Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 185 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THÚY
Vai trß cña cha mÑ trong viÖc gi¸o dôc
con
Giai ®o¹n 0 - 6 tuæi
(Nghiên cứu trường hợp tại quận Gò Vấp và huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THÚY
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON
GIAI ĐOẠN 0 - 6 TUỔI
(Nghiên cứu trường hợp tại quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn,
thành phố Hồ Chí Minh)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62.31.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Lê Ngọc Văn
2. TS. Trương Xuân Trường
HÀ NỘI, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu của tôi nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả


Phạm Thị Thúy
i
LỜI CẢM ƠN
Nhìn lại chặng đường 4 năm qua, tôi vô cùng biết ơn hai thầy hướng dẫn của
tôi, PGS.TS.Lê Ngọc Văn và TS.Trương Xuân Trường. Từ khi có ý tưởng nghiên
cứu, đến quá trình thực hiện luận án, tôi luôn được các thầy hướng dẫn tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ, động viên. Tôi biết ơn Thầy Lê Ngọc Văn, người thầy tôi đã được học
từ chương trình thạc sỹ. Thầy phản biện cho luận văn thạc sỹ của tôi, và nay thầy
hướng dẫn tôi thực hiện luận án này với tất cả tâm huyết của thầy dành cho vấn đề
gia đình, và sự nhiệt tình chỉ bảo dành cho cá nhân học trò ít kinh nghiệm nghiên
cứu như tôi. Tôi biết ơn thầy Trương Xuân Trường, tuy thầy bị ốm, rồi bận việc gia
đình nhưng thầy vẫn luôn trả lời tận tình.
Công trình nghiên cứu này là kết quả tích lũy kiến thức, kinh nghiệm mà tôi
may mắn học hỏi từ các thầy cô giáo của Khoa Xã hội học- Viện Hàn lâm KHXH,
Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ, Viện
Nghiên cứu Gia đình và Giới, Học viện Hành chính Quốc Gia nơi tôi đang công tác,
Học viện Báo chí tuyên truyền, nơi đã dạy dỗ tôi những năm đại học, Khoa xã hội
học của ĐHKHXH&HV, nơi tôi học bậc thạc sỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả
các thầy cô tôi đã từng được học, được nghe góp ý mỗi lần bảo vệ đề tài, chuyên
đề… Bên cạnh đó, tôi nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ tổ chức của
Khoa Xã hội học, cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH, đặc biệt là cô Ths.Nguyễn Thị
Hà, chân thành cảm ơn cô.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ths. Bùi Thị Hương Trầm, Ths.
Trần Thanh Hồng Lan, Ths. Nguyễn Ngọc Toại, các bạn đã nhiệt tình giúp tôi mã
hóa, xử lý số liệu và thảo luận cùng tôi những kết quả phân tích ban đầu.
Tôi trân trọng cảm ơn các chị trong Hội Phụ nữ, các đồng chí lãnh đạo của
phường 14, quận Gò Vấp và xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn đã nhiệt tình giúp tôi
những ngày đi thực địa và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho luận án. Đặc biệt,
tôi vô cùng biết ơn những cha mẹ của 2 địa phương trên đã tham gia vào cuộc điều
tra, trả lời bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Chính họ đã chia sẻ những kinh nghiệm, những

ii
suy nghĩ, cách thức họ chăm sóc nuôi dạy con cái để từ đó tôi có được những hiểu
biết hữu ích cho nghiên cứu này.
Và tôi không thể không cảm ơn Hội quán Các bà mẹ, từ năm 2007 đã mời tôi
chia sẻ nhiều chuyên đề về thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ. Đây là nơi giúp tôi có cơ
hội trực tiếp trò chuyện với các bậc cha mẹ, những người khao khát học cách nuôi
dạy con mình. Họ mang đến chia sẻ với tôi rất nhiều kinh nghiệm, những trăn trở,
những băn khoăn thắc mắc, từ đó giúp tôi hiểu thực tế vấn đề nuôi dạy con hiện
nay. Ngoài ra, chuyên mục “Tư vấn dành cho cha mẹ” của báo Phụ nữ Tp.HCM
trong vài năm gần đây đã giúp tôi được tâm tình cùng các cha/mẹ về việc nuôi dạy
con với bao nỗi niềm, bao khó khăn. Và còn nhiều nơi tương tự như hai nơi này đã
giúp tôi được học hỏi, được chia sẻ những vấn đề thực tế, thời sự nhất về thiên chức
làm cha mẹ.
Sau cùng, nhưng là những người mà tôi luôn thầm cảm ơn mỗi ngày, đó
chính gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, thúc đẩy tôi phải cố gắng.
Trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả!
Phạm Thị Thúy
iii
MỤC LỤC
LỜi cam đoan i
LỜi cẢm ơn ii
Danh mục các biểu đồ x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4
6. Điểm mới của luận án 5
7. Những hạn chế của luận án 5

