Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2011 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.76 KB, 19 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







BÀI TẬP LỚN
“PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2011 -2014”
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Dương Thị Hồng Vân

Sinh viên thực hiện:
Lê Ngọc Minh Anh
Bùi Thùy Dương
Bùi Thị Đức Minh
Nguyễn Hương Bảo Ngân
Phan Thị Mỹ Linh
Vũ Ngọc Sang
Quách Nguyễn Thạch Thảo
Nguyễn Thị Thu Trang
1213330005
1213330017
1211330052
1213330056
1211330043


1213330068
1213330072
1213330078

Hà Nội, tháng 4 năm 2015
2

MỤC LỤC
I – TÓM TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY: 3
1. Tổng quan về công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh: 3
2. Lĩnh vực kinh doanh: 4
II. TỔNG QUAN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY 5
1. Bảng cân đối kế toán 5
2. Báo cáo kết quả kinh doanh 7
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 8
III. PHÂN TÍCH HỆ SÔ TÀI CHÍNH 10
1. Hệ số hiệu suất hoạt động: 10
2. Hệ số đòn bẩy: 11
3. Hệ số thanh toán: 12
4. ROE và phân tích Dupont 14
5. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh: 15
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XU HƯỚNG HỆ SỐ TÀI CHÍNH VÀ ĐƯA RA DỰ
BÁO 16
1. Đánh giá xu hướng chung của các hệ số tài chính. 16
2. Dự báo KQKD năm 2015 18


3


I – TÓM TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY:
1. Tổng quan về công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh:
a. Giới thiệu chung:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Tên tiếng Anh: Binh Minh Plastics Joint-stock Company
Tên viết tắt: BMPLASCO
 Công ty được thành lập năm 1977 với tên gọi: Nhà máy Công tư Hợp Danh
Nhựa Bình Minh Năm 2004, Công ty tiến hành cổ phần hóa.
 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu : nhựa công nghiệp và vật liệu xây dựng
 Hệ thống nhà xưởng:
 Xưởng 1 sản xuất sản phẩm ép phun
 Xưởng 2 tại Khu công nghiệp Sóng Thần chuyên sản xuất các ống nhựa.
 Hệ thống phân phối của Công ty bao gồm các kênh:
 cửa hàng bán sản phẩm: kênh tiêu thụ chính
 khách hàng riêng lẻ
 đấu thầu các công trình
 Hệ thống bao phủ: gần như toàn bộ khu vực miền Trung trở vào (và đang mở
rộng ra miền Bắc với việc xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Phố Nối -
Hưng Yên).
b. Thông tin hoạt động kinh doanh của công ty:
Ngày thành lập
16/11/1977
Số ĐKKD
0301464823
Ngày cấp ĐKKD
07/10/2013
Vốn điều lệ
454.784.800.000
Mã số thuế

0301464823
c. Cổ phiếu niêm yết và lưu hành
4

 Ngày niêm yết
11/07/2006
 Giá ngày GD đầu tiên
67,000
 KL Niêm yết lần đầu
10,718,000
 KL Niêm yết hiện tại
45,478,480
 KL Cổ phiếu đang lưu hành
45,478,480
d. Công ty con, liên doanh, liên kết (31/12/2013)
Tên công ty
Vốn điều lệ
(triệu đồng)
% sở
hữu
• CT TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc
100
100.00
• CTCP Nhựa Đà Nẵng
6,000
29.00
• CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt
6,000
26.00


2. Lĩnh vực kinh doanh:
 Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su. Sản
xuất máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất.
 Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng và
trang trí nội thất.
 Kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su.
Kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc. Kinh doanh, xuất nhập khẩu
nguyên liệu, hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp
thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
 Tư vấn các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
 Thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
 Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất.
 Thiết kế, chế tạo khuôm mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
 Quảng Cáo.
5

II. TỔNG QUAN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Bảng cân đối kế toán
a) Phân tích chiều ngang
 Tài sản
Nhìn chung tổng tài sản của công ty cổ phần nhựa Bình Minh có dấu hiệu
tích cực , tăng ở mức vừa phải dù đó là lúc kinh tế Việt Nam mới xuất hiện dấu hiệu
phục hồi; năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện. Có
thể thấy nếu lấy năm 2011 làm năm cơ sở, tổng tài sản tăng đều và cho đến năm
2014 tăng gấp 1,8 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương
tiền tăng khá mạnh cùng với sự tăng nhẹ của 1 số tài sản. Cụ thể như sau:
 Tiền và các khoản tương đương tiền : so với năm 2012 thì năm 2013 tăng
93,343 triệu đồng ,tương đương 27,6%. Nguyên nhân tăng tiền có thể do doanh
nghiệp đi vay ngắn hạn (vay ngắn hạn tăng 43,78 triệu đồng, thanh lí nhượng bán

