Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

xây dựng và thực hiện xã hội hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.28 KB, 10 trang )

Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI :
HI U TR NG XÂY D NG Ệ ƯỞ Ự
VÀ T CH C TH C HI N XÃ H I HÓA GIÁO D C Ổ Ứ Ự Ệ Ộ Ụ
Họ và tên : Đinh Thị Thanh
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường THCS Tân Hiệp A5, Tân Hiệp, Kiên Giang
I/ LỜI NÓI ĐẦU :
1/ Lý do chọn đề tài :
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà
nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 4 khóa VII tháng 1/1993 đã khẳng
định xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một trong những định hướng cơ bản đổi mới sự
nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Tới Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 2 khóa VIII
tháng 12/1996 tiếp tục khẳng định XHHGD là một trong những giải pháp chủ yếu
thực hiện chiến lược giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
và đã chỉ rõ : “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp
chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và cá
nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo
đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục
Đinh Thị Thanh – Trường THCS Tân Hiệp A5 Trang
1
Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi
nơi, trong cộng đồng, từng tập thể”.
Mà xã hội hoá giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của ngành giáo
dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện
cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi
tiềm năng, phát huy mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo


dục.
Hơn thế nữa phát triển giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của toàn xã hội, trong
đó lực lượng cán bộ, công chức, giáo viên ngành giáo dục là đội tiên phong. Do đó
việc tiến hành xã hội hoá giáo dục là một đòi hỏi tất yếu của xu thế hiện nay. Bên cạnh
đó, nước ta còn không ít khó khăn về ngân sách chi cho giáo dục trong khi yêu cầu
phát triển giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật các phương tiện phục vụ dạy học … thì việc huy động nguồn
lực của xã hội tham gia đóng góp, phát triển sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiết,
việc làm này còn làm giảm áp lực ngân sách nhà nước, tạo cơ hội cho những nơi có
điều kiện huy động sức mạnh của nhân dân tham gia trực tiếp vào việc tháo gỡ những
khó khăn của sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đặc biệt góp phần huy động sức dân
vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm tăng cường chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.
Do vậy, hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục có ý
nghĩa quan trọng trong các trường học hiện nay nhất là nhằm tạo cảnh quan sư phạm
và đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành, phát triển nhân cách của học sinh
góp phần “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2/ Phạm vi đề tài :
Đề tài thực hiện tại trường THCS Tân Hiệp A5, Tân Hiệp.
Thời gian thực hiện : từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010 và sẽ
thực hiện ở những năm học kế tiếp.
Quá trình thực hiện ở nhà trường với thực trạng và những khó khăn như sau :
Đinh Thị Thanh – Trường THCS Tân Hiệp A5 Trang
2
Cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
1/ Thực trạng khi thực hiện đề tài :
1.1/Đội ngũ giáo viên :
Năm học 2005 – 2006 : 37/19 - đạt chuẩn – trên chuẩn 100%
Năm học 2006 – 2007 : 39/20 - đạt chuẩn – trên chuẩn 100%

Năm học 2007 – 2008 : 39/20 - đạt chuẩn – trên chuẩn 100%
Năm học 2008 – 2009 : 39/20 - đạt chuẩn – trên chuẩn 100%
1.2/ Số lượng học sinh :Thống kê sĩ số học sinh, số lớp 4 năm học như sau :
Năm học 2005 – 2006 : có 19 lớp – 724 học sinh ; trung bình 38 học sinh/ lớp
Năm học 2006 – 2007 : có 18 lớp – 626 học sinh ; trung bình 35 học sinh/ lớp
Năm học 2007 – 2008 : có 16 lớp – 564 học sinh ; trung bình 35 học sinh/ lớp
Năm học 2008 – 2009 : có 15 lớp – 510 học sinh ; trung bình 34 học sinh/ lớp
1.3/ Cơ sở vật chất :
Trường THCS Tân Hiệp A5 được thành lập từ tháng 8/2004 trên nền tảng của
trường PTCS Tân Hiệp A1. Sự thay đổi tên trường thuộc ấp 5a đồng hành với sự thay đổi
vò trí, cảnh quan của nhà trường.
Về cơ sở vật chất (năm 2005, 2006) : Có 12 phòng trong đó 10 phòng học văn
hóa/ 19 lớp, 3 phòng phục vụ cho cơng tác giảng dạy. Mỗi phòng có diện tích trung
bình 30 m
2
khơng đúng quy cách, thiếu ánh sáng tự nhiên, khơng có bãi tập thể dục …
2/ Thuận lợi và khó khăn :
2.1/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt của các cấp lãnh đạo nhất là Phòng
Giáo dục và Đào tạo Tân Hiệp.
Được sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình của Hội CMHS cùng ban ngành đoàn
thể ấp 5a, 4a
Đội ngũ giáo viên đầy đủ, nhiệt tình có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội
bộ có tinh thần thi đua giảng dạy.
Những năm gần đây tình hình giáo dục trong địa bàn cũng tương đối biến
chuyển tốt. Người dân đã có những động thái tích cực quan tâm đến giáo dục.
Đinh Thị Thanh – Trường THCS Tân Hiệp A5 Trang
3
Cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
Hệ thống trường từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng trường chuẩn