8. Kết cấu của luận án 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu 7
1.2. Về môi trường giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ 7
1.3. Sự khác biệt về vai trò giáo dục con cái ở các nền văn hóa 10
1.4. Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con 12
1.5. Sự thay đổi trong việc giáo dục trẻ em trong gia đình hiện nay 14
1.6. Vai trò cha mẹ với nội dung giáo dục con trong gia đình 15
1.7. Thai giáo - dạy con từ trong bụng mẹ, giai đoạn 0 tuổi 17
1.8. Vai trò của cha mẹ với phương pháp giáo dục con trong gia đình 22
1.9. Về phương pháp nghiên cứu của các tác giả đi trước 27
iv
Tiểu kết 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài 29
2.2. Định nghĩa và thao tác hóa khái niệm làm việc 49
2.3. Các biến số và lược đồ phân tích (hay là quan hệ giữa các biến) 52
2.4. Phương pháp nghiên cứu 54
2.5. Mô tả mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VAI TRÒ VÀ VIỆC THỰC HIỆN VAI
TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC CON 59
GIAI ĐOẠN 0 ĐẾN 6 TUỔI 59
3.1. Nhận thức của cha mẹ về vai trò giáo dục con 59
3.1.1. Nhận thức về trách nhiệm và mục tiêu giáo dục con 59
3.1.2. Nhận thức về tính đặc thù trong việc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi 60
3.1.3. Nhận thức về nội dung giáo dục 66
3.1.4. Nhận thức về phương pháp giáo dục 68
3.1.5. Nhận thức về phương tiện giáo dục 70
3.1.6. Nhận thức về môi trường giáo dục 71

3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con 72
3.2.1. Nội dung giáo dục 72
3.2.2. Phương pháp giáo dục 84
3.2.3. Phương tiện giáo dục 97
3.2.4. Tự đánh giá về bổn phận của cha mẹ trong việc nuôi dạy con 101
Tiểu kết 102
v
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC 104
THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC 104
GIÁO DỤC CON TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI 104
4.1. Tác nhân bên trong gia đình 104
4.2. Tác nhân bên ngoài gia đình 118
4.3. Những vấn đề đặt ra 126
Tiểu kết 134
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 136
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHẦN PHỤ LỤC 155
Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn hộ gia đình 155
Phụ lục 2: Hệ thống câu hỏi gợi ý phỏng vấn sâu 169
Phụ lục 3: Các bảng dùng trong luận án 170
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐHQG : Đại học Quốc gia
GD : Giáo dục
GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
GV : Gò Vấp
HCM : Hồ Chí Minh

HM : Hóc Môn
KHXH : Khoa học xã hội
KHPN : Khoa học phụ nữ
Nxb : Nhà xuất bản
NTL : Người trả lời
NV : Nhân viên
T : Tuổi
TB : Trung bình
TĐHV : Trình độ học vấn
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
THPT : Trung học phổ thông
VHTT : Văn hóa thông tin
UBND : Ủy ban nhân dân
XHH : Xã hội học
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mong đợi của cha mẹ đối với con cái chia theo giới tính NTL
Bảng 3.2: Thời điểm bắt đầu giáo dục tốt nhất cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính
NTL
Bảng 3.2: Nhận thức thời điểm bắt đầu giáo dục tốt nhất cho trẻ từ 0-6 tuổi chia
theo giới tính và trình độ học vấn của NTL
Bảng 3.4: Những nội dung cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính
NTL
Bảng 3.5: Những kỹ năng cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính
NTL
Bảng 3.6: Cách dạy con tốt nhất chia theo giới tính NTL
Bảng 3.7: Phương tiện GD con tốt nhất chia theo giới tính NTL
Bảng 3.8: Những cách dạy thai nhi chia theo giới tính người trả lời
Bảng 3.9: Những đức tính đã dạy cho con từ 0-6 tuổi chia theo giới tính NTL
Bảng 3.10: Những kiến thức đã dạy cho con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo giới

tính NTL
Bảng 3.11: Những kiến thức đã dạy cho con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo trình
độ học vấn của NTL
Bảng 3.12: Những việc đã dạy bảo/giải thích cho bé về cách tự chăm sóc sức khỏe
bản thân chia theo giới tính NTL
Bảng 3.13: Những việc làm giúp bé phát triển trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo
giới tính NTL
Bảng 3.14: Phương pháp giáo dục con
Bảng 3.15: Những cách để giáo dục con khi bé ở lứa tuổi 0-6 tuổi chia theo nhóm
tuổi NTL
Bảng 3.16: Những cách giáo dục con khi bé ở lứa tuổi 0-6 tuổi chia theo trình độ
học vấn NTL
Bảng 3.17: Những cách dạy con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo mức sống hộ gia
đình của NTL
Bảng 3.18: Những hoạt động cha mẹ đã cho con tham gia bên ngoài nhà chia theo
giới tính NTL
viii
Bảng 3.19: Những hoạt động đã cho con tham gia bên ngoài nhà chia mức sống hộ
gia đình của NTL
Bảng 3.20: Biện pháp cư xử khi con phạm lỗi (chỉ tính những gia đình có cả con trai
và con gái)
Bảng 3.21: Hình thức xử phạt khi con sai lỗi (chỉ tính những gia đình có cả con trai
và con gái)
Bảng 3.22: Hình thức khen thưởng khi con ngoan chia theo giới tính NTL
Bảng 3.23: Người chăm sóc, dạy dỗ con nhiều nhất chia theo giới tính NTL
Bảng 3.24: Các phương tiện được bố mẹ sử dụng để hỗ trợ bé phát triển trong độ
tuổi 0-6 tuổi chia theo trình độ học vấn của NTL
Bảng 3.25: Các phương tiện đã sử dụng để hỗ trợ việc giáo dục con khi bé ở độ tuổi
từ 0 đến 6 tuổi chia theo mức sống hộ gia đình của NTL
Bảng 3.26: Tự đánh giá về bổn phận của cha mẹ trong việc dạy con khi con ở giai

