Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng phải phù hợp với pháp luật và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.45 KB, 15 trang )

Giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng phải phù hợp với pháp luật và
thực tiễn
13:1' 27/8/2009
Việc chuyển quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông không chỉ được thực
hiện với mục đích thương mại mà còn được thực hiện theo quy định của pháp
luật về thừa kế. Với số lượng cổ đông lên đến hàng trăm nghìn người, thì hằng
năm số vụ thừa kế cổ phần được ngân hàng giải quyết và làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu cho người thừa kế là tương đối lớn. Do vậy, các ngân hàng
thương mại cổ phần đã không còn xa lạ với việc giải quyết thừa kế cổ phần và
thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần theo yêu cầu của người thừa
kế. Tuy nhiên, sự đa dạng, phong phú của các vụ thừa kế cổ phần ngân hàng
phát sinh từ thực tế và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện đã gây khó khăn
cho các ngân hàng thương mại cổ phần ban hành văn bản hướng dẫn giải
quyết thống nhất, cụ thể.
1.Sức hấp dẫn của cổ phần ngân hàng và quy định hiện hành về thừa kế cổ
phần ngân hàng
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xảy ra ở Mỹ từ đầu năm 2008 đến quý
III/2008 đã tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Do đó, các quốc gia đã phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để
hạn chế những tác động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính đó. Trong khi
các nước đang phải đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thì nền
kinh tế thế giới lại chuyển sang giai đoạn suy thoái (bắt đầu từ tháng 10/2008 đến
nay), nên các quốc gia buộc phải tìm, áp dụng biện pháp mới để ngăn chặn suy
thoái kinh tế. Những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới đã
tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh
nghiệp đã phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc phải cắt giảm nhân công,
hạn chế đầu tư để hoạt động cầm chừng, chờ cơ hội kinh doanh mới. Trong hoàn
cảnh đó, các ngân hàng đã biết cách vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ
hội kinh doanh để tồn tại và phát triển. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của các
ngân hàng năm 2008, thì không có ngân hàng nào bị lỗ. Đứng đầu danh sách các
ngân hàng kinh doanh có lãi năm 2008 (tính theo lợi nhuận trước thuế) phải kể đến


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Vietcombank (đạt 3.352
tỷ đồng), Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank (đạt 2.437 tỷ đồng), Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (đạt 2.560 tỷ đồng), Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (đạt 1.600 tỷ đồng), Ngân hàng
thương mại cổ phần xuất - nhập khẩu Việt Nam- Eximbank (đạt 1.500 tỷ đồng),
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Sacombank (đạt 1.091 tỷ
đồng)…
Trong 5 tháng đầu năm 2009, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng vẫn
đạt ở mức cao, như: ACB đạt hơn 900 tỷ đồng, Techcombank đạt 789 tỷ đồng,
Sacombank đạt 660 tỷ đồng, Eximbank đạt 674 tỷ đồng, DongA Bank đạt 329 tỷ
đồng, SH Bank đạt 164 tỷ đồng…. Nếu nền kinh tế vĩ mô không có những biến
động lớn bất ngờ, thì các ngân hàng có khả năng đạt được những chỉ tiêu kinh
doanh năm 2009 mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Cùng với đà tăng lên của
thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây, cổ phiếu ngân hàng
đang được đánh giá cao và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (bao gồm cả trên
thị trường tập trung và thị trường phi tập trung - OTC). Mặt khác, bắt đầu từ quý
III/2009, nguồn vốn huy động với lãi suất cao trong năm 2008 đến hạn, lúc đó
gánh nặng chi phí huy động vốn của các ngân hàng mới có thể được giảm bớt. Hơn
nữa, nền kinh tế vi mô đang có những dấu hiệu phục hồi, tạo điều kiện cho các
ngân hàng phát triển mạnh trở lại. Chính vì vậy, cổ phiếu của ngân hàng đã và đang
là mặt hàng hấp dẫn, thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh.
Hiện nay, số lượng cổ đông của các ngân hàng thương mại cổ phần đã lên tới
hàng trăm nghìn người (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân
nước ngoài): Sacombank có hơn 60.000 cổ đông, ACB có hơn 20.000 cổ đông,
VietinBank có khoảng 17.000 cổ đông, Vietcombank có xấp xỉ 16.500 cổ đông,
Eximbank có hơn 10.000 cổ đông ... Cổ đông cá nhân của ngân hàng là cán bộ,
công nhân viên của ngân hàng và những người không có tên trong danh sách lao
động thường xuyên của ngân hàng (cổ đông bên ngoài). Nhiều trường hợp, cá nhân
được mua cổ phần với giá ưu đãi theo quy định của pháp luật và/hoặc chính sách
của từng ngân hàng. Lượng cổ phần sở hữu của cổ đông cá nhân chiếm một tỷ lệ

