộ trong bước lập
dự toán ngân sách. Qua đó công việc của kiểm toán viên được
giảm nhẹ đáng kể trong khi nguồn tài liệu được sử dụng lại phong

phú hơn nhiều. Tuy nhiên cũng có quan điểm phê phán tính “quá
sớm” của PPBS và RCB dẫn đễ xu hướng chỉ tập trung chú ý vào
việc ra quyết định hơn là đánh giá “thành tích” đạt được nhằm đo
lường tác động của chính sách công đến sự phát triển kinh tế, xã
hội. Vì vậy, để phát huy tốt tác động tích cực của phương pháp
này, kiểm toán hoạt động cần quan tâm kết hợp “tiền kiểm” với
“hậu kiểm” qua hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động và
hiệu năng quản lý chương trình.
 Loại II: Kiểm toán hoạt động cần xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá
Trong phần lớn các trường hợp, do khó khăn về khả năng đo lường hoặc
do thực tiễn có quá nhiều biến động, dự toán ngân sách chỉ quyết định những
mục tiêu cơ bản. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mục tiêu chương trình đã
được xây dựng cụ thể nhưng hệ thống thông tin thực hiện, đặc biệt là thông tin
kế toán không đáp ứng được yêu cầu đo lường và cũng không có điều kiện
khắc phục tức thời. Ngoài ra cũng có trường hợp, do yêu cầu hoặc diễn biến
phức tạp của thực tiễn, hệ thống mục tiêu đã được cụ thể hóa không còn ý
nghĩa vào thời điểm kiểm toán .v.v. Trong tất cả các hoàn cảnh cụ thể đó, kiểm
toán hoạt động cần lựa chọn phương pháp thích ứng để xây dựng và đề xuất
hệ thống tiêu chí phù hợp cho việ đánh giá chương trình. Tất nhiên hệ thống
tiêu chí này chỉ phục vụ việc đánh giá chương trình theo những mục tiêu cụ
thể của từng cuộc kiểm toán và có thể không thật chi tiết do yêu cầu tiết kiệm,
hiệu quả và tùy hoàn cảnh cụ thể về thời hạn và các điều kiện thực hiện kiểm
toán. Do vậy trình tự nêu ra ở phần kế sau cũng cần cụ thể hóa vào những điều
kiện cụ thể của cuộc kiểm toán.
Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm toán hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà
nước :
 I.Mức hiệu lực quản trị nội bộ
-I.01: Mức hiệu lực của quá trình điều hành
• I.01.01: Mức sát thực rõ ràng trong các mục tiêu của hoạt động đầu tư

 I.01.01.01: Mức chi tiết hóa cụ thể, rõ ràng của mỗi mục tiêu hoạt
động cấp dưới
 I.01.01.01.01: Đầu tư ở các lĩnh vực, ngành, đơn vị (mức cụ
thể)
Đầu tư công
Đầu tư cho các dự án kinh tế
Đầu tư khác
 I.01.01.01.02: Có chế độ ghi chép, luân chuyển, lưu trữ các tài
liệu
 I.01.01.02: Mức đảm bảo nguồn lực
 I.01.01.02.01: Mức đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý, tập
trung có trọng điểm trên cơ sở kế hoạch đã xác định
 I.01.01.02.02: Mức đảm bảo đúng thời gian đầu cho các dự
án
 I.01.01.02.03: Mức đảm bảo số lượng nguồn nhân lực để
thực hiện các hoạt động đầu tư
 I.01.01.02.04: Mức đảm bảo việc đầu tư không lãng phí,
chống tham ô và tràn lan
 I.01.01.03: kết quả thực hiện mục tiêu
 I.01.01.03.01: Mức đảm bảo được nguồn đầu tư
 I.01.01.03.02: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư:
nền kinh tế bị suy thoái
 I.01.01.03.03: Mức đáp ứng được thông tin minh bạch,
chính xác
• I.01.02: Mức cụ thể thiết thực của cơ chế điều hành
 I.01.02.01: Mức quyền hạn và trách nhiệm của các thủ trương,
lãnh đạo trong từng hệ thống đầu tư của nhà nước
 I.01.02.02: Cơ chế quản lý của từng lĩnh vực đầu tư
• I.01.03: Mức tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát tổ chức
 I.01.03.01: Mức tuân thủ nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt

ở từng dự án đầu tư
 I.01.03.02: Mức tuân thủ nguyên tắc phân công – phân
nhiệm
 I.01.03.03: Mức tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm
-I.02: Mức kiểm soát được qua hệ thống thông tin
• I.02.01: Mức kiểm soát được qua hệ thống chứng từ
• I.02.02: Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ chi tiết
 I.02.02.01: Mức kiểm soát được qua việc theo dõi sổ chi tiết
họa động đầu tư ở trung ương và các cấp
 I.02.02.02: Mức kiểm soát được qua hệ thống báo cáo, kiểm
tra giám sát việc đầu của các cơ quan quyền lực nhà nước
• I.02.03: Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ tổng hợp và báo cáo
quản trị
-I.03: Mức toàn dụng thông tin
• I.03.01: Mức toàn dụng của thông tin cập nhập qua chứng từ
 II. Hiệu quả hoạt động
-II.01:Hiệu quả thực hiện hoạt động đầu tư
• II.01.01: Hiệu suất sử dụng số lao động thực hiện hoạt động đầu tư
• II.01.02: Hiệu suất sử dụng nguồn vốn đầu tư
-II.02: Mức tiết kiệm
• II.02.01: Mức tiết kiệm của chi phí
 II.02.01.01: Mức đảm bảo thực hiện chi đúng mục tiêu, trành
lãng phí
 II.02.01.02: Mức tiết kiệm do giảm chi phí cho chương trình dự
án được thực hiện ở đơn vị cấp III
 II.02.01.02.01: Giảm chi phí của các hoạt động đầu tư cho
sự nghiệp kinh tế: giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí
vận chuyển không cần thiết, chi phí nhân công
 II.02.01.02.02: Trong hoạt động đầu tư công: Tiết kiệm
chi phí từ việc đào tạo cán bộ hay tổ chức các cuộc thi

không cần thiết
• II.02.02: Mức tiết kiệm của lao động
 II.02.02.01: Mức tiết kiệm từ việc chủ động rà soát, sắp xếp lại
các dự án đầu tư
 III.Hiệu năng quản lý
-III.01: Mức đảm bảo nguồn lực so với mục tiêu đặt ra
• III.01.01: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện được các chính sách liên
quan đến hoạt động đầu tư mà nhà nước ban hành
• III.01.02: Mức đảm bảo nguồn kinh phí để sử dụng cho các hoạt động
đầu tư như đã dự toán
-III.02: Mức đảm bảo kết quả so với mục tiêu đặt ra
• III.02.01: Mức đảm bảo các khoản tiền được đầu tư ra cho các lĩnh vực
được sử dụng đúng mục tiêu, hiệu qủa
• III.02.02: Mức phù hợp của chi phí nhân công thực hiện với mục tiêu
• III.02.03: Mức đảm bảo đầu tư đúng dự toán , đúng chế độ, định mức
tài chính do nhà nước ban hành
• III.02.04: Mức phù hợp của kết quả hoàn thành hoạt động đầu tư với
mục tiêu
 III.02.04.01. Mức khả thi của chương trình dự án khi đi vào hoạt
động( cả hiện tại và tương lai)
 III.02.04.02. Mức phù hợp khi đi vào hoạt động với nền kinh tế
thị trường, môi trường văn hóa xã hội
-III.03: Mức năng động của bộ phận điều hành
• III.03.01: Khả năng điều chỉnh kế hoạch đầu tư của các nhà quản lý
• III.03.02: Các nhà quản lý các cấp có được đào tạo phù hợp với yêu cầu
quản lý
• III.03.03: Cơ cấu tổ chức có cho phép phối hợp nhanh chóng, thực hiện tốt
các hoạt động đầu tư
II. Đặc điểm của trình tự kiểm toán chương trình ngân sách nhà nước
Từ phương pháp luận chung về kiểm toán hoạt động và những đặc thù của

kiểm toán chương trình ngân sách nhà nước, ta có thể thấy: so với kiểm toán tài
chính, kiểm toán hoạt động chương trình ngân sách nhà nước luôn khó khăn
trong việc lựa chọn hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp để sử dụng có hiệu quả.
Ta có thể xây dựng chương trình kiểm toán hoạt động chương trình đầu tư từ
ngân sách nhà nước qua 3 giai đoạn cơ bản: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện
kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà
nước, tương đương với 3 giai đoạn I, II, III chúng ta sẽ đề cập ở dưới. Ngoài ra
còn có giai đoạn IV: Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Không
Không