đoạn 0-6 tuổi chia theo địa bàn sinh sống
Bảng 3.27: Lý do cảm thấy mình chưa làm tròn bổ phận theo địa bàn sinh sống
Bảng 4.1: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi,
chia theo giới tính NTL
Bảng 4.2: Cách dạy thai nhi chia theo nhóm tuổi người trả lời
Bảng 4.3: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi
chia theo học vấn của NTL
Bảng 4.3: Thành viên gia đình
Bảng 4.4: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi
chia theo mức sống của NTL
Bảng 4.5: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi
chia theo địa bàn sinh sống của NTL
Bảng 4.6: Những nhân tố ảnh hưởng đến cha mẹ trong việc giáo dục con
Bảng 4.7: Những lý do giữ trẻ ở nhà
Bảng 4.8: Những lý do cho bé đi nhà trẻ, mẫu giáo
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Quan niệm về trách nhiệm giáo dục con
Biểu đồ 3.2: Thời điểm bắt đầu giáo dục trẻ tốt nhất
Biểu đồ 3.3: Các nội dung giáo dục cần thiết
Biểu đồ 3.4: Những kỹ năng cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi
Biểu đồ 3.5: Thời gian trung bình (giờ/ngày) dành chăm sóc con cái chia theo giới
tính NTL (cha và mẹ)
Biểu đồ 3.6: Thời gian trung bình (giờ/ngày) dành chăm sóc con cái chia theo mức
sống NTL
Biểu đồ 3.7: Các phương tiện giáo dục
Biểu đồ 3.8: Thời gian cho con coi tivi
Biểu đồ 3.9: Thời gian trung bình (giờ/ngày) các bậc cha mẹ cho các bé xem Tivi
chia theo nhóm tuổi NTL
Biểu đồ 3.10: Chọn lọc chương trình trước khi con xem chia theo trình độ học vấn

của NTL (%)
Biểu đồ 4.1: Thời gian trung bình (giờ/ngày) dành chăm sóc con cái chia theo nhóm
tuổi NTL
Biểu đồ 4.2: Thời gian chăm sóc con (theo nghề nghiệp)
x
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội loài người, gia đình là nơi con người được sinh ra, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục để lớn lên trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Đối với trẻ
em, gia đình là một thiết chế giáo dục, là môi trường xã hội hóa đầu tiên đặt nền móng
cho sự hình thành nhân cách trẻ và có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời trẻ.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học, giáo dục
học về giáo dục sớm cũng khẳng định: Nhân cách của trẻ hình thành trước tuổi lên
6. Điều này cho thấy, việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em giai đoạn 0-6 tuổi có một tầm
quan trọng đặc biệt. Và trong giai đoạn đặc biệt này, cha mẹ chứ không phải ai khác
là người dẫn dắt trẻ, từ lúc còn là bào thai, từng bước đi vào cuộc sống. Đứa trẻ sau
này sẽ trở thành một con người như thế nào phần lớn được quyết định bởi nội dung,
phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái từ thuở ấu thơ.
Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tại nhiều nước công
nghiệp phát triển như Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy … chính phủ cho phép người
mẹ hoặc người cha được nghỉ nuôi con cho đến trước tuổi đi học, tức là từ 0- 6 tuổi,
để có điều kiện chăm sóc, giáo dục con.
Ở Việt Nam, kinh nghiệm “dạy con từ thuở còn thơ” cũng được ông cha ta
đề cao. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhận thức đầy đủ về vai trò giáo
dục con trong giai đoạn trẻ 0 – 6 tuổi.
Hơn nữa, sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ và nam giới vào thị
trường lao động bên ngoài gia đình cùng với sự chuyển đổi các giá trị, chuẩn mực
gia đình trong điều kiện công nghiệp hóa, toàn cầu hóa đang tước đi thời gian và
làm giảm sút vai trò của cha mẹ dành cho việc chăm sóc, giáo dục con cái. Do bận
làm ăn, không ít cha mẹ đã phó mặc việc chăm sóc giáo dục con cho các tổ chức

