Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nếp sống thanh lịch, văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.41 KB, 61 trang )

Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
GIÁO DỤC NẾP SỐNG
THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH HÀ NỘI
Lớp 3
Ban chỉ đạo Thành phố :
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Trưởng ban : NGÔ THỊ THANH HẰNG - Phó Chủ tịch UBND Thành phố
Hội đồng Tư vấn Khoa học :
Chủ tịch : NGUYỄN TIẾN ĐOÀN
Phó Chủ tịch : NGUYỄN VIẾT CHỨC
Ủy viện : ĐÀO THỊ DUNG, ĐÀO THỊ NGUYỆT THU, ĐỖ THỊ KIM NGÂN,
NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Hội đồng Biên soạn :
Chủ tịch : NGUYỄN HỮU ĐỘ
Phó Chủ tịch : NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH, NGUYỄN KHẮC OÁNH
Ủy viên : ĐOÀN HOÀI VĨNH, NGUYỄN HỮU HIẾU,
NGUYỄN HIỆP THỐNG, PHẠM XUÂN TIẾN, NGUYỄN THÀNH KỲ, TRẦN
MINH TRANG, NGUYỄN NGỌC DIỆP, MAI SĨ NHẬT
Tiểu ban Biên soạn Tiểu học :
Trưởng Tiểu ban : PHẠM XUÂN TIẾN
Ủy viên : MAI NHỊ HÀ, NGUYỄN THỊ THU HUYỀN,
PHẠM THỊ PHÚC, HOÀNG THU HẰNG, TÔ THỊ HẢI HÀ
Ban Thư kí :
Trưởng ban : HOÀNG HỮU TRUNG
Ủy viên : NGÔ HỒNG VÂN, NGUYỄN PHƯƠNG HÀ,
PHẠM THỊ THU TRANG, PHẠM THỊ KIM THOA, NGUYỄN TUẤN ĐẠT
LỜI NÓI ĐẦU
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Thanh lịch, văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân


Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống
người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của
người dân thủ đô, trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường.
Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố,
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn bộ tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp
sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bộ tài liệu được đưa vào giảng dạy
trong các trường phổ thông của thành phố Hà Nội bắt đầu từ năm học 2010-2011.
Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có biểu hiện vô cùng phong
phú và có giá trị văn hóa cao. Tuy nhiên, bộ tài liệu chủ yếu giới hạn trong các nội
dung cơ bản nhất liên quan đến môi trường hoạt động và điều kiện giao tiếp hàng
ngày của các em học sinh, từ đó định hướng và chỉ dẫn cho các em những thái độ và
hành vi cần có sinh hoạt, trong giao tiếp, ứng xử để trở thành người học sinh thanh
lịch, xứng đáng là công dân của thủ đô Hà Nội có ngàn năm văn hiến.
Quá trình biên soạn bộ tài liệu được chỉ đạo và triển khai hết sức công phu và
khẩn trương. Trong thời gian vừa qua, bộ tài liệu đã được đưa vào giảng dạy thí điểm
ở một số trường học trên địa bàn thành phố. Sau đó bộ tài liệu được tiếp tục chỉnh
sửa, đã được Hội đồng nghiệm thu Thành phố đánh giá cao và được Ủy ban nhân dân
Thành phố cho phép đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông trên toàn thành phố.
Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực hết mình của Hội đồng biên soạn, sự làm việc
tận tâm và đầy trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, còn có sự đóng góp rất đáng quý của
nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các vị
cha mẹ học sinh. Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xin trân trọng cảm ơn
lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Thành phố, các cơ quan, đơn vị và cá
nhân đã quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, tham gia thí điểm, thẩm định và nghiệm thu, góp
phần tạo nên bộ tài liệu này.
Đây là sản phẩm do các thày cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường
phổ thông của thành phố Hà Nội biên soạn với tất cả tâm huyết và khát vọng được góp
phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô; song do sự hiểu
biết, kinh nghiệm và điều kiện còn hạn chế nên chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất
mong được các nhà trường, các đồng nghiệp, các vị cha mẹ học sinh và đông đảo bạn