một số tài sản cố định đã thu tiền ( TSCĐ năm 2013 giảm 55,501 triệu đồng, tương
đương 19,780%),các khoản đầu tư dài hạn đến ngày đáo hạn. Dự trữ nhiều tiền giúp
doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên và nhanh chóng, đồng thời để
đảm bảo về tính hiệu quả trong công tác quản lí( dễ gây ra hiện tượng tham nhũng
làm lợi cho bản thân, giảm khả năng qua vòng vốn khi để tiền nhàn rỗi…), doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn với sự tăng lên ở khoản
này vào năm 2014 là 460 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty gửi khoản tiền nhàn
rỗi vào ngân hàng để hưởng lợi rồi chuyển tiền gửi kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài để
hưởng lãi suất cao hơn.
 Các khoản phải thu ngắn hạn: có sự tăng nhẹ qua các năm , chứng tỏ danh
nghiệp bị chiếm dụng vốn.
 Hàng tồn kho: chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 tăng 31,291
triệu đồng tương đương 9,299 % cho thấy doanh nghiệp đã gia tăng sản xuất, đáp
ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn. Doanh nghiệp nên có những sự báo về
cung-cầu thị trường để có mức dự trữ phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, mà
không đẩy ra được thị trường, sẽ rất lãng phí.
6

 Tài sản cố định: Tài sản cố định có mức tăng chậm hơn tài sản lưu động. Vì
chỉ giữ tiền, không tái đầu tư dẫn tới giá trị còn lại của tài sản cố định giảm dần,
mức giảm cao nhất vào năm 2013 là 20%. Tuy nhiên bù lại, hiệu suất sử dụng tài
sản của BMP lại tăng dần do nhiều tài sản đã được khấu hao hết nhưng vẫn tạo ra
giá trị kinh tế.
 Nguồn vốn
Qua bảng chỉ số xu hướng nguồn vốn, ta thấy nợ phải trả đang được công ty
duy trì ở mức độ ổn định từ năm 2011 đến 2014. Mức tăng của năm 2012-2013 có
hơi mạnh (gần 30%) nhưng đến năm 2014, mức tăng của nợ phải trả đã thấp hơn
(dưới 10%)
Vốn chủ sở hữu tăng từ 1049 tỷ đồng đến 1718 tỷ đồng; đây là mức tăng
không tăng quá mạnh chứng tỏ trong thời điểm này công ty chưa muốn mở rộng sản

xuất, chỉ đầu tư vào các tài sản cố định như nhà xưởng máy móc để duy trì tình hình
kinh doanh hiệu quả.
b) Phân tích chiều dọc
 Tài sản
Do đặc thù của ngành nhựa thì chi phí nguyên liệu chiếm 80% chi phí sản xuất
nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó tài sản chủ yếu
là hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn, tổng tỷ trọng 2 khoản này nằm trong
khoảng từ 40-50%. Với tỷ trọng 2 khoản này, ta có thể thấy BMP cân đối được số
lượng hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu trong khả năng kiểm soát. Tỷ trọng này
phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất và thương mại
Hai khoản mục tiền, tương đương tiền cùng đầu tư ngắn hạn chiếm đến 31 -
47% tài sản ngắn hạn, cao gấp 1,6 lần so với vốn điều lệ. Với khả năng này, không
những giúp BMP có lợi thế trong vấn đề đàm phán với nhà cung cấp mà còn tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư, nâng cao được năng lực cạnh tranh trong công tác đấu
thầu bán hàng.
Về tài sản dài hạn, cơ cấu tài sản dài hạn chủ yếu của BMP năm 2014 không
thay đổi nhiều so với năm 2013, chủ yếu vẫn là tài sản cố định và chi phí trả trước
tiền thuê đất tại Long An. Trong các năm qua, Công ty chỉ xây dựng cải tạo nhà
7