bên ngoài gia đình. Thực tế, không ít nhà giữ trẻ chỉ là nơi trông giữ đơn thuần
trong thời gian cha mẹ đi làm. Tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí bạo lực
của người trông trẻ đối với trẻ em đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như báo
chí đã lên tiếng. Hiện tượng trẻ em phạm pháp, bạo lực học đường, hỗn láo với cha
mẹ, vô lễ với thầy cô, nghiện game, hiếp dâm, tự tử… xuất hiện ngày càng nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1
Vậy trong bối cảnh xã hội hiện nay làm thế nào để thực hiện tốt vai trò của
cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi? Đây là một vấn đề xã hội có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách.
Thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục gia
đình của Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện khoa học giáo
dục, các trung tâm nghiên cứu về gia đình Vấn đề chức năng xã hội hóa, giáo dục
trẻ em đã được đề cập đến nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu xã hội
học nào tập trung nghiên cứu chức năng xã hội hóa ban đầu, vai trò của cha mẹ
trong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi.
Từ nhận thức thực tiễn cũng như lý luận đã nêu, tôi nhận thấy việc nghiên
cứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ giai đoạn 0-6 tuổi, thực trạng thực
hiện vai trò làm cha mẹ hiện nay là rất cấp thiết. Đây là mảng đề tài mới cần xã
hội học quan tâm nghiên cứu, từ đó tìm ra những giải pháp giúp cha mẹ thực hiện
vai trò giáo dục con hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời
đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng khốc liệt, thách thức mỗi cá nhân, mỗi gia
đình, mỗi quốc gia.
Thực tế công tác giảng dạy kỹ năng làm cha mẹ, tham vấn tâm lý về các vấn
đề gia đình, giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ gần 10 năm nay tại thành phố Hồ
Chí Minh cũng là lý do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu vấn đề trên. Qua tiếp xúc với
các bậc cha mẹ, tôi nhận thấy trước biến động xã hội hiện nay, họ rất băn khoăn, lo
lắng không biết nên dạy con như thế nào, dạy con từ thuở còn thơ là từ khi nào? Tại
sao trẻ em bây giờ hư nhiều? Làm thế nào dạy con nên người?
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò của cha

mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn từ 0- 6 tuổi, nghiên cứu trường hợp tại quận
Gò Vấp và Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh” cho luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện việc thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai
đoạn 0-6 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức
của cha mẹ và hỗ trợ cha mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu đối
với trẻ em.
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
• Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
• Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục con từ 0- 6 tuổi.
• Điều tra, khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo
dục con 0-6 tuổi, từ nhận thức đến thực hiện vai trò.
• Phân tích, tổng hợp số liệu điều tra nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm
xã hội khác nhau trong việc thực hiện vai trò giáo dục con từ 0- 6 tuổi và những tác
nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-
6 tuổi.
• Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức và hành vi của cha
mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu đối với trẻ em.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi 0-6 ở quận Gò Vấp và huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: khảo sát được tiến hành vào tháng 5 và tháng 6 năm 2012

- Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu là quận Gò Vấp và huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lý do chọn địa bàn nghiên cứu: Việc chọn Hóc Môn và Gò Vấp để phản ánh
đặc điểm khác nhau giữa một huyện ngoại ô và một quận trung tâm với những đặc
điểm kinh tế - xã hội khác nhau. Tại hai địa bàn này, tác giả chọn một xã (Trung
Chánh) và một phường (phường 14) đại diện cho hai địa bàn trên dựa trên những
đặc điểm của các địa bàn nhằm so sánh những khác biệt (nếu có) về nội dung,
phương pháp giáo dục con 0-6 tuổi theo địa bàn cư trú giữa nông thôn và đô thị
3
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Đề tài giới hạn vấn đề nghiên cứu về các
phương diện nhận thức và việc thực hành của cha mẹ trong quá trình thực hiện vai
trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi, thể hiện cụ thể ở nội dung, phương pháp và
phương tiện giáo dục.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các bậc cha mẹ có nhận thức và hành vi (thực hành) như thế nào
để thực hiện vai trò của họ trong giáo dục con 0-6 tuổi?
Câu hỏi 2: Việc giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi có khác biệt giữa cha và mẹ,
giữa những người có độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống và nơi cư trú
khác nhau không?
Câu hỏi 3: Các bậc cha mẹ hiện nay đang có nhu cầu như thế nào trong việc
giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi xin đưa ra ba giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Có một khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành vi trong việc
thực hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi.
Giả thuyết 2: Giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức sống, nơi cư trú của
cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và hành vi giáo dục con giai đoạn 0- 6
tuổi của họ.
Giả thuyết 3: Hiện nay, việc thực hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6

tuổi đang gặp nhiều khó khăn nên cha mẹ có nhu cầu được trang bị kỹ năng làm cha
mẹ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án vận dụng lý thuyết vai trò xã hội và lý thuyết xã hội hóa vào
nghiên cứu “Vai trò của cha mẹ trong việc dạy con từ 0-6 tuổi” nhằm làm rõ nhận
thức và hành vi của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con từ 0-6 tuổi ở Việt
Nam hiện nay.
4
- Luận án góp phần bổ sung khái niệm xã hóa ban đầu đối với trẻ em giai
đoạn 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 0 tuổi.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần bổ sung thông tin cần thiết trong nghiên cứu vai trò của
cha mẹ trong giáo dục con từ 0-6 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt
Nam nói chung.
- Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, gợi ra những suy nghĩ cho việc đề
xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ gia đình và cha mẹ trong việc thực hiện chức năng
xã hội hóa giáo dục con từ 0-6 tuổi.
- Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy về
xã hội học gia đình và cho những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi.
6. Điểm mới của luận án
Chủ đề giáo dục con từ 0-6 tuổi còn rất ít được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam. Dựa trên các lý thuyết xã hội học về vai trò
và lý thuyết xã hội hóa, luận án tiến hành khảo sát thực nghiệm làm rõ vai trò không
thể thay thế được của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi, đặc biệt là
giai đoạn 0 tuổi. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm thay đổi nhận thức
của các nhà quản lý, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ về việc giáo dục trẻ giai đoạn
0-6 tuổi.
7. Những hạn chế của luận án
- Do đây là nghiên cứu được thực hiện từ nguồn kinh phí riêng rất hạn hẹp,