không nhỏ trong tổng số cổ phần phát hành của ngân hàng. Hằng năm, trên cả
nước, có hàng trăm người là cổ đông cá nhân của ngân hàng bị chết vì những
nguyên nhân khác nhau, như: do tuổi già, bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động nghề nghiệp, mâu thuẫn cá nhân, trộm cướp tài sản... Do đó, các ngân hàng
đã phải xem xét, giải quyết một số lượng lớn các vụ thừa kế cổ phần do cổ đông để
lại.
Cho đến nay, nước ta chưa có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào
hướng dẫn riêng về việc thừa kế cổ phần ngân hàng (chuyển quyền sở hữu cổ phần
ngân hàng do được thừa kế). Đối với thừa kế cổ phần của ngân hàng niêm yết,
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã ký ban hành Quy chế hoạt động đăng ký chứng
khoán kèm theo Quyết định số 14/QĐ-TTLK ngày 02 tháng 4 năm 2008, trong đó
có hướng dẫn về hồ sơ chuyển quyền sở hữu cổ phần do thừa kế theo pháp luật
hoặc thừa kế theo di chúc. Song, văn bản hướng dẫn này có phạm vi điều chỉnh
hẹp (chỉ áp dụng đối với cổ phiếu niêm yết: mới có 3 ngân hàng niêm yết trong
tổng số 38 ngân hàng thương mại cổ phần1). Do vậy, khi làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu cổ phần của ngân hàng chưa niêm yết (chiếm đa số: 35/38 ngân hàng
thương mại cổ phần) theo yêu cầu của người thừa kế (bao gồm cả thừa kế theo
pháp luật và thừa kế theo di chúc), các ngân hàng thương mại cổ phần chưa đăng
ký niêm yết cổ phiếu phải vận dụng những quy định liên quan của pháp luật về
thừa kế để giải quyết cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
2.Xác định hình thức thừa kế và người thừa kế
Khác với các nước phát triển trên thế giới, người Việt Nam chịu ảnh hưởng
bởi phong tục, tập quán của người Á Đông, nên hầu như mọi người dân chưa có
thói quen lập di chúc để định đoạt tài sản của mình trước khi chết. Không như bất
động sản (nhà ở, đất đai, công trình xây dựng trên đất …), cổ phần ngân hàng có
thể mua bán/chuyển nhượng được nhanh chóng, dễ dàng trên thị trường. Đa số
người dân đầu tư, mua cổ phần ngân hàng chỉ nhằm thu lợi nhuận chứ không có
mục đích gắn bó lâu dài với ngân hàng. Cho nên, khi có cơ hội bán/chuyển nhượng
cổ phần với giá cao, thu được lợi nhuận lớn, cổ đông cá nhân trong nước sẵn sàng
bán/chuyển nhượng cổ phần sở hữu của mình cho người khác để hưởng chênh

lệch. Do đó, cổ đông cá nhân trong nước không coi cổ phần ngân hàng thuộc sở
hữu của mình là tài sản có tính ổn định để quản lý, sử dụng lâu dài như bất động
sản. Vì vậy, trong thời gian còn sống và tham gia đầu tư, giao dịch chuyển nhượng
cổ phần ngân hàng trên thị trường, người sở hữu cổ phần ngân hàng thường không
lập di chúc để định đoạt cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác.
Thực trạng trên đã dẫn đến những người thừa kế dường như chỉ được thừa
kế cổ phần ngân hàng do cổ đông để lại theo pháp luật. Căn cứ quy định của Bộ
luật Dân sự, trong trường hợp được thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế
được xác định theo thứ tự sau: hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng
thừa kế thứ ba. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
Trong thời gian qua, khi xem xét, giải quyết các vụ thừa kế cổ phần, các
ngân hàng thấy ít có trường hợp nào không có người thừa kế ở hàng thừa kế thứ
nhất và một hàng thừa kế thường có hai người trở lên. Do đó, theo quy định của
pháp luật, ngân hàng phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần do cổ đông để
lại cho những người thừa kế theo pháp luật (trường hợp cổ đông không để lại di
chúc trước khi chết). Nhưng vì không có chức năng phân chia di sản (cổ phần ngân
hàng), nên ngân hàng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn bộ cổ phần cho
một người đại diện (người được ủy quyền của những người thừa kế) và trao cổ
phiếu (chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông) cho người đại diện
đó. Cho nên, những người thừa kế phải lập văn bản uỷ quyền (giấy ủy quyền, hợp
đồng ủy quyền …) để ủy quyền cho một người đại diện đến làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu cổ phần và nhận chứng chỉ chứng nhận sở hữu số cổ phần được thừa
kế. Sau đó, tùy theo sự thỏa thuận giữa những người thừa kế, số cổ phần ngân hàng
được thừa kế sẽ được chia đều cho những người được thừa kế theo pháp luật hoặc
theo một tỷ lệ nhất định do những người thừa kế tự thỏa thuận hoặc dành toàn bộ
cổ phần được thừa kế cho người đại diện, người chưa thành niên...