đọc đóng góp ý kiến để bộ tài liệu ngày càng hoàn thiện.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Trong quá trình triển khai giảng dạy, các nhà trường, các thày cô giáo cần
quan tâm nghiên cứu, khai thác hợp lý nội dung tài liệu, chú trọng hướng dẫn hành vi,
đặc biệt cần vận dụng tốt việc đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh,
hướng tới thực hành - vận dụng để các em có cơ hội tự nhận thức, tự rèn luyện, điều
chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử trong các môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, phù
hợp với yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Trân trọng cảm ơn !
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Phần thứ nhất :
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
A. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
DÙNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Lớp Bài Chủ đề Tên bài
1
1
Nói, nghe
Em hỏi và trả lời
2
Lêi chµo
3
Ăn
Bữa ăn trong gia đình
4
Bữa ăn bán trú
5

Mặc
Trang phục tới trường
6
Trang phục ở nhà
7
Cử chỉ Cách đi, đứng của em
8
Vui chơi Vui chơi ở trường
2
1
Nói, nghe
ý kiÕn cña em
2
Tôn trọng người nghe
3
Ăn
Bữa ăn cùng khách
4
Sinh nhật bạn
5
Bữa ăn trên đường du lịch
6
Mặc
Trang phục khi ra đường
7
Trang phục thể thao
8
Cử chỉ Cách nằm, ngồi của em
3
1

Nói, nghe
Em biết lắng nghe
2
Nói lời hay
3

Cử chỉ
Em lu«n s¹ch sÏ
4
Ngôi nhà thân yêu
5
Góc học tập của em
6
Ngôi trường của em
7
Cử chỉ đẹp
8
Vui chơi Vui chơi lành mạnh
4
1
Giao tiếp
Chia sẻ với ông bà, cha mẹ
2
Trò chuyện với anh chị em
3
Đến nhà người quen
4
Thân thiện vớihàng xóm
5
Nói chuyện với thầy cô giáo

6
Trò chuyện với bạn bè
7
Giao tiếp với người lạ
8
Gặp người nước ngoài
5
1
Ứng xử
Kính trọng người lớn tuổi
2
Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ
3
Thương người như thể thương thân
4
Tôn trọng người lao động
5
Thăm khu di tích
6
Em yêu thiên nhiên
7
Tham gia giao thông
8
Đi mua đồ dùng
B. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bài Tên bài Số tiết
LỚP 6
Bài 1 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội 1
Bài 2 Cách ăn uống của người Hà Nội 2

Bài 3 Trang phục của người Hà Nội 2
Bài 4 Nơi ở của người Hà Nội 1
LỚP 7
Bài 1 Tiếng nói của người Hà Nội 2
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong gia đình 2
Bài 3 Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường 2
LỚP 8
Bài 1 Tác phong của người Hà Nội 1
Bµi 2
Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội 2
Bµi 3
Ứng xử với môi trường tự nhiên 1
Bµi 4
Ứng xử khi tham gia giao thông 1
Bµi 5
Ứng xử với các di tích, danh thắng 1
LỚP 9
Hướng dẫn chung
6
C. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỒ THÔNG
Bài Tên bài Số tiết
LỚP 10
Bài 1 Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh 2
Bài 2 Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội 2
Bài 3 Người Hà Nội giao tiếp thanh lịch, văn minh 2
LỚP 11
Bài 1 Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng 2
Bài 2 Người Hà Nội thân thiện với thiên nhiên môi trường 2