nên có hạn chế trong việc chọn mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu có mẫu ở phạm vi địa
phương, chưa phải phạm vi toàn quốc vì vậy mẫu nghiên cứu chưa mang tính đại
diện ở tầm quốc gia.
- Thời gian thực hiện ngắn, nên tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu toàn
diện tất cả các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi mà chỉ giới hạn
một số nội dung chủ yếu. Nội dung của luận án mới chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu
về các phương diện nhận thức và việc thực hành của cha mẹ trong quá trình thực
5
hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi, thể hiện cụ thể ở nội dung, phương
pháp và phương tiện giáo dục.
- Cuộc nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn như điều tra viên khó tiếp cận
các ông bố do họ bận đi làm, hoặc do họ cố tình để cho vợ tham gia khảo sát vì họ
cho rằng chuyện dạy con là chuyện của vợ. Ngoài ra do trình độ học vấn của người
dân chưa cao, cũng như chưa quen với cách trả lời bảng hỏi, nên quá trình hướng
dẫn trả lời bảng hỏi mất nhiều thời gian.
- Ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nên
tác giả ít có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Do đó, tác giả có thể
không tránh khỏi những hạn chế về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Nhận thức vai trò và thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục con giai đoạn từ 0-6 tuổi.
- Chương 4: Một số tác nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò của cha mẹ
trong việc giáo dục con từ 0 đến 6 tuổi
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu
Tài liệu liên quan đến vấn đề vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con khá

phong phú, bao gồm các báo cáo khoa học, sách, bài viết, luận văn của các tác giả
trong và ngoài nước. Vấn đề tác giả đề tài quan tâm được các tác giả nhìn nhận dưới
nhiều góc độ: xã hội học, tâm lý học, giáo dục học.
Trong số 155 tài liệu mà tác giả tiếp cận được gồm có: 22 bài báo khoa học,
121 công trình nghiên cứu là báo cáo, sách, luận văn (trong đó xã hội học có 50, tâm
lý học - giáo dục học có 48 và các tài liệu khác), 04 tài liệu từ Internet, 10 tài liệu
bằng tiếng Anh, (trong đó tài liệu tâm lý là 3, xã hội học 7) (xem danh mục tài liệu
tham khảo).
Phần lớn các tài liệu này viết về chức năng giáo dục, xã hội hóa của gia đình,
cách giáo dục cụ thể, các tình huống giáo dục trong gia đình Các tài liệu xã hội
học đề cập đến lý thuyết xã hội hóa, chức năng xã hội hóa của gia đình. Các tài liệu
tâm lý học nghiên cứu tâm lý trẻ em, mối quan hệ cha mẹ con và cách giáo dục cụ
thể trong gia đình.
Tác giả nhận thấy ở Việt Nam chưa có tài liệu xã hội học nghiên cứu về vai
trò của cha mẹ trong việc giáo dục con ở giai đoạn 0 đến 6 tuổi, liên quan đến giai
đoạn trẻ 0- 6 tuổi chỉ có vài công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục
học. Ngoài một số ít những nghiên cứu mang tính lý luận, đa số tài liệu còn lại là
các công trình thực nghiệm, các loại sách phổ biến kiến thức nuôi dạy con.
Nguồn tài liệu trên đây đã giúp cho người viết tổng quan hiểu được những gì
các tác giả đi trước đã làm được, những gì chưa làm được, những gì cần bổ sung
thêm. Nói cách khác, đây chính là những tiền đề không thể thiếu để tác giả triển
khai đề tài nghiên cứu của mình là “Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai
đoạn từ 0 – 6 tuổi”. Dưới đây là những nội dung chính được các tác giả đi trước
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
1.2. Về môi trường giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ
Theo nhà xã hội học John.J.Macionis (1987), xã hội hóa là tiến trình kéo dài
suốt đời dựa trên sự tương tác xã hội qua đó cá nhân phát triển khả năng con người
7
của mình và học các mẫu văn hóa của xã hội. Đây là quá trình biến đổi từ con người
sinh vật sang con người xã hội. Xã hội hóa là quá trình qua đó kinh nghiệm xã hội