xưởng, kho bãi, trang bị thêm một số máy móc, thiết bị phụ trợ giúp giảm chi phí
tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất.
 Nguồn vốn:
Trừ năm 2011, cơ cấu nợ của BMP trong các năm còn lại hoàn toàn là cơ cấu
nợ ngắn hạn. Toàn bộ nợ vay ngắn hạn của BMP là khoản khách hàng ký quỹ đặt
cọc để được mua hàng trả chậm theo Quy chế kiểm soát công nợ khách hàng của
Công ty.
Với tiền mặt sẵn có và các khoản dễ dàng chuyển đổi nhanh chóng thành
tiền, BMP không những không bị áp lực cho nhu cầu thanh toán mà còn tận dụng
tối đa lợi thế trong hoạt động mua hàng, hưởng được mức giá tốt nhất so với thị

trường, giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào, góp phần gia tăng lợi nhuận doanh
nghiệp và chuẩn bị nguồn vốn cho các dự án đầu tư sắp tới.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu liên tục chiếm tỷ trọng cao chiếm trên 86% trong
tổng nguồn vốn, được gia tăng nhờ vào lợi nhuận giữ lại cho thấy hiệu quả đầu tư
tại Nhựa B.nh Minh. Việc giữ vững cơ cấu này trong các năm qua giúp Công ty
kiểm soát được rủi ro, tự chủ trong kinh doanh, ít chịu ảnh hưởng của các biến động
tài chính của thị trường, đứng vững và vượt qua được những khó khăn hiện tại,
đồng thời là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai nếu công ty biết
sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
a) Phân tích theo chiều ngang
 Doanh thu thuần của công ty tăng trưởng thấp vào năm 2012 (104%) nhưng
có sự nhảy vọt trong năm 2013 và 2014 khi tăng thêm lần lượt 14.33%% và
32.26%. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng không đáng kể vào năm 2012 nhưng
tăng gần 2,1 lần vào 2013 rồi giảm xuống còn 1,86 lần so với năm cơ sở.
 Giá vốn hàng bán giảm 4.01% vào năm 2012 nhưng lại tăng vào năm 2013
và tăng mạnh thêm 28.81% vào năm 2014.
 Chi phí bán hàng có mức tăng mạnh vào năm 2012 (22.53%) sau đó mức
tăng chỉ tăng nhẹ thêm 31.2% vào 2013, sau đó tăng vọt gấp 2,36 lần ở 2014 trong
khi chi phí quản lí lại có sự tỉ lệ tăng tương đối lớn và cao dần qua các năm. Chi phí
tài chính giảm sút 22.36% vào 2012 nhưng tăng thêm rất mạnh 99.2% và 131.22%
8

vào 2013 và 2014 so với năm cơ sở. Chi phí thuế TNDN tăng dần lên qua các năm
2012 và 2013 nhưng tới 2014 thì chỉ giảm xuống chỉ còn tăng 16.19% so với 2011.
 Lợi nhuận gộp tăng mạnh gấp 1,25 lần năm 2012 và tiếp tục tăng đều thêm
32.20% và 42.2% tại 2013 và 2014. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
23.61% vào 2012, tiếp tục tăng 30.48% vào 2013 nhưng tới 2014 lại giảm xuống
chỉ còn tăng 25.17% so với năm cơ sở. Lợi nhuận sau thuế của công ty có mức tăng
dần qua các năm so với năm cơ sở nhưng mức tăng có dấu hiệu chững lại về cuối,

không có đột biến khi lần lượt là 22.41%, 25.60% và 27.94%.
b) Phân tích theo chiều dọc
 Giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu, trong khoảng từ 68%
tới 75%.
 Về chi phí: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là đáng kể hơn
cả, trong đó chi phí bán hàng có độ lớn dao động từ 3 - 5% so với doanh thu thuần.
Tỉ trọng chi phí quản lí doanh nghiệp tăng từ 2011 tới 2013 trước khi giảm đáng kể
vào 2014. Chi phí tài chính tăng mạnh đặc biệt ở 2013 và 2014.
 Lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế chiểm tỉ trọng trong khoảng 15% - 19%
doannh thu, tỉ trọng tăng từ 2011 tới 2012 nhưng giảm liên tiếp trong 2 năm tiếp
theo, đây là hệ quả của chu kì tăng giảm của các loại chi phí.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng thu vào qua các năm
nhờ vào dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên sau khi tăng mạnh vào
năm 2012, tới năm 2013 chỉ tăng 2,3 lần, giảm 15% so với 2012, sau đó quay trở lại
tăng 2,41 lần vào 2014.
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư có xu hướng âm vào năm 2011. Năm
2012, mức âm giảm 27%. Năm 2013, công ty có dòng lưu chuyển dương 32,23 tỷ
đồng. Tuy nhiên, vào năm 2014 mức chi tăng đột biến, gấp 6,53 lần so với 2011.
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính có xu hướng âm qua các năm vì công
ty phải trả nợ vay. Nhưng dòng lưu chuyển lại biến động thất thường. Năm 2012
tăng 1,46 lần, năm 2013 chỉ tăng 1,13 lần nhưng 2014 lại tăng 1,54 lần. Nguyên
nhân có thể là do dao động ngược chiều đến từ tiền vay ngắn và dài hạn doanh
nghiệp nhận được.
9