Trình tự kiểm toán hoạt động chương trình ngân sách (9 bước)
I.1
I.2
I.3
I.4
I.5
I.6
IV III II
I.1. Nghiên cứu mức rõ ràng của mục tiêu ghi trong chương trình
I.2. Nghiên cứu khả năng phát triển mục tiêu
I.3. Nghiên cứu khả năng lượng hóa mục tiêu được phát triển
I.4. Nghiên cứu mức gắn bó giữa mục tiêu chính với mục tiêu được phát triển
và khả năng thể hiện chúng thành những tiểu chương trình
I.5. Nghiên cứu sâu các phương tiện được cấp cho các tiểu chương trình
I.6. Lựa chọn tiêu chuẩn hoặc xây dựng hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt
động
II. Thực hiện kĩ thuật đo lường
III. Kết luận, kiến nghị và hình thành báo cáo

IV. Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
1.Giai đoạn 1: nghiên cứu mục tiêu chương trình và khả năng triển khai
để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá (giai đoạn chuẩn bị kiểm toán).
Mục tiêu của kiểm toán hoạt động giai đoạn này là khai thác tối đa mục tiêu
của chương trình có thể làm tiêu chuẩn hoặc cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá
hoạt động của chương trình.
Bước 1: Nghiên cứu mức rõ ràng của mục tiêu ghi trong chương trình
Tùy vào khả năng lượng hóa hay mức cụ thể và hiệu lực của mục tiêu ghi
trong chương trình, có thể phân thành 2 trường hợp:
+ Chương trình có mục tiêu rõ ràng
+ Chương trình có mục tiêu chưa rõ ràng
*Loại 1: Chương trình có mục tiêu rõ ràng
Trường hợp này là trường hợp áp dụng phương pháp “ hợp lý hóa ngân sách”
và tương tự. Bản thân mục tiêu của chương trình đã là hệ thống tiêu chuẩn cần
và đủ để đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lý chương trình. Vì vậy kiểm toán hoạt động có thể lựa chọn tiêu chuẩn
từ mục tiêu chương trình và thực hiện ngay kĩ thuật đo lường, phân tích chênh
lệch và đưa ra kết luận, kiến nghị để hình thành báo cáo kiểm toán. Khi đó
kiểm toán hoạt động có thể bỏ qua bước 2,3,4,5 và thực hiện ngay bước 6.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bản thân phương pháp “hợp lý hóa lựa
chọn ngân sách” thường tập trung vào giai đoạn chuẩn bị hơn là đánh giá tác
động của chương trình đến quá trình kinh tế, xã hội. Do vậy để đánh giá được
hiệu quả hoạt động, đặc biệt là đánh giá tác động của chương trình đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội, kiểm toán hoạt động vẫn cần thực hiện các bước
sau tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm
toán.
*Loại 2: Chương trình có mục tiêu chưa rõ ràng
Trong nhiều chương trình, mục tiêu có thể được xây dựng tương đối tổng quát.
Khi đó các mục tiêu không còn ý nghĩa như những tiêu chuẩn đánh giá hoạt
động của chương trình. Khi đó hướng khắc phục hữu hiệu là phát triển mục tiêu