cung cấp cho cá nhân những phẩm chất và năng lực mà chúng ta kết tinh dần để
hoàn thiện mình. Đối với xã hội nói chung, xã hội hóa là phương tiện dạy văn hóa
cho mỗi thế hệ mới. Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người
[85:183]. Talcott Pasons cũng có cùng quan điểm này. Ông cho rằng trong mỗi
trường hợp vai trò của bố mẹ, con trai, con gái được phân biệt rõ ràng (mỗi người
có vai trò và chức năng riêng). Đứa trẻ được xã hội hóa để định hướng không những
trong gia đình mà còn đối với các cơ cấu khác như trường học và nhóm đồng đẳng
ngoài gia đình qua thâm nhập [140:296-298].
Tony Bilton và các cộng sự (1993) coi quá trình xã hội hóa của một người từ
những năm tháng đầu tiên của cuộc đời rõ ràng là có ảnh hưởng quyết định tới thái
độ và hành vi khi đã lớn. Cho nên gia đình, như là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá
nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào, rõ ràng là một môi trường xã hội
hóa có tầm quan trọng chính yếu. Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn
sơ khai của quá trình xã hội hóa được thực hiện một cách không chính thức và
không có chủ định và là sản phẩm của tương tác xã hội giữa những người gần gũi
nhất về tinh thần và thể chất. Ví dụ, chính gia đình là nơi đầu tiên chúng ta chứng
kiến cung cách hành vi giữa đàn ông và đàn bà. Tuy nhiên, mặc dầu có tầm ảnh
hưởng quyết định như vậy, quá trình xã hội hóa trong những năm đầu cuộc đời
không chỉ giới hạn trong gia đình. Khi đứa trẻ lớn lên, các môi trường khác bên
ngoài cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Ví dụ: những đứa trẻ khác mà nó tiếp xúc- bạn bè
cùng lứa tuổi, bạn cùng chơi… cũng có ảnh hưởng xã hội hóa quan trọng. Môi
trường này được gọi là nhóm tương đương và có lẽ là môi trường xã hội hóa đầu
tiên mà bọn trẻ tiếp xúc được những suy nghĩ và hành vi khác với những điều mà
chúng học được ở nhà [110:27].
Chức năng xã hội hóa ban đầu của gia đình, vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục con cũng luôn được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. Lê Thi
(1997), trong công trình Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người
8
Việt Nam đã tập trung vào vai trò của gia đình nói chung đối với việc xây dựng
nhân cách con người. Tác giả nhấn mạnh chức năng xã hội hóa của gia đình, coi gia

đình là thiết chế giáo dục cơ sở, là trung tâm đào tạo đầu tiên giúp đứa trẻ tập sự đi
vào cuộc sống. Chính gia đình chuẩn bị cho trẻ có thể phát triển đầy đủ tiềm lực của
nó và đóng vai trò hữu ích trong xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Giai đoạn từ lúc
sinh ra đến 6 tuổi là giai đoạn mấu chốt để hình thành sự thông minh, nhân cách và
cách cư xử xã hội của trẻ. Bà cho rằng quá trình xã hội hóa diễn ra đầu tiên ở môi
trường xã hội nhỏ trong gia đình (là nơi hình thành gốc nhân cách của đứa trẻ) dần
dần mở ra cả môi trường xã hội rộng lớn: nhà trường, bạn bè, đoàn thể, nhà nước và
cộng đồng xã hội [93].
Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Ngọc Văn (2011) khẳng định gia đình là môi
trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Nhưng
chức năng xã hội hóa gia đình không chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu
(cung cấp các kinh nghiệm xã hội, nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen,
các kỹ năng từ khi còn nhỏ) mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách
là quá trình liên tục. Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Trẻ em
được tiếp thu giá trị văn hóa để hòa nhập vào xã hội. Vai trò cha mẹ là truyền thụ
những kiến thức đó cho trẻ em [129].
Như vậy, các tác giả đề cập ở trên khi nghiên cứu về chức năng xã hội hóa
đều có sự thống nhất ở quan điểm coi gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và
quan trọng nhất, bên cạnh đó trẻ em còn chịu ảnh hưởng của các môi trường khác
như nhà trường, bạn bè, đoàn thể, nhà nước và cộng đồng xã hội.
Các nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước tập trung nghiên cứu vai trò
của cha mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục con khá đầy đủ và
sâu sắc. Nhưng các nghiên cứu trong nước mới đề cập đến vai trò của cha mẹ trong
việc giáo dục con cái nói chung, chứ chưa có công trình nào đề cập đến vai trò của
cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 đến 6 tuổi.
Các công trình đều không nói rõ lý thuyết được sử dụng để giải thích. Qua sự
tổng hợp, tác giả nhận thấy các nghiên cứu có sự dụng lý thuyết xã hội hóa và lý
9
thuyết vai trò xã hội. Các tác giả đề cập tới chức năng xã hội hóa của gia đình diễn
ra sau khi đứa trẻ được sinh ra. Chưa có công trình nghiên cứu nào nói về quá trình