 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ hầu như có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm
2014, lưu chuyển tiền mang dấu âm do ảnh hưởng bởi các dòng tiền ra từ hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính lớn hơn các dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh.
 Tương tự, tiền mặt và tương đương tiền đầu kì và cuối kì đều tăng trưởng

dương so với năm cơ sở.
 Rõ ràng trong 3 năm đầu của giai đoạn, các dòng tiền thu vào từ hoạt động
kinh doanh có ảnh hưởng vượt trội tới lưu chuyển tiền tệ chung của công ty. Tuy
nhiên tới năm 2014, sự tăng cường của các dòng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính đã lấn át và làm đổi hướng xu thế chung của luồng tiền trong
doanh nghiệp.
Trong các dòng tiền vào, dòng tiền thu được từ việc bán hàng luôn chiếm tỉ trọng
cao nhất. Đối với các dòng tiền ra, dòng tiền để chi trả cổ tức, lợi nhuận cho cổ
đông và dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất, đặc biệt dòng
tiền để chi trả cho cổ đông tăng lên rõ rệt và trở thành dòng tiền ra có tỉ lệ cao nhất
trong những năm gần đây, cho thấy khả năng tạo lợi nhuận và thanh toán ổn định
của doanh nghiệp.

10

III. PHÂN TÍCH HỆ SÔ TÀI CHÍNH
1. Hệ số hiệu suất hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho: Qua các năm từ 2010 đến 2014, vòng quay hàng tồn
kho của doanh nghiệp đã tăng lên từ 4.724 vòng vào năm 2010 đến 6.695 vòng vào
năm 2014. Tình hình được cải thiện là do công ty đã đẩy mạnh chính sách mở rộng
tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là chi phí bán hàng tăng đáng kể từ 39.35 tỷ đồng năm
2010 lên con số 123.64 tỷ đồng trong năm 2014. Số liệu này cho thấy khả năng bán
hàng của doanh nghiệp được tăng nhanh hơn và ít bị ứ đọng hàng tồn kho trong
doanh nghiệp so với các năm trước.
Vòng quay tổng tài sản: So với trung bình ngành nhựa (dao động trong khoảng
1.42-1.61 trong giai đoạn 2010-2014, nguồn: cophieu68.vn), vòng quay tổng tài sản
của doanh nghiệp là tương đối thấp. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn
không còn tốt như trước, đóng góp một phần nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của
công ty.
Vòng quay tài sản cố định: Chỉ số này của doanh nghiệp tăng đều qua các năm,

cụ thể là từ mức 5.431 vòng năm 2010, chỉ số này đã đạt đến 11. 842 vòng năm
2014. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã khai thác có hiệu quả các tài sản cố
định đã đầu tư trước đó.
Vòng quay vốn: Trong giai đoạn 2010-2014, vòng quay vốn của doanh nghiệp
tăng lên 1.76 vào năm 2011 nhưng rồi sau đó liên tiếp giảm. Doanh thu và vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp vẫn duy trì mức tăng hàng năm tuy nhiên tốc độ tăng vốn
chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Kỳ thu tiền trung bình: Có xu hướng giảm dần từ 76 ngày xuống còn 57 ngày.
Đây là dấu hiệu tốt cho thấy chính sách thu hồi các khoản mua chịu của khách hàng
đã được cải thiện.
11