Bài 3
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giao lưu và hội nhập quốc
tế
2
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Phần thứ hai :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY
TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Học sinh (HS) nhận biết, phân biệt được:
- Những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh
hoạt và giao tiếp ứng xử.
- Sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (ý nghĩa,
tác dụng của việc làm đúng; tác hại của việc làm trái).
- Cách thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (những việc
cần làm, những việc cần tránh).
2. Kĩ năng :
- HS biết tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi người khác.
- HS biết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản được học.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
3. Thái độ :
Học sinh thể hiện được những thái độ, tình cảm :
- Trân trọng, kế thừa, phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh.
- Mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh.
- Đồng tình với những hành vi thanh lịch, văn minh, không đồng tình với những
hành vi chưa thanh lịch, văn minh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp truyền

thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan và các phương
pháp dạy học hiện đại như đóng vai, xử lí tình huống,… sao cho HS tích cực, chủ động
tham gia các hoạt động học tập và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nếp sống
thanh lịch, văn minh.
Từ nội dung dạy học được gợi ý trong sách học sinh (SHS), sách giáo viên
(SGV) > giáo viên (GV) gợi ý cho HS nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực
hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử,
sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi, cách thực hiện để dẫn dắt HS đến nội
dung lời khuyên, giúp HS hiểu và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện.
- Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học chỉ đạt hiệu
quả khi HS hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy-học. Do đó, GV
cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp,
từng trường, từng địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp; tổ
chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen trong nếp
sống thanh lịch, văn minh đã có để tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới.
- Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học phải gắn bó
chặt chẽ với cuộc sống thực của HS. Sau truyện kể, tấm gương mà GV sử dụng để
minh họa các chuân mực hành vi cơ bản, cần khéo léo liên hệ ý nghĩa của bài với thực
tế cuộc sống của HS.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY :
1. Tài liệu :
- Sách, ấn phẩm viết về Hà Nội, người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Tiểu học, THCS, THPT
(giúp cho GV hiểu được nội dung giảng dạy được biên soạn theo hướng đồng tâm tiệm
tiến trong ba cấp học).
2. Phương tiện :
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
- Tài liệu dành cho học sinh, phiếu bài tập (nếu có).
- Các tranh ảnh, phim đèn chiếu, video clip,
- Các loại dụng cụ, đồ vật, sản phẩm tự nhiên phục vụ cho việc bày tỏ ý kiến,

sắm vai hay tổ chức trò chơi,
* Phương tiện dạy học cần phù hợp mục tiêu tiết dạy, phù hợp với hoàn cảnh
thực tế của trường, phát triển tư duy, gây hứng thú cho HS, dễ sử dụng.
IV. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT DẠY :
1. XÁC ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU :
2. XÁC ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT DẠY :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- GV gợi mở để HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ
học (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp).
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi
- GV tổ chức cho HS nhận xét các hành vi thông qua việc tìm hiểu nội dung được
gợi ý trong SHS như Xem tranh, Xem truyện tranh, Quan sát tranh, Đọc truyện, … từ
đó dẫn dắt HS nhận thấy sự cần thiết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp
sống thanh lịch, văn minh.
- GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS.
Hoạt động 3,4, : Nhận xét hành vi; Bày tỏ ý kiến ; Trao đổi, thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập trong phần Trao đổi, thực hành. Thông
qua các bài tập, HS tiếp tục nhận biết các chuẩn mực hành vi nên thực hiện; HS được
bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai; HS được trao đổi và thực hiện
những kĩ năng phù hợp với chuẩn mực hành vi vừa học.
- GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS.
Hoạt động (5), (6),…: Tổng kết
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc
đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
khuyên.
Lưu ý: Giáo án có thể được trình bày theo hàng ngang hoặc cột dọc (cần phân
phối thời gian cho từng hoạt động).

V. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG) :
* Lớp 1
Bài Mức độ cần đạt
1.
Em hỏi và
trả lời
1. Học sinh nhận thấy khi hỏi và trả lời, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với
bạn bè, em nhỏ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Hỏi và trả lời đủ cả câu, không hỏi và trả lời trống không.
- Lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ.
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị với mọi người.
3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi hỏi và trả lời.
2.
Lời chào
1. Học sinh nhận thấy khi chào, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè,
em nhỏ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Lễ phép khi chào người lớn tuổi, thân thiện khi chào bạn bè, em nhỏ.
- Biết chào cách, đúng lúc.
- Chào hỏi mọi người theo thứ tự.
3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi chào người lớn, bạn
bè, em nhỏ.
3.
Bữa ăn
trong gia
đình
1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.

- Nói lời mời mọi người trước khi ăn và nói lời xin phép khi rời khỏi bàn ăn.
- Đưa và nhận bát, đũa thìa bằng hai tay.
- Ăn uống từ tốn. Không nên vừa ăn vừa làm việc khác.
3. Học sinh có thái độ:
- Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình.
- Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn gia đình.
4.
Bữa ăn
bán trú
1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Đến giờ ăn cơm trưa ở trường, ngồi ngay ngắn vào chỗ quy định.
- Biết cách ăn uống gọn gàng, không để rơi vãi.
- Biết động viên khi thấy bạn ăn không ngon miệng.
- Biết nói lời yêu cầu khi muốn ăn thêm.
- Khi ăn xong, biết thu gọn bát, thìa để vào nơi quy định; uống nước, lau miệng và nghỉ
ngơi hợp lí.
3. Học sinh có thái độ:
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
- Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường.
- Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn trưa ở trường.
5.
Trang
phục tới
trường
1. Học sinh nhận thấy khi tới trường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với quy định và
phù hợp với thời tiết.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết lựa chọn trang phục đúng quy định, phù hợp với thời tiết.
- Biết giữ gìn trang phục luôn gọn gàng, sạch sẽ.

- Không mặc quần áo bẩn, quần áo nhàu nát hay tuột chỉ, đứt cúc.
3. Học sinh có thái độ:
- Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục tới trường theo quy định, phù hợp thời tiết.
- Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục tới trường quy định,
6.
Trang
phục
ở nhà
1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện
cho sinh hoạt.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện cho sinh hoạt.
- Không mặc quần áo lôi thôi, tùy tiện.
3. Học sinh có thái độ:
- Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp thời tiết, thuận tiện cho sinh hoạt.
- Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục ở nhà hợp lý.
7.
Cách đi,
đứng của
em
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc đi và đứng đúng cách thể hiện sự TL, VM.
2. Học sinh có kĩ năng :
a) Khi đi :
- Đi thong thả, nhẹ nhàng và tránh gây tiếng động mạnh. Quan sát phía trước để tránh bị
va chạm.
- Nhường đường cho người ra khi vào cửa hàng, cầu thang máy, lên xe buýt hay tàu
điện,…
- Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện. Nếu cần phải đi qua thì
phải xin phép và hơi cúi người xuống.
b) Khi đứng nói chuyện với người khác :

- Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện với mình.
- Biết chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
3. Học sinh có thái đô :
- Tự giác thực hiện việc đi, đứng đúng cách thể hiện sự thanh lịch, văn minh.
- Đồng tình, ủng hộ với cách đi, đứng thanh lịch, văn minh.
8.
Vui chơi ở
trường
1. Học sinh nhận thấy khi vui chơi ở trường cần lựa chọn những trò chơi bổ ích, có lợi
cho sức khỏe, tránh những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh,
chơi đúng lúc, đúng chỗ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chọn trò chơi, chỗ chơi và thời gian chơi thích hợp.
- Chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ bạn khi cùng chơi.
- Biết cách giữ gìn và bảo vệ đồ chơi.
- Không chơi những trò chơi nguy hiểm cho bản thân, cho mọi người xung quanh và có
hại cho môi trường thiên nhiên.
3. Học sinh có thái độ :
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
- Nhiệt tình, tự giác tham gia vào các hoạt động vui chơi hợp lí ở trường.
- Đồng tình, ủng hộ các bạn tham gia vui chơi hợp lí ở trường.
* Lớp 2:
Bài Mức độ cần đạt
1.
Ý kiến
của em
1. Học sinh nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học, giờ chơi hay trong sinh
hoạt hàng ngày.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết cách xin phép người nghe để nêu ý kiến.

- Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn.
3. Học sinh có thái độ tự tin khi nêu ý kiến.
2.
Tôn trọng
người
nghe
1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe.
2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như :
- Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải.
- Không nói quá to hay quá nhỏ.
- Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe.
3.
Bữa ăn
cùng
khách.
1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ và việc làm phù hợp khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình
mời cơm khách.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết giúp đỡ người lớn việc vừa sức.
- Biết nói lời cảm ơn khi nhận thức ăn được mời.
- Ăn uống ý tứ, giữ vệ sinh.
- Biết bày tỏ thái độ hiếu khách (nói lời mời, gắp thức ăn mời, trò chuyện thân thiện, cởi
mở).
- Ăn xong, biết lấy tăm, nước, hoa quả mời mọi người.
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đi ăn cỗ hoặc khi
gia đình mời cơm khách.
4.
Sinh nhật

bạn
1. Học sinh nhận thấy cần chuẩn bị quà tặng sinh nhật bạn phù hợp, dự sinh nhật bạn
với thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chuẩn bị quà tặng sinh nhật phù hợp.
- Biết chúc mừng sinh nhật lịch sự và có ý nghĩa.
- Khi dự sinh nhật, ăn uống từ tốn, lịch sự, thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi dự sinh nhật.
5.
Bữa ăn
trên
đường du
lịch
1. Học sinh nhận thấy khi ăn ở khu du lịch hay ăn ở nhà hàng cần có những hành vi
thanh lịch, văn minh.
2. Học sinh có kĩ năng :
a) Khi đi du lịch:
- Biết cách chuẩn bị đồ ăn phù hợp.
- Biết chọn vị trí ngồi ăn thích hợp, sử dụng đồ ăn hợp vệ sinh, biết chia sẻ với bạn bè.
- Sau khi ăn, biết thu dọn chỗ ngồi sạch sẽ.
b) Khi vào nhà hàng :
- Ngồi ăn ngay ngắn, không đùa nghịch.
- Không để lãng phí đồ ăn.
- Có thái độ lịch sự và không làm phiền mọi người xung quanh.
3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi ăn ở khu du lịch
hoặc ăn ở nhà hàng.
6.
Trang
phục khi

ra đường
1. Học sinh nhận thấy khi ra đường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều
kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình
đến (trang phục không quá rộng hay quá chật).
- Luôn giữ gìn trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
3. Học sinh luôn có ý thức lựa chọn và giữ gìn trang phục khi ra đường.
7.
Trang
phục thể
thao
1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.
- Biết cách thắt dây giày, buộc tóc gọn gàng.
3. Học sinh tự giác lựa chọn và giữ gìn trang phục khi tham gia chơi thể thao.
8.
Cách
nằm, ngồi
của em
1. Học sinh nhận thấy khi nằm hoặc ngồi, cần lựa chọn chỗ và hướng nằm, ngồi thích
hợp.
2. Học sinh có kĩ năng :
a) Khi ngồi :
- Biết chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế.
- HS nữ biết thu váy và khép chân.
b) Khi nằm :
- Biết chọn chỗ và hướng nằm thích hợp.
- Nằm đúng tư thế.