đã có theo những hướng khác nhau trong các điều kiện mới. Kiểm toán hoạt
động cần kết hợp giữa mục tiêu hiện hữu với từng bước khắc phục những mặt
hụt hẫng của chương trình với yêu cầu của kiểm toán hoạt động.
Bước 2: Nghiên cứu khả năng phát triển mục tiêu
Khi mục tiêu của chương trình chưa thật cụ thể so với yêu cầu đánh giá
chương trình, kiểm toán hoạt động cần nghiên cứu tất cả các khả năng phát
triển mục tiêu chung. Có 2 hướng để phát triển mục tiêu là: hoặc thành những
mục tiêu chi tiết hơn hoặc là thêm các chỉ tiêu phụ.
Mục tiêu chi tiết có thể hình thành theo các hướng: Theo thời gian lập dự toán,
theo bộ phận cấu thành tiêu chí đo lường mục tiêu, theo các bộ phận khác nhau
thực hiện chương trình, theo số đo ( số lượng, giá trị, thời gian)…
Thêm các chỉ tiêu phụ có thể xét tới cả các tác động khác nhau của chương
trình ngân sách nhà nước trong quan hệ với hướng chính đã ghi trong chương
trình…
Bước 3: Nghiên cứu khả năng lượng hóa các mục tiêu được phát triển
Nếu mục tiêu được lượng hóa càng nhiều thì việc đánh giá càng cụ thể và
chuẩn xác. Vì vậy khi các mục tiêu tổng quát đã được lượng hóa thì các mục
tiêu chi tiết cũng phải được lượng hóa theo. Riêng các mục tiêu phụ có thể
thêm vào các tiêu chí định tính gắn liền với mục tiêu chính.
Bước 4: Nghiên cứu mức gắn bó giữa mục tiêu chính với mục tiêu được phát
triển và khả năng thể hiện chúng thành những tiểu chương trình
Các mục tiêu được phát triển có thể không thực sự gắn kết với mục tiêu chính
khi mà các mục tiêu chi tiết được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, hoặc
các mục tiêu phụ được lựa chọn theo tác động có tính dậy truyền, khi đó cần
phải kiểm tra tính gắn kết giữa mục tiêu chính và các mục tiêu được phát triển.
Việc kiểm tra này dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản như: đúng thuộc tính (tránh
quá xa chủ đề) và đảm bảo hiệu quả kiểm toán (tránh đưa ra quá nhiều tiêu chí).
Mặt khác trên góc độ chương trình cần và có thể chi thánh các tiểu chương
trình và đánh giá bằng nhiều loại tiêu chí khác nhau. Vì vậy mỗi mục tiêu của
chính sách cũng có thể được biểu đạt chi tiết như những tiểu chương trình theo

các hướng khác nhau. Vấn đề đặt ra là điều kiện cần và đủ của việc chi tiết này
cho mục tiêu vừa được phát triển như đã nêu ở bước 2 với mục tiêu chính.
Trong trường hợp cả mục tiêu được phát triển cũng không sử dụng được nữa thì
thực tế các phương tiện được cấp sẽ là cơ sở đánh giá hoạt động của chương
trình.
Bước 5: Nghiên cứu sâu các phương tiện được cấp cho mỗi tiểu chương trình
Khi các mục tiêu phụ không gắn kết nhiều với mục tiêu chính, kiểm toán hoạt
động cần nghiên cứu sâu các phương tiện được cấp cho mỗi tiểu chương trình.
Mục tiêu và phương tiện thực hiện của chương trình là hai mặt của mỗi hoạt
động cụ thế, chúng không thể tách rời, đặc biệt khi không phát triển được các
mục tiêu phụ gắn kết với mục tiêu chính. Đây là vấn đề vừa có tính nguyên tắc
trong thiết kế chương trình vừa có tính nhạy cảm trong thực hiện chương trình
và liên quan đến toàn bộ quá trình kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán hoạt
động. Cần nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ mọi khía cạnh của việc phân chia và
điều phối này.
Bước 6: Lựa chọn các tiêu chuẩn hoặc xây dựng hệ thống tiêu chí cho kiểm
toán hoạt động
Nếu mục tiêu của chương trình đã rõ ràng, kiểm toán hoạt động chỉ cần lựa
chọn tiêu chuẩn và đo lường đánh giá hoạt động.
Nếu mục tiêu của chương trình chưa thực sự rõ ràng, kiểm toán hoạt động phải
thực hiện các bước để xác định tiêu chuẩn đánh giá, các bước đã nêu trên sẽ
được thực hiện ở mức độ nào đó tùy thuộc vào mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán hoạt động chương trình ngân sách nhà nước, các
công việc chuẩn bị từ nghiên cứu mục tiêu đến xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá luôn khó khăn và mang tính đặc thù, vì vậy mỗi bước cụ thể trong
giai đoạn chuẩn bị cũng có thể được coi là một giai đoạn độc lập. Cũng có thể
có nhiều hơn các bước trên, tùy thuộc vào cách phân chia các bước.
2.Giai đoạn II: Thực hiện kĩ thuật đo lường (giai đoạn thực hiện kiểm
toán).
Khi đã xây dưng được hệ thống tiêu chí đánh giá, các kiểm toán viên bắt đầu