2. Hệ số đòn bẩy:
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của BMP luôn được duy trì ở mức rất thấp, chỉ khoảng
10 - 13%. Còn tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ cao hơn chút ít, khoảng 11 - 15%. Điều
này chứng tỏ các khoản nợ của BMP là rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty.
Công ty đang duy trì một tỷ lệ nợ cực thấp hầu như không sử dụng đòng bẩy tài
chính để đảm bảo độ an toàn tài chính rất cao. Bên cạnh đó, từ 2011 – 2014, công ty
đang dần gia tăng đòn bảy một cách chậm chạp dù nền kinh tế đang dần phục hồi
Nguyên nhân của nó, có lẽ là do khả năng thanh toán lãi vay trên thu nhập của công
ty đang giảm dần và giảm khá nhanh. Hay nói cách khác, công ty có chiến lược
khuếch đại lợi nhuận an toàn, chắc chắn dựa theo khả năng của mình, chứ không
chạy theo thị trường.
Đòn bảy kinh doanh DOL = 0.79 có ý nghĩa cứ mỗi 1% doanh thu bán hàng sẽ
làm tăng 79% EBIT. Tuy nhiên, năm 2012, DOL của công ty lên khá cao (hơn 6
lần) nhưng EBIT lại không tăng đột biến. Hay có thể nói, dù doanh thu của công ty
tăng rất ít nhưng lợi nhuận cho ra trên 1 đồng doanh thu là rất lớn. Điều này chứng
tỏ trong năm 2012, công ty đã hoạt động vô cùng hiệu quả. Năm 2014 chứng kiến
một sự giảm trừ trong EBIT từ 4% còn -4%. DOL năm 2014 cũng suy giảm đột
biến còn -21% - doanh thu của doanh nghiệp tăng nhiều nhưng lợi nhuận lại suy

giảm. Đây là hệ quả của việc thực hiện chiến lược mở rộng thị phần trong năm 2014
(chi phí bán hàng năm 2013: 68.63 tỷ VND; Năm 2014: 123.64 tỷ VND).
Trong các năm 2011 và 2012, DFL của BMP dương. Đặc biệt năm 2012, EPS
tăng mạnh nhờ EBIT tăng cao. Công ty đẩy mạnh tăng cổ tức cho cổ đông. Song,
năm 2013, DFL lại giảm ngay lập tức = -5.05. cho dù EBIT = 39%. Trong năm
2013, công ty đã phát hành thêm hơn 1 triệu cổ phiếu nhưng doanh thu lại không
kịp tăng đối ứng. Điều này làm ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu năm
2013 thấp hơn rất nhiều so với năm 2007 và hệ số DFL ở mức cao. DFL ở mức cao
sẽ là đòn bảy khuếch đại sự yếu kém trong việc sử dụng tài chính của công ty. Tuy
nhiên, năm 2014, có một sự nỗ lực đáng kể của BMP trong việc trả lợi tức cho cổ
đông, dù EBIT suy giảm. Đây có thể được coi như một sự bù đắp và hứa hẹn của
12

công ty về hiệu quả trong tương lai. Công ty đang dần sử dụng bước đệm vốn chủ
sở hữu có được năm 2013 để tích cực gia tăng thị phần vào năm 2014.
Hệ quả của dao động DOL và DFL là hệ số đòn bẩy tổng thể DTL cũng tăng cực
nhanh trong năm 2012, rớt mạnh năm 2013 và quay trở lại dấu dương 10,75% năm
2014. Nó cho thấy 3 năm hoạt động bất ổn nhưng tương lai đầy hứa hẹn của công ty
với cơ cấu tài chính được duy trì như thế này.
3. Hệ số thanh toán:
a. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)
Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền
mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của
mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được
hết các khoản nợ.
Tỷ lệ này của công ty lần lượt là 5.52, 6.83, 7.08, 6.37, 7.07 từ 2010 đến 214.
Các tỷ số đều rất cao, khoảng từ gần 6 đến 7. Điều này chứng tỏ công ty hoàn toàn
có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn, không cần lo lắng tới rủi ro vỡ nợ.
Tuy nhiên con số này luôn duy trì ở mức khá cao cũng không phải là một dấu
hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp có thể đang sử dụng tài sản chưa được hiệu

quả.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả
cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số
này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Công ty có hệ số khả năng
thanh toán nhanh lần lượt là 3.14, 4.08, 4.82, 4.46, 5.29 từ 2010 đến 2014.
Các con số cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà
không cần bán đi hàng tồn kho. Tuy nhiên, tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh
13