quốc gia. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình cơng tác và rất quan tâm đến sự tu dưỡng,
rèn luyện của các em học sinh.
2.2/ Khó khăn :
Trường THCS Tân Hiệp A5 thuộc đòa bàn hai ấp 4a và 5a gồm 2 điểm
trường, số lớp - số học sinh biến động theo từng năm học.
Trong những năm 2005 – 2007, trường còn thiếu thốn nhiểu về cơ sở vật chất
phục vụ cho cơng tác giảng dạy và học tập, mặc dù diện tích của trường là 8500 m
2
(có
từ năm 2004) nhưng chỉ có khoảng 600 m
2
là đang trực tiếp sử dụng, diện tích còn lại
là ao và ruộng. Sân chơi cho học sinh q chật hẹp, khơng có bãi tập, các phòng học
đã bị xuống cấp, mái bị hư hỏng; trời mưa to thường khơng học được do tiếng ồn,
thiếu ánh sáng tự nhiên. Trời nắng thí q nóng lực đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc
học tập của các em học sinh. Hệ thống nhà vệ sinh thì xuống cấp, khơng có nhà vệ
sinh riêng cho giáo viên.
Trường khơng có hàng rào, việc bảo vệ an ninh trật tự còn nhiều bất cập.
Các phòng học bộ mơn, phòng phục vụ cho hoạt động giảng dạy chưa phù hợp
với u cầu, khơng có phòng y tế học đường. Những điều kiện cơ sở vật chất trên chưa
thực sự thu hút học sinh ham thích đến trường học tập.
III/ KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1/ Kế hoạch thực hiện đề tài :
Để thực hiện đề tài đạt kết quả cao, tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học
sinh hoạt động có uy tín … từng bước nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục. Sau gần
5 năm thực hiện và qua trải nghiệm trong thực tế, tơi đề ra kế hoạch thực hiện đề tài cụ
thể như sau :
Thực hiện nghiêm túc dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường
Tổ chức Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch cho các thành viên trong Babn
đại diện CMHS

Thực hiện tốt cơng tác tun truyền vận động phụ huynh học sinh
Chỉ đạo xây dựng duy trì nền nếp hoạt động
Đinh Thị Thanh – Trường THCS Tân Hiệp A5 Trang
4
Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên ;
Xây dựng môi trường nhà trường;
Tăng cường nguồn đầu tư cho nhà trường :
2/ Biện pháp thực hiện :
2.1/ Dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường :
Nhằm mục đích cho mỗi phụ huynh học sinh (PHHS) nắm, hiểu để tạo điều
kiện cho con em họ và bản thân họ được tham gia vào các hoạt động của nhà trường
nhất là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi đã thực hiện dân chủ hóa kế
hoạch hoạt động của nhà trường. Bởi nội dung dân chủ hóa giáo dục chỉ ra con đường
xã hội hóa giáo dục.
Dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường thông qua:
- Cuộc họp Chi hội PHHS từng lớp vào đầu học kỳ mỗi năm học ;
- Đại hội PHHS toàn trường;
- Sự liên hệ - phối hợp hoạt động giữa các PHHS với Chi hội trưởng hoặc
Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Cuộc họp Tổ nhân dân tự quản;
2.2/ Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch:
Nhằm tạo điều kiện cho Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu
quả tạo niềm tin cho các phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động
kết hợp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh tổ chức họp vào đầu năm học nhằm
đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học trước và xây dựng kế hoạch hoạt động cho
năm học mới. Đồng thời thống nhất thời gian, nội dung họp Chi hội PHHS của từng
lớp, dự kiến thời gian tổ chức Đại hội, định hướng – chọn những phụ huynh có tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục để tham gia - điều hành từng hoạt động đạt hiệu quả.
Việc đánh giá thực hiện kế hoạch năm học trước phải thể hiện rõ việc làm được,

việc chưa làm được của từng nội dung và quan trọng nhất là phải công khai thu – chi
từng khoản tiền huy động từ PHHS, đề nghị khen thưởng các PHHS có tinh thần tham
gia các hoạt động của nhà trường, có con học giỏi …
Đinh Thị Thanh – Trường THCS Tân Hiệp A5 Trang
5

×