- HS nữ biết thu váy và khép chân.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
3. Học sinh tự giác thực hiện cách nằm, ngồi lịch sự.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG) :
* Lớp 3:
Bài Mức độ cần đạt
1.
Em biết
lắng nghe
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chăm chú lắng nghe.
- Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ.
- Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười
- Biết nghe và làm theo ý kiến đúng.
- Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai.
- Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói.
2.
Nói lời
hay
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng
giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống
giao tiếp.
- Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện.
- Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,…
- Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn

thương người khác.
3. Học sinh tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời
nói.
3.
Em luôn
sạch sẽ
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Học sinh có kĩ năng thực hiện vệ sinh cá nhân :
- Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay.
- Sử dụng quần áo, tất, khăn,… sạch, phù hợp với công việc và thời tiết.
- Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì).
- Không cắn móng tay, sơn móng tay, ngậm bút, đồ chơi
3. Học sinh tự giác giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
4.
Ngôi nhà
thân yêu
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không
gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng.
- Biết cách làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp,
phòng vệ sinh).
- Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ
cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị ; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người
khác).
3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong
gia đình.
5. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Góc học

tập của
em
nắp, khoa học.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.
- Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình.
3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình.
6.
Ngôi
trường
của em
1. Học sinh nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học,
bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp.
- Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi.
- Giữ gìn khung cảnh trường, lớp xanh - sạch - đẹp.
3. Học sinh tự giác sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ
gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp.
7.
Cử chỉ
đẹp
1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như:
- Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện.
- Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi.
- Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè.
- Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng.

8.

Vui chơi
lành
mạnh
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy
hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi.
- Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè.
3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
*Lớp 4 :
Bài Mức độ cần đạt
1.
Chia sẻ
với ông
bà, cha
mẹ
1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà,
cha mẹ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ.
- Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện.
3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông
bà, cha mẹ.
2.
Trò
chuyện
với anh

chị em
1. Học sinh nhận thấy nên dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong
gia đình.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chủ động dành thời gian trò chuyện, tâm sự với anh chị em trong gia đình với thái độ
hoà nhã, thân mật, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền khi mọi người có việc bận.
3. Học sinh mong muốn và chủ động dành thời gian trò chuyện với anh chị em trong gia
đình.
3.
Đến nhà
người
quen
1. Học sinh nhận thấy cần có những hành vi thể hiện sự tôn trọng các thành viên cũng
như nếp sống riếng khi đến thăm người quen.
2. Học sinh có kĩ năng khi đến nhà người quen :
- Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà.
- Có ý thức thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà.
- Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh.
- Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đến nhà người
quen.
4.
Thân
thiện với
hàng xóm
1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không
làm phiền với hàng xóm láng giềng.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức.

- Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui.
- Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách.
- Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả
đúng hẹn.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
5.
Nói
chuyện
với thầy
cô giáo
1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý,
kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến
bộ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền
khi thầy, cô đang bận việc.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
- Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may.
- Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô
đạt thành tích cao trong công việc.
3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo.
6.
Trò
chuyện
với bạn

1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm,
yêu quý và tin tưởng bạn.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn.

- Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc.
3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè.
7.
Giao tiếp
với người
lạ
1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người
lạ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết.
- Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị.
- Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo.
3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ.
8.
Gặp
người
nước
ngoài
1. Học sinh nhận thấy cần lịch sự khi giao tiếp với người nước ngoài.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Có thái độ tự tin, thân thiện, chủ động khi gặp người nước ngoài.
- Tận tình giúp đỡ khi khách yêu cầu.
- Tự hào giới thiệu những điều em biết về đất nước và con người VN.
3. Học sinh có thái độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
* Lớp 5 :
Bài Mức độ cần đạt
1.
Kính
trọng
người lớn

tuổi
1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp
với người lớn tuổi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành.
- Đưa và nhận bằng hai tay.
- Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường,
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn
tuổi.
2.
Thân
thiện với
bạn bè,
1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người
khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Bài Mức độ cần đạt
nhường
nhịn em
nhỏ
khó khăn.
- Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình.
- Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương.
3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người
khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc.
3.
Thương

người
như thể
thương
thân
1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người
khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh
khó khăn.
- Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình.
- Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương.
3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người
khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc.
4.
Tôn trọng
người lao
động
1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động trong xã hội như bác
lao công, bảo vệ, người giúp việc, …
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người lao động.
- Biết tôn trọng thành quả của người lao động qua các hành động cụ thể.
3. Học sinh tự giác ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động xung quanh mình.
5.
Thăm
khu di
tích
1. Học sinh nhận thấy cần thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp trong các khu di
tích lịch sử.
2. Học sinh có kĩ năng :