toán hiện hành, cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều
vào hàng tồn kho.
c. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Trong 5 năm gần đây con số này luôn ở mức trong khoảng 7.75 - 9.96, cho thấy
khả năng thanh toán tổng nợ phải trả là hoàn toàn thoải mái, do tổng tài sản đã gấp
8, 9 lần tổng nợ phải trả. Công ty có thể cần cân nhắc vấn đề sử dụng tài sản chưa
hiệu quả do tỷ lệ tổng tài sản quá lớn.
d. Tổng nợ tỷ lệ giá trị vốn ròng
Tổng nợ so với giá trị vốn ròng của công ty luôn ở mức khoảng 14%, là tỷ lệ dễ
dàng kiểm soát. Có thể thấy công ty rất cẩn thận trong việc vay nợ để triệt tiêu rủi ro
vỡ nợ.
Chúng ta có thể tham khảo thêm các hệ số nợ ngắn hạn so với hàng tồn kho, giá
trị vốn ròng, tất cả đều trong khoảng 50% trờ xuống. Nợ ngắn hạn so với từng thành
phần chính của tài sản ngắn hạn đều nhỏ hơn, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn dễ dàng của công ty, gần như không có nguy cơ vỡ nợ.
e. Tổng kết
Về tổng quát, ta thấy công ty BMP là một công ty rất chủ động và cẩn thận trong
việc quản lý các khoản nợ ngắn hạn. Họ không để tỷ lệ nợ ngắn hạn vượt quá hàng
tồn kho hoặc giá trị vốn ròng, và đương nhiên là không thể vượt quá tổng tài sản.
Đây là một dấu hiệu khiến nhà đầu tư “yên tâm” về sự nghiêm túc và tính kỉ luật

trong việc hoàn thành nghĩa vụ nợ của công ty, và đây chính là biểu hiện rõ ràng
nhất của sự đảm bảo không vỡ nợ, là dấu hiệu cho việc làm ăn ổn định của BMP.
Tuy nhiên xét trên khía cạnh khác, BMP đang để cho tài sản của họ cao hơn khá
nhiều so với các khoản nợ phải trả. Điều này cho thấy BMP có lẽ đang hơi quá thận
trọng nên chỉ chăm chú để ý đến việc đảm bảm trả nợ hơn là tận dụng triệt để tài
sản của mình cũng như các ưu thế từ vốn vay để từ đó phát triển hơn việc sản xuất
kinh doanh của mình.
14

4. ROE và phân tích Dupont
Mô hình phân tích Dupont dạng cơ bản (3 thành phần):
ROE =


x


x



= Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu
thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy
tài chính, có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE)
doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất
doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu
và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai, doanh
nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản
sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác là doanh

nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Thứ ba, doanh
nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính
hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản
của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của
doanh nghiệp là hiệu quả.
Qua phân tích Dupont, ta có thể thấy ROE qua các năm có xu hướng giảm (từ
32% năm 2010 xuống còn 22% năm 2014) do đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
giảm qua các năm tuy không nhiều, cộng thêm với vòng quay tài sản giảm chứng tỏ
tài sản được sử dụng không còn hiệu quả như trước. Thêm vào đó, lợi nhuận ròng
biên biến động không ổn định do doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng đều hàng
năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn chi phí.
ROE năm 2010 cao hơn hẳn so với các năm còn lại do đòn bẩy tài chính cao hơn
tương đối (1.152 so với chỉ khoảng 1.11-1.12 ở các năm tiếp theo) và vòng quay
tổng tài sản nhiều hơn (1.46 năm 2010, chỉ sau năm 2011 ở mức 1.58). Năm 2011
và 2012, ROE của BMP đều ở mức 28% dù lợi nhuận ròng biên của năm 2012 là
15

19% cao hơn 16% của năm 2011 là do năm 2011 doanh nghiệp sử dụng tài sản có
hiệu quả hơn, vòng quay tài sản của năm 2011 là 1,588 lần trong khi năm 2012 chỉ
ở mức 1,352 lần. Bên cạnh đó, đòn bầy tài chính của năm 2012 cao hơn 2011 một
chút là do các chi phí của năm 2012 cao hơn năm 2011. Năm 2013 và 2014, ROE
liên tiếp giảm do lợi nhuận ròng biên giảm, gây ra bởi một số chi phí tăng vọt như
các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí bán hàng; kèm theo vòng quay tổng tài sản
cũng giảm so với các năm trước mặc dù đòn bẩy tài chính có tăng nhẹ.
5. So sánh với trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh:
 So sánh với trung bình ngành:
ROE trung bình qua các năm của BMP cao hơn ngành từ 6 – 8%. ROA cũng
cao hơn trung bình ngành khoảng 10%. Đây là những tín hiệu rất tốt chứng tỏ BMP
hoạt động hiệu quả nổi trội. Xem xét tiếp ta thấy khả năng thanh toán nợ của Nhựa
bình minh là rất lớn so với ngành, với một chỉ số tốt như vậy, nhựa bình minh có