xã hội hóa bắt đầu từ khi trẻ còn ở trong bào thai.
1.3. Sự khác biệt về vai trò giáo dục con cái ở các nền văn hóa
Theo Bert N.Adams và Jan Trost (2005), trong cuốn “Cẩm nang về nghiên
cứu gia đình trên thế giới” cha mẹ đóng vai trò quan trọng, song nhiều người khác
và các định chế khác cũng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng đứa trẻ. Ở Phần Lan,
việc nuôi dưỡng và xã hội hóa trẻ em không chỉ diễn ra trong gia đình và trong các
mối quan hệ thân thiết mà còn có sự tham gia của nhiều tổ chức như trường mẫu
giáo, trường học, trung tâm y tế, các phương tiện truyền thông, nơi làm việc của cha
mẹ,… Từ khía cạnh đạo đức thì việc nuôi dưỡng con cái thuộc trách nhiệm chính
của cha mẹ và gia đình. Ở các nước Trung Đông, con trai được nuôi dạy để chịu
trách nhiệm về dòng họ và tài sản khi chúng trưởng thành. Ở Iran, giữa cha mẹ và
con cái luôn có mối quan hệ và gắn kết về tình cảm chặt chẽ trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, sự thể hiện tình cảm được chấp nhận chỉ đối với con gái mà không dành
cho con trai. Sự kính trọng và vâng lời của con cái đối với cha mẹ là mong ước của
cha mẹ ở các quốc gia vùng Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Châu Mỹ La tinh
và nhiều nơi khác.
Các nghiên cứu cho thấy có sự xung đột giữa thế hệ cha mẹ và thế hệ con cái
trong quan niệm về cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Cha mẹ ở Áo mong
muốn con cái phải có tinh thần trách nhiệm, sống độc lập, là những cá nhân có lòng
bao dung và biết cư xử. Ở nhiều quốc gia, tính độc lập của con cái là điều mong
muốn nhất của các bậc cha mẹ vì đối với họ, đầu tư vào con cái chính là cho tương
lai của chúng chứ không phải để nhờ cậy khi tuổi già. Nghiên cứu ở Trung Quốc
cho thấy chính sách một con có tác động rất lớn đến cuộc sống gia đình. Trẻ em ở
Trung Quốc không có anh chị em và có rất ít anh chị em họ. Chúng chỉ có ông bà
và cha mẹ. Điều này đã tạo ra một thế hệ những “ông vua con” trong gia đình.
Mặc dù ngày nay, ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phương Tây, trẻ em trai
và trẻ em gái đã có cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng song ở một số quốc gia khác,
10
trẻ em trai và trẻ em gái vẫn chưa được đối xử bình đẳng. Ấn Độ là một ví dụ điển
hình. Theo nghiên cứu của tác giả J.P.Singh, sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa

theo giới ở Ấn Độ là do “nhu cầu sinh con trai ở các gia đình Ấn Độ là một nhu
cầu quan trọng nên trẻ em gái thường không nhận được sự quan tâm nhiều của gia
đình. Trẻ em gái bị gia đình bỏ bê đến nỗi nhiều em không còn có mong muốn gì
trong cuộc sống. Khi trưởng thành, chúng có xu hướng đánh mất giá trị của mình
hoặc không còn quan tâm đến bản thân”. Không chỉ là sự phân biệt đối xử giữa con
trai và con gái, ở nhiều nước, người cha rất ít tham gia vào công việc chăm sóc và
nuôi dưỡng con cái và dồn trách nhiệm này cho người mẹ. Ở Cuba, nhiều nam giới
hầu như không cùng vợ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái hoặc thậm chí rất ít khi
gần gũi con. Người vợ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái [7].
Ở Việt Nam, năm 2002, dự án “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai
trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã có những phân tích liên quan đến thực trạng dạy con của các cha mẹ.
Trong bài phân tích về chức năng của gia đình, tác giả Lê Ngọc Văn đánh giá vai
trò của gia đình trong chức năng giáo dục - xã hội hóa trẻ em đã rất được đề cao.
Tâm lý thụ động, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường và các tổ chức xã hội
trong thời kỳ bao cấp đã được khắc phục. Tuy nhiên có một mâu thuẫn nảy sinh là các
bậc cha mẹ thường không đủ thời gian dành cho việc chăm sóc, giáo dục con (13,6 %
người cha và 8,8% người mẹ cho biết họ không có thời gian dạy con). Mặt khác, gia
đình cũng không có đủ những điều kiện và tri thức cần thiết đáp ứng được nhu cầu phát
triển nhân cách toàn diện của trẻ em trong xã hội hiện đại (31,2%) [129].
Tác giả Lê Thi (2011) khi phân tích số liệu từ cuộc Tổng điều tra Dân số và
nhà ở 2009 đi đến kết luận cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử phù hợp dựa
trên việc giảng giải khi con mắc lỗi (97,7% với con trai, 98% với con gái). Tuy
nhiên khó khăn chính của cha mẹ hiện nay vẫn tiếp tục là thiếu thời gian chăm sóc
con do áp lực kiếm sống. Tác giả cho rằng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa cha
mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay [96].
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, dù có sự tương đồng trong quan niệm về
tầm quan trọng của cha và mẹ trong việc giáo dục con cái, nhất là khi con cái ở lứa
11
tuổi 0-6 tuổi, song các vai trò này vẫn có sự khác biệt rất nhiều giữa các nền văn