- Tìm hiểu và thực hiện theo quy định khi thăm khu di tích.
- Biết cách gìn giữ, tự hào và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích.
3. Học sinh chủ động thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp khi tới các khu di
tích lịch sử.
6.
Em yêu
thiên
nhiên
1. Học sinh nhận thấy cần có ý thức và thái độ tích cực để bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc
môi trường thiên nhiên.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Hiểu giá trị của môi trường thiên nhiên.
- Thực hiện những việc làm góp phần bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên
nhiên.
3. Học sinh tích cực thực hiện những việc làm bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường
thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc.
7.
Tham gia
giao
thông
1. Học sinh nhận thấy cần tham gia giao thông với thái độ thân thiện, tích cực.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Đi bộ đúng luật giao thông (đi trên hè phố hoặc đi gọn vào lề đường bên phải).
- Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và không chen lấn xô đẩy trên các
phương tiện công cộng.
- Biết xin lỗi khi va chạm vào người khác và biết cảm ơn khi nhận được sự nhường nhịn,
giúp đỡ của mọi người.
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
Bài Mức độ cần đạt
- Có ý thức giúp đỡ những người tham gia giao thông gặp sự cố trong điều kiện có thể.

3. Học sinh tự giác thực hiện luật giao thông với thái độ thân thiện, tích cực.
8.
Đi mua
đồ dùng
1. Học sinh nhận thấy khi đi mua đồ dùng, cần thực hiện đúng quy định của cửa hàng
với thái độ lễ phép, thân thiện.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Tìm hiểu và thực hiện đúng quy định của các cửa hàng (vào siêu thị, cần gửi đồ
vào tủ, xếp hàng lần lượt, không chen lấn, ).
- Khi lựa chọn đồ dùng, không làm hỏng, làm bẩn hoặc thay đổi vị trí.
- Biết tôn trọng người bán hàng và những người xung quanh.
3. Học sinh chủ động ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua đồ dùng.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN
MINH :
- Đánh giá kết quả việc thực hiện nếp sống thanh lịch,văn minh của học sinh
phải toàn diện về tất cả các mặt : kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử của các
em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Hình thức đánh giá là nhận xét.
- Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với
đánh giá của tập thể HS, của GV, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở.
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH,
Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Giúp học sinh nhận biết được:
- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Chương trình học của học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.
- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3.

- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện
tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3
(đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).
3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống
thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp (dùng cho GV).
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2’
5’
5’
A. Bài cũ:
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.
2 : Giới thiệu về tài liệu
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết
của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn
minh.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi
chưa đẹp của học sinh lớp 3, dẫn dắt đến ý
nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS
hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh
lịch, văn minh.
Bước 2 : GV tóm tắt nội dung lời giới thiệu,
SHS trang 3.

- HS lắng nghe
- Hs ghi đầu bài
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
10’
3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp
* Mục tiêu : Giúp HS biết chương trình học
của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, học sinh THCS,
THPT.
Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc nội dung
chương trình cấp tiểu học, SHS trang 4.
Bước 2 : GV giới thiệu với HS chương trình
của tài liệu dùng cho THCS, THPT (giới thiệu
tên các chương).
4 : Tìm hiểu sách HS lớp 3
* Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược NS thanh
lịch, văn minh đối với HS lớp 3 Cấu trúc của
từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem
tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành
- Lời khuyên).
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS
theo gợi ý sau:
- SHS gồm có mấy bài ?

- Tên từng bài là gì ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?