thể gia tăng nợ chậm rãi, sử dụng đòn bẩy để khuếch đại khả năng tăng trưởng lợi
nhuận, sử dụng hiệu quả đòn bẩy này sẽ có tác động rất lớn đến ROE. Tỷ số nợ/vốn
chủ sở hữu của nhựa bình minh thấp hơn ngành khoảng 7 – 8 lần. Việc duy trì một
tỷ lệ nợ thấp như vậy sẽ đảm bảo sự an toàn và tự chủ về tài chính trong giai đoạn
này, khi khả năng trả lãi nợ trên thu nhập của công ty đang hạn chế, dù Nhựa Bình
Minh đang phải đánh đổi bằng biệc mất đi khả năng khuếch đại lợi nhuận.
 So sánh với đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ canh tranh lớn nhất hiện nay của Nhựa Bình Minh là Nhựa Tiền Phong
ở miền Bắc. ROE của Nhựa Tiền Phong dao động trong khoảng 20 – 50%, luôn cao
hơn Nhựa Bình Minh và toàn ngành. Việc ROE lớn hơn rất nhiều như vậy bao gồm
2 lý do. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của Nhựa Tiền Phong tốt hơn của Bình
Minh (ROA của NTP luôn cao hơn BMP trong thời kì nghiên cứu). Thứ hai, NTP có
sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Chính việc vay nợ đã tạo nên một đoàn
bẩy làm khuếch đại lợi nhuận của NTP. Bên cạnh đó, do tỷ lệ nợ trến vốn chủ sở
hữu của NTP luôn thấp hơn ngành, NTP vẫn có thể vay thêm nợ làm tăng lợi nhuận
một cách an toàn.
16

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XU HƯỚNG HỆ SỐ TÀI CHÍNH
VÀ ĐƯA RA DỰ BÁO
1. Đánh giá xu hướng chung của các hệ số tài chính.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, BMP đã thể hiện
rõ quyết tâm mở rộng thị trường sẵn có tại miền Nam và dần củng cố thêm thị phần
tại miền Bắc. Chính vì thế, BMP đã đẩy mạnh chi phí bán hàng trong năm 2014
nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Tỉ lệ chi phí bán hàng đã tăng mạnh
lên 57% từ 44.5% của năm 2013 trong cơ cấu chi phí hoạt động. Và theo đó cũng
nâng tỉ trọng so với doanh thu thuần lên hơn 5% so với 3.3% của năm trước đó.
BMP không vay nợ ngân hàng nên gần như các chỉ số thanh toán đều ở mức khá an
toàn. Nhờ lượng tiền mặt dồi dào nên chỉ số thanh toán tiền mặt đạt 1.9 lần giúp rủi
ro thanh toán gần như không có.

Điểm sang nữa của công ty là dòng tiền thuần đều dương qua các năm. Mặc
dù dòng tiền thuần năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 do hoạt động đầu tư tăng
ở công ty mẹ và trả cổ tức cho cổ đông trong năm, tuy nhiên dòng tiền tạo ra từ hoạt
động kinh doanh vẫn đủ sức tài trợ.
Tiền mặt được duy trì khá cao và có xu hướng tăng qua các năm, trung bình
chiếm 33% tài sản ngắn hạn và 25% tổng tài sản của công ty. Phần lớn tiền mặt
được công ty gửi ngân hàng lấy lãi cho thấy công ty khá thụ động trong việc quay
vòng vốn. Công ty chỉ bắt đầu tái đầu tư lại từ năm 2013 vào dự án nhà máy tại
Long An, tuy nhiên tốc độ triển khai nhìn chung khá chậm.
ROE của BMP và NTP có xu hướng giảm dần qua các năm do tốc độ tăng
trưởng của lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ. Trong
khi đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả giúp chỉ số này của NTP năm 2014
(24.2%) bắt đầu vượt nhẹ BMP (22%) sau khi luôn thấp hơn BMP ở các năm trước
đó. Cho dù vậy, ROE của cả BMP và NTP luôn giữ ở mức cao so với mặt bằng
ngành nhựa nói riêng và thị trường nói chung
17