hóa khác nhau
1.4. Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con
Tác giả Mai Huy Bích (2009), trong bài Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và
dạy dỗ của người cha, đã phân tích vai trò người cha trong sự so sánh với vai trò
người mẹ. Ông cho rằng so với người mẹ, nhìn chung vai trò của cha ít được chú ý
và nhấn mạnh hơn, nếu không nói là mờ nhạt hơn. Việc thực thi vai trò cha mẹ
mang đậm màu sắc giới, tức là có sự khác biệt rõ rệt giữa làm cha với làm mẹ. Do
thiên hướng tự nhiên, người cha thường hướng vào vợ nhiều hơn là con cái, và so
với người mẹ, họ cần học hỏi nhiều hơn để thực thi vai trò của mình (làm cha). Về
mặt sinh học, nam giới chỉ có một định hướng bẩm sinh đó là định hướng giới tính,
nó hướng họ về phía nữ giới. Trong khi đó, nữ giới có hai định hướng: một là định
hướng giới tính, đưa họ về phía nam giới, và một nữa là định hướng sinh sản, nhằm
vào con cái. Sự tác động qua lại giữa mẹ và con có nhiều phản ứng mang tính tự
nhiên. So với sự gắn bó đối với con cái của nữ giới, thì sự gắn bó của nam giới là do
học hỏi về mặt xã hội mà có. Các động vật linh trưởng khác thường không làm cha,
còn ở con người, việc thực thi vai trò này phần nhiều là do học hỏi từ phụ nữ cũng
như do đòi hỏi của các chuẩn mực về quan hệ thân tộc, chứ ít có tính bẩm sinh ở
nam giới. Theo nhà nghiên cứu Mỹ N.Townsend, vai trò của người cha đối với con
cái không mang tính chất trực tiếp, mà cần thông qua vai trò trung gian của người
mẹ. Qua các dẫn liệu vừa nêu, tác giả Mai Huy Bích kết luận, có thể nói nếu một xã
hội muốn chia sẻ việc làm cha làm mẹ thì chỉ khuyến khích nam giới làm cha không
thôi chưa đủ. Cần thể chế hóa việc đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh và con cái
cho nam giới nhằm bù lại cho định hướng tự nhiên của họ và tăng cường sự học hỏi
về mặt xã hội và rèn luyện vai trò làm cha của họ [9].
Mối quan hệ gắn bó mẹ con- vai trò đặc biệt của người mẹ
Nhiều nhà tâm lý học, đặc biệt là các nhà phân tâm học đều cho rằng chất
lượng mối quan hệ gắn bó sớm giữa mẹ và con trong thời kỳ mang thai và trong
những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hình thành nhân
cách cho con trẻ.
12

Nhà tâm lý học người Anh là John Bowlby (1907 – 1990) đã có những
nghiên cứu về sự gắn bó giữa mẹ và con, về nhu cầu và khao khát được yêu thương
của trẻ. Ông khẳng định rằng tình cảm, sự chăm sóc gần gũi của người mẹ tạo cảm
giác an tâm giúp trẻ phát triển. Ngược lại những đứa trẻ sống trong môi trường
thiếu tình cảm yêu thương, bị tách rời khỏi mẹ sẽ sống trong cảm giác lo âu, dễ rơi
vào trầm cảm và dễ mắc một số chứng bệnh tâm lý.
Donald Winnicott (1969), nhà phân tâm học người Anh, một bác sĩ nhi khoa
kiêm chuyên gia tâm lý nổi tiếng đã nghiên cứu về tương tác sớm mẹ con và những
ảnh hưởng của mối quan hệ này đến đời sống tâm lý của đứa trẻ. Những xung đột
tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốc
của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giai
đoạn dậy thì của trẻ.
Trong công trình nghiên cứu về mối quan hệ mẹ con, Winnicott cho rằng đứa
trẻ từ lúc mới sinh ra đã cần đến sự chăm sóc nhẹ nhàng và tình cảm trìu mến của
người mẹ. Dù không hiểu được lời nói của mẹ nhưng trẻ vẫn cảm nhận được tình
yêu thương thông qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ quan tâm sâu sắc của người mẹ. Ông
đã có những nghiên cứu đối với những đứa con của các bà mẹ bận rộn. Khi người
mẹ bị áp lực bởi công việc quá nhiều, khi chăm sóc con với với thái độ vội vã, thiếu
ân cần để tranh thủ lo việc khác thì đứa trẻ sẽ phản ứng bằng cách từ chối ăn, nôn
ói, bứt rứt, khóc đêm … Có những trẻ không biểu hiện ngay tức thì thái độ này
nhưng cảm xúc khó chịu sẽ dồn nén và trẻ sẽ bộc lộ vào một thời điểm khác bằng
một số hành vi bướng bỉnh. Ông cho rằng người mẹ đóng vai trò gương soi đối với
trẻ, trẻ luôn tìm cách đáp trả lại những tín hiệu giao tiếp của mẹ. Trẻ nhìn vào ánh
mắt mẹ trìu mến dành cho mình và phản ứng lại bằng sự thoải mái, dễ chịu. Trẻ
cười khi nhìn thấy nét mặt tươi cười của mẹ, trẻ cũng cảm nhận nỗi buồn khi mẹ
buồn bã … Và trẻ có thể có những phản ứng đáp trả khác như ngọ nguậy tay chân,
vùng vẫy, khóc lóc… Ông kết luận rằng, người mẹ có thể truyền tải trạng thái tinh
thần, tình cảm đến với con không chỉ bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan
khác như thính giác, khứu giác… và bằng chính tâm lý, trạng thái tinh thần của
người mẹ.

13

×