GV kết luận
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe

Bước 2 : HS trình bày kết
quả.
- SHS lớp 3 gồm có 8
bài, nội dung xoay quanh chủ
đề nói, nghe, ở, cử chỉ, vui
chơi.
Bài 1 - Em biết lắng nghe
Bài 2 - Nói lời hay
Bài 3 - Em luôn sạch sẽ
Bài 4 - Ngôi nhà thân yêu
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
15’
2’
5 : Tìm hiểu các bài học liên quan ở lớp 1, 2
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các bài học có
nội dung liên quan tới các chủ đề sẽ học ở lớp
3 (các bài học ở chủ đề nói, nghe, cử chỉ , vui
chơi ở lớp 1, 2)
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS
theo gợi ý sau :
- Nêu tên các bài học trong chủ đề nói,
nghe, cử chỉ, vui chơi ở lớp 1,2 ?
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
GV kết luận tên bài theo yêu cầu.
GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu lời khuyên
của các bài trên
Bước 3 : GV có thể nêu một vài ví dụ minh
hoạ về lời khuyên.
6. Củng cố - Tổng kết bài

- SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn
minh gồm có mấy bài ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Em biết
lắng nghe”.
Bài 5 - Góc học tập của em
Bài 6 - Ngôi trường của em
Bài 7 - Cử chỉ đẹp
Bài 8 - Vui chơi lành mạnh
- Mỗi bài gồm 3 phần : Đọc
truyện, Xem tranh, Xem
truyện tranh - Trao đổi, thực
hành - Lời khuyên.
- HS trình bày
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 2 :
Bài 1 : EM BIẾT LẮNG NGHE
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chăm chú lắng nghe.
- Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ.
- Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười
- Biết nghe và làm theo ý kiến đúng.
- Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai.
- Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS.

- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
5’
1’
8’
A. Bài cũ:
- SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
gồm có mấy bài ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
- Gv nhận xét đánh giá
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em biết lắng
nghe”.
2 : Nhận xét hành vi
* Mục tiêu : Giúp HS thấy được sự cần thiết của
việc chăm chú lắng nghe người khác nói.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
-Hs ghi đầu bài
Trường Tiểu học Việt Hùng Trần Thị Yến
8’
truyện “Giờ Tự nhiên và Xã hội”, SHS trang 5,
6.
GV trao đổi với HS theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận

nhóm như thế nào ? (SHS tr.6)
- Vì sao Vy trả lời không đúng câu hỏi của
cô giáo ? (SHS tr.6)
GV nói thêm: Bạn Lân, lúc đầu chưa biết
câu trả lời nhưng nhờ nghe ý kiến của các bạn
Mai và Hùng nên bạn vẫn trả lời đúng câu hỏi
của cô giáo.
- Khi người khác nói các em nên có thái độ
như thế nào ?
GV mở rộng: Khi nghe người khác nói,
chúng ta cần nhìn về phía người nói, không làm
việc riêng, không quay đi chỗ khác, không nghĩ
đến việc khác…
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời
khuyên, SHS trang 7.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với
thực tế của HS.
3 : Trao đổi, thực hành
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành
các kĩ năng như không nên nói chen ngang hay
có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai khi nghe người
khác nói; nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói thì
nên nói lời xin lỗi.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập
1, SHS trang 6, 7.
Bước 2 : GV và HS trao đổi theo các câu hỏi gợi
ý sau:
- Vì sao Long phải cắt ngang lời Minh ?
- Long đã cắt ngang lời Minh như thế nào?

- HS đọc
HS trình bày kết quả.
Các bạn trong nhóm của
Mai đã thảo luận rất sôi nổi.
-Vy không biết câu trả
lời / Trong khi các bạn thảo
luận nhóm, Vy giở bộ tú
lơ khơ ra đếm / Vy không
nghe ý kiến của các bạn
trong khi thảo luận nhóm.
Khi người khác nói, chúng
ta nên chăm chú lắng nghe.
- Hs đọc lời khuyên
(Long muốn biết về số dân
của Va-ti-căng / Long
không biết khi nào Minh sẽ

×