Nhờ lợi thế về quy mô, sản lượng nhựa tiêu thụ của BMP tăng mạnh trong
giai đoạn 2010 – 2014 với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 12%/năm. Sản lượng
nhựa tiêu thụ của công ty chỉ sụt giảm nhẹ 1.1% vào năm 2012 do suy thoái kinh tế.
Năm 2012 tưởng chừng như là năm khó khăn nhất mà công ty nói riêng và
ngành nhựa nói chung phải đối mặt. Cầu sụt giảm kéo theo sản lượng bán ra giảm.
Tuy nhiên với lợi thế của 1 doanh nghiệp lớn, có thể áp đặt giá bán nên doanh thu
tăng trưởng nhẹ. Hơn nữa giá PVC đầu vào giảm giúp cải thiện mạnh biên lãi gộp
từ đó lợi nhuận vẫn tăng trưởng trên 22%.
Chiến lược đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối tiếp tục giúp BMP gặt hái
thành công trong năm 2014 với sản lượng bán ra tăng lên theo từng quý. Đến hết
năm 2014, tổng sản lượng bán ra đạt 58,000 tấn sản phẩm tăng 15% so với năm
2013.
Mặc dù doanh số có mức tăng trưởng khá ấn tượng tuy nhiên lợi nhuận lại có

mức tăng thấp hơn hẳn và có dấu hiệu giảm dần từ năm 2012 đến nay. Có thể thấy
mức độ cạnh tranh trong ngành đang ngày càng khốc liệt khiến công ty buộc phải
tăng các chi phí chiết khấu, bán hàng… nhằm duy trì doanh số.
Bên cạnh đó, kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường miền Trung bằng
cách mua lại cổ phần và đi tới sáp nhập, tái cơ cấu lại Nhựa Đà Nẵng gần như thất
bại.BMP giậm chân tại chỗ ở đây và chấp nhận nhường lại thị trường tiềm năng này
cho NTP và các doanh nghiệp địa phương khai thác.
Kết quả năm 2014, doanh thu thuần toàn công ty đạt 2,416 tỷ đồng, tăng
trưởng 16% so với năm 2013, vượt gần 10% kế hoạch năm chủ yếu do sản lượng
bán ra tăng trong khi giá bán không thay đổi nhiều, giá đầu vào cả năm 2014 cao
hơn khoảng 4.8% so với năm 2013 kéo biên lãi gộp giảm, cộng thêm sự gia tăng
của chi phí bán hàng khiến lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 481 tỷ đồng, giảm 3.7% so
với cùng kỳ và chỉ đạt 95% kế hoạch năm.
18

2. Dự báo KQKD năm 2015
Năm 2015 dự kiến giá nguyên vật liệu sẽ có những chuyển biến tích cực do
giá dầu giảm. Thêm vào đó, dự án Nhà máy 4 tại Long An dự kiến đi vào vận hành
vào T9/2015 với công suất 5000 tấn sản phẩm mỗi năm. Từ đây chúng em cho rằng
sản lượng bán ra sẽ tăng thêm khoản 4000 tấn sản phẩm so với năm 2014.
Với giá bán không đổi, doanh thu năm 2015 dự kiến tăng 167 tỷ so với năm
2014 và đạt mức 2583 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế khoảng 514 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế khoảng 401 tỷ đồng. Mức thay đổi doanh thu, lợi nhuận trước thuế
và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 6,91%; 6,86% và 6,37% so với năm 2014. EPS dự
kiến ở mức 8817VND.

Năm 2014
Năm 2015
Mức thay đổi
Doanh thu

2416
2583
6.91%
Lợi nhuận trước thuế
481
514
6.86%
Lợi nhuận sau thuế
377
401
6.37%
(Đv: tỷ đồng)





19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CFA Institute. 2013. CFA Curriculum Level 1 Book 3: “Financial Reporting
and Analysis”.
2. ACCA. Christopher Pyke. 02/2007. “Interpreting Financial Statement”.
3. Business Knowledge Center. Ngày truy cập: 2015. “Financial Ratios”.

4. My Accounting Course. Ngày truy cập: 2015. “Financial Ratios Analysis”.

5. Binh Minh Plastic Joint Stock Company. “Tổng quan về công ty”.

6. Binh Minh Plastic Joint Stock Company. 2011 – 2015. Báo cáo thường niên

của công ty.
7. Cà phê Finance. 2010 – 2015. “Công ty cổ phần nhựa Bình Minh – BMP”.

8. Cổ phiếu 68. 2010 – 2015. “Công ty cổ phần nhựa Bình Minh – BMP”.

9. Cổ phiếu 68. 2010 – 2015. “Tăng trưởng tài chính nhóm ngành”.

10. VFS Research. 10/03/2015. “Báo cáo phân tích BMP (Cty nhựa Bình Minh)
2009 – 2014”.
11. Webketoan. 2008. “Phương pháp phân tích báo cáo tài chính”.


×