Vì vậy, đa số trường hợp đề nghị ngân hàng chuyển quyền sở hữu cổ phần
ngân hàng là do được thừa kế theo pháp luật. Khi nhận được đơn đề nghị, ngân
hàng không phân chia di sản mà chuyển quyền sở hữu cổ phần do cổ đông để lại
cho một người đại diện của những người thừa kế (người đại diện có thể vừa là
người thừa kế, vừa là người được ủy quyền của những người thừa kế).
3.Một số tồn tại thực tế thường gặp trong hồ sơ thừa kế cổ phần ngân hàng
Khi giải quyết các vụ thừa kế cổ phần, ngân hàng thường yêu cầu những
người thừa kế và/hoặc người đại diện xuất trình, cung cấp văn bản khai nhận di
sản. Theo đó, những người thừa kế phải kê khai chính xác, trung thực và đầy đủ di
sản, những người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản (kể cả người thừa kế đã từ
chối nhận di sản và người chưa thành niên). Văn bản từ chối nhận di sản có thể
được lập trước hoặc cùng thời điểm lập văn bản khai nhận di sản và được công
chứng/chứng thực. Qua thực tiễn xem xét và giải quyết các vụ thừa kế cổ phần,
chúng tôi thấy rằng có một số điểm trong nội dung văn bản từ chối nhận di sản,
văn bản khai nhận di sản chưa phù hợp với quy định của pháp luật nhưng vẫn được
cơ quan công chứng/uỷ ban nhân dân cấp xã công chứng/chứng thực. Điển hình là
các điểm sau đây:
Thứ nhất, hiệu lực và mục đích từ chối nhận di sản: Theo quy định tại Điều
642 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ
ngày mở thừa kê. 2 Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kê, nếu không có từ chối nhận
di sản thì người thừa kế được coi là đồng ý nhận thừa kế. Nhiều trường hợp giấy từ
chối nhận di sản được lập sau thời điểm mở thừa kế trên 6 tháng (hết thời hạn thực
hiện quyền từ chối nhận di sản) nhưng văn bản từ chối nhận di sản đó vẫn được
công chứng/chứng thực. Sau khi xem xét hồ sơ và phát hiện thấy nội dung nêu
trên, ngân hàng đã không chấp nhận giấy từ chối nhận di sản đã được công
chứng/chứng thực vì văn bản từ chối nhận di sản này không phù hợp với quy định
của Bộ luật Dân sự. Cho nên, nội dung của các văn bản khác trong hồ sơ cũng phải
được chỉnh sửa/lập lại cho phù hợp: ví dụ như văn bản khai nhận di sản vì văn bản
này đã nói rõ những người từ chối nhận di sản và người thừa kế còn lại được
hưởng thừa kế di sản... Trong trường hợp đó, những người thừa kế phải lập lại văn

bản khai nhận di sản và yêu cầu công chứng/chứng thực. Văn bản này phải nêu rõ
những người được thừa kế di sản và người đại diện của những người thừa kế được
ủy quyền để đề nghị ngân hàng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần sang tên
người đại diện. Ngoài việc từ chối nhận di sản được thực hiện quá thời hạn 6 tháng
nêu trên, một số văn bản từ chối nhận di sản còn không nêu rõ mục đích từ chối
nhận di sản của những người thừa kế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những
người thừa kế chỉ được từ chối nhận di sản nếu việc từ chối nhận di sản không
nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do đó, văn bản từ chối nhận di sản chỉ được coi là hợp pháp nếu văn bản đó được
lập bằng văn bản, có công chứng/chứng thực trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm

×