thực cuộc kiểm toán. Việc thu thập thông tin, đánh giá đều dựa trên các hệ
thống tiêu chí đã xây dựng. Từ mức tiêu chuẩn và thực tế, kiểm toán sẽ so sánh
mức chênh lệch, phân tích mức chênh lệnh và nguyên nhân.
3.Giai đoạn III: Nhận xét, kiến nghị và hình thành báo cáo (biên bản)
kiểm toán họat động
Đây là giai đoạn kết thúc kiểm toán. Báo cáo của kiểm toán hoạt động sẽ
bao hàm đặc trưng của loại kiểm toán này.
Đặc trưng cơ bản của báo cáo này có thể bao gồm:
+ Bình luận về chất lượng hay tính khả dụng của hệ thống tiêu chuẩn cho
kiểm toán hoạt động đã được nêu trong mục tiêu của chương trình
+ mức cố gắng của kiểm toán viên trong khai thác và khắc phục những hụt
hẫng nếu có của các mục tiêu đã ghi trong chương trình và mức tin cậy cùng
hạn chế nếu có của hệ thống tiêu chuẩn đã sử dụng
+ việc định dạng những nguyên nhân chênh lệnh cần phân tích trên cả hai
mặt: chênh lệnh giữa dự kiến và thực tế ghi nhận của nhà quản lý chương
trình, mặt khác, kiểm toán viên cũng có những chuẩn mực và cách đo lường có
thể dẫn đến sai lệch khác song có hiệu quả quản lý.
Cùng với những nội cung đặc trưng cần có trong báo cáo, phạm vị đề cập của
báo cáo cũng phải được cân nhắc cẩn thận. Ý kiến về hiệu quả của toàn bộ các
bộ phận trong chương trình chỉ có được trong điều kiện “hợp lý hóa lựa chọn
ngân sách”. Trong các trường hợp khác, đặc biệt là khi mục tiêu chương trình
không thể lượng hóa được hoặc ranh giới kết quả không rõ ràng, báo cáo kiểm
toán không nhất thiết phải bao hàm đầy đủ những nhận định chi tiết theo
hướng điều kiện lý tưởng trên.
4.Giai đoạn IV: Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Có thể coi đây là một giai đoạn riêng, sau giai đoạn kết thúc kiểm toán. Đặc
điểm của giai đoạn này đã được nghiên cứu ở giai đoạn III. Cần chú ý vấn đề
kết hợp giữa các bên, đặc biệt với các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước.
Mục tiêu chương trình Hoạt động chương trình Tiêu chí liên quan
Ví dụ về mối quan hệ giữa Mục tiêu chương trình – Hoạt động chương

trình – Tiêu chí liên quan trong Chương trình ngân sách nhà nước Hỗ trợ
Phát triển vận tải biển

Trọng tải của thương
thuyền (số hành
khách và trọng lượng
hay khối lượng hàng
hóa)
Hỗ trợ hiện đại

hóa thương
thuyền
Xúc tiến phát
triển và hiện đại
hóa thương
thuyền
-Khả năng tăng hành
khách (Tính riêng
cho từng loại phương
tiện với các công ty
kinh doanh tổng
hợp)
-Khả năng tự cấp
vốn của các công ty
-Đảm bảo thanh toán
cho ngoại thương
qua vận tải biển của
thương thuyền
*Tổng trọng tải quá
cảnh qua các cảng

quốc gia
*Giá trị hàng hóa
quá cảnh qua các
cảng quốc gia
Hoạt động tổng
quát dưới hình
thức nghiên cứu
kinh tế và thống

Đảm bảo tương
quan giữa vận tải
biển với ngoại
thương của đất
nước và với khả
năng thương mại
quốc tế
Hoạt động
thương mại và
quan hệ quốc tế
Hoạt động đặc thù
của các công ty
biển kinh doanh
hỗn hợp
Nâng cao hiệu
quả của thương
thuyền quốc gia

×